Tin tức
03/11 2023

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 10 năm 2023

  • 202
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức bất động sản về quy hoạch 10 năm 2023: Những Triển vọng hứa hẹn trong thị trường địa ốc

Quy hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phát triển của một quốc gia, và thị trường bất động sản không nằm ngoại lệ. Với tầm nhìn xa và mục tiêu phát triển bền vững, quy hoạch 10 năm 2023 đang là chủ đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực này. Đối với những nhà đầu tư và người mua nhà, việc nắm bắt thông tin về tin tức bất động sản về quy hoạch trở thành một yếu tố quan trọng trong quyết định và lựa chọn của họ.

Năm 2023 được kỳ vọng là một năm đầy triển vọng cho thị trường bất động sản, với việc triển khai những kế hoạch quy hoạch mang tính đột phá và những dự án mới được xây dựng. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, nhu cầu về nhà ở, văn phòng và các dịch vụ kinh doanh đang tăng cao, và việc quy hoạch hợp lý và hiệu quả sẽ đóng vai trò then chốt trong việc đáp ứng nhu cầu này.

Với sự đầu tư mạnh mẽ và sự hỗ trợ từ chính phủ, dự kiến thị trường bất động sản sẽ tiếp tục trở thành một nguồn lợi nhuận hấp dẫn và an toàn cho nhà đầu tư trong năm 2023. 

tin-tuc-tin-tuc-bat-dong-san-ve-quy-hoach-thang-10-nam-2023

Bài tổng hợp tin tức bất động sản về quy hoạch trên cả nước trong tháng 10 có những tin chính sau:

  1. Thêm hơn 1,3 tỷ USD đầu tư vào khu công nghiệp Hải Phòng
  2. TP.HCM phát triển 35.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025
  3. Trình phương án lập 2 thành phố trực thuộc Hà Nội
  4. Hải Phòng bổ sung 2 cụm công nghiệp gần 120 ha vào quy hoạch
  5. Hà Nội xác định 5 trục không gian chính trong quy hoạch, trục sông Hồng được đặc biệt quan tâm
  6. Tín dụng kinh doanh BĐS tăng nhanh, hơn 150.000 tỷ được bơm cho các dự án
  7. Hơn 6 triệu tỉ đồng tiền gửi của người dân đang nằm trong ngân hàng, lý do người mua vẫn chưa mặn mà với bất động sản?

1. Thêm hơn 1,3 tỷ USD đầu tư vào khu công nghiệp Hải Phòng

Chiều 22/9, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học Công nghệ cao Ecovance của Tập đoàn SK (tập đoàn lớn thứ 2 tại Hàn Quốc) và trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điểu chỉnh tăng vốn cho các dự án khác. Tổng vốn đầu tư của các dự án mới và dự án điều chỉnh tăng vốn đợt này đạt hơn 1,3 tỷ USD.

Theo Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học Công nghệ cao Ecovance tiêu sản xuất vật liệu phân hủy sinh học, sử dụng diện tích 32.089 m2, xây dựng trong Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng I, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải. Tổng giá trị đầu tư  của dự án là 500 triệu USD.

Dự án của Tập đoàn SK được triển khai tại Hải Phòng sẽ góp phần mang lại nhiều ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, hàng đầu của thế giới hiện nay vào nền sản xuất công nghiệp của thành phố. Đồng thời, nâng cao trình độ tay nghề của nguồn nhân lực thành phố, hình thành các trung tâm nghiên cứu phát triển, và tạo ra nguồn thu ngân sách.
Cũng trong chiều nay, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điểu chỉnh tăng vốn 238 triệu USD cho dự án sản xuất máy và thiết bị văn phòng của nhà đầu tư Kyocera Document Solutions  Inc. (Nhật Bản) tại Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên 425 triệu USD.

Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cũng trao chứng nhận đầu tư cho các dự án khác. Tổng vốn đầu tư của các dự án đạt trên 1,3 tỷ USD.

Click để đọc thêm về bài viết!

2. TP.HCM phát triển 35.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2021-2025, chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội TP.HCM dự kiến khoảng 2,5 triệu m2, tương đương khoảng 35.000 căn; phấn đấu nhà ở cho thuê đạt 7.000 căn hộ, nhà ở lưu trú công nhân đạt 4.500 căn hộ…

UBND TP.HCM vừa có báo cáo về việc triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2025. Giai đoạn 2016-2020, thành phố đã xây dựng, đưa vào sử dụng 19 dự án nhà ở xã hội, quy mô 14.954 căn hộ.

Đối với nhà ở lưu trú công nhân, đã đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng 1 dự án, quy mô 1.449 phòng. Giai đoạn 2021-2025, chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội dự kiến khoảng 2,5 triệu m2, khoảng 35.000 căn nhà. Trong đó, nhà ở cho thuê phấn đấu đạt khoảng 7.000 căn hộ; nhà ở lưu trú công nhân phấn đấu đạt khoảng 4.500 căn hộ.

Kết quả đến quý 2-2023, Thành phố đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2 dự án, quy mô 623 căn hộ. Có 6 dự án nhà ở xã hội (với quy mô 3.956 căn hộ) và 1 dự án nhà lưu trú công nhân (1.040 căn) đang thi công. Hiện còn 82 dự án đang được theo dõi trong kế hoạch phát triển nhà ở xã hội. Thành phố sẽ phấn đấu hoàn thành các thủ tục pháp lý đầu tư xây dựng để đưa vào đầu tư xây dựng khoảng 35.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng 2,5 triệu m2 sàn theo kế hoạch phát triển nhà ở Thành phố.

Hiện, UBND TP.HCM đã báo cáo Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiến nghị một số nội dung cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về xây dựng nhà ở xã hội. Trong đó, tập trung các vấn đề như xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và các khoản chi phí hợp pháp khác và việc phân bổ các chi phí này vào quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội khi chủ đầu tư nhà ở thương mại thực hiện bàn giao quỹ đất ở 20% cho Nhà nước để phát triển nhà ở xã hội; hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội khi điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án; hướng dẫn xác định thành viên của hộ gia đình để xét đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội.

TP.HCM đang triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (hiệu lực từ 01/8/2023). Vận dụng các cơ chế, chính sách mới từ Nghị quyết 98, các khó khăn, vướng mắc trước đó được Thành phố nỗ lực tháo gỡ, trong đó có các dự án nhà ở xã hội.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hầu hết các dự án đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Các bước thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn phức tạp, ngoài thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, chấp thuận đầu tư, giao đất, tính tiền sử dụng đất, ký quỹ như nhà ở thương mại, các dự án nhà ở xã hội phải thực hiện thêm các thủ tục như thẩm định giá bán nhà ở xã hội, xác nhận đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội, kiểm toán chi phí để xác định lợi nhuận định mức.

Một nguyên nhân nữa khiến các dự án nhà ở xã hội “bất động” sau động thổ, đó là chủ đầu tư chưa thực sự chủ động về nguồn vốn, nên tiến độ thi công kéo dài. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án nhà ở xã hội rất khó khăn, tiến độ thực hiện dự án chậm, thậm chí không thực

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Trình phương án lập 2 thành phố trực thuộc Hà Nội

Chính phủ trình phương án lập 2 thành phố mới của Hà Nội nằm ở phía bắc sông Hồng (khu vực Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai).

Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi với 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012).

Về quy định chính quyền tại Thủ đô, Chính phủ đề xuất thực hiện mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội theo hướng không tổ chức HĐND phường, đồng thời bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc TP Hà Nội.

Việc bổ sung cấp chính quyền trong thành phố như vậy để hướng đến Hà Nội xây dựng thêm 2 thành phố mới ở phía Bắc và phía Tây.

Theo đó, 2 thành phố mới của Hà Nội dự kiến gồm: Khu vực phía Bắc là thành phố logistics, dịch vụ (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); khu phía Tây là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai).

Những khu vực này sẽ có đặc thù vượt trội so với cơ cấu tổ chức của HĐND, UBND quận, huyện, thị xã theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, như tăng số lượng phó chủ tịch HĐND (từ 1 lên 2), tăng số lượng phó chủ tịch UBND (từ 3 lên 4), tăng đại biểu HĐND chuyên trách (từ 6 lên 9).

Để tăng cường tổ chức bộ máy của HĐND TP Hà Nội, Chính phủ đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND từ 95 đại biểu lên 125 người; tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách từ 20% lên 25%.

Theo lý giải, Hà Nội là một trong hai địa phương có quy mô dân số đông nhất cả nước với tốc độ gia tăng dân số cơ học hàng năm ở mức 1,4%/năm; số lượng người cư trú thường xuyên và làm việc tại Hà Nội khoảng trên 10 triệu người.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Hải Phòng bổ sung 2 cụm công nghiệp gần 120 ha vào quy hoạch

Đó là Cụm công nghiệp phụ trợ Tràng Duệ tại xã Hồng Phong và xã An Hòa, huyện An Dương, có diện tích khoảng 58,8ha; Cụm công nghiệp Lê Thiện-Đại Bản tại xã Lê Thiện và xã Đại Bản, huyện An Dương, diện tích  59,33ha. Cả hai cụm công nghiệp đều có tính chất là cụm công nghiệp công nghiệp cao, công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử-tin học; công nghiệp hỗ trợ (phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử-tin học cơ khí, điện tử-tin học).

UBND TP giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND huyện An Dương, cùng cơ quan liên quan thực hiện lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, thành lập cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP; Nghị định số 66/2020/NĐ-CP của Chính phủ và  quy định của pháp luật khác có liên quan.

Trước đó, Hải Phòng đã bổ sung Cụm công nghiệp Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng vào Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp TP.Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Cụm công nghiệp Quyết Tiến có diện tích 50 ha, với tính chất quy hoạch là: công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp nhẹ (thực phẩm, may mặc, giầy dép, văn phòng phẩm, chế biến nông sản); công nghiệp hỗ trợ (phục vụ các ngành cơ khí, điện tử, đóng tàu, may mặc, giày dép...).

Theo UBND TP, việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, dịch vụ, từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.

Hiện trên địa bàn thành phố có 5 cụm công nghiệp, gồm Vĩnh Niệm, An Lão, Tân Liên, Tàu thủy An Hồng và Quán Trữ đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 86% và cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng đang đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Ngoài ra, còn có 6 cụm công nghiệp (tính đến tháng 6/2023) có Quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định thành lập cụm công nghiệp đang triển khai. Cụ thể là Cụm công nghiệp Tiên Cường II, huyện Tiên Lãng, được UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày 18/01/2022; thành lập cụm công nghiệp tại Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày 23/2/2022, với quy mô 47,8 ha, chủ đầu tư Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Tiến Phát.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Hà Nội xác định 5 trục không gian chính trong quy hoạch, trục sông Hồng được đặc biệt quan tâm

Theo các chuyên gia, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần tập trung vào hai thành phố trực thuộc Thủ đô, ba tuyến hành lang kinh tế, 4 không gian chú trọng phát triển và 5 trục phát triển để phát huy.

Trong đó, có việc hình thành 5 trục không gian cảnh quan chính quan trọng, bảo đảm cho Hà Nội phát triển hài hòa, bền vững nhưng vẫn bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống.

Các trục được định hướng nghiên cứu là trục sông Hồng - trục xanh, cảnh quan trung tâm; trục Hồ Tây - Ba Vì kết nối trung tâm với vùng văn hóa xứ Đoài; trục Nhật Tân - Nội Bài là trục đô thị thông minh; trục không gian Hồ Tây - Cổ Loa là trục kết nối di sản đô thị.

Cuối cùng là trục liên kết phía Nam, gắn với trục văn hóa Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính, kết nối di sản Thăng Long - Hoa Lư, gắn với vùng di tích Hương Sơn - Tam Chúc.

Theo các chuyên gia, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần tập trung vào hai thành phố trực thuộc Thủ đô, ba tuyến hành lang kinh tế, 4 không gian chú trọng phát triển và 5 trục phát triển để phát huy.

Đại diện Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết, định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065 trình HĐND thành phố xem xét thông qua lần này có một số điểm mới so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô năm 2011.

Cụ thể, quy hoạch cũ có ba trục không gian gồm sông Hồng, Hồ Tây - Ba Vì và Hồ Tây - Cổ Loa. Tờ trình lần này bổ sung hai trục Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp lên sân bay Nội Bài) và phía Nam nối trung tâm Hà Nội.

Trục Nhật Tân - Nội Bài đã hình thành nhưng không gian hai bên đường chưa phát triển nhiều, thời gian tới sẽ có các đô thị thông minh, công trình lớn như Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, không gian xanh.

Trục không gian phía nam thành phố hình thành trong tương lai gắn với trục văn hóa Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính; kết nối di sản Thăng Long - Hoa Lư gắn với di tích Hương Sơn - Tam Chúc.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Tín dụng kinh doanh BĐS tăng nhanh, hơn 150.000 tỷ được bơm cho các dự án

Dư nợ kinh doanh bất động sản tính đến hết tháng 7 tăng trưởng gần 19%, có nghĩa các ngân hàng đã cho các chủ đầu tư dự án vay thêm hơn 150.000 tỷ đồng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 7/2023, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực này đạt hơn 2,7 triệu tỷ đồng, tăng gần 5% so với cuối năm 2022.

Trong đó, dư nợ kinh doanh bất động sản trong 7 tháng đầu năm đã tăng trưởng 18,95%, vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%). Theo đánh giá, đây là mức tăng trưởng rất cao, gấp hơn 4 lần mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (4,54%).

Tính đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt khoảng 800.000 tỷ đồng. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2023, các ngân hàng đã cho các chủ đầu tư dự án vay thêm hơn 150.000 tỷ đồng.

Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường vừa qua đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án.

Trong khi đó, dư nợ tín dụng tiêu dùng tự sử dụng bất động sản, chiếm 65% tổng dư nợ tín dụng bất động sản, giảm 1,36%. Đây là năm đầu tiên trong 3 năm gần đây xuất hiện xu hướng giảm, như cuối năm 2022 tăng hơn 31%. Khoản tín dụng này thường dành cho cá nhân vay mua nhà, sửa chữa nhà.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Hơn 6 triệu tỉ đồng tiền gửi của người dân đang nằm trong ngân hàng, lý do người mua vẫn chưa mặn mà với bất động sản?

Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng nhà nước, tính đến hết tháng 7/2023 lượng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,3 triệu tỷ đồng, đây là mức cao kỷ lục.

Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, ngân hàng nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%/năm.

Từ dữ liệu này cho thấy, dù lãi suất tiền gửi liên tục giảm nhưng gần như dòng tiền của người dân vẫn hướng vào kênh này. Sự phục hồi của thị trường bất động sản, chứng khoán còn khá yếu. Nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng bất động sản không còn sức hấp dẫn quá lớn với nhà đầu tư mặc dù tiền của họ vẫn còn?

Từ đầu năm, Chính phủ và các bộ ngành có nhiều động tháo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Bên cạnh việc cơ cấu lại trái phiếu, gỡ vướng thủ tục, Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất. Khi lãi suất cao, người dân thường có xu hướng gom tiền gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, mỗi khi lãi suất xuống thấp, hầu hết lại tính đến chuyện rút tiền để đầu tư vào những kênh có khả năng sinh lời cao.

Trong các báo cáo nhận định thị trường bất động sản hồi giữa năm nay nhiều đơn vị nghiên cứu cũng đưa ra kịch bản dòng tiền tiết kiệm đáo hạn trong quý 3/2203 có thể chảy vào bất động sản nếu lãi suất giảm xuống mức 6-7%. Ước tính khoản tiền gửi trị giá khoảng 496.000 tỉ đồng sẽ đáo hạn trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 12/2023. Chỉ cần một phần trong dòng tiền khổng lồ này “chảy” vào bất động sản, tốc độ hồi phục của thị trường có thể được đẩy lên nhanh hơn.

Đến nay, dù thị trường bất động sản đã có có tín hiệu phục hồi sức mua ở một vài phân khúc nhưng nhìn chung thanh khoản toàn thị trường còn khá yếu. Những kỳ vọng về việc tiếp nhận dòng tiền tiết kiệm đáo hạn của thị trường bất động sản từ ngân hàng có lẽ chưa thành hiện thực.

Click để đọc chi tiết về bài viết! 

Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản nêu trên bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Times Pro: 

Tin tức bất động sản về giá cả thị trường

Tin tức bất động sản về dự án và quy hoạch

Tin tức bất động sản về chính sách pháp luật

Tin tức bất động sản về phân tích nhận định của chuyên gia

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan