Tin tức
11/11 2023

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 06/11 đến 11/11/2023

  • 94
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 06/11 đến 11/11/2023 gồm các tin chính sau:

  1. Giá đất cho xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thấp nhất khu vực
  2. Thị trường bất động sản bắt đầu chu kỳ tăng trưởng mới
  3. Những vướng mắc khi giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ phát triển nhà ở xã hội
  4. Cần ngăn chặn tình trạng thao túng giá đất
  5. Ngân hàng Nhà nước sẽ họp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp…về thị trường bất động sản
  6. Đề xuất đẩy nhanh hoàn thiện chính sách thuế bất động sản
  7. Hôm nay, Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho 2 thành phố mới phía Bắc và phía Tây Hà Nội
  8. Quy định mới nhất về cấp sổ hồng
  9. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dự kiến cả năm 2023 miễn giảm 79 nghìn tỷ tiền thuế phí đất, gia hạn 121 nghìn tỷ
  10. Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra Bộ Xây dựng và UBND TP. HCM
  11. Những vấn đề nóng tại ba dự thảo luật tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản
  12. Dự thảo Luật Đất đai: Nóng vấn đề thu hồi đất, định giá đất
  13. Thủ tướng: Kịp thời xử lý vướng mắc của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp
  14. Quốc hội thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6,0-6,5%
  15. TP.HCM: Đến năm 2030, người dân có thể tra cứu đất đai trên mạng internet

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tuan-01-thang-11.2023

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

Giá đất cho xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thấp nhất khu vực

Việt Nam có giá trung bình thấp nhất khu vực với 168 USD/m2 cho các dự án trung tâm dữ liệu…

Cushman & Wakefield vừa công bố thống kê về chi phí phát triển dự án trung tâm dữ liệu năm 2023/2024 (bao gồm giá mua đất, chi phí phá dỡ và giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng) dựa trên 37 thành phố của 14 thị trường trọng điểm tại Châu Á Thái Bình Dương. Theo đó, có 5 thị trường có mức giá đất trung bình cao nhất khu vực.

Bao gồm: Singapore (11.573 USD/m2), Hàn Quốc (9.695 USD/m2), Hồng Kông (3.418 USD/m2), Nhật Bản (3.320 USD/m2) và Trung Quốc Đại Lục (2.966 USD/m2). Sự khan hiếm quỹ đất cùng với nguồn điện sẵn có, kết hợp với lãi suất gia tăng đã góp phần làm tăng giá mua đất tại các thị trường này.

Mức giá đắt đỏ kể trên có thể mang lại những cơ hội đầu tư tốt hơn cho các thị trường tại Đông Nam Á nhờ có giá đất cạnh tranh. Trong đó, Việt Nam có giá trung bình thấp nhất khu vực với 168 USD/m2 cho các dự án trung tâm dữ liệu.

Đối với chi phí xây dựng, giá nguyên liệu thô, chi phí năng lượng và vận chuyển vẫn chưa có dấu hiệu giảm và đang "neo" ở mức cao nhất mọi thời đại, điều này thúc đẩy chi phí xây dựng cao kỷ lục, tính theo USD trên Watt.

Cụ thể, 5 thị trường có giá xây dựng cao nhất khu vực là Nhật Bản (12,73 USD/W), Singapore (12,73 USD/W), Hàn Quốc (12,73 USD/W), Hồng Kông (12,73 USD/W) và Úc (12,73 USD/W), với mức tăng chi phí hàng năm điển hình ở Singapore là 8% và Úc là 3,5%.

Ngược lại, 5 thị trường có giá xây dựng thấp nhất là Philippines (12,73 USD/W), theo sau đó là Đài Loan (12,73 USD/W), Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc Đại Lại lần lượt là 6,70 USD/W, 6,79 USD/W và 6,84 USD/W.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Thị trường bất động sản bắt đầu chu kỳ tăng trưởng mới

Hàng loạt dự án quy mô lớn trải dài từ Bắc vào Nam đa dạng phân khúc khởi động chiến dịch bán hàng; lãi suất vay mua nhà giảm, người dân rục rịch xuống tiền, chấp nhận mức giá “cắt lỗ”... là những tín hiệu tích cực thúc đẩy tiến trình phục hồi của thị trường bất động sản.

Dòng tiền vào bắt đáy

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), những ngày đầu tiên của quý cuối năm 2023, hàng loạt dự án quy mô lớn với đủ loại hình, trải dài từ Bắc đến Nam bắt đầu triển khai chiến dịch bán hàng, tạo nguồn cung, thúc đẩy giao dịch cho thị trường bất động sản.

Dữ liệu từ VARS cho thấy, các dự án mới, mở bán mới đều được quan tâm, ghi nhận lượng booking ấn tượng với các chính sách bán hàng hấp dẫn. Bên cạnh thị trường bất động sản sơ cấp, thị trường thứ cấp cũng ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực với nhiều hơn các phân khúc, khu vực có dấu hiệu “vượt đáy”.

VARS khẳng định, nếu như thời gian trước, giao dịch thứ cấp chỉ xuất hiện chủ yếu ở phân khúc đất nền, nhà trong dân tầm giá dưới 3 tỷ đồng thì gần đây, trước những thông tin tích cực hơn từ thị trường, lực cầu được cải thiện với nhiều lựa chọn khi nguồn cung đa dạng hơn được bổ sung từ các sản phẩm cắt lỗ của nhà đầu tư, từ tài sản đảm bảo là bất động sản do ngân hàng phát mãi...

Phục hồi chậm nhưng chắc

Báo cáo VARS nêu, tiến trình phục hồi của thị trường chắc chắn sẽ tiếp tục phân hóa theo phân khúc và khu vực bởi khả năng hấp thụ khác nhau. VARS dự báo, thị trường bất động sản quý IV sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi với kết quả giao dịch được cải thiện rõ nét so với 3 quý trước do niềm tin của nhà đầu tư đang được củng cổ, lãi suất giảm, thị trường có nhiều hơn nguồn cung phù hợp.

Tuy nhiên, sự phục hồi sẽ khó tăng trưởng đột biến trong ngắn hạn. Bởi, thị trường bất động sản trải qua một khoảng thời gian dài bị “bệnh”, chưa “hồi sức” hoàn toàn. Phục hồi chậm mà chắc, từ từ làm quen với môi trường kinh doanh mới là chìa khóa giúp việc trở lại thành công.

Theo đó, thị trường bất động sản mới sẽ không phát triển nóng, chộp giật như quãng tăng trưởng trước mà sẽ phát triển theo hướng lành mạnh và bền vững. Thị trường sẽ diễn ra quá trình thanh lọc những khách hàng ra quyết định dựa trên cảm tính, lạm dụng đòn bẩy tài chính, giữ lại những khách hàng thực, có trình độ, kiến thức và hiểu biết về thị trường.

Thị trường mới cũng hết thời cho các môi giới làng nhàng, chỉ có môi giới chuyên nghiệp, có nội lực, tích lũy, có tầm nhìn bền vững và chỉ số tín nhiệm cao mới có thể tồn tại. Đồng thời, những chủ đầu tư có sản phẩm tốt, pháp lý tốt, giá tốt mới còn ghế trong sân chơi mới này.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Những vướng mắc khi giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ phát triển nhà ở xã hội

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, cho biết cử tri và đông đảo người dân trên cả nước phấn khởi và kỳ vọng vào gói tín dụng cho 1 triệu căn nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030 nhưng đến nay tỷ lệ giải ngân đạt rất thấp, chỉ khoảng 100 tỉ đồng. 

Đại biểu đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết khó khăn, vướng mắc và giải pháp để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.  

Trả lời chất vấn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội là gói tín dụng sử dụng nguồn tiền từ các tổ  chức tín dụng, lãi suất ưu đãi cũng từ các ngân hàng.

Ngay khi chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội được Thủ tướng phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện; đồng thời có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố quan tâm công bố các dự án theo diện cho vay theo gói tín dụng này. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng ban hành quy trình nội bộ để triển khai.

Thời gian qua, đã có 18/63 UBND cấp tỉnh công bố dự án tham gia chương trình với 53 dự án. Đến nay đã có 105 tỉ đồng cho 3 dự án ở 3 tỉnh/thành được giải ngân. 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết giải ngân còn hạn chế là do nguồn cung nhà thuộc đối tượng hạn chế. Nhu cầu nhà ở lớn nhưng nhu cầu đi vay để mua nhà lại là vấn đề người dân cân nhắc kỹ lưỡng. Điều kiện cho vay còn những điểm chưa phù hợp. Mặt khác, chương trình thực hiện thời gian dài 10 năm nên việc giải ngân theo thời gian.

Ngân hàng Nhà nước kiến nghị UBND các tỉnh thành phố sớm công bố danh mục các dự án thuộc diện cho vay. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân nắm rõ.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Cần ngăn chặn tình trạng thao túng giá đất

Kiểm toán nhà nước khu vực XIII cho rằng các quy định pháp luật cần ngăn chặn được những giao dịch có tính “thổi” giá hoặc “dìm” giá đất, những giao dịch giả tạo, hiện tượng thông đồng trong hoạt động đấu giá…

GIÁ KHỞI ĐIỂM ĐỂ ĐẤU GIÁ ĐẤT CHƯA TUÂN THỦ QUY ĐỊNH

Mới đây, góp ý về hành vi thao túng giá đất thông qua việc xác định giá khởi điểm để làm cơ sở cho bán đấu giá quyền sử dụng đất, Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII cho biết việc thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể làm giá khởi điểm để đấu giá đất chưa tuân thủ các quy định có liên quan.

NÊN ĐẤU GIÁ TRỰC TUYẾN

Từ những vướng mắc trên, Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII cho rằng để tránh bị các đơn vị tư vấn thẩm định giá lợi dụng thao túng kết quả thẩm định giá, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần điều chỉnh lại Quyết định số 1351 về đính chính Thông tư số 36 theo hướng: Đối với phiếu điều tra thông tin để phục vụ xây dựng bảng giá đất, điều chỉnh bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành: Việc thu thập, điều tra thông tin về giá đất giao dịch thành công trên thị trường phục vụ công tác thẩm định giá đất cụ thể theo các phương pháp so sánh, thu nhập, thặng dư, chiết trừ thì thực hiện theo hướng dẫn tại các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành.

Đặc biệt, để ngăn chặn tình trạng thao túng giá đất cụ thể để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai hoặc làm giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất, Chính phủ cần giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá đất phổ biến trên thị trường của các loại đất, bao gồm: Cơ sở dữ liệu về giá rao bán, rao mua, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh; giá chuyển nhượng thành công trên thị trường; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giá đền bù giải phóng mặt bằng đã phê duyệt và thực hiện… theo từng tuyến đường, đoạn đường trên từng địa bàn và công bố công khai trên các website chuyên ngành làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về giá đất và công tác thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể.

Đồng thời, quy định hằng tháng các sàn giao dịch bất động sản, các trung tâm đấu giá tài sản, các công ty kinh doanh, môi giới về bất động sản… trên địa bàn phải gửi các báo cáo, thống kê về giá đất chuyển nhượng, giá giao dịch thành công, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất về Sở Tài nguyên và Môi trường để rà soát, cập nhật dữ liệu.

Ngoài ra, để hạn chế những tác động tiêu cực trong đấu giá tài sản nhà nước nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất công và các cơ sở nhà đất thuộc quản lý của nhà nước nói riêng, nên áp dụng phổ biến hình thức đấu giá trực tuyến.

Theo đó, các thông tin liên quan đến tài sản đấu giá, kể cả hồ sơ pháp lý, các hình ảnh về tài sản, địa chỉ cụ thể về nhà đất đấu giá… được thông báo công khai trên website chuyên ngành về đấu giá tài sản công để người tham gia đấu giá có thể tham khảo, tự do đến quan sát nhà đất đấu giá và tham gia đấu giá mà không bị sự ngăn cản, đe dọa của các thế lực muốn thao túng hoạt động đấu giá.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

1. Ngân hàng Nhà nước sẽ họp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp…về thị trường bất động sản 

Ngày 13/11, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng sẽ phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Công điện 933 về tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh.

Ngân hàng Nhà nước vừa có giấy mời gửi các đơn vị liên quan dự hội nghị trực tuyến triển khai Công điện 993/CĐ-TTg ngày 24/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Xây dựng, lãnh đạo nhiều bộ ngành như: Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp cùng tham gia hội nghị này.

Đáng chú ý, hội nghị còn có sự tham dự của Tổng giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội; Tổng giám đốc của 14 tổ chức tín dụng có trụ sở tại Hà Nội (có dư nợ tín dụng bất động sản trên 20.000 tỷ đồng). Hội nghị cũng sẽ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và lãnh đạo một số doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản. Thời gian tổ chức hội nghị vào 8h ngày 13/11 tới.

Trước đó, ngày 24/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 993/CĐ-TTg. Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục thúc đẩy việc cho vay tín dụng với lĩnh vực bất động sản. Có giải pháp phù hợp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất.

Tiếp tục rà soát cắt giảm hơn nữa các thủ tục hành chính không phù hợp, gây phiền hà, tốn kém để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn. Có chính sách khuyến mại tín dụng đặc biệt dành cho các dự án bất động sản khả thi, tiến độ triển khai nhanh, tạo động lực cho tăng trưởng và thúc đẩy thị trường bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng rà soát kỹ các thủ tục điều kiện cho vay thuận lợi thông thoáng, kiểm soát được và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương hướng dẫn các thủ tục vay vốn tín dụng đối với các dự án đã được công bố đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn đối với cả chủ đầu tư và người cần mua nhà của chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Đề xuất đẩy nhanh hoàn thiện chính sách thuế bất động sản

Để phát triển bền vững đô thị, nhiều nhiệm vụ được đặt ra và triển khai. Các chuyên gia cho rằng, đẩy nhanh hoàn thiện chính sách thuế bất động sản là phương án để khuyến khích sử dụng nhà đất có hiệu quả.

Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển đô thị

Tại diễn đàn “Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2023” tổ chức chiều 8/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã dẫn số liệu đáng chú ý, đó là tỷ lệ đô thị hóa đến tháng 9/2023 là 42,6%. “Chúng ta còn rất nhiều dư địa để phát triển đô thị”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhận định.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cũng dẫn thêm số liệu, đến tháng 9/2023, toàn quốc có 902 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đạt trên 42,6%.

Theo Bộ trưởng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW trên cơ sở bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị nhằm xây dựng và phát triển đô thị Việt Nam.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Hôm nay, Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho 2 thành phố mới phía Bắc và phía Tây Hà Nội 

Hôm nay, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ sáu, Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Một trong những vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm đó là việc xây dựng cơ chế đặc thù để vận hành 2 thành phố mới của Thủ đô.

Ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thủ đô sửa đổi. Dự thảo luật gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với luật 2012).

Điểm mới của Luật Thủ đô sửa đổi đó là dự kiến thời gian tới Hà Nội có thêm 2 thành phố mới, trong đó TP phía Bắc thuộc vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và TP phía Tây thuộc vùng Hòa Lạc, Xuân Mai. Trong đó TP phía Bắc rộng khoảng 633km2, dân số 3,25 triệu người; TP phía Tây rộng 251km2, dân số khoảng 1,2 triệu người.

Với thành phố phía Bắc, Hà Nội định hướng chức năng đô thị dịch vụ, hội nhập quốc tế gắn với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế quốc gia gắn với trục động lực phát triển Nhật Tân – Nội Bài; tính chất, chức năng chính là đô thị thông minh.

Với thành phố phía Tây, có phạm vi nghiên cứu bao gồm đô thị Hòa Lạc và đô thị Xuân Mai, nghiên cứu phát triển mở rộng ra đến sông Tích, sông Bùi. Hà Nội định hướng đô thị Hòa Lạc là trung tâm đầu não về khoa học kỹ thuật công nghệ cao, trung tâm giáo dục đào tạo chất lượng cao. Đô thị Xuân Mai là trung tâm giáo dục, nghiên cứu và các dịch vụ hỗ trợ giáo dục.

Theo dự thảo luật, mô hình tổ chức 2 thành phố mới của Thủ đô sẽ có những đặc thù so với chính quyền quận, huyện, thị xã như tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND, UBND và đại biểu HĐND chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị. Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội từ 95 lên 125 người là cần thiết nhằm củng cố, nâng cao năng lực của HĐND, bảo đảm khả năng đảm đương thêm các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.

Trong các quy định về phân cấp, phân quyền, dự thảo Luật đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong việc quyết định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy. Đây là bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề, cơ sở để thành phố có thể chủ động hoàn thiện bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù được giao trong dự thảo Luật.

Dự thảo Luật quy định phân quyền cho HĐND thành phố quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn đặc thù; thành phố Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn biên chế dự phòng và giao HĐND thành phố đề xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định cụ thể về số lượng biên chế tăng thêm; cho phép UBND, Chủ tịch UBND thành phố phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện hoặc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập…

Theo dự thảo Luật Thủ đô, chính quyền thành phố mới chỉ được giao thêm một số thẩm quyền trong tổ chức bộ máy và quyết định đầu tư mà chưa có sự khác biệt gì nhiều so với chính quyền ở quận, thị xã trong nhiều lĩnh vực khác.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Quy định mới nhất về cấp sổ hồng

Theo Thông tư 14/2023/TT-BTNMT, các thủ tục liên quan đến sổ hồng không còn yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu giấy khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà tùy từng trường hợp sẽ có yêu cầu khác.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành Thông tư 14/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu và giấy tờ liên quan cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.

Trong đó, có một số quy định mới về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng).

Đáng chú ý, theo Thông tư 14/2023/TT-BTNMT, các thủ tục liên quan đến sổ hồng không còn yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu giấy khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà tùy từng trường hợp sẽ có yêu cầu khác.

Cụ thể, đối với đất hộ gia đình, yêu cầu văn bản thỏa thuận phải có thông tin của thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất…Trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của vợ, chồng sẽ khai thác thông tin về tình trạng hôn nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Khi thay đổi số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân trên sổ hồng làm thay đổi nhân thân của người có tên trên sổ hồng hoặc địa chỉ của sổ hồng đã được cấp thì có thể khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dự kiến cả năm 2023 miễn giảm 79 nghìn tỷ tiền thuế phí đất, gia hạn 121 nghìn tỷ

Năm 2023, tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn một số loại thuế, phí, tiền thuê đất; đến tháng 10 đã miễn giảm 60.547 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ miễn, giảm 79 nghìn tỷ đồng; gia hạn 121 nghìn tỷ đồng...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá cơ bản ổn định.

Từ đầu năm 2023, đã 04 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%; triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, 15 nghìn tỷ đồng cho lâm sản, thủy sản; tập trung vốn tín dụng cho các động lực tăng trưởng, lĩnh vực ưu tiên. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai theo lộ trình, kế hoạch đặt ra; an toàn hệ thống được bảo đảm; khoanh nợ, cơ cấu lại, giữ nguyên nhóm nợ, gia hạn nợ cho người dân, doanh nghiệp.

Năm 2022 đã miễn thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường và một số khoản thuế, phí, lệ phí khác trên 60,5 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời gian nộp các loại thuế, tiền thuê đất trên 114,5 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn một số loại thuế, phí, tiền thuê đất; đến tháng 10 đã miễn giảm 60.547 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ miễn, giảm 79 nghìn tỷ đồng; gia hạn 121 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong các lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế, bất cập, đúng như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu. Tiến độ hoàn thành các quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch tỉnh còn chậm. Giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay trong gói 40 nghìn tỷ đồng của Chương trình phục hồi và phát triển KTXH chưa đáp ứng yêu cầu. Việc sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa các DNNN còn chậm.

Tiếp cận tín dụng còn hạn chế, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng; việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém gặp nhiều khó khăn do phải đánh giá đúng giá trị tài sản đã qua nhiều thời kỳ…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra Bộ Xây dựng và UBND TP. HCM

Ngày 7/11, Thanh tra Chính phủ đã công bố Quyết định số 596/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ về thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng và UBND TP. HCM.

Theo đó, Đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng và UBND TP. HCM. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2022 (thời kỳ thanh tra có thể được mở rộng trước và sau thời kỳ thanh tra nêu trên nếu có nội dung liên quan). Thời hạn thanh tra là 60 ngày kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định). Đoàn thanh tra gồm 15 thành viên do ông Đinh Đăng Lập, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

 

7. Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản: Tranh cãi quy định đặt cọc, giao dịch qua sàn

Liên quan đến quy định đặt cọc trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết có hai phương án. Ở phương án thứ nhất, chủ đầu tư chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và thực hiện giao dịch theo quy định.

Phương án thứ hai, chủ đầu tư chỉ được thu tiền đặt cọc khi đủ điều kiện giấy tờ về quyền sử dụng đất và thiết kế dự án được thẩm định. Số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua tài sản. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua.

Đa số các ĐBQH đồng tình với phương án thứ nhất. Mội số đại biểu đề xuất mức tiền đặt cọc không vượt quá 5% giá bán bán bất động sản.

Về quy định giao dịch bất động sản qua sàn, UBTVQH tiếp thu và chỉnh sửa theo hướng bỏ quy định về các giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản. Đồng thời, bổ sung quy định Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch bất động sản.

Tại phiên thảo luận, nhiều ĐBQH ủng hộ với việc khuyến khích mà không bắt buộc qua sàn giao dịch, đồng thời cần có các quy định nhằm nâng cao năng lực chuyên nghiệp của sàn, chất lượng trình độ của những người hoạt động ở sàn.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết sẽ phối hợp với cơ quan soạn thảo nghiên cứu ý kiến đại biểu Quốc hội qu định theo hướng sàn thực hiện chức năng trung gian môi giới, không tham gia vào mua bán.

Ngoài ra, một số đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định mọi giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng để chống tham nhũng, trốn thuế.

Còn nhiều ý kiến khác nhau về Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

8 Dự thảo Luật Đất đai: Nóng vấn đề thu hồi đất, định giá đất

Điều 79 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung một số nội dung, trong đó có khái niệm “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” dùng để làm gì…

Dự thảo Luật quy định 30 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia nhưng không có các dự án phát triển du lịch, vui chơi, giải trí. Đây là một trong những nội dung được nhiều ĐBQH quan tâm.

Nhiều đại biểu thống nhất với nội dung bổ sung quy định cho phép Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp dự án đã được Quốc hội, Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Một số ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng áp dụng quy định này, phải đưa đất phát triển khu du lịch dịch vụ vào trong trường hợp phải được thu hồi đất, làm rõ các trường hợp thu hồi đất được quy định tại Điều 79 của dự thảo luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết nếu các doanh nghiệp, nhà đầu tư mà muốn được thỏa thuận, các đại biểu cũng ủng hộ theo hướng này để trong quá trình thỏa thuận bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp và tránh các khiếu kiện phức tạp. Các đại biểu cũng còn băn khoăn ở trong trường hợp thỏa thuận không thành công thì cũng cần phải có cơ chế xử lý.

Về các phương pháp định giá đất, Dự thảo luật lồng ghép phương pháp chiết trừ vào phương pháp so sánh, không còn là một phương pháp định giá độc lập; bổ sung trở lại phương pháp thặng dư (lấy doanh thu giả định của dự án trừ đi chi phí ước tính, từ đó, cơ quan quản lý tính số thuế đất mà doanh nghiệp, người dân phải nộp)…

Dự thảo luật đã dành một mục riêng về giá đất; quy định nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá đất (Điều 159). Định giá đất là vấn đề được dư luận và đông đảo ĐBQH quan tâm. Một số Đại biểu đã kiến nghị bỏ phương pháp thặng dư vì cho rằng phương pháp này khó khả thi.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

9. Thủ tướng: Kịp thời xử lý vướng mắc của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp

Thủ tướng cho biết Chính Phủ sẽ tiếp tục đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là về tài khóa, tiền tệ, xử lý vướng mắc của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp,...

Báo cáo tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực, vừa giải quyết các vấn đề trước mắt, vừa chuẩn bị cơ sở, tiền đề cho những năm tiếp theo.

Trong đó, các địa phương đầu tàu phát triển thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng tổng cầu, nhất là các chính sách tài khóa, tiền tệ, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, đất đai,…đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thu hút vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài.

Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời những bất cập, khó khăn, vướng mắc cả về quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tập trung cho nhiệm vụ này, cần đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Tiếp tục đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là về tài khóa, tiền tệ, xử lý vướng mắc của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cho biết, một số quy định, cơ chế, chính sách không còn phù hợp, chậm được sửa đổi. Thủ tục hành chính đối với sản xuất kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp trên một số lĩnh vực còn phức tạp, rườm rà, quy trình thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan và giữa các cơ quan có lúc, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc phân cấp, phân quyền trong một số lĩnh vực còn vướng mắc về thể chế, nhất là với những vấn đề phát sinh mới.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, có nhiều vấn đề đã được Chính phủ tập trung xử lý trong thời gian qua, có kết quả cụ thể, tuy nhiên cũng có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp phù hợp, hiệu quả để tập trung khắc phục trong thời gian tới

Click để đọc chi tiết về bài viết!

10. Quốc hội thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6,0-6,5%

Quốc hội thống nhất đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6-6,5% đồng thời yêu cầu triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024...

ƯU TIÊN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG, GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

Theo đó, về các chỉ tiêu chủ yếu, Quốc hội quyết nghị: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700-4.730 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%-24,2%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0-4,5%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8%-5,3%;

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28-28,5%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%;

Ơ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GẮN VỚI ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NỘI SINH

Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực nội sinh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

Cụ thể, tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Tập trung phục hồi, phát triển các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất chíp bán dẫn, để trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

TRIỂN KHAI KỊP THỜI, HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỪ 1/7/2024

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Tập trung đào tạo 50.000-100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành nghiên cứu và sản xuất chip bán dẫn đến năm 2025 và năm 2030.

Cùng với đó, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân …

Quốc hội yêu cầu, xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ để triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Click để đọc chi tiết về bài viết 

11. TP.HCM: Đến năm 2030, người dân có thể tra cứu đất đai trên mạng internet

TP.HCM sẽ xây dựng thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả…

UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 38 của Thành ủy thành phố về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Theo đó, về thể chế: TP.HCM nghiên cứu, đề xuất các nội dung liên quan góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách, đồng thời rà soát, ban hành các quy định phù hợp với chính sách, pháp luật và thực tiễn thành phố về quản lý, sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Song song đó, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện Đề án quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính về đất đai…

Về nguồn lực đất đai: TP.HCM quản lý, khai thác, sử dụng đất đai tiết kiệm, bền vững, hiệu quả trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xây dựng hệ thống quản lý đất đai tiên tiến, ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hạ tầng thông tin đất đai hiện đại để đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện và căn bản về quản lý đất đai, bảo đảm tài nguyên đất đai được quản lý chặt chẽ theo pháp luật, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Về thị trường: thành phố xây dựng thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả.

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền phù hợp theo cơ chế kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Hoàn thành cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính đồng bộ với hồ sơ, cơ sở dữ liệu địa giới hành chính các cấp; xây dựng, vận hành và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố.

Đáp ứng các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu tạo nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai; hoàn tất việc áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất phục vụ cho công tác định giá đất và xây dựng bảng giá các loại đất; tổ chức công khai, minh bạch về giá đất.

Bên cạnh đó, tập trung giải quyết những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế; đất đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng chưa thực hiện dự án...

Đến năm 2030, cơ bản hoàn thành việc xây dựng, vận hành hệ thống thông tin đất đai để phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, tra cứu thông tin đất đai bằng hệ thống điện tử và mạng internet.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản nêu trên bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Times Pro: 

Tin tức bất động sản về giá cả thị trường

Tin tức bất động sản về dự án và quy hoạch

Tin tức bất động sản về chính sách pháp luật

Tin tức bất động sản về phân tích nhận định của chuyên gia

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan