Tin tức
22/01 2023

Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Một năm của những đường lối, chính sách, pháp luật về đất đai

  • 402
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Năm 2022 hàng loạt những văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản được ban hành, nghiên cứu và đưa ra bàn luận. Có thể kể đến như:

+ Ngày 16/6/2022 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW, về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao"

+ Trình Quốc hội Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đề xuất nhiều chính sách mới, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong thời kỳ hiện nay. 

Công văn số 1976 gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, yêu cầu triển khai, thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động, thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp. 

Hàng loạt những chính sách pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực bất động sản được ban hành. 

Tính tất yếu của việc thay đổi chính sách, pháp luật

Thứ nhất, tính tất yếu khách quan

Quá trình phát triển kinh tế xã hội những đường lối, chính sách, pháp luật về bất động sản cũ đã không còn phù hợp với yêu cầu phát triển hiện tại. Nhiều vấn đề mới liên quan đến lĩnh vực nhà đất xuất hiện, các vướng mắc, thiết sót, sơ hở khiến lĩnh vực nhà đất trở nên nhạy cảm, dễ bị lợi dụng hoặc không có khung để phát triển lành mạnh. Do vậy việc ban hành, sửa đổi là tất yếu khách quan.

Thứ hai, Hàng loạt các vụ án, sai phạm xảy ra liên quan đến lĩnh vực bất động sản

Có thể kể đến như: vụ bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm, vụ án liên quan Tân Hoàng Minh, vụ án liên quan Vạn Thịnh Phát: Bắt "đại gia" Trương Mỹ Lan, vụ án Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC, vụ Địa ốc Alibaba,....

Thứ ba, Thị trường bất động sản tăng trưởng “nóng” trong thời gian ngắn

Có thể nói trong thời gian rất ngắn từ 2021 khi đại dịch Covid - 19 đến đầu 2022. Khi cả nước chống dịch, dòng tiền bị ngưng đọng và cạn kiệt. sau dịch dòng tiền này đáng ra nên chảy vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị thặng dư. 

Tuy nhiên, dòng tiền ấy lại bị chôn vào đất đai, không tham gia các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Từ đó có ảnh hưởng tiêu cực lớn đến nền kinh tế. Do đó yêu cầu có chính sách để điều chỉnh vấn đề này là vô cùng cấp bách. Tránh trường hợp tạo bong bóng bất động sản, lừa đảo khiến nền kinh tế có nguy cơ gặp khủng hoảng khi dòng tiền đã yếu và bị chôn vùi trong nhà đất.

Thứ tư, Người yếu thế trong xã hội không có nhà để ở

Thực tế thị trường bất động sản ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, thêm vào đó phân khúc bất động sản cao cấp cũng tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên mặt khác là các sản phẩm cho người bị yếu thế, người thu nhập thấp thì vắng bóng trên thị trường. 

Các dòng căn hộ giá rẻ dưới 2 tỷ đồng ở các thành phố lớn và nhà giá rẻ tại các tỉnh thành hoàn toàn biến mất. Khiến người thu nhập thấp mất đi cơ hội sở hữu căn nhà để an tâm lao động, sản xuất. Do đó Nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ nhóm yếu thế trong xã hội. 

Thứ năm, Bài học về thị trường bất động sản của Trung Quốc

Thị trường nhà đất ở Trung Quốc gặp các vấn đề và có nguy cơ khủng hoảng từ giữa năm 2021 với ông lớn evergrande. Nếu thị trường bất động sản vỡ nợ có nguy cơ ảnh hưởng khiến nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng. 

Việt Nam mặc dù có tài chính về lĩnh vực nhà đất lành mạnh hơn Trung Quốc rất nhiều, tuy nhiên chúng ta không được chủ quan, mặt khác tiềm lực của nước ta cũng khác với đất nước láng giềng. Vì vậy mà cần có những bước đi thận trọng để tránh đi vào vết xe đổ này. 

Tác động và kịch bản cho tương lai

Tác động của chính sách pháp luật đến thị trường bất động sản

Thị trường giảm nhiệt, tránh nguy cơ hình thành bong bóng và đối mặt với khủng hoảng

Có thể thấy những chính sách, pháp luật về bất động sản đã tác động rất lớn đến thị trường bất động sản Việt Nam. Kể từ tháng 6/2022 khi chính sách đầu tiên về siết chặt tín dụng về bất động sản được thi hành, thị trường nhà đất đã nhanh chóng giảm sức nóng. Đến thời điểm cuối năm, hàng loạt các bất động sản bắt đầu quay đầu giảm giá, hoặc tung ra những chính sách hỗ trợ cực lớn cho khách hàng. 

Bên cạnh đó hàng loạt các văn bản liên quan đến lĩnh vực bất động sản như: ngừng hoạt động phân lô bán nền tại một số tỉnh, siết chặt quản lý mua bán đất kiểm tra các văn phòng công chứng về việc mua bán đất, hoạt động của các cục thuế địa phương trong thu thuế mua bán, chuyển nhượng đất đai được đẩy mạnh. Giúp thị trường tránh tình trạng tăng trưởng nóng trong thời gian quá ngắn.

Thanh lọc thị trường, giúp thị trường lành mạnh hơn, phân bổ sản phẩm phù hợp với thị trường

Với việc thị trường tăng “nóng” gây nên các vấn đề như: 

+ Phân lô bán nền tràn lan, ảnh hưởng đến quy hoạch chung, gây ra các vấn đề về an sinh xã hội về sau. 

+ Tăng lượng đất nông nghiệp chuyển đổi thành đất thổ cư dẫn đến thiếu đất cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng khu công nghiệp và nhiều mục đích khác. 

+ Các đối tượng xấu lợi dụng thị trường và sự thiếu hiểu biết cũng như lòng tham để tiến hành các hoạt động lừa đảo, khiến người dân và nhà đầu tư mất niềm tin.

+ Dư thừa bất động sản cao cấp và trung cấp, trong khi người lao động phổ thông có nhu cầu ở thực lại không được đáp ứng nhu cầu. 

+ Dòng tiền không đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo giá trị thặng dư mà đổ vào đất đai, khiến nền kinh tế không phát triển được. 

=> Hàng loạt các nguy cơ khác có thể xảy ra nếu không nhanh chóng có các chính sách phù hợp để điều chỉnh thị trường nhà đất. 

Thu từ bất động sản cao kỷ lục

Năm 2022, mặc dù Chính phủ đã thực hiện các giải pháp miễn giảm, giãn hoãn thu tiền thuê đất, tuy nhiên nguồn lực đất đai tiếp tục đóng góp quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách quốc gia khi đạt 270,13 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,09% tổng thu nội địa… Đạt được kết quả này là nhờ sự sát sao trong chính sách giám sát và kê khai thuế trong quá trình mua bán, chuyển nhượng đất đai khi thị trường tăng nóng.

Kịch bản cho thị trường bất động sản trong các năm tới

Chúng tôi xin được đưa ra kịch bản cho thị trường dựa vào 02 yếu tố, đó là kinh tế và pháp luật. 

Thứ nhất, kinh tế vĩ mô phát triển cao và ổn định theo như dự báo từ nay đến 2025 nước ta tăng trưởng GDP bình quân 6,5%-7,5%/năm. Trên cơ sở nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tốt sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển theo nhờ nhu cầu về: nhà ở, BĐS công nghiệp, cho thuê văn phòng.

Thứ hai, kiểm soát tốt lạm phát. Năm 2022 vừa qua lạm phát tăng mạnh trên toàn thế giới. Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ đó thị trường BĐS sẽ ổn định. Thông thường lạm phát và BĐS có liên hệ chặt chẽ với nhau, độc giả có thể tham khảo các bài viết về lạm phát và bất động sản trong bài viết dưới đây:

Xem thêm: 

https://timespro.com.vn/lam-phat-va-bat-dong-san-phan-iii/

https://timespro.com.vn/co-nen-dau-tu-dat-khi-lam-phat/

https://timespro.com.vn/dau_tu_dat_khi_lam_phat/

Thứ ba, Chính sách pháp luật về bất động sản. Có thể thấy rõ ràng Nhà nước quan tâm đến đời sống người dân, vì vậy các chính sách đều hướng tới nhằm mục đích đảm bảo cuộc sống người dân ổn định. 

Trong tương lai chính sách sẽ giúp hệ thống nhà ở xã hội, nhà giá rẻ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. 

Mặt khác các chính sách, pháp luật liên quan đến bất động sản sẽ thay đổi thị trường này một cách toàn diện nhờ những luật pháp liên quan như: 

+ Thay đổi việc tính giá đất, chuyển sang tính giá đất theo giá thị trường.

+ Thay đổi quy định về môi giới bất động sản, người môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề bắt buộc

+ Thay đổi cách tính thuế theo lũy kế với người có nhiều nhà đất

+ Thay đổi về giao dịch đất đai phải qua sàn giao dịch đất đai

+ Hạn chế phân lô bán nền

+ Thay đổi những quy trình, thủ tục nhằm gỡ vướng trong thủ tục làm nhà ở xã hội

+ Tăng thuế với các bất động sản mua bán trong thời gian ngắn (lướt sóng).

….

Hàng loạt các chính sách pháp luật được triển khai nhằm tạo một thị trường bất động sản lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu của người dân, với giá cả phù hợp. 

Như vậy, với các chính sách, pháp luật nhằm định hướng thị trường. Times Pro dự báo thị trường BĐS năm 2023 sẽ khởi sắc các mảng nhà đất giá rẻ, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, xây dựng cơ bản, đầu tư công, bất động sản công nghiệp, văn phòng,...

Xem thêm: 

Bài 1: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Việt Nam trở lại sau Covid - 19, GDP tăng trưởng hàng đầu

Bài 2: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Một năm của những đường lối, chính sách, pháp luật về đất đai

Bài 3: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Áp lực lạm phát và khủng hoảng kinh tế

Bài 4: Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2022: Một năm với hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực bất động sản 

Bài 5: Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2022: Chính phủ quan tâm tháo gỡ cho thị trường bền vững

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022