Tin tức
18/08 2023

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 14.8 đến 19.8.2023

  • 129
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 14.8 đến 19.8.2023 gồm các tin chính sau:

  1. Giảm lãi suất vay với nhà ở xã hội
  2. Thị trường bất động sản đi xuống, nợ xấu ngân hàng tăng cao
  3. Sàn giao dịch quyền sử dụng đất được kỳ vọng hạn chế tình trạng mua bán nhà 'trên giấy'
  4. Savills: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM cao thứ 2 trong khu vực
  5. HoREA đề nghị bỏ một số quy định cấm cho vay đối với bất động sản
  6. TP.HCM tăng cường kiểm tra giám sát, ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai, xây dựng
  7. Tránh việc tùy tiện trong lựa chọn phương pháp định giá đất
  8. Chủ tịch TPHCM uỷ quyền các địa phương quyết định giá đất
  9. Tránh nảy sinh các khu nhà ở "ổ chuột"
  10. Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu điều chỉnh Thông tư 06 và Thông tư 03
  11. Dự án Luật Thuế bất động sản: Đánh thuế nhà ở thứ hai, nhà đất bỏ trống
  12. Tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa mới quy định các phương pháp định giá đất
  13. TP.HCM sẽ xây dựng loạt đô thị nén TOD quanh metro và đường vành đai

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tuan-03-thang-08.2023

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

1. Giảm lãi suất vay với nhà ở xã hội

Tới đầu tháng 8/2023, có khoảng 108 dự án nhà ở xã hội (NOXH) đã được cấp phép, đang triển khai đầu tư xây dựng. Tổng hợp của các địa phương gửi về Bộ Xây dựng đã có 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố danh mục 24 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, với tổng vốn đầu tư là 31.673 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 12.442 tỷ đồng.

Riêng trong 7 tháng đầu năm 2023, số lượng NOXH, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã được khởi công là 10 dự án với tổng số căn hộ vào khoảng 19.853 căn; trong đó, NOXH có 7 dự án, quy mô 8.815 căn; nhà ở cho công nhân 3 dự án, quy mô 11.038 căn.

Tới nay, Bộ Xây dựng đã 3 lần công bố danh mục các dự án đủ điều kiện được vay trên cổng thông tin điện tử của bộ và gửi Ngân hàng Nhà nước với số lượng 24 dự án NOXH, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ đủ điều kiện, với quy mô 20.188 căn hộ. Tổng mức đầu tư đối với 24 dự án trên vào khoảng 19.014 tỷ đồng và nhu cầu vay vốn theo đề xuất của các địa phương khoảng 7.516 tỷ đồng.

Khảo sát của Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA)cho thấy, chủ đầu tư và người có nhu cầu mua NOXH phải vay với lãi suất cao: với chủ đầu tư là 8,7%/năm và người mua là 8,2%/năm. Điều đó khiến chủ đầu tư và người mua gặp khó khăn trong việc chuẩn bị nguồn tiền. Vì vậy, VNREA kiến nghị chủ đầu tư NOXH được vay với lãi suất mức dưới mức 6%/năm và người mua nhà dưới 4,5%/năm.

Bên cạnh đó, VNREA đề xuất cần có cơ chế ưu đãi mạnh, hấp dẫn chủ đầu tư, như các chính sách về quỹ đất, lựa chọn nhà đầu tư, giao đất… Về quy trình đầu tư phải có tính đặc thù, rút ngắn thời gian giải quyết từ 24 - 36 tháng xuống 12 tháng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Thị trường bất động sản đi xuống, nợ xấu ngân hàng tăng cao

 

Thị trường bất động sản “tắc” thanh khoản, việc thanh lý, phát mãi tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu của các ngân hàng dự báo sẽ áp lực hơn.

Lĩnh vực bất động sản chiếm đến 21% tín dụng hệ thống ngân hàng vào cuối 2022. Do đó, khó khăn của thị trường bất động sản được cho là một thách thức không nhỏ cho triển vọng của ngành ngân hàng trong năm 2023.

Theo quan sát, thời gian gần đây nhiều ngân hàng lớn đang tăng tốc rao bán các tài sản thế chấp, trong đó có bất động sản để thu hồi nợ.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Agribank) vừa thông báo rao bán các khoản nợ của 7 doanh nghiệp với tổng dư nợ gần 500 tỷ đồng, được thế chấp bằng các lô đất thuộc dự án Khu du lịch Thiên Bảo Phú Quốc và Khu du lịch phức hợp Hoàng Hải (Phú Quốc).

Siêu dự án này được Tập đoàn Tân Hoàng Minh chính thức khởi công hồi cuối năm 2021 với quy mô 34 ha, bao gồm hệ thống khách sạn 5 sao, 129 shophouse, 76 biệt thự và 15 tòa căn hộ khách sạn condotel (7.000 - 8.000 căn),... Tổng vốn đầu tư dự án hơn 24.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD).

Agribank cũng vừa rao bán khoản nợ có giá khởi điểm hơn 1.100 tỷ đồng của CTCP Khách sạn Bến Du Thuyền (Marina Hotel).

Tài sản đảm bảo của khoản nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có diện tích 3.860 m2 thuộc Khu B của Dự án Trung tâm Bến Du Thuyền Hoàng Gia (Swisstouches La Luna Resort) tại Khu đô thị Vĩnh Hòa, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Ngân hàng VietinBank mới đây cũng thông báo rao bán Khu A của Dự án Trung tâm Bến Du Thuyền Hoàng Gia diện tích gần 6.000 m2 để thu hồi khoản nợ 540 tỷ đồng của Marina Hotel.

Cách đây không lâu, nhà băng này đã thông báo rao bán 396 quyền sử dụng đất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, TP Hội An (Quảng Nam), Khánh Hòa, Bình Thuận, TP Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu,… Trong đó gồm nhiều bất động sản là biệt thự, khách sạn 3-5 sao, nhà hàng và khu du lịch sinh thái.

Chỉ tính riêng địa bàn tỉnh Quảng Nam, ngân hàng này rao bán hơn 30 tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và biệt thự, nhà hàng, homestay, khách sạn 3-4 sao trị giá từ vài chục tỷ đến vài trăm tỷ đồng.

Ngân hàng Vietcombank cũng vừa rao bán 30 quyền sử dụng đất liền kề với nhau với tổng diện tích là 2,14 ha (trong đó có 300 m2 đất ở; 21.105 m2 đất trồng cây lâu năm) tại Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Giá khởi điểm cho các bất động sản này là 30 tỷ đồng.

Trước đó, ngân hàng này thông báo tiếp tục phát mại một bất động sản là Khu resort Mỹ Khê có tổng diện tích rộng gần 3.700 m2 tại xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi với giá khởi điểm gần 40 tỷ đồng,…

Trao đổi với người viết, Chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển nhận định, khi thị trường bất động sản đi xuống, nợ xấu ngân hàng có tăng là điều hiển nhiên và thực tế đã xảy ra. Quan sát “cục máu đông” nợ xấu năm 2011 – 2012 khiến nhiều ngân hàng lao đao cũng bắt nguồn từ việc thị trường bất động sản đổ vỡ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc cho phép các doanh nghiệp gia hạn trả nợ trá phiếu và giãn, hoãn nợ cũng là một chính sách nhằm hạn chế nợ xấu tăng cao.

“Nợ xấu ngân hàng tăng so với thời điểm cuối năm 2022 là điều dễ hiểu. Khi đến hạn trả nợ mà các chủ đầu tư bất động sản và người vay mua bất động sản không trả được nợ do bán không được dẫn đến quá kỳ hạn, nợ xấu mới từ từ tăng”, chuyên gia nói.

Vị này nói thêm, vào giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008, tại Mỹ, có những bất động sản ở bang California giảm từ 1 triệu USD xuống còn vài trăm nghìn USD là bình thường. Việc xử lý nợ ở Mỹ rất nhanh, đến hạn không trở được nợ họ sẽ phát mãi tài sản. Họ sẽ đấu giá công khai, nếu người mua không mua thì họ sẽ giảm tiếp đến khi nào có người mua thì thôi. Kéo theo đó giá bất động sản giảm.

Còn tại Việt Nam, theo chuyên gia, thủ tục phát mãi dài hơn, phải mất đâu đó khoảng gần 1 năm. Trong khi phát mãi lần một không được thì phải có lần 2, 3, 4,… Điều này khiến cho các ngân hàng xử lý nợ khó hơn ở Mỹ và do đó, giá bất động sản sẽ khó bị “down” mạnh như nước họ. Nhưng dù là như vậy thì ngân hàng cũng phải giảm giá bất động sản để xử lý nợ, nếu không nợ xấu sẽ tăng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Sàn giao dịch quyền sử dụng đất được kỳ vọng hạn chế tình trạng mua bán nhà 'trên giấy'

 

Các sản phẩm muốn được giao dịch qua sàn giao dịch quyền sử dụng đất phải có thông tin được niêm yết cụ thể, rõ ràng, với sự kiểm chứng chặt chẽ, đặc biệt là tính pháp lý và công khai giá.

Về việc nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất (QSDĐ), Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam (VARS) cho biết, các BĐS được giao dịch qua sàn giao dịch BĐS chủ yếu là các sản phẩm hình thành trong tương lai, chưa có quyền sử dụng đất.

Còn QSDĐ hầu hết vẫn được giao dịch một cách tự do, không kiểm soát trong dân. Trong khi, chính loại sản phẩm này mới chiếm số lượng lớn và giá trị giao dịch cao trên thị trường BĐS. Điều này vô hình chung trở thành nguồn cơn của rất nhiều hệ lụy, gây nhiễu loạn thị trường, khiến Nhà nước thất thoát thuế.

Việc mua bán QSDĐ qua sàn giao dịch sẽ hạn chế được tình trạng đẩy giá đối với các cá nhân nhờ tính minh bạch và đồng thời tác động tích cực đến thị trường. Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch QSDĐ là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, có tác động tích cực tới thị trường.

Theo VARS, sàn giao dịch QSDĐ sẽ góp phần quản lý, giám sát một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn thị trường BĐS thay vì chỉ dừng lại ở sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai và đất nền dự án như hiện tại. Về bản chất sàn giao dịch QSDĐ không phải hoàn toàn mới. Nhưng đây là sự bổ sung nhằm quy định và kiểm soát một phần lớn sản phẩm BĐS bao gồm toàn bộ các phân khúc BĐS, không chỉ riêng nhà ở đang bị bỏ ngỏ trên thị trường.

Việc thành lập sàn giao dịch chắc chắn sẽ phát sinh các chi phí liên quan, bao gồm bộ máy hoạt động, chi phí cho quá trình thẩm tra, thẩm định các QSDĐ đưa vào giao dịch và rất nhiều chi phí phát sinh khác nữa. Các chi phí này liệu có khiến giá BĐS tăng lên do việc kết chuyển chi phí vào giá bán không? Quy định thu phí với người tham gia giao dịch (bên bán và bên mua) sẽ như thế nào để đảm bảo hài hòa giữa các bên?

Vì vậy, VARS nhận định, quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế vận hành sàn giao dịch này cần phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tính khả thi, đem lại lợi ích tối đa cho các bên liên quan.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Savills: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM cao thứ 2 trong khu vực

 

Việc sở hữu một ngôi nhà là mong muốn chính đáng của người dân ở mỗi quốc gia và được các Chính phủ chú trọng đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết bài toán nhà ở. Ở các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM, khả năng chi trả cho nhà ở, dù là thuê hay mua, là một thách thức lớn đòi hòi sự can thiệp của Chính phủ ở nhiều khía cạnh.

Khả năng sở hữu nhà tại TP.HCM và Hà Nội

Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam, hiện ở mức 28%, vẽ nên một bức tranh sống động về sự dịch chuyển đang diễn ra tại các thành phố lớn và những tỉnh thành lân cận. Sự chuyển đổi này thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là ở các thành phố như TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Tuy nhiên, sự gia tăng nhu cầu này thường xung đột với thực tế về khả năng chi trả, tạo ra một bức tranh nhà ở phức tạp.

Nhà ở giá phải chăng (affordable housing) được định nghĩa là dòng sản phẩm bất động sản nhà ở có giá cả vừa phải, đủ để người dân chi trả bằng thu nhập và năng lực tài chính của họ. Trong bối cảnh thị trường hiện này, các sản phẩm nhà ở vừa túi tiền trên thị trường có thể kể đến là căn hộ hạng C, đất nền bình dân hay thậm chí là nhà ở công nhân gần các khu công nghiệp.

Báo cáo thị trường của Savills Việt Nam trong những năm gần đây nguồn cung giá cả phải chăng tiếp tục khan hiếm, mặc dù sức hấp dẫn và sức hút mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm 2023, căn hộ hạng C chiếm 62% thị phần tiêu thụ tại TP.HCM với 42% nguồn cung. Dự kiến trong nửa cuối năm, lượng căn hộ hạng C mới cung cấp cho thị trường TP.HCM là khoảng 3.295 căn, tương đương 39% tổng nguồn cung.

Theo báo cáo Chỉ số về Khả năng Chi trả Nhà ở tại Châu Á Thái Bình Dương 2023 của ULI, TP.HCM và Hà Nội là 2 thành phố có giá nhà ở mức độ trung bình trong khu vực nhưng lại chênh lệch khá lớn so với thu nhập của người dân.

Cụ thể, TP.HCM, trung tâm kinh tế của Việt Nam, nổi bật với giá nhà trung bình là 296.000 USD (hơn 7 tỷ VNĐ) với thu nhập trung bình của một hộ gia đình ở mức 9.120 USD/năm. Theo tính toán của ULI, chỉ số chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM đang ở mức 32.5, cao thứ 2 trong khu vực chỉ   sau Thâm Quyến (35.0), thậm chí cao hơn Bắc Kinh (29.3), Thượng Hải (24.1) và Hong Kong (26.5).

Trong khi đó, chỉ số này ở Hà Nội là 18.3 với mức thu nhập trung bình năm của hộ gia đình là 9.967 USD, cao hơn Seoul (17.3), Tokyo (16.1), nhà ở thương mại Singapore (13.7)

Ở thị trường nhà ở cho thuê, giá thuê trung bình hàng tháng trên mỗi căn hộ tại TP.HCM là 592 USD, tương đương khoảng hơn 14 triệu đồng. Đây là thị trường chủ yếu phù hợp với nhóm lao động trẻ có thu nhập cao hoặc nhóm người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia Savills, giá thuê nhà chỉ được xem ở mức phải chăng khi chi phí dành cho nhà ở chiếm khoảng 30% tổng thu nhập hàng tháng của mỗi người.

Trong khi lợi nhuận cho thuê đối với các sản phẩm nhà ở giá rẻ như nhà ở công nhân tương đối thấp thì nhu cầu và công suất sử dụng lại cao.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. HoREA đề nghị bỏ một số quy định cấm cho vay đối với bất động sản - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

 

Chính phủ đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự luật; doanh nghiệp bất động sản tiếp tục nỗ lực tự thân để vượt thách thức; các đơn vị môi giới cũng kiên quyết tái cấu trúc toàn diện, tối ưu loại hình sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh…

NỖ LỰC CỦA TẤT CẢ CÁC BÊN

Theo DXS - FERI, trước hết kỳ vọng tích đến từ nỗ lực của tất cả các bên, trong đó, Chính phủ đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự luật liên quan vào tháng 10/2023, cũng như việc hạ lãi suất cho vay, giải ngân dự án đủ điều kiện pháp lý.

Bên cạnh những giải pháp vĩ mô từ Chính phủ, doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực tự thân để vượt qua thách thức. Tiêu biểu là nỗ lực của chủ đầu tư đối với hoạt động cơ cấu nợ trái phiếu, chuyển đổi trái phiếu thành bất động sản; lên kế hoạch triển khai dự án trong quý 3/2023 mà đi kèm có chính sách bán hàng đột phá, nhằm hỗ trợ người mua giữa bối cảnh lãi suất cho vay vẫn neo cao (chiết khấu sâu, tăng thời gian hỗ trợ lãi suất vay, cam kết lãi suất cố định 5% - 8% trong 3 - 5 năm...). Đặc biệt, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã trực tiếp tiếp xúc khách hàng, tham gia giới thiệu dự án để tạo niềm tin cho thị trường.

Còn phía doanh nghiệp môi giới, sự cố gắng lại phản ánh qua việc tiến hành tái cấu trúc toàn diện, tối ưu loại hình sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh; chủ động tham gia hoạt động site tour, sự kiện, kick-off; tối ưu nguồn lực nhân sự, chi phí hoạt động....

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

1. TP.HCM tăng cường kiểm tra giám sát, ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai, xây dựng

 

Từ nay đến cuối năm 2023, TP. Thủ Đức và các quận, huyện phải tập trung xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai, xây dựng…

UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 25/9/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, UBND TP.HCM giao thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Chỉ thị số 23-CT/TU; tập trung rà soát, thực hiện dứt điểm các nhiệm vụ đã được UBND Thành phố giao tại Kế hoạch số 3333/KH-UBND ngày 12/8/2019; đồng thời tăng cường thực hiện các giải pháp, sáng kiến theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố; Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, tương tác giữa người dân và chính quyền các cấp trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quy hoạch, xây dựng trên địa bàn Thành phố.

Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác cải cách hành chính, thực hiện công khai, minh bạch, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục pháp lý trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng; Bảo đảm thời hạn giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính theo đúng quy định; Thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính.

Từ nay đến cuối năm 2023, Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện phải tập trung xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai, xây dựng còn tồn đọng trên địa bàn để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt chỉ tiêu, kết quả cụ thể theo kế hoạch đã phê duyệt; rà soát, đánh giá tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn đã được phê duyệt; phân tích các hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra giải pháp khắc phục, đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quyền lợi hợp pháp chính đáng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức khẩn trương tham mưu UBND TP.HCM ban hành Kế hoạch tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố (thay thế Kế hoạch số 3333/KH-UBND ngày 12/8/2019 của UBND TP.HCM) và Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố (thay thế Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 2/12/2019 của UBND TP.HCM) trên cơ sở bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, khả thi, đồng bộ, đảm bảo phù hợp với thực tiễn hiện nay… tổng hợp báo cáo, đề xuất trình Chủ tịch UBND TP.HCM xem xét trước ngày 15/9/2023.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Tránh việc tùy tiện trong lựa chọn phương pháp định giá đất

 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu hoàn thiện các quy định kỹ thuật của từng phương pháp định giá đất; đối tượng, điều kiện, tiêu chí áp dụng đảm bảo dễ thực thi, tránh việc tùy tiện trong lựa chọn phương pháp; nghiên cứu có quy định về các trường hợp cần áp dụng phương pháp kiểm chứng...

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 327/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất.

Tại Thông báo, Phó Thủ tướng cho rằng nguyên nhân của chủ yếu của những tồn tại đã được xác định trong quá trình tổng kết thi hành Luật đất đai, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất là do nội dung, điều kiện áp dụng các phương pháp định giá đất có điểm chưa phù hợp; chưa thiết lập được cơ sở dữ liệu về giá đất thị trường, thông tin, số liệu đầu vào chưa đủ độ tin cậy dẫn đến có trường hợp một thửa đất áp dụng các phương pháp khác nhau cho các kết quả khác nhau.

Do đó, việc sửa đổi Nghị định số 44/2014/NĐ-CP cần dựa trên phương pháp luận đúng đắn, cơ sở khoa học, kinh nghiệm của các nước trên thế giới và điều kiện thực tiễn hiện nay của Việt Nam.

Kết luận nêu rõ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, các Hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các chuyên gia, rà soát hoàn thiện các quy định về trình tự thủ tục, theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm khâu trung gian, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đi đôi với tăng cường trách nhiệm của từng cấp, từng ngành (tổ chức tư vấn định giá đất, hội đồng định giá,…) và kiểm tra, giám sát của cấp trên phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Chủ tịch TPHCM uỷ quyền các địa phương quyết định giá đất

 

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định uỷ quyền cho UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện quyết định giá đất cụ thể và thành lập Hội đồng thẩm định giá đất trên địa bàn.

Theo đó, các địa phương được quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá đất đối với diện tích vượt hạn mức khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

Cùng với đó, các địa phương cũng có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định giá đất. Hội đồng này do Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức, các quận, huyện làm chủ tịch với ự tham gia của các phòng chức năng trong việc tổ chức xác định giá đất.

UBND TPHCM chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành Trung ương có liên quan về các nội dung ủy quyền. Đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo các nguồn lực và điều kiện cần thiết để các địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn đã được ủy quyền; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TPHCM hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu công tác kiểm tra, thanh tra các nội dung đã được ủy quyền.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Tránh nảy sinh các khu nhà ở "ổ chuột"

 

Cần quan tâm hơn đến chính sách xây dựng nhà ở xã hội như: phải dành 20% quỹ đất trong khu đô thị mới cho nhà ở xã hội; tính thống nhất về các quy định nhà ở xã hội; quy hoạch đất xây dựng nhà ở xã hội để tránh nảy sinh các khu nhà ở "ổ chuột"..

 VIỆC KHÔNG THỐNG NHẤT GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CẢN TRỞ GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN

Theo các đại biểu, chính sách nhà ở xã hội được áp dụng một cách hiệu quả và thực tế cần thiết có một hệ thống chính sách pháp luật phù hợp. Nhà ở xã hội là nhà ở dành cho người mua với các điều kiện kèm theo. Tuy nhiên, trong Điều 73 của dự thảo Luật chưa có sự tập trung đầy đủ vào việc đáp ứng nhu cầu của những người không có khả năng mua nhà thương mại.

Để có chính sách phát triển nhà ở xã hội đồng bộ và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp chú trọng đến chính sách ưu đãi đất đai và quy hoạch tạo tiền đề thu hút đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và đáp ứng được nhu cầu của người dân.

CẦN LÀM RÕ ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG, CƠ CHẾ ƯU ĐÃI VÀ QUẢN LÝ GIÁ

Về chính sách xây dựng nhà ở xã hội, Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng đây là định hướng trong chiến lược phát triển nhà ở, đã nêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 được Đại hội Đảng XIII thông qua, là kế hoạch của Chính phủ xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.

Dự thảo đã cụ thể hóa một số giải pháp hợp lý. Tuy vậy, còn một số vấn đề cần quan tâm hơn. Theo đó, cần khẳng định quỹ đất 20% cho nhà ở xã hội trong khu đô thị mới để tránh nảy sinh các khu nhà ở "ổ chuột", thiếu kết cầu hạ tầng. Trường hợp đặc biệt để chủ đầu tư dự án trả tiền cần có quy định cụ thể và trách nhiệm rõ ràng.

Loại nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân xây dựng là giải pháp xã hội hóa được quan tâm giai đoạn tới, cần được xác định rõ hơn. Dự thảo nêu tại điều 1 còn quá khái quát và cần làm rõ điều kiện xây dựng, cơ chế ưu đãi và quản lý giá.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu điều chỉnh Thông tư 06 và Thông tư 03

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có văn bản chỉ đạo yêu cầu nghiên  cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư 06 và Thông tư 03 nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.

Qua phản ánh của những chủ thể bị tác động, các cơ quan báo chí, các chuyên gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có văn bản số 746/TTg-KTTH chỉ đạo về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái khẩn trương chủ trì họp ngay với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) lãnh đạo NHNN, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ để nghe báo cáo và nghiên cứu chỉ đạo về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/TT-NHNN (Thông tư 06) và những điểm bất hợp lý trong Thông tư 03/2023/TT-NHNN (Thông tư 03).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Dự án Luật Thuế bất động sản: Đánh thuế nhà ở thứ hai, nhà đất bỏ trống 

 

Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng dự án Luật Thuế bất động sản, trong đó có nghiên cứu về thuế đối với nhà ở thứ hai, thuế đối với nhà, đất bỏ trống, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế...

Nhằm tạo công bằng cho người dân và xử lý triệt để việc lợi dụng chính sách để trục lợi, đầu cơ đất đai, cử tri TP. Hồ Chí Minh đề nghị đánh thuế đối với các tập thể, cá nhân có quyền sử dụng từ bất động sản thứ hai và đánh thuế cao đối với những bất động sản bỏ trống, không thu được giá trị từ đất.

"Nếu quy định việc đánh thuế đối với bất động sản thứ hai, phải căn cứ vào diện tích, trị giá cụ thể của bất động sản, nguồn gốc hình thành, thậm chí là nguồn tiền tạo bất động sản đó... thì mới có cơ sở để tính thuế, không quy định chung chung như Luật Đất đai (sửa đổi) gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và Nhà nước, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật".

Văn bản kiến nghị của cử tri TP. Hồ Chí Minh.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết hiện nay, hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí đối với bất động sản về cơ bản bao quát khá đầy đủ các khoản thu liên quan đến bất động sản phát sinh trong cả ba giai đoạn: xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản; sử dụng, khai thác bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.

Trong thời gian qua, việc thực hiện các chính sách này góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, góp phần khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước.

Trong đó, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện hành có quy định thu thuế lũy tiến đối với trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất thông qua việc cộng dồn diện tích để tính thuế theo biểu lũy tiến là 0,03% đối với diện tích trong hạn mức; 0,07% đối với diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức; 0,15% đối với diện tích vượt quá 3 lần hạn mức.

Đồng thời, áp dụng mức thuế suất 0,15% đối với đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa mới quy định các phương pháp định giá đất 

 

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP về giá đất đã có nhiều tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa các quy định về phương pháp so sánh, thu nhập và điều kiện áp dụng phương pháp thặng dư...

Ngày 17/8/2023, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã làm việc với các Bộ ngành, chuyên gia về việc hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP.

Về phương pháp thu nhập, đã tiếp thu, chỉnh sửa về lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân “tại ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ có lãi suất tiền gửi thấp nhất trên địa bàn cấp tỉnh” thành “tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ trên địa bàn cấp tỉnh” tại khoản 2 Điều 4 dự thảo Nghị định

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN CẢ NƯỚC

1. TP.HCM sẽ xây dựng loạt đô thị nén TOD quanh metro và đường vành đai

 

Ứng dụng cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 98, TP.HCM sẽ xây dựng hàng loạt đô thị nén TOD quanh các tuyến metro và đường Vành đai 3 TP.HCM…

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đang lấy ý kiến các sở ngành, địa phương cùng các chuyên gia để hoàn chỉnh đề án TOD trình Uỷ ban nhân dân TP.HCM vào cuối năm 2023.

TOD (Transit Oriented Development) là mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. TOD lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán.

Bước thứ hai, xác định phạm vi vùng phụ cận của khu vực nhà ga tuyến đường sắt, metro, nút giao đường Vành đai 3 TP.HCM đồng thời tiến hành rà soát quỹ đất, đồ án quy hoạch cần điều chỉnh cục bộ quy hoạch, đánh giá hiện trạng.

Bước thứ ba, tổ chức điều chỉnh quy hoạch cục bộ, nếu có. Bước thứ tư, đề xuất dự án đầu tư công độc lập thực hiện bồi thường để thu hồi đất, phát triển hạ tầng, đô thị. Bước thứ năm, đề xuất dự án đầu tư công độc lập thực hiện bồi thường để thu hồi đất, phát triển hạ tầng, đô thị.

Các bước còn lại gồm: Thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất chủ trương đầu tư trình Hội đồng nhân dân TP.HCM phê duyệt; Tổ chức triển khai dự án và tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản tuần 2 tháng 8 năm 2023 tại Times Pro: 

tin-tuc-bao-cao-thi-truong-bds-quy-02-nam-2023

Báo cáo thị trường bất động sản quý 2 năm 2023 Times Pro

null

Tin tức bất động sản: Nóng vấn đề định giá đất

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 7 năm 2023 (timespro.com.vn)

null

Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 7 năm 2023

null

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 7 năm 2023

null

Tin tức bất động sản về nhà ở xã hội tháng 7 năm 2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan