Tin tức
01/10 2023

Tin tức bất động sản về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 9/2023

  • 288
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Trong tin tức bất động sản về phân tích nhận định của chuyên gia này sẽ đưa quý độc giả sâu hơn vào thế giới đầy biến động của thị trường bất động sản, thông qua các phân tích và nhận định chính xác từ các chuyên gia hàng đầu. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những xu hướng mới nhất, dự báo về giá trị bất động sản, và những yếu tố tác động đến quyết định mua nhà hoặc đầu tư trong thời điểm hiện tại.

Những chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những biến động trên thị trường, từ những vùng đất đang nổi lên đến các dự án bất động sản đáng chú ý. Chúng ta sẽ cùng tham gia vào cuộc trò chuyện sâu hơn với họ để tìm hiểu về những chiến lược đầu tư thông minh, bằng cách nhìn nhận từ góc độ chuyên nghiệp và hiểu biết sâu rộng về ngành bất động sản.

tin-tuc-bat-dong-san-ve-phan-tich-nhan-dinh-cua-chuyen-gia

Qua bài viết này, chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận đánh giá chính xác và chi tiết từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản. Bạn sẽ được hướng dẫn bởi những thông tin đáng tin cậy và đồng hành với chúng tôi để hiểu rõ hơn về hình ảnh tổng quan của thị trường bất động sản ngày nay, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và thông minh trong lĩnh vực này.

  1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực môi giới bất động sản: Xóa bỏ định kiến về “cò đất”
  2. VARS: Nếu thị trường tiếp tục khó khăn, 25% doanh nghiệp bất động sản chỉ trụ được đến hết quý này
  3. 'Nới điều kiện cho vay BĐS trước mắt sẽ giảm bớt rủi ro thanh khoản nhưng sẽ gia tăng rủi ro nợ xấu'
  4.  Bài học từ khủng hoảng bất động sản Trung Quốc
  5. Từ độ trễ của chính sách tới xu hướng hồi phục thị trường bất động sản 
  6. Khảo sát Reuters: Xu hướng giảm giá nhà toàn cầu kết thúc sớm hơn dự kiến
  7. Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp nhau”
  8. Hải Phòng: 5 nhân tố nổi bật giúp thị trường bất động sản phát triển
  9. Dù khó khăn, thị trường bất động sản vẫn được đánh giá còn nhiều cơ hội hơn thách thức
  10. Bất cập quy định về nhà ở làm nở rộ "chung cư mini"
  11. Chuyên gia: Chưa tạo được một mặt bằng giá nhà ở phù hợp thì chưa giải quyết được khủng hoảng bất động sản

1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực môi giới bất động sản: Xóa bỏ định kiến về “cò đất”

Nhiều chuyên gia nhận định việc áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực môi giới bất động sản là hướng đi phù hợp, nhằm từng bước nâng tầm giá trị, định hướng hoạt động của lực lượng môi giới bất động sản theo hướng chuyên nghiệp hơn, xóa bỏ định kiến về “cò đất”...

 GIÚP TRAO ĐỔI THÔNG TIN MẠCH LẠC

Thực tế trên thế giới, xu hướng này đã có khoảng 50-60 năm, nhưng tại Việt Nam, những năm gần đây mới thực sự đặt ra và được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Chuyển đổi số trong kinh doanh bất động sản là tất yếu xảy ra và phải chuyển đổi sớm. Bởi trong thế giới số, mọi hoạt động cần nhanh, chính xác, công nghệ số ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản nếu triển khai sớm và nhanh chắc chắn đem lại ích cho các chủ thể tham gia, kể cả nhà đầu tư, nhà môi giới cũng như khách hàng.

“Nhà đầu tư qua đó có thể quan tâm đúng mong muốn của khách hàng, nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, ngược lại khách hàng có thể tìm hiểu dễ dàng sản phẩm. Đặc biệt, không giống hoạt động truyền thống làm tiêu tốn thời gian, công sức, kinh phí mà hiệu quả đem lại chưa cao; qua công nghệ số thì việc triển khai dự án, kết nối giữa nhà đầu tư với khách hàng sẽ thuận lợi và khách hàng cũng được lựa chọn giữa nhiều sản phẩm.

PHẢI CÓ NỀN TẢNG KINH DOANH BẰNG CÔNG NGHỆ SỐ

Với chủ trương không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như vai trò của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đối với hội viên, nghề môi giới, thị trường bất động sản Việt Nam, ông Trần Văn Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VARS, cho biết Hội đang tập trung vào 8 mục tiêu trọng tâm, trong đó nhằm hiện thực hóa các mục tiêu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, giải pháp được Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đưa ra là đẩy mạnh số hóa, áp dụng công nghệ mới vào hoạt động của Hội. Đó là lý do sau thời gian dài “thai nghén”, Hội đã cho ra đời VARS CONNECT - hệ sinh thái ứng dụng proptech ALL IN ONE. 

Click để đọc chi tiết về bài viết

2. VARS: Nếu thị trường tiếp tục khó khăn, 25% doanh nghiệp bất động sản chỉ trụ được đến hết quý này

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể tiếp tục xu hướng tăng là minh chứng rõ nhất về việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Đánh giá về thị trường hiện nay, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản còn nhiều hạn chế do các khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu; sức khỏe của các Doanh nghiệp bất động sản đã suy yếu; tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến đùn đẩy, né tránh, giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định của một số cán bộ tại một số địa phương.

Tuy nhiên, rất nhiều địa phương đã có những kết quả hết sức tích cực trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP. HCM, gần 500 dự án đã được chỉ đạo và giải quyết tháo gỡ vướng mắc.

Thị trường đã có những tín hiệu tích cực hơn là nhờ vào sự chung tay của các bộ, ngành và các doanh nghiệp bất động sản. Đặc biệt, nhờ vào công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ thông qua những chính sách then chốt, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của thị trường bất động sản.

Trong đó, Nghị quyết số 33/NQ-CP được xem là “kim chỉ nam”, thể hiện một cách khá rõ ràng quan điểm và quyết tâm khôi phục thị trường bất động sản từ phía Chính phủ, các bộ ngành. Nghị định số 08/NĐ-CP đang cho thấy các kết quả tương đối khả quan. Quyết định số 388/QĐ-TTg vẫn là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản cũng như cơ quan, sở ngành. Nghị định số 10/NĐ-CP được trông chờ sẽ có thêm những quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể để góp phần tạo cú huých lớn cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới.

Từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là vấn đề rất nan giải

Để đảm bảo các cơ chế, chính sách có tính thực tiễn, trong các buổi Hội nghị trực tuyến, các buổi họp cấp cao của Nhà nước đều có sự tham gia, góp mặt của đại diện các doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản. Tuy nhiên, từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là một vấn đề rất nan giải.

Đánh giá về mức độ tác động của các cơ chế, chính sách, khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) với hơn 500 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản. Trong đó, có 11% doanh nghiệp phát triển dự án, 60% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và 29% doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, cho thấy:

25% doanh nghiệp chỉ trụ được tới hết quý III

Đánh giá về động thái của chính quyền địa phương trong khâu thực thi các cơ chế, chính sách mới được ban hành, có tới 50% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, cơ quan quản lý tại địa phương đã bắt đầu tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; 14% cho biết các hoạt động này đã mang lại kết quả cụ thể, các dự án căn bản đã xác định được hướng giải quyết. Trong đó, điển hình phải kể đến là các địa phương như TP. HCM, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội,…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. 'Nới điều kiện cho vay BĐS trước mắt sẽ giảm bớt rủi ro thanh khoản nhưng sẽ gia tăng rủi ro nợ xấu' 

Theo ước tính của VDSC, tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản có xu hướng tăng so với cuối năm trước, tại thời điểm tháng 6/2023 là 2,47% (gần 63.000 tỷ đồng hay 0,5% tổng dư nợ nền kinh tế).

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) từ ngày 1/9/2023 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này. 

Thông tư 10 được ban hành ngay trước thời điểm Thông tư 06 có hiệu lực. Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, đây có thể xem là một giải pháp tình thế khi khó khăn của thị trường bất động sản kéo dài và nguồn cung ứng vốn chính cho thị trường này lại trở về kênh tín dụng. Việc ngưng hiệu lực thi hành một số quy định được xem là “siết” hoạt động cho vay, kinh doanh bất động sản cho thấy hệ thống (gồm cả bên cho vay và đi vay) vẫn chưa sẵn sàng để nâng cấp.

"Trước mắt, thông tư 10 sẽ giúp giảm bớt rủi ro thanh khoản tuy nhiên việc vận hành theo phương thức cũ sẽ dẫn đến gia tăng rủi ro nợ xấu, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản phục hồi chậm và yếu", nhóm phân tích nhận định.

Thực tế, theo thống kê của VDSC, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành (thống kê 27 ngân hàng niêm yết) ở mức 2,07%, tăng 0,57% so với quý II/2022. Trong đó, nợ xấu lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng tăng so với cuối năm trước, tại thời điểm tháng 6/2023 là 2,47% (gần 63.000 tỷ đồng hay 0,5% tổng dư nợ nền kinh tế).

Do đó, nhóm phân tích cho rằng, thách thức đang đặt ra đối với NHNN là vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng (tín dụng tăng trưởng âm trong tháng 7), vừa đảm bảo chất lượng tín dụng, là một điều khó cân đối trong bối cảnh chính sách tiền tệ không độc lập.  

Liên quan đến tín dụng bất động sản, theo số liệu của NHNN, hiện dư nợ tín dụng vào lĩnh vực này tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Trong đó, dư nợ tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng 17,41%, vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%). Ngược lại, tín dụng tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản giảm 1,12%.

Đây cũng là năm đầu tiên dư nợ tín dụng tiêu dùng bất động sản có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Nhìn lại thời điểm cuối năm 2022, tín dụng lĩnh vực này tăng 31,01%.Như vậy, nếu so với con số hơn 803.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022 thì các chủ đầu tư địa ốc đã vay thêm hơn 140.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.

Phía NHNN cho biết, số liệu trên phản ánh nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua bất động sản với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm. Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng, các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Bài học từ khủng hoảng bất động sản Trung Quốc

Tại báo cáo chuyên đề tháng 8/2023: “Giải pháp phục hồi thị trường bất động sản từ cơ chế chính sách đến hiệu quả thực thi”, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (Vars) đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam dưới góc nhìn từ thị trường bất động sản Trung Quốc…

Theo Vars, bài học đầu tiên từ thị trường bất động sản Trung Quốc là giải cứu bất động sản “treo”. Cụ thể giữa năm 2020, Trung Quốc đã tung ra chính sách “Ba lằn ranh đỏ”, nhằm giảm rủi ro cho hệ thống tín dụng bằng cách hạn chế khả năng vay mới của doanh nghiệp bất động sản, làm cạn kiệt nguồn tài chính của nhiều công ty đã mắc nợ. Tuy nhiên, khi chính sách này ban hành, nhiều doanh nghiệp bắt đầu mất thanh khoản và vỡ nợ; hàng trăm dự án bất động sản dừng vô thời hạn; làn sóng người mua nhà từ chối trả tiền vay ngân hàng nổ ra tại hơn 100 thành phố của Trung Quốc…

Mặt khác theo Hội Môi giới, “Niềm tin của khách hàng/nhà đầu tư” cũng là “vấn đề lớn” phải giải quyết. Chính phủ và các giới chức Trung Quốc đang nỗ lực, dốc sức nhằm giải cứu thị trường bất động sản song niềm tin vào thị trường của người dân dường như đã “sụp đổ”. Bằng chứng là dù chính sách hỗ trợ được nới lỏng, giá nhà tại Trung Quốc giảm nhiều đợt, thế nhưng doanh số bán nhà mới vẫn giảm mạnh (28% trong tháng 6; 33% trong tháng 7 so cùng kỳ năm 2022). Ngoài ra, thay vì mua bất động sản trong nước, một lượng lớn khách hàng/nhà đầu tư đã chuyển hướng sang bất động sản nước ngoài.

Về vấn đề này, Vars đánh giá, kể cả khi mọi vướng mắc được giải quyết, thị trường vẫn khó vực dậy nếu niềm tin của khách hàng/nhà đầu tư chưa phục hồi. Chính vì thế, phải xác định, truyền thông đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cơ chế, chính sách từ phía Chính phủ, bộ ban ngành được phổ biến đầy đủ, chính xác, kịp thời tới người dân. Thêm vào đó, cần lan tỏa rộng rãi tất cả các tín hiệu tích cực từ thị trường để góp phần vực dậy niềm tin của khách hàng/nhà đầu tư.

Tuy nhiên, Vars cũng đề nghị nên đặt cảnh báo “mức độ cao” trước hiện tượng Domino của các doanh nghiệp lớn trong ngành. Từ năm 2021 đến nay, Trung Quốc đã chứng kiến hiện tượng “sụp đổ” của hàng loạt ông lớn bất động sản. Đành rằng, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm với hoạt động của mình song rõ ràng, khi doanh nghiệp đầu ngành “sụp đổ” sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Do đó, với thị trường bất động sản Việt Nam nên có sự “quan tâm, hỗ trợ” riêng và đặc biệt cho doanh nghiệp lớn, có mức độ ảnh hưởng rộng tới thị trường bất động sản, mặc dầu vậy, cần quy định cụ thể để đảm bảo sự hỗ trợ là xứng đáng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Từ độ trễ của chính sách tới xu hướng hồi phục thị trường bất động sản

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, thị trường BĐS sẽ phục hồi, phát triển lành mạnh hơn từ quý II hoặc quý III/2024. Còn từ nay đến cuối năm, thị trường vẫn sẽ ở trong giai đoạn trầm lắng. Tuy vậy, phân khúc căn hộ chung cư và BĐS công nghiệp sẽ có sự hồi phục sớm hơn vào cuối năm, nhờ tác động từ các chính sách đối với thị trường và khả năng phục hồi từ giữa năm 2024.

Theo báo cáo từ Hội môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam, đối với phân khúc nhà ở chung cư giao dịch trong các tuần 2,3,4 tháng 8/2023 và báo cáo tổng hợp từ các chương trình ưu đãi trong tháng 7 “tháng Ngâu” vừa qua cho thấy, nhiều dự án mở bán mới đang được chiết khấu cao khoảng 20% so với giai đoạn trước. Ngoài chiết khấu sâu về giá, các chương trình chia nhỏ thanh toán tới vài năm cũng tạo động lực cho người mua nhà. Đây chính là cách thức “kích cầu” tiêu dùng và tác động nhẹ tới thị trường dịp cuối năm.

Báo cáo cập nhật ngành bất động sản công bố gần đây, SSI Research cho biết, cả sức cầu và lượng giao dịch những tháng đầu năm 2023 giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, giảm đến hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thời điểm này, thị trường cũng có dấu hiệu “tạo đáy” và bắt đầu có sự chuyển biến khi mặt bằng lãi suất giảm sớm hơn dự kiến.

“Chính sách đã tác động tới thị trường và độ trễ từ đầu năm. Tới nay, điểm rơi của thị trường đã chạm đáy và theo tôi, tới quý 4 này, vào khoảng tháng 11, thị trường sẽ cân bằng và tới điểm phục hồi. Giai đoạn này các chủ đầu tư có hàng sẵn sẽ điều chỉnh giá bán, sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư và người mua ở thực”, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT Landora nhận định.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Khảo sát Reuters: Xu hướng giảm giá nhà toàn cầu kết thúc sớm hơn dự kiến 

Theo một cuộc thăm dò ý kiến các nhà phân tích bất động sản của hãng tin Reuters, đợt giảm giá nhà toàn cầu gần đây gần như đã kết thúc khi giá nhà trung bình tại các thị trường lớn hiện được dự đoán sẽ giảm ít hơn dự đoán vào đầu năm và sẽ tăng trở lại vào năm 2024.

Mức giảm hai chữ số của thị trường bất động sản mà các nhà phân tích dự báo hồi đầu năm nay do lãi suất thế chấp tăng vẫn chưa thành hiện thực do nguồn tiền tiết kiệm của các hộ gia đình cao, nguồn cung thắt chặt và lượng nhập cư tăng đã hạn chế sự sụt giảm giá nhà.

Lãi suất thế chấp cao hơn đáng kể trong thời gian qua là hệ quả của việc các ngân hàng trung ương chủ chốt liên tục tăng lãi suất trong suốt hơn một năm. Tuy nhiên, điều này không gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Nhiều chủ sở hữu nhà bị mắc kẹt trong các khoản thế chấp giá rẻ trong thời gian dài với lãi suất gần bằng 0, đặc biệt là ở Mỹ, đã quyết định “án binh bất động”. Điều đó đã hạn chế nguồn cung và sự sôi động của thị trường nhà đất.

Cuộc thăm dò ý kiến của Reuters từ ngày 14-31/8 vừa qua với sự tham gia của hơn 130 nhà phân tích nhà ở các thị trường bất động sản lớn như Mỹ, Anh, Đức, Australia, New Zealand và Ấn Độ cho thấy các nhà phân tích nhìn chung đã nâng dự báo của họ về giá bất động sản trong năm nay và năm tới. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn là một ngoại lệ đáng chú ý của sự lạc quan này.

Giá nhà trung bình ở Mỹ được dự báo sẽ trì trệ trong năm nay và năm tới. Trong khi đó, các cuộc thăm dò vào tháng Năm và tháng Ba năm nay, giới phân tích cho rằng giá nhà trung bình tại Mỹ năm 2023 và 2024 sẽ giảm lần lượt 2,8% và 4,5%.

Giá nhà tại New Zealand và Canada, vốn đã tăng 40-50% trong thời kỳ đại dịch, được dự đoán sẽ giảm khoảng 5% trong năm nay và sau đó tăng lần lượt khoảng 5% và 2% vào năm 2024. Đó là những con số nâng cấp từ mức dự báo trước đó là giảm 8%-9% vào năm 2023 và mức tăng 2%-3,4% vào năm 2024.

Ở Ấn Độ, nơi thị trường bất động sản không bùng nổ trong đại dịch, giá nhà được dự báo sẽ tăng đều đặn trong những năm tới.

Cuộc thăm dò của Reuters cho thấy giá nhà trung bình tại thị trường Đức sẽ giảm 5,6% trong năm nay và không thay đổi vào năm 2024. Giá nhà ở Anh sẽ giảm khiêm tốn 4% trong năm nay và không tăng trưởng trong năm tới.

Khả năng chi trả được coi là một vấn đề toàn cầu. Nhìn chung, hơn một nửa số người được hỏi (55 trong số 103 người) nhận định rằng khả năng mua nhà của những người sở hữu nhà lần đầu sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm tới. 48 người còn lại cho rằng khả năng chi trả sẽ cải thiện.

Nhưng với nhu cầu về nhà ở vượt xa nguồn cung, giá thuê trung bình dự kiến sẽ tăng và khả năng chi trả cho việc thuê nhà sẽ trở nên tồi tệ hơn. Gần 2/3 số nhà phân tích (65 trên 101 người) cho biết khả năng chi trả đối với việc cho thuê nhà sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm tới. 36 người còn lại cho biết việc chi trả đối với nhà cho thuê sẽ cải thiện.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn “khó gặp nhau” 

Kết quả khảo sát của VARS với hơn 500 doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản cho thấy, nguồn vốn vẫn là khó khăn dai dẳng, đeo bám nhiều doanh nghiệp bất động sản. Với hơn 70% doanh nghiệp cho biết, các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác động tới doanh nghiệp.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), hiện nay, hệ thống vay của các doanh nghiệp đầu tư phát triển dự án bất động sản phụ thuộc chủ yếu vào 3 nguồn chính: ứng tiền từ khách hàng, phát hành trái phiếu bất động sản và vốn tín dụng ngân hàng. Trong khi đó, dòng tiền từ các kênh này đều đang “trục trặc”.

Thị trường trái phiếu đã có một số tín hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa giải quyết được nỗi lo áp lực đáo hạn tới năm 2026. Đó là hệ lụy của sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp với số lượng phát hành tăng đột biến vào giai đoạn 2019 - 2021.

Nhà đầu tư khủng hoảng niềm tin, vẫn còn tâm lý chờ đợi, chưa xuống tiền mua nhà. Trong khi điều kiện vay tín dụng ngân hàng ngày càng có xu hướng “thắt chặt" để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Việc khó tiếp cận dòng tiền khiến mọi hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, giao dịch,... trên thị trường gần như bị ngưng trệ. Ảnh hưởng trực tiếp tới các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và hơn 30 ngành nghề như vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, nội thất… Đồng thời, gián tiếp gây ra những hệ lụy về lâu dài cho nền kinh tế.

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất lớn…

Kể từ quý 2/2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản ghi nhận hàng loạt thông tin tiêu cực. Việc huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói chung, TPDN bất động sản nói riêng bị “chặn". Cùng với đó là sự kiểm soát, cảnh báo từ cơ quan chức năng, các văn bản yêu cầu các cơ quan liên quan chấn chỉnh và ổn định hoạt động của thị trường TPDN nhằm đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả lành mạnh và minh bạch.

Doanh nghiệp và ngân hàng vẫn “khó gặp nhau”

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan, doanh nghiệp vẫn đang phải “xoay xở" bán hàng, nhà đầu tư khủng hoảng niềm tin, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng để duy trì hoạt động.

Mặc dù ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực điều chỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế thông qua nhiều đợt giảm lãi suất, các gói tín dụng ưu đãi,... doanh nghiệp và ngân hàng vẫn khó gặp nhau. Bởi các doanh nghiệp bất động sản không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn do sức khỏe của các đối tượng này vốn đã suy yếu từ lâu cùng với các khó khăn của thị trường.

Một nhóm các doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận được với nguồn vốn, đủ khả năng để hấp thụ nguồn vốn lại đang bị vướng mắc về pháp lý. Một nhóm các doanh nghiệp đã sẵn sàng để tiếp cận với nguồn vốn lại gặp khó khăn do khó hấp thụ vì lãi suất vẫn đang ở ngưỡng cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Một nhóm các doanh nghiệp còn lại thậm chí chưa đủ điều kiện để có thể vượt qua vòng thẩm định hồ sơ để tiếp cận nguồn vốn do vẫn còn tồn nhiều khoản nợ đọng trước đó, có nguy cơ gây rủi ro cho ngân hàng.

Để doanh nghiệp bất động sản có thể cũng như hấp thụ các nguồn vốn mới, các vấn đề của thị trường phải được giải quyết một cách triệt để. Bên cạnh đó, ngoài các nguồn tài chính quen thuộc (tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp), cần có các cơ chế, chính sách để phát triển, thu hút, đảm bảo vận hành hiệu quả các nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác (quỹ đầu tư bất động sản - REIT, Quỹ tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản...), hay kênh khác (đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài).

Đồng thời, các cơ quan chức năng bên cạnh việc bảo vệ nhà đầu tư cá nhân trên thị trường tài chính nhiều rủi ro, cần có những chính sách bảo vệ chính các doanh nghiệp bất động sản làm ăn chân chính. Nguồn vốn cần được khơi thông cho mọi ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó có bất động sản.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. Hải Phòng: 5 nhân tố nổi bật giúp thị trường bất động sản phát triển

Hiệp hội Bất động sản Hải Phòng đánh giá, 5 năm qua, tổng mức đầu tư các dự án bất động sản trên địa bàn tăng trên 10 lần so những năm trước, tỷ lệ tăng trưởng đạt bình quân hàng năm hơn 25%. Sở dĩ đạt kết quả trên do thị trường bất động sản Hải Phòng có 5 nhân tố nổi bật…

QUỸ ĐẤT RỘNG, NGUỒN LAO ĐỘNG NHẬP CƯ DỒI DÀO

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, 5 nhân tố nổi bật khiến thị trường bất động sản Hải Phòng phát triển mạnh nhiều phân khúc: thứ nhất, Hải Phòng có quỹ đất rộng, nguồn lao động nhập cư dồi dào tại các khu công nghiệp là điều kiện hàng đầu giúp phát triển nhà ở; thứ hai, mặt bằng giá bất động sản Hải Phòng hiện thấp và tăng chậm; thứ ba, những điều chỉnh quy hoạch Hải Phòng đang làm tăng tính hấp dẫn của thị trường bất động sản; thứ tư, kế hoạch đẩy nhanh tiến độ đầu tư công tác động rất tích cực đến thị trường bất động sản; thứ năm, bất động sản công nghiệp Hải Phòng đã lọt vào “mắt xanh” của nhà đầu tư quốc tế, khiến thu hút FDI của địa phương luôn tăng cao. 

NHU CẦU NHÀ Ở TIẾP TỤC TĂNG

Phong chia sẻ, theo Nghị quyết 45/NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP.Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Hải Phòng trở thành một cực quan trọng trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và động lực của vùng Bắc Bộ cũng như cả nước; đi đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm hình thành thành phố công nghiệp gắn liền cảng biển hiện đại, thông minh, bền vững….; mặt khác, Hải Phòng phấn đấu đạt hàng loạt các chỉ tiêu xanh, gồm: cảng biển xanh, đô thị xanh, giao thông xanh, tiêu dùng xanh. Do đó đầu tư xây dựng đô thị bất động sản tương lai, chủ đầu tư nên hướng tới yếu tố xanh.

Ngoài ra mục tiêu cụ thể năm 2025, thành phố cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đạt tiêu chí đô thị loại I, hướng tới 2045 là đô thị loại đặc biệt. Đồng thời, không chỉ trọng điểm kinh tế mà còn là trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; hơn nữa Hải Phòng tương lai được Trung ương quyết định dịch chuyển trung tâm thành phố sang phía Bắc sông Cấm để xây dựng chính quyền đô thị tinh gọn, hiệu quả… Vậy, tất yếu đi kèm phải triển khai nhiều hoạt động xây dựng hạ tầng và nhà ở. Chính điều chỉnh này sẽ làm động lực cho thị trường và khẳng định triển vọng của bất động sản Hải Phòng.

Click để đọc bài viết: Hải Phòng: 5 nhân tố nổi bật giúp thị trường bất động sản phát triển - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

9. Dù khó khăn, thị trường bất động sản vẫn được đánh giá còn nhiều cơ hội hơn thách thức

Mặc dù thị trường bất động sản còn rất nhiều khó khăn, nổi bật là vướng mắc về cơ chế chính sách. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường này vẫn có nhiều cơ hội hơn là thách thức…

NHIỀU TÍN HIỆU CHO THẤY KHÓ KHĂN NHẤT ĐÃ QUA

Trong quý 1 năm nay, nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng, gần như đứng im, thị trường chỉ có hơn 1.000 giao dịch thì sang quý 2 đã có sự chào bán trở lại, với khoảng 3.700 giao dịch thành công. Trong hai tháng đầu quý đã có hơn 5.000 giao dịch thành công và 300 dự án trên toàn quốc mở bán. Nếu quý 1/2023, các chủ đầu tư chưa sẵn sàng đưa hàng ra thị trường thì đến quý 3, do niềm tin có dấu hiệu tăng lên nên giao dịch tăng và nguồn cung cũng tăng hơn.

DỰ KIẾN THỊ TRƯỜNG SẼ KHỞI SẮC HƠN TỪ 2024

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực khẳng định đây không phải là giai đoạn khủng hoảng bất động sản, mà là giai đoạn thanh lọc. Ông Lực cũng đưa ra 3 xu hướng của thị trường này.

Thứ nhất, hiện nay cơ hội nhiều hơn thách thức vì thách thức lớn nhất thì thị trường bất động sản đã vượt qua rồi.

Thứ hai, thị trường bất động sản đã và đang phục hồi. Tất nhiên so với thời điểm hoàng kim thì thị trường hiện nay mới chỉ phục hồi được khoảng 20-30%.

Thứ ba, thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ diễn biến theo kịch bản tốt hơn, cú huých lớn sẽ bắt đầu từ đầu quý 1/2024, bởi lãi suất đã và đang giảm; độ “ngấm” của chính sách tại thời điểm đó cũng sẽ tốt hơn, đặc biệt với mức độ tường minh khi 4 luật được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới. Ngoài ra, những vụ việc vi phạm pháp luật, pháp lý trong năm nay về cơ bản sẽ được xử lý. Thời điểm đó, tình hình phục hồi kinh tế và vĩ mô của Việt Nam, thế giới cũng sẽ rõ nét hơn.

Click để đọc bài viết:Dù khó khăn, thị trường bất động sản vẫn được đánh giá còn nhiều cơ hội hơn thách thức - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

10. Bất cập quy định về nhà ở làm nở rộ "chung cư mini"

Trước tình trạng nở rộ “chung cư mini”, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng có nguyên nhân bắt nguồn từ những bất cập của quy định pháp luật về “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân”…

HÀ NỘI CÓ 2.000 "CHUNG CƯ MINI"

Thực tế về vấn đề này, tại hội nghị trực tuyến triển khai Công điện 796/CĐ-TTg ngày 13/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ, đại diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội, cho biết theo rà soát của đơn vị, toàn thành phố có 2.000 chung cư mini, tập trung nhiều nhất tại các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ… Còn TP.HCM hiện có 42.256 cơ sở là nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê, dạng nhà kiểu "chung cư mini".

Lý giải tình trạng nở rộ “chung cư mini”, HoREA cho rằng có nguyên nhân xuất phát từ những bất cập của quy định pháp luật về “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân”. Cụ thể, Luật Nhà ở 2005 và Nghị định 90/2006/NĐ-CP không có bất kỳ quy phạm pháp luật nào cho phép “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân” được thiết kế theo kiểu "chung cư mini", có nhiều tầng, nhiều căn hộ tại các đô thị. Việc phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân phải phù hợp quy hoạch; có giấy phép xây dựng; bảo đảm yêu cầu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị.

Chỉ đến năm 2010, khi Nghị định 71/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 90/2006/NĐ-CP, mới cho phép “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân” được thiết kế kiểu "chung cư mini", có nhiều tầng, nhiều căn hộ nhỏ tại các đô thị. Hiệp hội đã đánh giá quy định này không phù hợp và trái với Luật Nhà ở 2005. Vì vậy, khi Nghị định 71/2010/NĐ-CP còn là Dự thảo, Hiệp hội và UBND TP.HCM đưa ra góp ý, đề nghị không cho phép “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân” được thiết kế kiểu chung cư mini, có nhiều tầng, nhiều căn hộ tại các đô thị; với quan ngại sẽ làm phát sinh tình trạng xây dựng không phép, sai phép, làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, không đủ điều kiện để được cấp “sổ đỏ” cho người mua, làm phát sinh tranh chấp ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên không được chấp thuận.

11. Chuyên gia: Chưa tạo được một mặt bằng giá nhà ở phù hợp thì chưa giải quyết được khủng hoảng bất động sản

Cũng tại diễn đàn, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia nêu quan điểm, khủng hoảng của thị trường bất động sản đã được dự báo từ trước nhưng không thể tránh được. Theo đó, bất động sản là sản phẩm thiết yếu dài hạn, do đó khi mất cân bằng cung cầu sẽ xảy ra khủng hoảng. 

“Thời gian vừa qua chúng tôi đã theo dõi xem niềm tin thị trường địa ốc có phục hồi khi các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu hay không. Mới đây nhất, một Tập đoàn lớn nhất cả nước phát hành trái phiếu khi không hề có nợ đọng ngân hàng. Chúng tôi nín thở theo dõi nhưng kết quả cho thấy thị trường chỉ đang mon men, rón rén phục hồi khoảng 30% so với kỳ vọng”, vị này nhận định.

Bên cạnh đó, dấu hiệu phục hồi của thị trường được thể hiện qua chỉ số mua hàng đang lẹt đẹt, cho thấy nền kinh tế đang ở hình chữ U thay vì chữ V.

Ông Nghĩa dự báo thị trường bất động sản có thể còn khó khăn kéo dài đến quý II và quý III sang năm. Để phục hồi thị trường bất động sản, Chính phủ đang quyết liệt tháo gỡ với các Tổ công tác về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và cả các doanh nghiệp. Đây là nỗ lực chưa từng có, tuy nhiên theo vị này, kết quả chưa cao.

“Chúng ta chưa vào tâm bão, chúng ta chưa đẩy được nguồn cung nhà ở giá rẻ ra thị trường thì chưa giải quyết được vấn đề. Làm sao để các doanh nghiệp đi vào phân khúc nhà ở giá rẻ được tự do? Cần thiết Chính phủ quy định khung giá cho nhà ở giá rẻ như ở Trung Quốc, tránh làm các nhà đầu tư nhà ở giá rẻ nản lòng. Chúng ta chưa tạo được mặt bằng giá nhà ở phù hợp thì chưa giải quyết được khủng hoảng thị trường bất động sản”, chuyên gia nhấn mạnh.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

 Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản nêu trên bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Times Pro: 

Tin tức bất động sản về phân tích nhận định của chuyên gia thang 9/2023

Tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 9/2023

Tin tức bất động sản về pháp luật tháng 9/2023

Tin tức bất động sản về thị trường tháng 9/2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022