Tin tức
30/09 2023

Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 9 năm 2023

  • 145
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức pháp luật về bất động sản luôn là chủ đề được quan tâm và theo dõi bởi cả những người hoạt động trong lĩnh vực này và những người quan tâm đến thị trường bất động sản. Bài viết tổng hợp tin tức pháp luật về bất động sản sẽ giúp bạn cập nhật những thông tin mới nhất và đáng tin cậy về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản. 

Từ đó, bạn có thể nắm rõ và hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật mới nhất, đưa ra quyết định đầu tư và kinh doanh bất động sản một cách chính xác và hiệu quả. Hãy đọc bài viết tổng hợp tin tức pháp luật thị trường bất động sản để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

tin-tuc-bat-dong-san-ve-chinh-sach-phap-luat

Bài tổng hợp tin tức bất động sản về chính sách - pháp luật tháng 9 có những tin chính sau:

  1. Giải ngân vốn đầu tư công vượt cùng kỳ, sắp cán mốc 300.000 tỷ đồng sau 8 tháng
  2. Luật Thuế bất động sản dự kiến được thông qua vào năm 2025
  3. Sớm hình thành sàn giao dịch công nghệ, việc làm, bất động sản để minh bạch thị trường
  4. TP.HCM đẩy mạnh gỡ vướng cho nhà ở xã hội
  5. Hoàn thiện pháp lý cho kinh doanh, phát triển bất động sản du lịch
  6. Chủ tịch Quốc hội: Dứt khoát không hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở
  7. 'Khơi thông nguồn cung nhà ở giá rẻ để nhiều người dân được tiếp cận'
  8. Gần 670 dự án bất động sản đã được tháo gỡ khó khăn
  9. Thống đốc Fed: Chưa chắc chỉ tăng lãi suất một lần vào cuối năm nay
  10. Đề xuất bỏ nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội

1. Giải ngân vốn đầu tư công vượt cùng kỳ, sắp cán mốc 300.000 tỷ đồng sau 8 tháng 

Giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 8 trên toàn quốc tiếp tục tăng tốc, vượt xa cùng kỳ. Ước thanh toán từ đầu năm đến cuối tháng 8/2023 là 299.447,4 tỷ đồng, đạt 42,3% kế hoạch Thủ tướng giao...

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/8/2023 là 299.447,4 tỷ đồng, đạt 39,6% kế hoạch và đạt 42,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn trong nước là 292.186,9 tỷ đồng, đạt 40,1% kế hoạch và đạt 43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; vốn nước ngoài là 7.260,5 tỷ đồng, đạt 25,95% kế hoạch.

GIẢI NGÂN ĐẠT TRÊN 42% KẾ HOẠCH CHÍNH PHỦ GIAO

Lũy kế thanh toán nguồn vốn các năm trước chuyển sang năm 2023 đến ngày 31/8/2023 là 20.538 tỷ đồng, đạt 37,53% kế hoạch. Trong đó, vốn trong nước là 20.336,3 tỷ đồng, đạt 40,06% kế hoạch; vốn nước ngoài là 201,8 tỷ đồng, đạt 5,1% kế hoạch.

Trong đó, có 11 bộ, cơ quan trung ương và 33 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt từ 40%.

Một số bộ, địa phương lọt top giải ngân đạt cao, đứng đầu cả nước có thể kể đến như: Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (65,38%), Ngân hàng Nhà nước (62,75%), Ngân hàng Phát triển (100%), tỉnh Tiền Giang (62,12%), tỉnh Long An (66,18%) và tỉnh Đồng Tháp (66,94%).

Tuy nhiên, vẫn còn 41 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương chỉ giải ngân đạt dưới 40% kế hoạch vốn. Trong đó có 33 bộ, cơ quan trung ương và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 25% kế hoạch vốn.

KỊP THỜI ĐIỀU CHUYỂN VỐN SANG DỰ ÁN GIẢI NGÂN HIỆU QUẢ

Trước những khó khăn đang kéo chậm tiến độ giải ngân của cả nước, đồng thời thực hiện ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 15/8/2023 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương có hướng dẫn việc điều chỉnh vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được bố trí vốn trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 tại khoản 5, Điều 4, Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22/6/2023 của Quốc hội.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng cần khẩn trương triển khai phân bổ kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án thuộc danh mục dự án được giao theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24/7/2023. Giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Luật Thuế bất động sản dự kiến được thông qua vào năm 2025

Chiều 6/9, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, tháng 12/2022, Bộ Tài chính đã gửi Bộ Tư pháp báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Thuế bất động sản.

Trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài chính, tháng 3/2023, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề xuất Luật Thuế bất động sản thay thế Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Về tiến độ, Bộ Tài chính dự kiến trình Luật Thuế bất động sản để Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Cũng với quy trình trên, Bộ Tài chính dự kiến trình Quốc hội Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi) cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10/2025 và thông qua tại Kỳ họp tháng 5/2026.

Còn Luật Thuế bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 11 (tháng 5/2026). Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ tháng 5/2027 theo quy trình một kỳ họp.

Trong khi đó, Bộ Tài chính cho biết đã triển khai xây dựng các dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trình Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật tại Nghị quyết Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2023.

Dự kiến 2 dự án luật trên sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Sớm hình thành sàn giao dịch công nghệ, việc làm, bất động sản để minh bạch thị trường

Để thị trường bất động sản, việc làm và khoa học công nghệ hoạt động công khai, minh bạch, giảm thiểu rủi ro,… Văn phòng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành có liên quan báo cáo thành lập các sàn giao dịch trước ngày 8/9…

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 354/TB-VPCP ngày 26/8/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc thành lập các sàn giao dịch: việc làm, công nghệ, giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất.

Thông báo nêu rõ, thực tế hiện nay, thị trường bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ đang hình thành và có xu hướng phát triển mạnh mẽ trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Sự hình thành và phát triển của các giao dịch này phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường. Thực tế, chưa có cơ sở pháp lý cụ thể, chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ cho việc ứng dụng, phát triển và quản lý đảm bảo hoạt động hiệu quả, công khai và minh bạch của các giao dịch này.

Do đó, để thị trường bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ hoạt động công khai, minh bạch, giảm thiểu rủi ro, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí và phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số, cụ thể là đẩy mạnh phát triển và hoạt động hiệu quả hệ thống các sàn giao dịch nói trên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, trong phạm vi, chức năng quản lý của Bộ cần hoàn thiện báo cáo, đánh giá kỹ cơ sở chính trị, pháp lý, thực trạng, kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp ứng dụng, phát triển, quản lý hoạt động giao dịch bất động sản (bao gồm bất động sản là quyền sử dụng đất), việc làm và khoa học công nghệ phù hợp với phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.

Đồng thời, các bộ ngành có liên quan cần đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hình thức phù hợp để làm cơ sở phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động giao dịch bất động sản (bao gồm bất động sản là quyền sử dụng đất), việc làm, khoa học công nghệ phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 8/9/2023.

Click để đọc chi tiết về bài viết

4. TP.HCM đẩy mạnh gỡ vướng cho nhà ở xã hội

UBND TP.HCM vừa có loạt chỉ đạo gỡ vướng cho các dự án nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về loại hình nhà ở này trên địa bàn…

CHUYỂN ĐỘNG CHẬM

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 09 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với diện tích đất 17,5 ha, 517.689 m2 sàn xây dựng, quy mô 6.383 căn hộ. Trong đó, có 05 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020; 04 dự án động thổ, khởi công trong năm 2022.

Cụ thể, các dự án chuyển tiếp gồm: dự án khu dân cư tại xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh) với 1.344 căn hộ. Dự án khu nhà ở tại số 324 Lý Thường Kiệt (quận 10) với 1.254 căn hộ nhà ở xã hội…

Gần nhất là 04 dự án nhà ở xã hội được khởi công trong năm 2022, gồm: dự án nhà ở xã hội tại Khu dân cư Nguyên Sơn (huyện Bình Chánh), quy mô gần 3.700 m2, 242 căn theo chính sách thuê, mua.

CHỈ ĐẠO XỬ LÝ TỪNG DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI

Mới đây nhất, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đã có cuộc họp với Sở Xây dựng về các nội dung liên quan đến công tác đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng chủ trì việc nghiên cứu xử lý, tháo gỡ đối với nhóm dự án nhà ở xã hội đã có pháp lý rõ ràng, đầy đủ để nhà đầu tư sớm triển khai thực hiện.

Đối với nhóm dự án có pháp lý phức tạp, vướng mắc cần nghiên cứu kỹ, tham mưu đề xuất giải pháp xử lý đảm bảo chặt chẽ về trình tự, thủ tục, đúng quy định pháp luật.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Hoàn thiện pháp lý cho kinh doanh, phát triển bất động sản du lịch

Các chuyên gia cho rằng cần rà soát, nghiên cứu bổ sung quy định điều chỉnh với bất động sản du lịch tại các dự án Luật sửa đổi đảm bảo tính đồng bộ; thống nhất về khái niệm, bản chất, hình thức bất động sản du lịch…

Tại Hội thảo "Bất động sản du lịch- Lý luận và thực tiễn" do Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) vừa tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung thảo luận, cho ý kiến những vấn đề pháp lý đặt ra đối với việc phát triển, kinh doanh bất động sản và căn hộ du lịch, cũng như việc hoàn thiện quy định về bất động sản căn hộ du lịch (Condotel) ở Việt Nam hiện nay để thúc đẩy phát triển,…

Có cùng quan điểm này, các chuyên gia cho rằng trong thời gian qua, nhiều luật mới điều chỉnh thị trường bất động sản như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,… và một số luật đang được tiếp tục sửa đổi. Tuy nhiên, hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành chủ yếu điều chỉnh đối với kinh doanh bất động sản nói chung, chưa có quy định điều chỉnh trực tiếp đối với bất động sản du lịch.

Điều này khiến chính quyền tại nhiều địa phương cũng các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong quản lý, đầu tư, thực hiện các dự án bất động sản du lịch.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đang phát triển rất nhanh cả về quy mô, sản phẩm, phạm vi, giá trị, đòi hỏi quy định của pháp luật phải liên tục cập nhật. Giải quyết vướng mắc về bất động sản du lịch hiện nay cần rà soát để điều chỉnh về quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Cùng với đó, một số ý kiến kiến nghị cần hoàn thiện cơ chế nhằm tháo gỡ những vướng mắc, phải hoàn tất xây dựng các điều kiện được cấp giấy chứng nhận hoàn thiện sử dụng đất. Đối với các dự án Condotel đã hoàn thiện mà chưa có điều kiện cấp giấy chứng nhận thì cơ quan nhà nước cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ đầu tư cũng như người mua. Với quy định rõ ràng như vậy, các nhà đầu tư sẽ yên tâm khi quyết định đầu tư với những dự án này.

Thị trường bất động sản du lịch là một thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Do đó, để thị trường bất động sản du lịch Việt Nam phát triển, trở thành thế mạnh của nhiều địa phương trong cả nước, phải có sự nhận định đúng đắn về vai trò của bất động sản du lịch. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước, các nhà đầu tư bất động sản nên xây dựng một số loại hình du lịch phù hợp với xu hướng phát triển du lịch hiện nay...

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

6. Chủ tịch Quốc hội: Dứt khoát không hợp thức hóa chung cư mini trong Luật Nhà ở

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 20/9, Chủ tịch Quốc hội  cho rằng, luật chỉ có 7 chương với 59 điều nhưng rất khó và đặc biệt quan trọng với phát triển Thủ đô Hà Nội. Ông đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu để thể chế hoá đầy đủ, cụ thể các chủ trương để Thủ đô Hà Nội phát triển như mục tiêu đề ra trong nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị.

Đồng ý rằng đây là đạo luật về phân cấp và phân quyền, Chủ tịch Quốc hội lưu ý phải toàn diện chứ không chỉ ở lĩnh vực kinh tế; cùng với đó phải có trọng tâm, trọng điểm chứ không rải mành mành. Do đó, ông đề nghị nội dugn nào phân cấp cho cấp thành phố cần thể hiện rõ, ngoài ra nghiên cứu quy định để thành phố có thể phân quyền cho cấp dưới như quận, huyện, sở.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý, cần rà soát lại dự án Luật Nhà ở, dứt khoát không để hợp thức hóa chung cư mini đai trong Luật Nhà ở; rà soát quy định về bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng đất đai; thu hút đầu tư, tài chính – ngân sách;…

Nhắc lại vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ vừa qua là rất đau xót, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị nghiên cứu giao cho thành phố Hà Nội có thẩm quyền quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn khác biệt liên quan đến một số lĩnh vực như phòng cháy chữa cháy, giao thông...,

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Pháp luật rà soát lại dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dứt khoát không luật hóa chung cư mini trong luật này, không để biến tướng thành một điều khác trong Luật Nhà ở chuẩn bị trình Quốc hội thông qua.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. 'Khơi thông nguồn cung nhà ở giá rẻ để nhiều người dân được tiếp cận'

Theo chuyên gia, nhìn từ vụ cháy chung cư mini nghiêm trọng xảy ra mới đây, vấn đề mấu chốt là phải khơi thông nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá bình dân.

Hiện nay, khái niệm “chung cư mini” không có trong danh mục công trình xây dựng. Những công trình này được cấp phép đa số đều là nhà ở của hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng cho công nhân, người lao động thuê.

Thực tế, loại hình căn hộ có diện tích nhỏ này tại các thành phố lớn lại được rất nhiều người ưa chuộng. Những người tìm đến để mua đa phần là những cá nhân, hộ gia đình trẻ mới đi làm, người ở tỉnh lẻ, điều kiện kinh tế chưa đủ để mua căn hộ chung cư hoặc bố mẹ ở quê mua tạm cho con cái đi học Đại học.

Những đối tượng mua loại hình nhà ở này đa phần không phải dân lao động chân tay mà hầu hết đều là lao động có trình độ. Rất nhiều người trong số họ trước khi xuống tiền mua chung cư mini đều lờ mờ, thậm chí là thấy rõ các nguy cơ từ pháp lý đến nguy cơ mất an toàn khi vào ở nhưng vẫn chấp nhận “nhắm mắt đưa chân”.

Nguyên nhân theo các chuyên gia của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) là do thị trường bất động sản ngày càng thiếu trầm trọng các sản phẩm nhà ở giá bình dân, phù hợp với túi tiền của phần đông người dân. Chưa kể đến nhiều dự án nhà ở hình thành trong tương lai, không những giá cao mà pháp lý cũng có nhiều sai phạm.

“Bần cùng bất đắc dĩ”, đứng trước mong muốn cần ổn định chỗ ở, trong khi tài chính có hạn nên nhiều người không dám “mơ” mua được những căn hộ chung cư đảm bảo chất lượng. Khi đó, chung cư mini là lựa chọn phù hợp nhằm thỏa mãn đồng thời nhu cầu về nơi ở như vị trí trung tâm, ổn định, giá rẻ.

Từ đầu năm 2017 đến nay, thiết kế căn hộ mini cho thuê giá rẻ cũng đang trở thành hình thức đầu tư sinh lời và bùng nổ mạnh mẽ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.

Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Theo quan điểm của Hội Môi giới, để đảm bảo việc vận hành, khai thác các chung cư mini đảm bảo an toàn, cần những lưu ý một số điểm.

Thứ nhất, cần có thêm các quy định yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn về việc đầu tư, xây dựng. Tuyệt đối tránh phê duyệt các dự án có vị trí sâu trong ngõ, khó tiếp cận. Tương tự, các dự án nhà ở khác, chung cư mini cũng cần có những quy định tối thiểu về hạ tầng xung quanh. Năng lực, trách nhiệm của người chủ chung cư mini cũng phải được quy định rõ, không phải, cứ có đất, có tiền là có thể xây để bán hay cho thuê.

Thứ hai, việc kiểm soát xây dựng, vận hành chung cư mini phải được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên. Đảm bảo chung cư hoàn thành đúng với tiêu chuẩn như phê duyệt. Trong quá trình vận hành, thường xuyên được bảo trì, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy,…

Cuối cùng, theo VARs, chung cư mini chỉ là một “phát súng”. Ngoài loại hình này ra, rất có thể còn có nhiều “phát súng” khác sẵn sàng phát nổ khi gặp điều kiện thích hợp. Chính vì vậy, thay vì đi vào xử lý khi việc đã rồi, ở một góc độ rộng hơn, sâu xa hơn thì việc giải quyết vấn đề về chốn ở cho phần đông người dân chính là vấn đề mấu chốt.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

8. Gần 670 dự án bất động sản đã được tháo gỡ khó khăn

Theo Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, hiện nay TP.HCM đã giải quyết được 180 dự án vướng mắc liên quan đến 30 nội dung gửi về tổ công tác và Sở Xây dựng, giải quyết được 67 dự án. Tại Hà Nội giải quyết được 419 dự án và đang chỉ đạo giải quyết cho 293 dự án.

Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Thu do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, VIRES và Reatimes tổ chức, ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, lĩnh vực bất động sản là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, liên quan mật thiết đến nhiều ngành, nghề khác. Theo thống kê, đóng góp trực tiếp và gián tiếp của ngành bất động sản đối với kinh tế là khoảng 14%.

Chia sẻ về đặc điểm của thị trường hiện nay, ông Hải cho rằng, thứ nhất là hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản còn những điều chưa đồng bộ; hai là các địa phương tháo gỡ đã được khoảng 70%; ba là nguồn cung giảm nhưng giá chưa hợp lý, thiếu nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp; bốn là sức mua kém; năm là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Về kết quả thực hiện, Chính phủ đã dự thảo trình Quốc hội Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Chính phủ đã có Nghị định 08 về chào bán trái phiếu, Nghị định 10 về sổ hồng cho condotel. Trong thẩm quyền các bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành loạt văn bản, đã giảm lãi suất 4 lần, giảm từ 1,5 - 2%, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng ra Thông tư 02 liên quan đến chứng nhận quyền sử dụng đất.

Về nguồn vốn, kiểm soát lạm phát, dư nợ kinh doanh bất động sản 6 tháng đầu năm tăng, dư nợ tiêu dùng giảm, cho thấy những giải pháp đã bắt đầu phát huy tác dụng, nhưng nhu cầu mua lại giảm.

Về hoạt động của tổ công tác, đã nhận được 130 văn bản báo cáo khó khăn liên quan đến 180 dự án trên cả nước, đã xử lý 119 văn bản và Bộ Xây dựng đã có 35 văn bản hướng dẫn. Kết quả là hiện nay, TP.HCM đã giải quyết được 180 dự án vướng mắc liên quan đến 30 nội dung gửi về tổ công tác và Sở Xây dựng, giải quyết được 67 dự án. Tại Hà Nội giải quyết được 419 dự án, tương đương 58,8% so với 712 dự án ban đầu, đang chỉ đạo giải quyết cho 293 dự án. Tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Thuận cũng đang tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các dự án.

Về đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, thị trường bất động sản thiếu phân khúc này, nhà ở xã hội là giải pháp quan trọng để bổ sung nguồn cung phù hợp cũng như điều tiết thị trường. Kết quả là đã hoàn thành 41 dự án với quy mô 9.416 căn, đang tiếp tục triển khai 294 dự án, quy mô 288.499 căn. Bên cạnh đó về gói giải ngân 120 ngàn tỷ, UBND tỉnh đang xem xét công bố 40 dự án, tổng nhu cầu vay 18 ngàn tỷ. Hiện nay Sở Xây dựng đã xem xét xong 24 dự án với nhu cầu 12 nghìn tỷ, còn quyết định có được vay hay không sẽ qua Ngân hàng Nhà nước xem xét thêm.

Click để đọc bài viết:Gần 670 dự án bất động sản đã được tháo gỡ khó khăn (cafef.vn)

9. Thống đốc Fed: Chưa chắc chỉ tăng lãi suất một lần vào cuối năm nay

Mới đây, hai quan chức Fed cho biết ngân hàng trung ương Mỹ có thể sẽ thắt chặt chính sách hơn nữa vào cuối năm nay. Trong đó, một người nhấn mạnh Fed có thể tăng lãi suất không chỉ một lần.

Chia sẻ ở hai sự kiện mới đây, hai quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết trong năm nay, ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới có thể sẽ thực hiện nhiều hơn một đợt tăng lãi suất nữa.

Đồng thời, hai người hàm ý rằng chi phí đi vay có lẽ cần phải duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn để lạm phát  quay trở lại mục tiêu 2%.

Cụ thể, bà Susan Collins, Chủ tịch Fed chi nhánh Boston, cho biết "vẫn có khả năng” ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách.

Kết thúc cuộc họp chính sách vào giữa tuần này, FOMC đã nhất trí giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5%, mức cao nhất trong 22 năm qua.

Tuy nhiên, 12 trong 19 thành viên của ủy ban bày tỏ mong muốn tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay nhằm đảm bảo lạm phát tiếp tục đi xuống.

Bloomberg cho biết ở cuộc họp đó, một nhà hoạch định chính sách nhận thấy lãi suất sẽ đạt đỉnh trên 6% vào năm tới, trong khi các quan chức khác dự kiến sẽ có ít đợt giảm lãi suất hơn so với dự báo hồi tháng 

Click để đọc thêm về bài viết!

10. Đề xuất bỏ nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa có đề xuất bỏ điều kiện về cư trú, điều kiện về thu nhập được nâng cao hơn so với hiện hành… với người mua nhà ở xã hội. Theo đó, nhiều người dân sẽ dễ dàng làm hồ sơ và đăng ký mua nhà ở loại này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) do bộ này chủ trì soạn thảo đã được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 và dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp 6 sắp tới. Dự thảo luật có 8 nhóm chính sách, trong đó có nhóm chính sách quan trọng về nhà ở xã hội.

Về các chính sách nhà ở xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, dự thảo luật đã sửa đổi nhiều nội dung. Cụ thể, dự thảo luật bổ sung chính sách nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp (gồm nhà ở xã hội và nhà lưu trú), chính sách nhà ở cho lực lượng vũ trang…

Về đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, dự thảo luật sửa đổi theo hướng giảm bớt các thủ tục trong việc xác định đối tượng mua nhà ở xã hội.

"Dự thảo trước đây có 3 tiêu chí, gồm cư trú, thu nhập và nhà ở. Dự thảo lần này bỏ tiêu chí về cư trú, đã là công dân Việt Nam thì chỉ cần có đủ điều kiện về thu nhập và nhà ở là được quyền mua nhà ở xã hội", Thứ trưởng Bộ Xây dựng giải thích.

Điều kiện về thu nhập cũng được xem xét theo hướng mở rộng, nâng lên ở mức thu nhập cao hơn so với hiện hành. "Về điều kiện nhà ở, trước đây nếu có nhà ở nhưng dưới 10 m2 thì mới là đối tượng mua nhà ở xã hội, nay có thể xem xét tăng lên 15 m2/người, giống một số nước trong khu vực", ông Sinh cho hay.

Dự thảo luật cũng đề cập các chính sách cải cách thủ tục hành chính, nhất là về đầu tư, giao đất, lựa chọn chủ đầu tư, xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cho biết, nới lỏng một số điều kiện cho người mua nhà ở xã hội sẽ tạo thuận lợi hơn cho người có nhu cầu. Tuy nhiên, cần xem xét việc người mua nhà ở xã hội làm ở đâu, thu nhập thế nào thì mới được mua để thuận lợi trong việc trả nợ.

Ngoài ra, khó khăn về nhà ở xã hội lâu nay vẫn là thiếu quỹ đất. Vì vậy, nhà nước cần sớm tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp tham gia đấu giá làm nhà ở xã hội. Khi nguồn cung nhà ở xã hội tăng lên, sẽ gia tăng cơ hội cho người thu nhập thấp mua được nhà.

Theo báo cáo Bộ Xây dựng, hiện cả nước đã hoàn thành xây dựng 181 dự án nhà ở xã hội, với khoảng hơn 94.000 căn hộ, tổng diện tích hơn 4,8 triệu m2. Bên cạnh đó, các địa phương đang tiếp tục triển khai 291 dự án, quy mô xây dựng khoảng 271.500 căn hộ, với tổng diện tích sàn khoảng 14.520.000 m2.

Click để đọc thêm về bài viết!

 Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản nêu trên bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Times Pro: 

Tin tức bất động sản về phân tích nhận định của chuyên gia thang 9/2023

Tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 9/2023

Tin tức bất động sản về pháp luật tháng 9/2023

Tin tức bất động sản về thị trường tháng 9/2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan