Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Việt Nam trở lại sau Covid - 19, GDP tăng trưởng hàng đầu
- 350
Năm 2022 đã dần đi qua, những biến động của thị trường bất động sản năm 2022 được Times Pro tổng hợp, phân tích gồm 05 bài viết:
1, Việt Nam trở lại sau Covid - 19, tăng trưởng GDP hàng đầu
2, Trung ương ban hành nghị quyết về đất đai, sửa luật đất đai, cạn room tín dụng
3, Khủng hoảng kinh tế và áp lực lạm phát
4, Các đại án liên quan đến lĩnh vực bất động sản
5, Chính phủ quan tâm tháo gỡ cho thị trường bền vững
Trong bài 1:Chúng ta cùng nhìn lại thị trường BĐS 2022: Việt Nam trở lại sau Covid - 19, GDP tăng trưởng hàng đầu . Giúp độc giả, nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường nhà đất đầy biến động trong năm. Những ảnh hưởng của các vấn đề chính trị - văn hóa - xã hội đến nền kinh tế nói chung, lĩnh vực bất động sản nói riêng.
Năm 2022, một năm Việt Nam đánh dấu nhiều cột mốc kinh tế quan trọng của đất nước sau đại dịch, cũng như thành tích về kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên hai năm trước đó chúng ta phải kể đến đại dịch Covid - 19 đã lan rộng và tàn phá nền kinh tế toàn cầu, trong vòng 3 năm tác động mạnh mẽ của nó khiến nền kinh tế nhiều nước có nguy cơ lớn đi vào suy thoái.
Bắt đầu từ cuối năm 2019 đầu năm 2020 tại Vũ Hán - Trung Quốc ít ai ngờ đây là một trong những đại dịch đau thương nhất lịch sử nhân loại. Là láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam khó có thể tránh khỏi đại dịch cũng như những tác động mạnh mẽ của nó đến mọi mặt đời sống.
Sau gần 2 năm chống chọi với đại dịch với những quyết sách lịch sử, ngày 15/2/2022 Nhà nước quyết định mở cửa lại bầu trời, đánh dấu việc đất nước mở cửa trở lại sau cơn “bĩ cực” của đại dịch.
Với hơn 256 triệu liều Vaccine đã được tiêm chủng, Việt Nam từ một nước có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp nhất, chỉ trong vài tháng đã trở thành nước có tỷ lệ bao phủ cao nhất. Đây là thành tích mà các nước có nền y tế tiên tiến nhất thế giới cũng phải nể phục về tốc độ bao phủ nhanh chóng và chất lượng.
Đây cũng là điều kiện tiên quyết để đất nước ta mở cửa trở lại để tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh.
Sau khi mở cửa lại đất nước sau dịp tết nguyên đán truyền thống của đất nước, cả nước háo hức trở lại để phát triển kinh tế. Có thể nói đây là một trong những quyết sách lịch sử của đất nước để đón đầu nhiều vấn đề thuận lợi, cũng như né tránh các nguy cơ đe dọa nền kinh tế đất nước.
Với vị thế là đất nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam phát triển và duy trì nền kinh tế có độ mở cao, bị ảnh hưởng lớn bởi thương mại và sản xuất. Việc đóng cửa nền kinh tế và và phương thức phòng dịch cách ly cộng đồng đã khiến nền kinh tế nước ta lần đầu tiên tăng trưởng âm 6,17%.
Tuy nhiên chỉ trong vòng 9 tháng sau khi mở cửa lại nền kinh tế đất nước ta đã đạt được những thành tích đáng nể. Tăng trưởng GDP đạt gần 8% (cho cả năm 2022). Các tổ chức kinh tế và những nền kinh tế hàng đầu thế giới, họ đã phải khâm phục sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sau đại dịch. Như lời Tổng bí thư từng nói: “ Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và tiềm lực như ngày nay”.
Mở cửa nền kinh tế để tránh kiệt quệ: Sau khi đã đảm bảo việc tiêm chủng và miễn dịch cộng đồng, đất nước đã nhanh chóng chuyển mình để quay trở lại với nền kinh tế hối hả nhộn nhịp. Các công xưởng sản xuất, nhà máy, khu công nghiệp hoạt động trở lại giúp người dân có việc làm và thu nhập. Với độ mở nền kinh tế lớn, nguy cơ khủng hoảng là không thể tránh khỏi nếu chúng ta tiếp tục duy trì cách ly xã hội.
Thành tích đáng nể về tiêm chủng: Đối với các nước có nền y tế hiện đại như các nước Bắc Mỹ hay Châu Âu, thành tích tiêm chủng của Việt Nam là một điều khó tin và không thể thực hiện được. Nhưng chỉ trong vòng vỏn vẹn 9 tháng chúng ta đã chuyển mình trở thành đất nước có tỉ lệ bao phủ hàng đầu.
Mở cửa nền kinh tế để đón đầu nhu cầu du lịch sau dịch: Sau 2 năm cả thế giới đối phó với đại dịch, nhu cầu đi lại hay “du lịch trả thù” được dự báo tăng trưởng mạnh. Nước ta đã nhanh chóng đón đầu những xu thế đó với hàng loạt các chính sách mở cửa và tiếp nhận du khách, cũng như các gói kích cầu du lịch cả trong nước và ngoài nước.
Nếu trước đó Việt Nam đón và có nền kinh tế du lịch mạnh mẽ với trên 18 triệu lượt khách quốc tế. Đóng băng vào năm 2021 thì đến 2022 lượng khách quốc tế 9 tháng đầu năm đã dần hồi phục đạt 2 triệu lượt khách, dự kiến sẽ phục hồi ngang mức trước đại dịch vào năm 2023.
Quan hệ Mỹ - Trung từ trước đại dịch vốn đã căng thẳng, tuy nhiên đại dịch Covid - 19 như làm sâu sắc hơn quan hệ vốn đã không nồng ấm giữa hai cường quốc. Tính đến nay Trung Quốc đã đóng cửa nền kinh tế hơn 2 năm, những động thái mở cửa mới nhất của quốc gia này chỉ mới xuất hiện ngày 25/12/2022.
Đây chính là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc các công ty toàn cầu rời bỏ Trung Quốc với hai lý do: giá nhân công tăng cao dần và quan hệ chính trị căng thẳng. Việc Trung Quốc đóng cửa trong đại dịch càng khẳng định dòng vốn FDI sẽ đổ sang các thị trường thay thế khác.
Nắm bắt được xu hướng này Việt Nam đã tiến hành các biện pháp để đón nhận dòng vốn FDI cực lớn này đổ vào thị trường. Những kết quả về nguồn FDI đầu tư vào nước ta cho đến nay là hoàn toàn đáng tự hào. Tính 11 tháng đầu năm lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam lên tới 25,1 tỷ USD.
Với bước chuyển mình đất nước quay trở lại phát triển nền kinh tế sau đại dịch, đã có những tác động tích cực đến thị trường BĐS Việt Nam.
Đại dịch Covid - 19 đem lại những biến động lớn về kinh tế - chính trị toàn cầu. Với những sự đối đầu địa chính trị đã có sẵn từ trước, Covid - 19 làm các vấn đề ấy trở nên nóng và sâu sắc hơn trước.
Lượng FDI vào Việt Nam đạt con số 25 tỷ USD. Hàng loạt các tập đoàn hàng đầu thế giới chọn Việt Nam làm trung tâm nghiên cứu và sản xuất. Mặt khác lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam thu hút FDI đạt con số kỷ lục gần 4 tỷ USD.
Đối với lĩnh vực bất động sản công nghiệp đây chính là thời khắc ngàn năm có một với hàng loạt những tin vui như: Các tập đoàn dần rời bỏ Trung Quốc, Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, Việt Nam cam kết về cắt giảm hoàn toàn khí thải…. thu hút đầu tư KCN xanh,....
Việt Nam trong các năm gần đây ký hàng loạt các hiệp định, điều ước, hiệp ước về thương mại tự do. Điều đó có tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung. Bất động sản cũng nhờ đó được hưởng rất nhiều những lợi ích từ việc phát triển kinh tế.
Du lịch chính là nền công nghiệp không khói với lợi nhuận hàng trăm tỷ đô, từ khi mở cửa kinh tế đất nước du lịch đã được xác định là một trong những lĩnh vực kinh tế trọng tâm của đất nước.
Các tập đoàn khách sạn - nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới ngày càng xem Việt Nam là khu vực du lịch phải đầu tư. Hàng loạt các sản phẩm nghỉ dưỡng chất lượng cao tại các khu vực nghỉ dưỡng đẹp của Việt Nam được quan tâm đầu tư, xây dựng.
Từ đó bất động sản du lịch của Việt Nam được quan tâm, nâng cấp và đưa lên những tầm giá trị mới. Đáp ứng về cả chất và lượng cho những du khách có nhu cầu.
Tầng lớp trung lưu của Việt Nam ngày càng gia tăng, nhu cầu mua sắm ngày càng nhiều. Với việc kinh tế phát triển thuận lợi. Hàng loạt các công ty sản xuất nổi tiếng đặt trụ sở tại Việt Nam giúp giá thành sản phẩm giảm. Hàng loạt các ông lớn về lĩnh vực BĐS thương mại đầu tư tại Việt Nam, giúp lĩnh vực này phát triển đáp ứng nhu cầu của người dân, cũng như nâng cao chất lượng đời sống.
Với việc kinh tế đất nước phát triển vượt bậc, tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh, hội nhập kinh tế và hội nhập quốc tế khiến Việt Nam trở thành quốc gia toàn cầu. Các sản phẩm Bất động sản cao cấp ngày càng được quan tâm xây dựng.
Mới đây Mordor Intelligence trang tin quốc tế về bất động sản cao cấp, đã đánh giá Việt Nam thuộc top 3 thị trường có phân khúc BĐS cao cấp, tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nếu 10 năm trước các sản phẩm BĐS có giá trên 15 tỷ khá hiếm hoi. Tuy nhiên hiện nay đã có những căn nhà có giá lên tới 200 tỷ đồng tại các tỉnh thành. Cho thấy độ chịu chi và khả năng tài chính của người Việt cho sản phẩm này không hề kém cạnh thế giới.
Xem thêm:
Bài 1: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Việt Nam trở lại sau Covid - 19, GDP tăng trưởng hàng đầu
Bài 2: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Một năm của những đường lối, chính sách, pháp luật về đất đai
Bài 3: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Áp lực lạm phát và khủng hoảng kinh tế
Bài 5: Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2022: Chính phủ quan tâm tháo gỡ cho thị trường bền vững
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!