Tin tức
30/07 2023

Tin tức bất động sản về nhà ở xã hội tháng 7 năm 2023

  • 143
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Nhà ở xã hội là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực bất động sản. Bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội sẽ giúp bạn cập nhật được những thông tin mới nhất về các dự án nhà ở xã hội, các chính sách hỗ trợ mua nhà của chính phủ, và các quy định về nhà ở xã hội trong năm 2023.

Từ đó, bạn có thể nắm rõ và hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức khi tham gia vào thị trường nhà ở xã hội, đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác và hiệu quả. Hãy đọc bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

tin-tuc-bat-dong-san-ve-nha-o-xa-hoi-thang-7-nam-2023

Bài tổng hợp tin tức thị trường bất động sản về nhà ở xã hội tháng 7 có những tin chính sau

  1. Vì sao người giàu lại mua được nhà ở xã hội?
  2. Người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội có phải vì lòng tham?
  3. Hạ lãi suất cho vay với nhà ở xã hội
  4. Hà Nội gặp khó khi xây nhà xã hội
  5. Quảng Ninh sẽ có 18.000 căn NƠXH đến năm 2030
  6. Không thực hiện đúng tiến độ nhà ở xã hội, chủ đầu tư có thể bị thay thế

1. Vì sao người giàu lại mua được nhà ở xã hội?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người giàu mua được nhà ở xã hội là do các tiêu chí về điều kiện của các đối tượng hưởng chính sách tưởng như rất chặt chẽ, nhưng thực ra là chưa chặt chẽ, chưa sát với thực tế cuộc sống và có thể lách luật.

Trong văn bản góp ý bổ sung một số quy định về chính sách nhà ở xã hội (NOXH), Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thời gian qua có tình trạng người giàu tranh suất mua NOXH hoặc có người giàu là chủ sở hữu căn hộ chung cư NOXH.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các tiêu chí về điều kiện của các đối tượng hưởng chính sách về NOXH tưởng chừng rất chặt chẽ, nhưng thực ra là chưa chặt chẽ, chưa sát với thực tế cuộc sống và có thể "lách".

Thứ nhất là xuất phát từ tiêu chí điều kiện về nhà ở của đối tượng hưởng chính sách NOXH. Tại điểm a khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014 và điểm a khoản 1 Điều 75 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đều quy định đối tượng hưởng chính sách NOXH là "chưa được hưởng chính sách hỗ trợ dưới mọi hình thức tại nơi ở và nơi làm việc". Tuy nhiên, HoREA cho rằng, quy định này rất khó kiểm tra trong nhiều năm qua, nhất là đối với người thay đổi nơi làm việc nhiều lần, do chỉ quy định kiểm tra tiêu chí này tại nơi ở và nơi làm việc.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội có phải vì lòng tham?

Thời gian gần đây, thị trường nhà ở xã hội trở nên "nóng" hơn bao giờ hết. Một số tình trạng được ghi nhận như người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội.

Lý giải điều này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng các tiêu chí đánh giá điều kiện các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội chưa chặt chẽ, chưa sát với thực tế cuộc sống khiến người mua "lách luật".

Quy định này có các lỗ hổng và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu ở lẫn trong các chung cư nhà ở xã hội. Theo ông Châu, nhiều người làm thêm "nghề tay trái", mà "nghề tay trái" này lại tạo ra thu nhập cao hơn, thậm chí cao hơn nhiều lần so với thu nhập của "nghề tay phải" thể hiện trên bảng tiền lương, tiền công chính thức.

Cho nên, "người giàu" vẫn hội đủ tiêu chí điều kiện về thu nhập (không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân) để được mua, thuê mua nhà ở xã hội. Bởi lẽ, Luật Nhà ở chỉ quy định đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương, mà không tính các khoản thu nhập khác không phải là tiền công, tiền lương.

Bên cạnh đó, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho phép miễn thuế thu nhập cá nhân đối với 16 trường hợp, trong đó miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các trường hợp có thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và thu nhập từ kiều hối.

Hiệp hội nhận thấy, đối với khoản thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm của người về hưu, già yếu, mất sức lao động, hoặc số tiền kiều hối có giá trị không lớn để cải thiện cuộc sống thì quy định miễn thuế thu nhập cá nhân là rất chính xác và nhân văn. Nhưng quy định này sẽ không hợp lý khi cho miễn, không đánh thuế TNCN đối với các khoản thu nhập rất lớn từ lãi tiền gửi tiết kiệm hoặc từ kiều hối.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Hạ lãi suất cho vay với nhà ở xã hội

Trước tình trạng thiếu nguồn vốn vay ưu đãi dành cho đối tượng là người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất Chính phủ xem xét bố trí gói tín dụng riêng với mức lãi suất ưu đãi không quá 3%/năm.

Có gói hỗ trợ tín dụng riêng cho công nhân

Thực hiện chủ trương chăm lo, cải thiện đời sống, việc làm cho công nhân lao động, Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ) Việt Nam đã lập Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”, trong đó có nhà ở, nhà trẻ, nơi vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao cho đoàn viên, người lao động.

Đến nay, đã có 36 địa phương có văn bản giới thiệu địa điểm để đầu tư xây dựng công trình với quy mô 1,5- 7,3ha. TLĐLĐ Việt Nam đã lập, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng, quy hoạch chi tiết điểm xây dựng thiết chế công đoàn; phê duyệt chủ trương đầu tư  và chuẩn bị dự án tại 18 địa phương; phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 4 dự án (tại Hà Nam, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng); chuẩn bị phê duyệt dự án đầu tư 2 dự án (tại Bình Đình, Vĩnh Phúc).

TLĐLĐ Việt Nam kiến nghị Chính phủ, bên cạnh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đã ban hành, xem xét ban hành gói tín dụng dành riêng cho công nhân, người lao động mua, thuê mua NOXH, nhà ở công nhân với mức lãi suất ưu đãi không quá 3%/năm, thời gian vay không thấp hơn 25 năm để bảo đảm với mức thu nhập...

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Hà Nội gặp khó khi xây nhà xã hội

Thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, Hà Nội được giao chỉ tiêu phát triển 18.700 căn giai đoạn 2021-2025; 37.500 căn giai đoạn 2026-2023, nhưng thực tế triển khai, thành phố còn gặp khó về quỹ đất; thủ tục, chính sách ưu đãi; cơ chế tài chính...

NHIỀU ĐIỂM BẤT CẬP

Tuy nhiên thành phố cho rằng việc xây dựng nhà xã hội còn nhiều vướng mắc. Trong đó, quy định của pháp luật về dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị 51 định số 49/2021/NĐ-CP) còn có điểm bất cập. Nhiều dự án phát triển nhà ở thương mại thuộc khu vực ngoại thành không phù hợp bố trí nhà ở xã hội như: Ba Vì, Ứng Hòa, Mỹ Đức…; hoặc dự án nhà ở thương mại có quy mô ≥2ha nhưng diện tích đất xây dựng nhà ở nhỏ, theo quy định vẫn phải dành 20% tổng diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, để xây dựng nhà ở xã hội. Vì vậy công tác bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội tại dự án không phù hợp và manh mún.

Ngoài ra, việc sử dụng nguồn tiền, thu từ tiền đóng tiền sử dụng đất thay thế cho 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội quy mô sử dụng dưới 10 ha, pháp luật hiện hành chưa quy định, hướng dẫn sử dụng khoản tiền thu được từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại nộp tương đương quỹ 20%, 25% đất ở tại dự án, nhằm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Trong khi nguồn lực tài chính của thành phố cho xây dựng nhà ở xã hội từ vốn ngân sách rất hạn chế.

Mặt khác, đối với trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, cần có quy định rút ngắn thời gian lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở nói chung, dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nói riêng, tránh sự rườm rà, phức tạp.

Bên cạnh đó, theo thành phố, Luật Nhà ở 2014, Nghị định 49/2021/NĐ-CP 52 quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được UBND cấp tỉnh hỗ trợ toàn bộ, hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, chưa quy định cụ thể danh mục các hạng mục, công trình hạ tầng kỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ, làm cơ sở để cơ quan Nhà nước thực hiện đầu tư, hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Quảng Ninh sẽ có 18.000 căn NƠXH đến năm 2030

Hiện tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch được khoảng trên 600 ha quỹ đất dành cho phát triển nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nằm rải rác ở tất cả các địa phương.

Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 3/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ đã giao chỉ tiêu cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 hoàn thành ít nhất 18.000 căn nhà ở xã hội (đến năm 2025 là 8.200 căn; giai đoạn 2026-2030 hoàn thành 9.800 căn). Các chỉ tiêu trên cơ bản phù hợp với mục tiêu, chỉ tiêu đã được tỉnh Quảng Ninh xác định trong Đề án phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động ngành than, khu công nghiệp; nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng về làm việc tại Quảng Ninh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Không thực hiện đúng tiến độ nhà ở xã hội, chủ đầu tư có thể bị thay thế 

Lãnh đạo TP.HCM đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20%; Nếu không thực hiện đúng tiến độ, UBND TP.HCM sẽ thu hồi và giao cho chủ đầu tư khác…

RÚT NGẮN THỦ TỤC, ĐÔN ĐỐC THỰC HIỆN NHÀ Ở XÃ HỘI

Theo đó, UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, ban hành quy trình giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì, phối hợp với các sở ngành và Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) nghiên cứu đề xuất UBND Thành phố xem xét việc bổ sung các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào chương trình kích cầu đầu tư, thực hiện theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội; Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính về việc bổ sung vốn ngân sách nhà nước (nguồn vốn sự nghiệp) để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, uy tín trong lĩnh vực bất động sản tham gia và triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tạo nguồn cung cho thị trường; Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan công bố công khai Danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội…

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã kiểm tra và xử lý đối với 207 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (giảm 39 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022). Đồng thời, Thanh tra Sở đã tham mưu Chủ tịch UBND Thành phố ban hành 22 Quyết định; chuyển Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành 182 Quyết định; Chánh Thanh tra Sở ban hành 23 Quyết định; tham mưu ban hành 04 Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm trật tự xây dựng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Ngoài bài tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội. Tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

Tin tức bất động sản: Nóng vấn đề định giá đất

null

Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 7 năm 2023

null

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 7 năm 2023

null

TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan