Tin tức
22/01 2023

Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2022: Chính phủ quan tâm tháo gỡ cho thị trường bền vững

  • 252
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

 Năm 2022 có thể nói là năm bản lề cho những thay đổi sau sắc của thị trường bất động sản, nhằm hướng tới một thị trường nhà đất lành mạnh, bền vững và phù hợp với nhu cầu của người dân cũng như nền kinh tế. Với mục tiêu đó chính phủ đã tổng lực tìm phương hướng, giải pháp để giải quyết những khó khăn của thị trường một cách có lựa chọn và hiệu quả, nhằm thành lọc và hướng tới một thị trường bền vững. 

Xác định vai trò của bất động sản trong nền kinh tế

Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới có lẽ chỉ vào thời kỳ phong kiến đất đai mới có giá trị quan trọng vì nó là một phần quan trọng trong tư liệu sản xuất. Lịch sử phát triển kinh tế 300 năm trở lại đây thì hoàn toàn vắng mặt đất đai. Từ cách mạng công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng và hiện nay là cách mạng công nghệ.

Vai trò của bất động sản trong những năm trở lại đây chỉ gián tiếp giúp nền kinh tế phát triển, như:

  • Kích thích công nghiệp chế biến, sản xuất nguyên vật liệu phát triển
  • Kích thích phát triển ngành xây dựng cơ bản 
  • Làm cơ sở để sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

Tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản nền kinh tế phụ thuộc rất thấp vào bất động sản. Lĩnh vực này chỉ đóng góp vào GDP bình quân từ 5-8%. Số tỷ phú trong lĩnh vực này cũng rất thấp, đa số là những tỷ phú trong các ngành công nghệ, sản xuất, chế biến, chế tạo, thương mại. Nhờ đó các quốc gia này có nền kinh tế mạnh, tăng trưởng nhanh, đón đầu và dẫn dắt nền kinh tế thế giới. 

Tại Việt Nam khi nhìn vào danh sách 100 người giàu nhất thì có gần nửa những tỷ phú là trong lĩnh vực bất động sản, nền kinh tế còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài (tính riêng Samsung đóng góp đến gần 20% giá trị xuất khẩu cả nước năm 2022). 

Chính vì thế để kinh tế quốc gia tránh đi sai hướng, định hướng dòng tiền vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, startup thì cần chấn chỉnh kịp thời thị trường nhà đất.

Thách thức của thị trường bất động sản

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật thiếu hoặc chưa đồng bộ. Tập trung ở 3 nhóm: Khả năng thực thi của các văn bản pháp luật ban hành trong cuộc sống; sự đan xen chồng chéo giữa các văn bản pháp luật của các cơ quan với nhau như kiến trúc, quy hoạch, bất động sản, thuế…; những sản phẩm bất động sản đã hình thành trong thực tế nhưng văn bản pháp luật lại chưa kịp điều tiết, đơn cử như sản phẩm condotel vẫn vướng ở pháp lý.

Thứ hai, thủ tục hành chính vẫn chưa được tháo gỡ triệt để. Trong giai đoạn vừa qua, thủ tục hành chính đã được giản lược rất nhiều nhưng trong kiến nghị của các doanh nghiệp gửi lên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở các thủ tục đầu tư. Và cũng không phải ngẫu nhiên từ cuối năm 2019, nguồn cung các dự án ra ngoài thị trường hạn chế, một phần vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng phần lớn nguyên nhân là do vướng mắc trong các chính sách, thủ tục pháp lý phê duyệt dự án.

Thứ ba, khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp. Đặc biệt, là tiếp cận nguồn vốn cho thị trường nhà ở giá rẻ. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều quyết định hỗ trợ cho cả doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay từ ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại nhưng đến nay nguồn vốn này vẫn khó tiếp cận.

Thứ tư, hệ thống thông tin về thị trường đất đai còn thiếu, dẫn đến việc thị trường xuất hiện rất nhiều dự án ma và tình trạng sốt đất vẫn diễn ra. Khi thông tin không đầy đủ, nhà đầu tư sẽ chỉ xuống tiền theo phong trào chứ không có sự tính toán kỹ. Theo đó, cần phải có kênh thông tin đáng tin cậy làm chỗ dựa vững chắc cho thị trường để ngăn chặn tình trạng này trong tương lai.

Thứ năm, các mô hình mới như mô hình tăng trưởng xanh, thông minh vẫn còn những khó khăn cho các doanh nghiệp. Cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia phát triển các dự án xanh, thông minh.

Xem thêm tại đây!

Chính phủ lập Tổ công tác gỡ khó cho bất động sản

Ngày 17/11, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác của Thủ tướng về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại TP. Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo đó, tổ công tác sẽ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm tổ trưởng. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh là tổ phó.

Thành viên của tổ công tác gồm: Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại TP. Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bên cạnh đó, tổ công tác tổng hợp, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản với nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ công tác cũng cần tổng hợp, tham mưu Thủ tướng báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản đối với các nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng.

Tổ công tác cũng có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương; tham mưu, kiến nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan...

Tích cực hỗ trợ thị trường bất động sản qua cơ chế, chính sách dài hạn

Tìm hướng phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh

Trước sự lo ngại về một kịch bản thị trường BĐS năm 2019 lâm vào khủng hoảng cách đây 10 năm (2009), ngày 23/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT- TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh. Theo đó, các nhóm giải pháp được giao cho các bộ, ban, ngành cùng thực hiện một cách đồng bộ nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra. Theo đó, một số giả pháp được yêu cầu chú trọng đẩy mạnh trong năm 2019 như sau:

Một là, các cơ quan quản lý cần phải chủ động trong chiến lược phát triển kinh tế, gắn liền với chiến lược phát triển đô thị, coi chiến lược phát triển đô thị, phát triển BĐS là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; kiên định trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch, nhất thể hóa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch sử dụng đất…

Hai là, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nền kinh tế; đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; đẩy nhanh việc rà soát các dự án nhằm đẩy nhanh việc cung ứng hàng hóa trên thị trường…

Ba là, thực hiện các giải pháp nhằm minh bạch hoá thị trường BĐS, kích thích đầu tư. Cụ thể như: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thông tin về việc đăng ký và thực hiện các giao dịch BĐS; hoàn thành việc lập Cổng thông tin điện tử quốc gia về quy hoạch đô thị; nghiên cứu và hoàn thiện quy định về “Chỉ số giá nhà”… góp phần minh bạch hóa và định hướng đầu tư trên thị trường BĐS.

Bốn là, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, góp phần thu hút khách hàng, tăng cầu về hàng hóa BĐS dựa trên việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn… vào trong hoạt động quản lý BĐS - đầu tư - xây dựng - môi giới và tư vấn.

Tìm hướng phát triển thị trường bất động sản ổn đinh, lành mạnh!

Xem thêm: 

Bài 1: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Việt Nam trở lại sau Covid - 19, GDP tăng trưởng hàng đầu

Bài 2: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Một năm của những đường lối, chính sách, pháp luật về đất đai

Bài 3: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Áp lực lạm phát và khủng hoảng kinh tế

Bài 4: Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2022: Một năm với hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực bất động sản 

Bài 5: Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2022: Chính phủ quan tâm tháo gỡ cho thị trường bền vững

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan