Tin tức
22/01 2023

Nhìn lại một năm thị trường bất động sản đầy biến động 2022

  • 278
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Cùng Times Pro nhìn lại một năm đầy biến động của thị trường Bất động sản

1, Việt Nam trở lại sau Covid - 19, tăng trưởng GDP hàng đầu

Sau khi mở cửa lại đất nước sau dịp tết nguyên đán truyền thống của đất nước, cả nước háo hức trở lại để phát triển kinh tế. Có thể nói đây là một trong những quyết sách lịch sử của đất nước để đón đầu nhiều vấn đề thuận lợi, cũng như né tránh các nguy cơ đe dọa nền kinh tế đất nước. 

Với vị thế là đất nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam phát triển và duy trì nền kinh tế có độ mở cao, bị ảnh hưởng lớn bởi thương mại và sản xuất. Việc đóng cửa nền kinh tế và và phương thức phòng dịch cách ly cộng đồng đã khiến nền kinh tế nước ta lần đầu tiên tăng trưởng âm 6,17%.

Tuy nhiên chỉ trong vòng 9 tháng sau khi mở cửa lại nền kinh tế đất nước ta đã đạt được những thành tích đáng nể. Tăng trưởng GDP đạt gần 8% (cho cả năm 2022). Các tổ chức kinh tế và những nền kinh tế hàng đầu thế giới, họ đã phải khâm phục sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sau đại dịch. Như lời Tổng bí thư từng nói: “ Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và tiềm lực như ngày nay”. 

Với bước chuyển mình đất nước quay trở lại phát triển nền kinh tế sau đại dịch, đã có những tác động tích cực đến thị trường BĐS Việt Nam như: Bất động sản công nghiệp, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng, bất động sản thương mại, phân khúc bất động sản cao cấp,...

Độc giả quan tâm đọc bài viết trong link dưới đây:

Bài 1: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Việt Nam trở lại sau Covid - 19, GDP tăng trưởng hàng đầu

2, Một năm của những đường lối, chính sách, pháp luật về đất đai

Thứ nhất, tính tất yếu khách quan

Quá trình phát triển kinh tế xã hội những đường lối, chính sách, pháp luật về bất động sản cũ đã không còn phù hợp với yêu cầu phát triển hiện tại. Nhiều vấn đề mới liên quan đến lĩnh vực nhà đất xuất hiện, các vướng mắc, thiết sót, sơ hở khiến lĩnh vực nhà đất trở nên nhạy cảm, dễ bị lợi dụng hoặc không có khung để phát triển lành mạnh. Do vậy việc ban hành, sửa đổi là tất yếu khách quan.

Thứ hai, Hàng loạt các vụ án, sai phạm xảy ra liên quan đến lĩnh vực bất động sản

Có thể kể đến như: vụ bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm, vụ án liên quan Tân Hoàng Minh, vụ án liên quan Vạn Thịnh Phát: Bắt "đại gia" Trương Mỹ Lan, vụ án Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC, vụ Địa ốc Alibaba,....

Thứ ba, Thị trường bất động sản tăng trưởng “nóng” trong thời gian ngắn

Có thể nói trong thời gian rất ngắn từ 2021 khi đại dịch Covid - 19 đến đầu 2022. Khi cả nước chống dịch, dòng tiền bị ngưng đọng và cạn kiệt. sau dịch dòng tiền này đáng ra nên chảy vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị thặng dư. 

Tuy nhiên, dòng tiền ấy lại bị chôn vào đất đai, không tham gia các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Từ đó có ảnh hưởng tiêu cực lớn đến nền kinh tế. Do đó yêu cầu có chính sách để điều chỉnh vấn đề này là vô cùng cấp bách. Tránh trường hợp tạo bong bóng bất động sản, lừa đảo khiến nền kinh tế có nguy cơ gặp khủng hoảng khi dòng tiền đã yếu và bị chôn vùi trong nhà đất.

Thứ tư, Người yếu thế trong xã hội không có nhà để ở

Thực tế thị trường bất động sản ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, thêm vào đó phân khúc bất động sản cao cấp cũng tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên mặt khác là các sản phẩm cho người bị yếu thế, người thu nhập thấp thì vắng bóng trên thị trường. 

Các dòng căn hộ giá rẻ dưới 2 tỷ đồng ở các thành phố lớn và nhà giá rẻ tại các tỉnh thành hoàn toàn biến mất. Khiến người thu nhập thấp mất đi cơ hội sở hữu căn nhà để an tâm lao động, sản xuất. Do đó Nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ nhóm yếu thế trong xã hội. 

Thứ năm, Bài học về thị trường bất động sản của Trung Quốc

Thị trường nhà đất ở Trung Quốc gặp các vấn đề và có nguy cơ khủng hoảng từ giữa năm 2021 với ông lớn evergrande. Nếu thị trường bất động sản vỡ nợ có nguy cơ ảnh hưởng khiến nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng. 

Việt Nam mặc dù có tài chính về lĩnh vực nhà đất lành mạnh hơn Trung Quốc rất nhiều, tuy nhiên chúng ta không được chủ quan, mặt khác tiềm lực của nước ta cũng khác với đất nước láng giềng. Vì vậy mà cần có những bước đi thận trọng để tránh đi vào vết xe đổ này.

Đọc thêm về bài viết trong link dưới đây:

Bài 2: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Một năm của những đường lối, chính sách, pháp luật về đất đai

3, Khủng hoảng kinh tế và áp lực lạm phát

Năm 2022 đã qua với những điều tích cực đến từ nền kinh tế của Việt Nam, giữa sự bất ổn và suy thoái của kinh tế thế giới. Tuy nhiên để có những thành tích nổi bật đó, Việt Nam đã phải vượt qua những khó khăn khi áp lực về lạm phát và khủng hoảng kinh tế thế giới đè nặng. Cùng nhìn lại về năm kinh tế với nhiều nguy cơ qua góc nhìn của thị trường bất động sản.

Các doanh nghiệp bất động sản để đối phó với tình hình khó khăn đã phải thực hiện các biện pháp như: Doanh nghiệp bất động sản khát vốn, cắt giảm 50% lao động, Sàn nhỏ phá sản, sàn lớn gồng lỗ, môi giới nghỉ việc, Doanh nghiệp bất động sản chạy đua mua lại trái phiếu trước hạn,...

Đọc chi tiết về bài viết trong link dưới đây:

Bài 3: Nhìn lại thị trường BĐS 2022: Áp lực lạm phát và khủng hoảng kinh tế

4, Một năm với hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực bất động sản 

Có thể nói năm 2022 là một năm với hàng loạt những sai phạm của lĩnh vực nhà đất đai và là năm nhiều sai phạm bị phát hiện và xử lý nhiều nhất từ trước đến nay. Không chỉ lĩnh vực bất động sản mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều thị trường khác như: thị trường huy động vốn trái phiếu, thị trường vật liệu,...

Với những hậu quả rất tiêu cực do những vi phạm về đất đai, hoặc liên quan đến đất đai có thể gây nên. Việc làm lành mạnh thị trường đất đai là vô cùng cấp thiết. Việc làm lành mạnh thị trường là yêu cầu bắt buộc gồm 02 bước:

Thứ nhất, làm trong sạch thị trường ngăn chặn thị trường đi lệch hướng

Tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá để phát hiện các hành vi vi phạm để tiến hành xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chấn chỉnh thị trường tránh hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. 

Hạn chế dòng tiền vào lĩnh vực nhà đất để tránh phát sinh hành vi vi phạm, tạo điều kiện thuận lợi để kiểm tra, giám sát và rà soát. Điều này cũng giúp dòng tiền chuyển hướng sang các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất khác. 

Thứ hai, Tiến hành xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật 

Việc xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý, định hướng thị trường phát triển lành mạnh, tránh tình trạng đi lệch hướng, lợi dụng kẽ hở của luật phát để trục lợi. 

Xem thêm bài viết trong link dưới đây:

Bài 4: Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2022: Một năm với hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực bất động sản 

5, Chính phủ quan tâm tháo gỡ cho thị trường bền vững

Xác định vai trò của bất động sản trong nền kinh tế

Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới có lẽ chỉ vào thời kỳ phong kiến đất đai mới có giá trị quan trọng vì nó là một phần quan trọng trong tư liệu sản xuất. Lịch sử phát triển kinh tế 300 năm trở lại đây thì hoàn toàn vắng mặt đất đai. Từ cách mạng công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng và hiện nay là cách mạng công nghệ.

Vai trò của bất động sản trong những năm trở lại đây chỉ gián tiếp giúp nền kinh tế phát triển, như:

  • Kích thích công nghiệp chế biến, sản xuất nguyên vật liệu phát triển
  • Kích thích phát triển ngành xây dựng cơ bản 
  • Làm cơ sở để sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

Tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản nền kinh tế phụ thuộc rất thấp vào bất động sản. Lĩnh vực này chỉ đóng góp vào GDP bình quân từ 5-8%. Số tỷ phú trong lĩnh vực này cũng rất thấp, đa số là những tỷ phú trong các ngành công nghệ, sản xuất, chế biến, chế tạo, thương mại. Nhờ đó các quốc gia này có nền kinh tế mạnh, tăng trưởng nhanh, đón đầu và dẫn dắt nền kinh tế thế giới. 

Tại Việt Nam khi nhìn vào danh sách 100 người giàu nhất thì có gần nửa những tỷ phú là trong lĩnh vực bất động sản, nền kinh tế còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài (tính riêng Samsung đóng góp đến gần 20% giá trị xuất khẩu cả nước năm 2022). 

Chính vì thế để kinh tế quốc gia tránh đi sai hướng, định hướng dòng tiền vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, startup thì cần chấn chỉnh kịp thời thị trường nhà đất.

Xem thêm về bài viết trong link dưới đây:

Bài 5: Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2022: Chính phủ quan tâm tháo gỡ cho thị trường bền vững

Các bài viết của Times Pro có tham khảo thông tin từ các bài viết dưới đây, độc giả quan tâm có thể tìm hiểu:

1, 10 sự kiện bất động sản nổi bật năm 2022

2, Nhìn lại một năm khó chồng khó và đầy biến động của thị trường BĐS năm 2022

3, 10 sự kiện kinh tế xã hội nổi bật năm 2022

4, Nguồn thu từ đất đạt hơn 270 nghìn tỷ đồng

5, 10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng năm 2022







Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan