Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 4 năm 2024
- 356
Một bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển đô thị của đất nước đã được ghi nhận trong tháng 4 năm 2024, khi tin tức về quy hoạch bất động sản đã thu hút sự chú ý của cộng đồng và nhà đầu tư. Với những thông tin mới nhất về việc quy hoạch địa bàn, không chỉ là một dấu mốc trong việc xây dựng một hạ tầng hiện đại và bền vững, mà còn mở ra những cơ hội đầy hứa hẹn cho thị trường bất động sản
UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho phép UBND tỉnh tổ chức lập Quy hoạch chung đô thị (theo định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương), làm căn cứ để lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tiếp theo và triển khai dự án đầu tư theo quy định...
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ký Tờ trình đề xuất chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương) gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó, tỷ lệ quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa được lập ở tỷ lệ 1/25.000, riêng các khu vực đô thị trung tâm được lập ở tỷ lệ 1/10.000.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, để có cơ sở triển khai công tác đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, định hướng đô thị trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm cụ thể hóa mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 21/3/2022 của Chính phủ, cần thiết phải lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa (theo định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương), làm căn cứ để lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tiếp theo và triển khai dự án đầu tư theo quy định.
Ngoài ra, về sự cần thiết lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa, UBND tỉnh cho biết ngày 28/1/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế.
Cùng với đó phát triển Khánh Hòa là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; là nơi nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh toàn diện; quốc phòng an ninh và chủ quyền biển, đảo được đảm bảo vững chắc.
Hiện nay, Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023. Do vậy, tờ trình của UBND cho rằng đã đủ cơ sở, căn cứ để tổ chức lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa theo quy định.
Theo Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa, thành phố Nha Trang là đô thị hạt nhân; thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch– logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.
Cũng theo quy hoạch, huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp; huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống; huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng; huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Mục tiêu đầu tư xây dựng đường ven biển phía Tây đảo Phú Quốc nhằm kết nối từ khu vực trung tâm hành chính phía Nam sông Dương Đông với khu dân cư, hành chính, dịch vụ, thương mại phía Bắc sông Dương Đông theo quy hoạch đường ven biển phía Tây trên địa bàn thành phố Phú Quốc...
Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường ven biển phía Tây đảo Phú Quốc, thành phố Phú Quốc, với tổng mức đầu tư 3.200 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện 2024 - 2029.
Theo đó, công trình đường giao thông dài 4,1 km, điểm đầu giáp sông Dương Đông và điểm cuối giao với đường ĐT.975 B (Dương Đông - Cửa Cạn - Gành Dầu) theo tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCVN 13592:2022; mặt đường gồm 4 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp. Công trình giao thông này xây dựng đồng bộ các hạng mục, gồm: Hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, chiếu sáng, vĩa hè, cây xanh, kè chắn sóng, nút giao, hệ thống an toàn giao thông…
Mục tiêu đầu tư xây dựng đường ven biển phía Tây đảo Phú Quốc nhằm kết nối từ khu vực trung tâm hành chính phía Nam sông Dương Đông với khu dân cư, hành chính, dịch vụ, thương mại phía Bắc sông Dương Đông theo quy hoạch đường ven biển phía Tây trên địa bàn thành phố Phú Quốc.
Qua đó, góp phần chỉnh trang đô thị khu vực dự án, cảng biển hành khách quốc tế Phú Quốc và mở ra đường ven bờ biển mới làm bãi tắm công cộng phục vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống giao thông trên đảo và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Phú Quốc.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Giai đoạn 2024 - 2025, TP.Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 hoàn thành 5 chợ, năm 2025 hoàn thành 12 chợ). Ngoài ra còn cải tạo, sửa chữa và nâng cấp 21 chợ…
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 110 thực hiện chỉ tiêu về đầu tư xây dựng, cải tạo chợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024-2025.
Kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác đầu tư cải tạo hệ thống chợ thuộc khu vực đô thị trên địa bàn thành phố, thực hiện tốt Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025” và Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 6/2/2023 của Ban chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy có hiệu quả thiết thực, phù hợp định hướng chung phát triển hạ tầng thương mại; từng bước hoàn thiện mạng lưới chợ, góp phần chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị; huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn thành phố một cách tổng thể, đồng bộ.
Theo đó, giai đoạn 2024-2025, thành phố đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 hoàn thành 5 chợ, năm 2025 hoàn thành 12 chợ). Cụ thể, quận Bắc Từ Liêm dự kiến có 4 chợ; huyện Thanh Trì 3 chợ; quận Nam Từ Liêm, quận Hà Đông 2 chợ; quận Tây Hồ, huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng và thị xã Sơn Tây đều có 1 chợ.
Ngoài ra, Hà Nội còn đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp lại 21 chợ (năm 2024 hoàn thành 10 chợ, năm 2025 hoàn thành 11 chợ). Các chợ chủ yếu tập trung tại quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Tây Hồ, Long Biên…
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này có 3 hành lang kinh tế, gồm: Hành lang kinh tế Bắc-Nam, Hành lang kinh tế Đông-Tây, Hành lang kinh tế đô thị hướng biển...
Sáng 6/4, tại thành phố Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Cùng tham dự hội nghị lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, doanh doanh, các nhà tư trong nước và quốc tế.
HƯỚNG TỚI THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, ĐÔ THỊ DI SẢN ĐẶC TRƯNG
Quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đã được chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học; xây dựng trên cơ sở phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của tỉnh.
Các quy hoạch đã đưa ra được quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trọng tâm, đột phá phát triển; phương án phát triển, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch thời gian tới; mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian phát triển mới cho Thừa Thiên Huế trong bức tranh chung của các tỉnh, thành trên cả nước.
Theo quy hoạch, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.
Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố festival, trung tâm văn hóa-du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.
Về các định hướng, ưu tiên phát triển, quy hoạch xác định 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế, 3 động lực tăng trưởng, 5 khâu đột phá phát triển.
3 trung tâm đô thị, gồm: Đô thị trung tâm (gồm thành phố Huế, quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà), Đô thị vùng Tây Bắc (gồm thị xã Phong Điền-Quảng Điền-A Lưới), Đô thị vùng Đông Nam (gồm các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông).
3 hành lang kinh tế, gồm: Hành lang kinh tế Bắc-Nam, Hành lang kinh tế Đông-Tây, Hành lang kinh tế đô thị hướng biển.
3 động lực tăng trưởng, gồm: Thành phố Huế, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Khu công nghiệp Phong Điền.
5 khâu đột phá phát triển là: Phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh; Hoàn thiện hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng viễn thông, Phát triển kinh tế biển, đầm phá, hệ thống cảng biển nước sâu; Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng; Thúc đẩy dịch vụ - du lịch, công nghiệp văn hóa, bảo tồn di sản Cố đô Huế.
TẬP TRUNG 3 HÀNH LANG KINH TẾ
Phát biểu tại sự kiện, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được trong thời gian qua.
PHÁT HUY SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN TINH THẦN "3 CÙNG"
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy sứ mệnh của doanh nghiệp trên tinh thần "ba cùng": "cùng lắng nghe, thấu hiểu"; "cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động"; "cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển".
Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch tỉnh…; Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, số, chuyển giao công nghệ, tiên phong trong quản trị thông minh, hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Đóng góp ý kiến tham vấn cho cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí tuân thủ; Tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, bảo đảm đời sống cho người lao động, an sinh xã hội.
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng toàn thể các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; tạo khí thế, động lực mới cho phát triển. Tại hội nghị tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép mới cho 13 dự án với tổng vốn đăng ký trên 3,5 nghìn tỷ đồng.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tham khảo các tin tức bất động sản khác dưới đây
Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 4 năm 2024
Tiêu điểm tin tức bất động sản tháng 4: giá chung cư tăng phi mã
Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 04 năm 2024
Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 4 năm 2024
Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 4 năm 2024
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!