Tin tức
03/11 2023

Tin tức bất động sản về phân tích nhận định chuyên gia tháng 10/2023

  • 288
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Trong tin tức bất động sản về phân tích nhận định của chuyên gia này sẽ đưa quý độc giả sâu hơn vào thế giới đầy biến động của thị trường bất động sản, thông qua các phân tích và nhận định chính xác từ các chuyên gia hàng đầu. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những xu hướng mới nhất, dự báo về giá trị bất động sản, và những yếu tố tác động đến quyết định mua nhà hoặc đầu tư trong thời điểm hiện tại.

Những chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những biến động trên thị trường, từ những vùng đất đang nổi lên đến các dự án bất động sản đáng chú ý. Chúng ta sẽ cùng tham gia vào cuộc trò chuyện sâu hơn với họ để tìm hiểu về những chiến lược đầu tư thông minh, bằng cách nhìn nhận từ góc độ chuyên nghiệp và hiểu biết sâu rộng về ngành bất động sản.

Qua bài viết này, chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận đánh giá chính xác và chi tiết từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản. Bạn sẽ được hướng dẫn bởi những thông tin đáng tin cậy và đồng hành với chúng tôi để hiểu rõ hơn về hình ảnh tổng quan của thị trường bất động sản ngày nay, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và thông minh trong lĩnh vực này.

tin-tuc-bat-dong-san-ve-phan-tich-nhan-dinh-chuyen-gia-thang-10-2023

  1. Dự báo vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tăng mạnh mẽ trong thời gian tới
  2. Thị trường bất động sản đến thời “chọn mặt gửi vàng”
  3. Những thách thức của thị trường bất động sản trong thời gian tới
  4. Yếu tố khiến nhu cầu bất động sản logistics tăng cao
  5. Thị trường bất động sản sẽ hồi phục từ quý 2/2024 và tăng trưởng rõ rệt từ 2025
  6. Chung cư có tỷ suất lợi nhuận 12,5% trong 8 năm qua, được dự báo sẽ là phân khúc phục hồi sớm nhất thị trường
  7. Hải Phòng: 5 nhân tố nổi bật giúp thị trường bất động sản phát triển
  8. Cần có "điều quét" trong thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội
  9. Dù khó khăn, thị trường bất động sản vẫn được đánh giá còn nhiều cơ hội hơn thách thức

1. Dự báo vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tăng mạnh mẽ trong thời gian tới

Theo Viện nghiên cứu thị trường Bất động sản Việt Nam, giai đoạn 2021 – 2030, các nguồn vốn trợ cho thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định, thậm chí còn mạnh mẽ hơn nhờ sự phát triển của thị trường tài chính và chứng khoán trong thời gian tới.

Theo Viện nghiên cứu thị trường bất động sản Việt Nam, nguồn vốn cho thị trường bất động sản thời gian qua đã đóng góp vai trò quan trọng cho sự ổn định và phát triển của thị trường bất động sản. Trong đó có 6 nguồn vốn chính gồm: vốn tín dụng, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bất động sản bao gồm vốn từ thị trường chứng khoán, vốn FDI, vốn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, vốn từ các quỹ đầu tư, vốn từ ngân sách.

Dự báo giai đoạn 2021 – 2030, các nguồn vốn hỗ trợ cho thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định, thậm chí còn mạnh mẽ hơn nhờ sự phát triển của thị trường tài chính và chứng khoán trong thời gian tới.

Cụ thể, nguồn vốn tín dụng được dự báo tiếp tục tăng trưởng khoảng 10 – 12%/năm để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong khoảng 6,8 – 7,2%; trong đó tăng trưởng tín dụng bất động sản (bao gồm cả cho vay nhà ở và kinh doanh bất động sản) tiếp tục duy trì ở mức tương đương tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (khoảng 10 – 12%/năm). Quy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản ước tính sẽ đạt khoảng 2 triệu tỷ đồng (khoảng 86 tỷ USD) và tín dụng nhà ở sẽ vào khoảng 3-3,5 triệu tỷ đồng (khoảng 147 tỷ USD) vào năm 2030.

Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết và doanh nghiệp bất động sản nói chung được dự báo tiếp tục tăng mạnh nhờ sự phát triển của thị trường chứng khoán, nhất là sau khi Việt Nam có thể được nâng hạng lên thị trường mới nổi (năm 2022 – 2023).

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp bất động sản cũng được dự báo ở mức 20% giai đoạn 2021 – 2025, tương đương mức tăng giai đoạn 2010 – 2020; tuy nhiên có thể sẽ chậm lại, còn khoảng 10% vào giai đoạn 2025 – 2030. Dự báo quy mô nguồn vốn doanh nghiệp bất động sản niêm yết sẽ đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng (khoảng 76 tỷ USD) vào năm 2030.

Nguồn vốn trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp bất động sản trong thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh với tốc độ tăng khoảng 20 – 25%/năm. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể đạt mức khu vực hiện nay, tức vào khoảng 20 – 25% GDP vào năm 2030. Với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm thì đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 12 triệu tỷ đồng. Khi đó, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể đạt khoảng 2,4 triệu tỷ đồng; trong đó, riêng trái phiếu bất động sản chiếm khoảng 25 – 30%, tương đương khoảng 600 đến 720 nghìn tỷ đồng.

Nguồn vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn tới được dự báo duy trì ổn định, tăng trưởng bình quân khoảng 5 – 7%/năm trong giai đoạn 2021 – 2030. Quy mô nguồn vốn FDI bất động sản đăng ký sẽ đạt khoảng 175 nghìn tỷ đồng (tương đương 7,5 tỷ USD) vào năm 2030 và chiếm tỷ trọng khoảng 10-12% tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam.

Bên cạnh nguồn vốn FDI, kiều hối cũng là một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển của thị trường bất động sản khi Việt Nam luôn nằm trong top 11 nước có nguồn kiều hối lớn nhất thế giới từ năm 2015 đến nay. Mặc dù phải chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng kiều hối của Việt Nam năm 2020 và 2021 vẫn tăng lần lượt 3% và 4,6% so với năm trước.

Năm 2022, theo World Bank và KNOMAD, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022 và từ 3,6-4,5% trong năm tiếp theo, sau khi ghi nhận mức tăng 5% trong năm 2021. Mức tăng này tương đương khoảng 1 tỷ USD và đạt gần 19 tỷ USD. Như vậy, với con số ấn tượng này, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.

Nguồn vốn từ các quỹ đầu tư, mặc dù hoạt động các quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT) hiện nay khá mờ nhạt; tuy nhiên trong tương lai, cùng với sự phát triển nâng hạng của thị trường, triển khai luật chứng khoán và sự phát triển của nền kinh tế sẽ từng bước hình thành các mẫu hình quỹ đầu tư bất động sản mới phù hợp với thị trường, từ đó sẽ có thể phát triển mạnh mẽ hơn so với giai đoạn hiện nay, đóng vai trò tích cực hơn trong cơ cấu vốn tài trợ cho thị trường bất động sản. Từ kinh nghiệm quốc tế và điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam cho thấy, nguồn vốn đầu tư bất động sản thông qua REIT được dự báo có triển vọng tốt trong giai đoạn 2020 – 2030 với điều kiện cần sự nghiên cứu và thúc đẩy chính sách từ cơ quan quản lý Nhà nước.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Thị trường bất động sản đến thời “chọn mặt gửi vàng”

Thị trường bất động sản hiện đang là thị trường của người mua, do đó, chính doanh nghiệp môi giới cũng trở nên thận trọng hơn thông qua việc lựa chọn kỹ chủ đầu tư và sản phẩm phân phối…

LIÊN TIẾP HẠ LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH

Theo DXS – FERI, tiêu điểm là việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp tính từ tháng 3/2023, đưa mức lãi suất tái chiết khấu về 3,5%; lãi suất tái cấp vốn về 4,5%. Việc lãi suất huy động hạ nhiệt sâu đã kéo lãi suất cho vay đang tiệm cận gần mức đầu năm 2022. Hiện, lãi suất ưu đãi sản xuất kinh doanh được các ngân hàng chào mức trung bình từ 6,5% - 7,5%/năm; lãi suất cho vay mua bất động sản trong thời gian ưu đãi 7,5%-8,5%, lãi suất thả nổi trung bình 11%-12%.

Đơn vị đánh giá, 9 tháng đầu năm 2023 đã chứng kiến động thái quyết liệt nhằm thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là giảm lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân. Nhưng không chỉ vậy, mà đối với các dự án bất động sản của doanh nghiệp gặp vướng mắc, Tổ công tác của Chính phủ cũng rất nỗ lực tháo gỡ, giúp dự án tiếp tục triển khai. Cụ thể, tại TP.HCM, Tổ công tác chỉ đạo và giải quyết được 67 dự án, tương đương 37,2% so với số lượng 180 dự án ban đầu. Trong đó có 28 dự án theo hướng dẫn, đôn đốc của Tổ công tác; 39 dự án thông qua rà soát của địa phương. Còn Hà Nội, Tổ công tác đã chỉ đạo, giải quyết 419 dự án, tương đương 58,8% so số lượng 712 dự án ban đầu và vẫn tiếp tục giải quyết cho 293 dự án.

Còn tại cuộc khảo sát khách hàng về việc có ý định mua bất động sản nếu lãi suất đã giảm hay không, thì 26% số người chọn đáp án “có”; 31% phản hồi “không”; 43% người phân vân “chưa chắc chắn”. Điều này thể hiện khi lãi suất giảm, niềm tin thị trường dần quay lại, thì vẫn có khách hàng xuống tiền mua bất động sản nhưng đa số thì đang nghe ngóng.

Tương tự, trong khảo sát mới nhất thực hiện vào tháng 9/2023 đối với cá nhân môi giới bất động sản đã nghỉ việc về thời điểm dự kiến quay trở lại nghề, tín hiệu tích cực là 11% cho biết đã trở lại nghề trong quý 3/2023; 38% số người tham gia cho biết sẽ trở lại khi thị trường đã hồi phục; tuy nhiên 24% đang phân vân, chờ tình hình thị trường năm 2024 sẽ quyết định sau...

ĐANG LÀ THỊ TRƯỜNG CỦA NGƯỜI MUA

Từ diễn biến của thị trường, các chuyên gia của DXS – FERI nhận xét, thị trường bất động sản hiện đang là thị trường của người mua. Do đó, doanh nghiệp môi giới cũng đã trở nên thận trọng hơn thông qua việc lựa chọn kỹ chủ đầu tư lẫn sản phẩm phân phối.

Theo khảo sát của DXS – FERI, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp môi giới khi lựa chọn sản phẩm môi giới bán hàng trong giai đoạn này.

Cụ thể: pháp lý bán hàng an toàn chiếm 27%; phí trả nhanh chiếm 25%; uy tín chủ đầu tư 14%; sản phẩm phù hợp túi tiền 12%; chủ đầu tư truyền thông mạnh về dự án 10%; yếu tố khác 11%.

Như vậy, có thể thấy, ưu tiên lựa chọn dành cho pháp lý bán hàng an toàn và trả phí nhanh chiếm hơn 50% quyết định của doanh nghiệp môi giới. Ngoài ra, uy tín của chủ đầu tư, loại hình sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thực, phù hợp túi tiền cũng được nhiều người lựa chọn. Mặt khác, chủ đầu tư cần làm truyền thông mạnh về dự án, hỗ trợ đại lý, sàn môi giới trong thu hút, tư vấn khách hàng là yếu tố quan trọng thuộc top 5 yếu tố mà doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm môi giới.

“Khi sàn môi giới thận trọng hơn, “chọn mặt gửi vàng” trong lựa chọn sản phẩm môi giới, thì áp lực buộc chủ đầu tư phải làm chỉnh chu hơn, tử tế hơn để có thể chào bán dự án thành công. Điều này về lâu dài sẽ tác động tích cực đến thị trường chung và khôi phục niềm tin từ khách hàng mua bất động sản”, bà Phùng Thị Phượng, Đất Xanh Miền Tây nhận định.

Theo chuyên gia, bước vào quý 4/2023, với sự nỗ lực từ Chính phủ đến doanh nghiệp thì tới nay dù còn nhiều khó khăn nhưng đã có dấu hiệu thị trường bớt xấu. Dự kiến, thị trường sẽ đón nhận nguồn cung mới từ những dự án đã được tháo gỡ về pháp lý. Nguồn cung thứ cấp cũng ổn định và đa dạng khi được bổ sung thêm nhiều dự án sắp bàn giao. Hiện tại, lãi suất cho vay giảm về khoảng 10%/năm. Kỳ vọng quý 4, mức lãi suất tiếp tục duy trì, đồng thời, khách hàng hỗ trợ nhiều hơn về hạn mức tín dụng vay mua bất động sản. Đây là quý mà kỳ vọng rằng tâm lý nhà đầu tư dần chuyển hướng từ quan sát sang lựa chọn sản phẩm phù hợp để xuống tiền.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Những thách thức của thị trường bất động sản trong thời gian tới 

Thị trường bất động sản thời gian qua đã nhận được sự quyết liệt tháo gỡ của Chính phủ, Bộ ngành, địa phương, theo đó những tín hiệu tích cực đã dần xuất hiện. Tuy nhiên, bên cạnh đó thị trường vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và cần thời gian để tháo gỡ dứt điểm.

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Trước hết, hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản, như Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai và các luật liên quan khác vẫn còn chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường.

Vấn đề thứ hai, nhiều dự án bất động sản tại các địa phương khó khăn trong triển khai thực hiện. Tại một số địa phương lớn, khoảng 70 - 80% các dự án tạm dừng triển khai.

Vấn đề thứ ba, nguồn cung giảm nhưng kèm theo đó là cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý, thiếu nhà ở giá phù hợp với khả năng chi trả của người thu nhập thấp ở đô thị, đặc biệt là thiếu nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội.

Thứ tư, sức mua kém, thanh khoản thị trường suy giảm; và thứ năm là doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia nhận định, đúng một năm vừa qua, thị trường bất động sản rất khó khăn. Theo dự báo của vị chuyên gia, giai đoạn 2023 - 2024 thị trường bất động sản đối mặt với 6 rủi ro, thách thức chính.

Thứ nhất, thách thức xuất phát từ bên ngoài còn rất rõ như sức cầu yếu, giảm đà tăng trưởng; lạm phát, giá năng lượng, lãi suất còn cao; rủi ro tài chính - tiền tệ cao và đang giảm dần. Những điều này tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư và du lịch vào Việt Nam.

Thứ hai, rủi ro về tài chính liên quan đến tỷ giá, chứng khoán trở nên nhạy cảm hơn so với trước. Tín dụng tăng chậm chứng tỏ sức cầu đang yếu, không đủ khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng dẫn đến tín dụng suy giảm.

Thứ ba, đầu tư công tăng tốt nhưng rõ ràng chưa có yếu tố đột phá. Thứ tư, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt câu chuyện tái cơ cấu (pháp lý, tài chính, nhân sự, đơn hàng…). Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tín dụng gặp nhiều thách thức.

Thứ tư, thị trường trái phiếu, bất động sản đang phục hồi nhưng không thể phục hồi nhanh mà cần thêm thời gian, đặc biệt niềm tin của nhà đầu tư hồi phục chậm trong khi đây là yếu tố quan trọng.

Cuối cùng, mặc dù tích cực triển khai nhưng quá trình cải cách thể chế vẫn còn chậm so với nhu cầu. Tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm còn khá phổ biến.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Yếu tố khiến nhu cầu bất động sản logistics tăng cao 

Khảo sát của Công ty Savills Việt Nam cho thấy, ngành hậu cần kho bãi (logistics) của Việt Nam đang có mức tăng trưởng đáng kể do sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, các lĩnh vực sản xuất và thương mại điện tử.

Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số công bố cho thấy, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2022 đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ  tiêu dùng của cả nước.

Ước tính, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt 20,5 tỷ USD, chiếm khoảng 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trước những bước phát triển mạnh mẽ, logistics tại Việt Nam hiện vẫn tập trung hầu hết tại các thị trường lớn. Đây là cơ hội với các nhà đầu tư đối với mảng này để mang tới nguồn cung đáp ứng nhu cầu ngày càng đi lên của logistics.

Theo ông Thomas Rooney - Quản lý cấp cao Dịch vụ Tư vấn bất động sản (Savills Hà Nội), thị trường logistics hiện nay vẫn chưa được khai phá hết tiềm năng. Nguồn cung chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu, đòi hỏi các chủ đầu tư cần linh hoạt đưa ra những mô hình mới và tối ưu diện tích kho bãi sẵn có.

Phân tích về nhu cầu đối với logistics, ông Thomas cho biết, ngành thương mại điện tử cần diện tích thuê kho lớn để lưu trữ nhiều mặt hàng cũng như lắp đặt hệ thống hỗ trợ hoạt động lấy hàng, đóng gói. Thêm vào đó, các nhà sản xuất quốc tế với những mặt hàng giá trị gia tăng cao đều kỳ vọng có cả mặt bằng kho bãi để lưu trữ hàng hóa sau sản xuất.

Nhưng trên thực tế, hiện nguồn cung đối với mặt bằng nhà kho tại thị trường Việt Nam, đặc biệt tại phía Bắc vẫn chưa nhiều. Do vậy, các nhà đầu tư có thể cân nhắc tới các nhà kho cao tầng hoặc kho cảng thông minh.

“Việt Nam đang trở thành một trong những trung tâm sản xuất nổi bật của thế giới với môi trường đầu tư ngày một được cải thiện và các Hiệp định thương mại lớn được ký. Điều này đã tạo thêm sức hút của thị trường công nghiệp Việt Nam đối với danh mục đầu tư của các doanh nghiệp quốc tế lớn và uy tín. Đầu tư về hệ thống hạ tầng và kho vận sẽ đồng thời củng cố chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất” - Ông Thomas Rooney phân tích.

Đi kèm đó, triển vọng tích cực của ngành thương mại điện tử và nhu cầu giao hàng nhanh tiếp tục tăng cao hứa hẹn sẽ là tiền đề để thị trường logistics thêm phát triển trong thời gian tới với những mô hình hoạt động hiệu quả và được tối ưu hơn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Thị trường bất động sản sẽ hồi phục từ quý 2/2024 và tăng trưởng rõ rệt từ 2025

Đến quý 2/2024, thị trường bất động sản mới được kỳ vọng bắt đầu hồi phục và đà tăng trưởng sẽ rõ ràng hơn từ năm 2025...

GIÁ BÁN CĂN HỘ TRÊN THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP TĂNG BÌNH QUÂN 2-3% THEO NĂM

Đối với phân khúc bất động sản Nhà ở, Quý 3/2023 ghi nhận khoảng 90% nguồn cung sơ cấp tại các thị trường trọng điểm đến từ các dự án hiện hữu. Tổng nguồn cung sơ cấp (bao gồm nguồn cung hiện hữu và nguồn cung mới) khoảng 38.000 sản phẩm, trong đó, miền Bắc có khoảng 14.000 sản phẩm, miền Trung khoảng 3.300 sản phẩm, miền Nam khoảng 17.500 sản phẩm, và miền Tây có khoảng 2.600 sản phẩm được cung ứng ra thị trường.

Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, nguồn cung sơ cấp chủ yếu tập trung vào loại hình căn hộ tại Hà Nội, tập trung vào các dự án quy mô lớn như Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và giỏ hàng chủ đầu tư từ các dự án hiện hữu. Miền Bắc có nguồn cung thấp tầng tương đối ổn định hơn so với miền Nam; nguồn cung hiện tại tập trung chủ yếu ở Hưng Yên, Vinhomes Golden Avenue tại Quảng Ninh. Tỉ lệ hấp thụ tính trên nguồn cung sơ cấp toàn khu vực miền Bắc Quý 3/2023 đạt khoảng 15 – 20%.

Nếu tính riêng Quý 3/2023, Hà Nội có nguồn cung mới loại hình căn hộ là khoảng 1.500 sản phẩm, giảm 66% theo năm; giá bán bình quân sơ cấp căn hộ từ 43 – 58 triệu/m2, tăng từ 3 – 5% theo năm; tỉ lệ hấp thụ khoảng 20%.

Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam, Phú Yên), nguồn cung chủ yếu đến từ các dự án hiện hữu, không có dự án mới. Tại Đà Nẵng, nguồn cung mới căn hộ đạt khoảng 400 sản phẩm, tăng 100% theo năm; giá bán sơ cấp từ 53 – 62 triệu/m2, tăng 2 – 3% theo năm; tỷ lệ hấp thụ khoảng 20%.

Thị trường miền Trung ghi nhận giá bán bình quân căn hộ từ 26 – 100 triệu/m2, tăng từ 2 – 3% theo quý, giá bán nhà phố từ 38 – 120 triệu/m2, ổn định theo quý. Giá bán bình quân biệt thự từ 45 – 200 triệu/m2, ổn định theo quý. Giá bán bình quân shophouse từ 60 – 200 triệu/m2, ổn định theo quý. Giá bán bình quân đất nền từ 13 – 52 triệu/m2, ổn định theo quý. Tỉ lệ hấp thụ tính trên nguồn cung sơ cấp toàn khu vực miền Trung Quý 3/2023 đạt khoảng 10%. Tín hiệu tích cực tại miền Trung là các dự án bán mới có tỷ lệ hấp thụ cao hơn mức bình quân chung của thị trường khu vực (20%-25%).

THỊ TRƯỜNG SẼ HỒI PHỤC TỪ QUÝ 2/2024

Theo dự báo của DXS - FERI, thị trường bất động sản đã đi đến giai đoạn cuối của kỳ suy thoái, và hiện nay thị trường gần như đã chạm đáy. Tuy nhiên, DXS-FERI dự báo thận trọng, chu kỳ tăng trưởng mới của bất động sản Việt Nam sẽ không đi theo biểu đồ hình chữ V mà sẽ là hồi phục và tăng trưởng theo biểu đồ hình chữ U.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Chung cư có tỷ suất lợi nhuận 12,5% trong 8 năm qua, được dự báo sẽ là phân khúc phục hồi sớm nhất thị trường 

Giá bán chung cư ngày càng vượt xa tốc độ gia tăng thu nhập của người lao động, song đây vẫn được đánh giá là phân khúc có tỷ suất lợi nhuận cao hơn một số kênh đầu tư quen thuộc như vàng, tiền gửi tiết kiệm hay ngoại tệ. Theo dự báo của chuyên gia, chung cư sẽ hồi phục nhanh hơn các loại hình BĐS khác và hy vọng đảo chiều vào khoảng quý II/2024.

Người mua dần chấp nhận sự đắt đỏ của chung cư

‏Báo cáo về diễn biến thị trường chung cư trong quý III/2023 do ‏‏Batdongsan.com.vn‏‏ công bố mới đây cho thấy, nhờ đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân mà chung cư đang duy trì mức độ quan tâm ổn định hơn cả so với các loại hình bất động sản khác.‏

‏Trên thị trường mua bán, trong giai đoạn từ quý I/2021 đến quý III/2023, mức độ quan tâm đến chung cư đã tăng nhẹ với 1%. Trong khi đó, các loại hình khác đều có sự sụt giảm về chỉ số này (đất nền giảm 10%, nhà riêng giảm 5%, nhà mặt phố giảm 8%, biệt thự giảm 4%, đất dự án giảm 11%).‏

‏Trên thị trường cho thuê, trong giai đoạn từ quý I/2021 đến quý III/2023, mức độ quan tâm đến chung cư cũng tăng 6% (chỉ xếp sau nhà trọ với 19%). Trong khi nhà riêng giảm 16%, nhà mặt phố giảm 13%, văn phòng giảm 14%, cửa hàng giảm 28%

Lợi nhuận trung bình khoảng 12,5%/năm

‏Dự báo về diễn biến của phân khúc chung cư trong thời gian tới, ông Long đã phân tích 4 yếu tố chính tác động trực tiếp đến đà phục hồi của thị trường này.‏

‏Thứ nhất, về giá và khả năng sinh lời. Trong quý III, giá rao bán tuy không tăng mạnh, song vẫn duy trì ở mức rất cao. ‏

‏Minh chứng là trong 9 tháng đầu năm 2023, ở Hà Nội, giá bán chung cư cao cấp đã tăng 4% (từ 66,8 lên 69,8 triệu đồng/m2), chung cư trung cấp đã tăng 5% (từ 37,3 lên 39,1 triệu đồng/m2), chung cư bình dân đã tăng 1% (từ 24,8 lên 25,2 triệu đồng/m2). ‏

‏Còn ở TP HCM, giá bán chung cư cao cấp vẫn neo ở ngưỡng 87,5 triệu đồng/m2, chung cư trung cấp vẫn duy trì ở khoảng 43,5 triệu đồng/m2, chung cư bình dân giảm nhẹ 3% (từ 29,4 xuống 28,4 triệu đồng/m2).

Thứ hai, về pháp lý và chủ đầu tư, đa số người mua nhà hiện nay bên cạnh việc lo ngại về giá bán quá cao thì họ chủ yếu quan ngại về tính pháp lý của dự án và không tin vào tiềm năng sinh lợi. Tuy nhiên, thời gian qua Chính phủ đã rà soát và gỡ vướng cho nhiều dự án trên cả nước, gần 500 dự án đã được giải quyết ở cả Hà Nội và TP HCM.‏

‏Trong bối cảnh lãi suất đã dần được điều chỉnh giảm (dù vẫn ở mức cao hơn so với trước đây), các chính sách thanh toán cũng ngày càng trở nên hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng.‏

‏Thứ ba, về vị trí và cơ sở hạ tầng. Theo chuyên gia, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện hỗ trợ nhiều cho xu hướng giãn dân đô thị ở cả miền Bắc và miền Nam.‏

‏Thứ tư, về tâm lý thị trường. Số liệu từ Batdongsan.com.vn cho thấy lượng giao dịch chung cư có dấu hiệu cải thiện, đây vẫn là loại hình được kỳ vọng hồi phục tốt.

Có thể đảo chiều vào quý II năm tới‏

‏Theo khảo sát đơn vị này thực hiện với các môi giới chung cư - những người trực tiếp hỗ trợ giao dịch trên thị trường, tỷ lệ môi giới phản hồi rằng lượng giao dịch giảm mạnh đã giảm từ 50% (quý I) xuống 40% (quý III). ‏

‏Đồng thời, tỷ lệ môi giới phản hồi lượng giao dịch ổn định đã tăng từ 15% (quý I) lên 20% (quý III). Tỷ lệ môi giới phản hồi lượng giao dịch tăng khoảng 10 - 50% đã tăng từ 6% (quý I) lên 75 (quý III).‏

‏Dự đoán về thời điểm hồi phục của thị trường chung cư, 26,9% số môi giới tham gia khảo sát lựa chọn quý IV/2023 và 24,2% lựa chọn quý I/2023. ‏

‏Song, dưới góc độ đơn vị nghiên cứu thị trường, ông Lê Bảo Long nhận định: “Dựa trên sự phân tích tổng hợp từ các yếu tố tác động đến phân khúc chung cư nêu trên, tôi cho rằng thị trường này sẽ hồi phục nhanh hơn các loại hình bất động sản khác và thời điểm “đảo chiều” rơi vào khoảng quý II/2024”‏.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Hải Phòng: 5 nhân tố nổi bật giúp thị trường bất động sản phát triển

Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng đánh giá, 5 năm qua, tổng mức đầu tư các dự án bất động sản trên địa bàn tăng trên 10 lần so những năm trước, tỷ lệ tăng trưởng đạt bình quân hàng năm hơn 25%. Sở dĩ đạt kết quả trên do thị trường bất động sản Hải Phòng có 5 nhân tố nổi bật…

QUỸ ĐẤT RỘNG, NGUỒN LAO ĐỘNG NHẬP CƯ DỒI DÀO

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, 5 nhân tố nổi bật khiến thị trường bất động sản Hải Phòng phát triển mạnh nhiều phân khúc: thứ nhất, Hải Phòng có quỹ đất rộng, nguồn lao động nhập cư dồi dào tại các khu công nghiệp là điều kiện hàng đầu giúp phát triển nhà ở; thứ hai, mặt bằng giá bất động sản Hải Phòng hiện thấp và tăng chậm; thứ ba, những điều chỉnh quy hoạch Hải Phòng đang làm tăng tính hấp dẫn của thị trường bất động sản; thứ tư, kế hoạch đẩy nhanh tiến độ đầu tư công tác động rất tích cực đến thị trường bất động sản; thứ năm, bất động sản công nghiệp Hải Phòng đã lọt vào “mắt xanh” của nhà đầu tư quốc tế, khiến thu hút FDI của địa phương luôn tăng cao. 

NHU CẦU NHÀ Ở TIẾP TỤC TĂNG

Theo Nghị quyết 45/NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP.Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Hải Phòng trở thành một cực quan trọng trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và động lực của vùng Bắc Bộ cũng như cả nước; đi đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm hình thành thành phố công nghiệp gắn liền cảng biển hiện đại, thông minh, bền vững….; mặt khác, Hải Phòng phấn đấu đạt hàng loạt các chỉ tiêu xanh, gồm: cảng biển xanh, đô thị xanh, giao thông xanh, tiêu dùng xanh. Do đó đầu tư xây dựng đô thị bất động sản tương lai, chủ đầu tư nên hướng tới yếu tố xanh.

Ngoài ra mục tiêu cụ thể năm 2025, thành phố cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đạt tiêu chí đô thị loại I, hướng tới 2045 là đô thị loại đặc biệt. Đồng thời, không chỉ trọng điểm kinh tế mà còn là trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; hơn nữa Hải Phòng tương lai được Trung ương quyết định dịch chuyển trung tâm thành phố sang phía Bắc sông Cấm để xây dựng chính quyền đô thị tinh gọn, hiệu quả… Vậy, tất yếu đi kèm phải triển khai nhiều hoạt động xây dựng hạ tầng và nhà ở. Chính điều chỉnh này sẽ làm động lực cho thị trường và khẳng định triển vọng của bất động sản Hải Phòng.

Click để đọc bài viết: Hải Phòng: 5 nhân tố nổi bật giúp thị trường bất động sản phát triển - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

Cần có "điều quét" trong thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quét vẫn có van, khoá chặt chẽ…

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 26, chiều 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 quy định theo hướng vừa có tính khái quát, vừa cụ thể về các trường hợp thu hồi đất để xây dựng các dự án, công trình để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Việc quy định về các trường hợp thu hồi đất tại Luật là cụ thể hóa quy định tại Điều 54 Hiến pháp năm 2013 về “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định”.

Quy định theo hướng liệt kê các trường hợp thu hồi đất có ưu điểm rõ ràng cho việc áp dụng thực hiện, đồng thời khống chế các trường hợp thu hồi đất, bảo đảm chỉ thu hồi đất trong các trường hợp luật định, không thu hồi đất tràn lan. Tuy nhiên, quy định theo hướng liệt kê có hạn chế là không dự liệu được những trường hợp thu hồi đất khác để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Về kỹ thuật, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng không phân nhóm mà quy định trực tiếp các trường hợp thu hồi đất vì một số dự án, công trình được phân loại vào từng nhóm chưa tương thích với tính chất của nhóm, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.

Trình bày tại phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết đến nay, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn 13 vấn đề cần xin ý kiến. So với 27 vấn đề được xin ý kiến tại phiên họp trước đó, việc thống nhất được 14 nội dung đã thể hiện nỗ lực của cơ quan soạn thảo và cơ quan tiếp thu, chỉnh lý dự án luật.

Click để đọc bài viết:Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Quy định thu hồi đất chọn phương pháp liệt kê? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

7. Dù khó khăn, thị trường bất động sản vẫn được đánh giá còn nhiều cơ hội hơn thách thức

Mặc dù thị trường bất động sản còn rất nhiều khó khăn, nổi bật là vướng mắc về cơ chế chính sách. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường này vẫn có nhiều cơ hội hơn là thách thức…

NHIỀU TÍN HIỆU CHO THẤY KHÓ KHĂN NHẤT ĐÃ QUA

Trong quý 1 năm nay, nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng, gần như đứng im, thị trường chỉ có hơn 1.000 giao dịch thì sang quý 2 đã có sự chào bán trở lại, với khoảng 3.700 giao dịch thành công. Trong hai tháng đầu quý đã có hơn 5.000 giao dịch thành công và 300 dự án trên toàn quốc mở bán. Nếu quý 1/2023, các chủ đầu tư chưa sẵn sàng đưa hàng ra thị trường thì đến quý 3, do niềm tin có dấu hiệu tăng lên nên giao dịch tăng và nguồn cung cũng tăng hơn.

DỰ KIẾN THỊ TRƯỜNG SẼ KHỞI SẮC HƠN TỪ 2024

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực khẳng định đây không phải là giai đoạn khủng hoảng bất động sản, mà là giai đoạn thanh lọc. Ông Lực cũng đưa ra 3 xu hướng của thị trường này.

Thứ nhất, hiện nay cơ hội nhiều hơn thách thức vì thách thức lớn nhất thì thị trường bất động sản đã vượt qua rồi.

Thứ hai, thị trường bất động sản đã và đang phục hồi. Tất nhiên so với thời điểm hoàng kim thì thị trường hiện nay mới chỉ phục hồi được khoảng 20-30%.

Thứ ba, thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ diễn biến theo kịch bản tốt hơn, cú huých lớn sẽ bắt đầu từ đầu quý 1/2024, bởi lãi suất đã và đang giảm; độ “ngấm” của chính sách tại thời điểm đó cũng sẽ tốt hơn, đặc biệt với mức độ tường minh khi 4 luật được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới. Ngoài ra, những vụ việc vi phạm pháp luật, pháp lý trong năm nay về cơ bản sẽ được xử lý. Thời điểm đó, tình hình phục hồi kinh tế và vĩ mô của Việt Nam, thế giới cũng sẽ rõ nét hơn.

Click để đọc bài viết:Dù khó khăn, thị trường bất động sản vẫn được đánh giá còn nhiều cơ hội hơn thách thức - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn) 

Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản nêu trên bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Times Pro: 

Tin tức bất động sản về giá cả thị trường

Tin tức bất động sản về dự án và quy hoạch

Tin tức bất động sản về chính sách pháp luật

Tin tức bất động sản về phân tích nhận định của chuyên gia

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022