Tin tức
30/09 2023

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 9 năm 2023

  • 235
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Bài viết này sẽ cập nhật cho bạn những thông tin mới nhất về giá cả thị trường bất động sản. Với sự thay đổi liên tục của thị trường bất động sản, việc theo dõi giá cả là điều vô cùng cần thiết để có thể đưa ra quyết định mua bán và đầu tư chính xác.

Thông qua bài viết này, bạn sẽ được cung cấp các thông tin về giá cả thị trường bất động sản trong từng khu vực, từng loại hình bất động sản và từng thời điểm cụ thể. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ đưa ra những dự báo về xu hướng giá cả trong tương lai, giúp bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.

Ngoài ra, thông tin về giá cả thị trường bất động sản cũng là một trong những thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trên internet, do đó bài viết này sẽ giúp bạn có thể tìm kiếm và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Với những thông tin cập nhật và chi tiết về giá cả thị trường bất động sản được cung cấp trong bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có thể đưa ra quyết định đúng đắn và thành công trong việc đầu tư và mua bán bất động sản.

tin-tuc-bat-dong-san-ve-gia-ca-thi-truong-thang-9.2023

Bài tổng hợp tin tức về giá cả thị trường bất động sản tháng 9 có những tin chính sau:

  1. Nhóm bất động sản huy động gần 30.000 tỷ đồng trái phiếu trong quý III
  2. Bất động sản giành lại vị trí á quân về thu hút vốn ngoại
  3. Kinh tế khó khăn, đầu tư bất động sản sụt giảm trên toàn cầu
  4. Nhà đầu tư đón đầu khi hạ tầng khu Đông Hà Nội tăng tốc
  5. Từng giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế, lĩnh vực địa ốc của Trung Quốc đã chìm sâu vào khủng hoảng từ năm 2021...
  6. Giá bất động sản tại Hà Nội vẫn đi lên
  7. Giá nhà ở Mỹ cao chưa từng thấy, ở Đức giảm mạnh

1. Nhóm bất động sản huy động gần 30.000 tỷ đồng trái phiếu trong quý III

trong quý III/2023 (tính đến ngày 27/9), có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng. Con số này tăng mạnh so với quý trước đó (hơn 6.000 tỷ đồng) và tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (hơn 8.000 tỷ đồng). 

Trong danh sách nói trên, doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn nhất phải kể đến Công ty TNHH Capitaland Tower với 4 lô trái phiếu có tổng giá trị gần 12.240 tỷ đồng. Các trái phiếu này đều có kỳ hạn 60 tháng (đáo hạn vào cùng ngày 25/7/2028) và lãi suất thực tế 1% mỗi năm. Capitaland Tower là đơn vị phát triển dự án The Sun Tower (Landmark 60 Bason) tại khu đất 6.042 m2 thuộc Khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son.

Tiếp theo phải kể đến Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt với 4.100 tỷ đồng, CTCP Bất động sản BIM (BIM Land) 2.333 tỷ đồng, Tổng công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp (Becamex IDC – Mã: BCM) 2.000 tỷ đồng, CTCP Phú Thọ Land 1.900 tỷ đồng, Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) 1.000 tỷ đồng,…

Áp lực dòng tiền vẫn lớn

Thực tế, trong bối cảnh lượng trái phiếu sắp đáo hạn vẫn ở mức cao, việc gia tăng phát hành trái phiếu trong thời gian gần đây của nhóm doanh nghiệp bất động sản cũng phần nào nhằm mục đích tái cấu trúc nợ. Diễn biến này được cho là bình thường trong bối cảnh thị trường địa ốc còn nhiều khó khăn.

Khả năng hấp thụ vốn tín dụng của cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và người mua nhà còn khá yếu. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết tháng 6/2023, dư nợ tín dụng bất động sản đạt hơn 2,7 triệu tỷ đồng, mới tăng khoảng 4,6% so với cuối năm 2022 (tức có thêm khoảng 120.000 tỷ đồng, tương đương 20% tổng quy mô tín dụng tăng thêm của toàn nền kinh tế), tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.

Trong đó, dư nợ tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng 17,41%. Ngược lại, tín dụng tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản giảm 1,12%. Đây cũng là năm đầu tiên dư nợ tín dụng tiêu dùng bất động sản có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây.

Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính ngân hàng đánh giá, ngân hàng đang ế vốn nhưng doanh nghiệp lại thiếu vốn bởi một trong những nguyên nhân là rủi ro của nền kinh tế đang tăng lên và rủi ro từ phía khách hàng của các ngân hàng cũng tăng lên. Theo đó, tình hình vốn tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản cũng đang rơi vào bế tắc. Bởi ngân hàng sợ rủi ro, còn tài sản bất động sản thì không còn đủ giá trị để thế chấp. 

Vị này phân tích, nhiều ngân hàng rất thích mua trái phiếu của doanh nghiệp địa ốc phát hành vì trái phiếu được đảm bảo bằng bất động sản, trong khi rất nhiều doanh nghiệp này cũng đang là khách hàng của ngân hàng. Nhưng thời gian vừa qua, cả doanh nghiệp và ngân hàng đều ngỡ ngàng vì tài sản bất động sản ảm đạm, tài sản mất giá. Ngân hàng cho vay ở mức 70 - 80% trên giá trị tài sản nhưng khi giá trị tài sản giảm đến 50% thì giá trị thực của thế chấp còn thấp hơn dư nợ nên ngân hàng sợ cho vay.

"Ngân hàng giảm lãi suất là tốt cho những doanh nghiệp muốn vay và có thể vay được, điều này sẽ giúp họ giảm chi phí hoạt động. Nhưng với doanh nghiệp bất động sản, giảm lãi suất không phải là "cây đũa thần" khi các chủ đầu tư địa ốc không vay được bởi tình hình tài chính của họ suy giảm, họ không còn tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo của họ đang giảm giá.

Click để đọc thêm về bài viết!

2. Bất động sản giành lại vị trí á quân về thu hút vốn ngoại

Ngành kinh doanh bất động sản đã giành lại ngôi vị á quân về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sau một thời gian nhường vị trí này cho ngành hoạt động tài chính, ngân hàng.

heo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/8/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt hơn 18,1 tỷ USD, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm trước. Bắt đầu từ tháng 4/2023, bất động sản đánh mất vị trí thứ 2 trong trong bảng xếp hạng các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ tháng 7 đến nay, ngành này đã giành lại ngôi vị á quân.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Kinh tế khó khăn, đầu tư bất động sản sụt giảm trên toàn cầu

Trong năm 2023, hầu hết các lĩnh vực bất động sản đều ghi nhận sự sụt giảm đầu tư trên toàn cầu từ 40-65% so với cùng kỳ năm trước…

NHU CẦU NHÀ Ở THAY ĐỔI, ĐẦU TƯ GIẢM 65%

Lĩnh vực nhà ở đối mặt với nhiều thách thức khi tỷ lệ đầu tư giảm 65% theo năm, trong đó dòng sản phẩm nhà ở thương mại chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Tại châu Âu, các nhà đầu tư lớn đang tự rao bán tài sản để giảm nợ, trong khi Mỹ vẫn duy trì vị trí thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất.

Chi phí vay để mua nhà tăng cao đã tác động nhiều đến tâm lý người mua, làm ảnh hưởng đến cả nhu cầu và nguồn cung trên thị trường. Tình trạng thiếu nhà ở giá cả phải chăng vẫn là một vấn đề đang đối mặt, do sự đô thị hóa và nhu cầu gia tăng về thuê nhà, đặc biệt là các thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với lượng dân đô thị cao. Mặc dù đối mặt với thách thức, lĩnh vực nhà ở vẫn được xem là kênh trú ẩn đầu tư an toàn, với tiềm năng tăng trưởng khi thị trường được thúc đẩy trở lại.

BÁN LẺ SUY GIẢM ĐẦU TƯ 57%

Lĩnh vực bán lẻ đã trải qua mức suy giảm đầu tư lên đến 57% so với cùng kỳ năm trước do những thay đổi trong hành vi người tiêu dùng và sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy thị trường đang có thích nghi nhanh với bối cảnh và phục hồi. Giá thuê bán lẻ cao cấp tại các vị trí có lưu lượng người qua lại đông đúc với khả năng tương tác mạnh mẽ với người tiêu dùng đã cho thấy sự phục hồi đáng kể, vượt quá cả mức trước đại dịch.

Khả năng thích nghi của phân khúc này được thể hiện thông qua chiến lược kết hợp giữa cửa hàng trực tuyến và cửa hàng vật lý. Bên cạnh đó, sự linh hoạt của các thương hiệu xa xỉ và khả năng phục hồi của nhánh cửa hàng tiện lợi, tập trung vào nhu cầu thiết yếu của cộng đồng là yếu tố thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của thị trường trường.

ĐẦU TƯ KHÁCH SẠN GIẢM 45%

Lĩnh vực khách sạn đã chứng kiến mức suy giảm đầu tư 45% theo năm trên toàn cầu. Một trong những điểm nổi bật là Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành các thị trường quan trọng sau Mỹ. 

Sự phục hồi ngành du lịch, đồng Yen yếu và lãi suất thấp đã thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn của Nhật Bản. Theo báo cáo của Savills, triêng trong quý 2/2023, tổng giá trị giao dịch tài sản khách sạn tại Nhật Bản đạt đến gần 1 tỷ USD. 

GIAO DỊCH VĂN PHÒNG GIẢM 60%

Lĩnh vực văn phòng đã chứng kiến một giai đoạn biến đổi được thúc đẩy bởi các mô hình làm việc kết hợp và sự thay đổi trong mô hình làm việc. Khối lượng giao dịch đã giảm mạnh 60% so với cùng kỳ năm trước.

Các mô hình làm việc kết hợp (hybrid-working) đã thúc đẩy các công ty cân nhắc lại nhu cầu sử dụng không gian văn phòng của họ, ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch. Ngoài ra, sự suy giảm trong lĩnh vực công nghệ trong thời gian đã làm ảnh hưởng đến nguồn cầu văn phòng. 

Tuy nhiên, nhu cầu về các dự án đảm bảo tiêu chuẩn ESG với chứng chỉ xanh đã tạo ra một thị trường phân cấp, trong đó các nhà đầu tư ưa chuộng hơn các tài sản văn phòng đạt tiêu chuẩn bền vững và thân thiện với môi trường.

CÔNG NGHIỆP GIẢM NHIỆT ĐẦU TƯ 43%

Lĩnh vực công nghiệp đã giảm nhiệt với mức suy giảm đầu tư 43% theo năm, trở về mức cuối năm 2017. Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm khi chiếm hơn một nửa tổng số giao dịch trên toàn cầu.

Bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cùng xu hướng near-shoring (sản xuất tại các thị trường gần) và friend-shoring (sản xuất tại các quốc gia bằng hữu) đã thay đổi chiến lược đầu tư vào thị trường này của các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp.

VỐN NGOẠI TÌM CƠ HỘI TẠI VIỆT NAM

Trong bối cảnh này, Việt Nam nổi lên trong bức tranh đầu tư toàn cầu về khả năng phục hồi cũng như sự thay đổi linh hoạt trước các xu hướng phát triển kinh tế.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 7 tháng đầu năm 2023, vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 16,24 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bất động sản thu hút hơn 1,6 tỷ USD, đứng vị trí thứ 2 trong các ngành, lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất. 

Savills Châu Á - Thái Bình Dương cũng ghi nhận có một số giao dịch M&A lớn tại Việt Nam trong quý 2/2023.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Nhà đầu tư đón đầu khi hạ tầng khu Đông Hà Nội tăng tốc

Hạ tầng chỉn chu, quỹ đất còn nhiều dư địa chính là lợi thế để bất động sản khu Đông liên tục tăng trưởng trong những năm qua, trở thành tài sản đầy tiềm năng cho nhà đầu tư.

Bứt tốc về giá và hạ tầng

Kể từ quý 1/2019 đến nay, giá sơ cấp căn hộ tại Hà Nội đã tăng 18 quý liên tiếp và cao hơn 79% trong vòng hơn 4 năm. Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) trong Báo cáo xu hướng thị trường trung – cao cấp Hà Nội năm 2023, triển vọng 2023 – 2025 cũng đưa ra những con số đáng chú ý đó là từ năm 2017 đến năm 2022, giá chung cư sơ cấp toàn Hà Nội tăng đều.

Đặc biệt, khu Đông Hà Nội có mức tăng giá nhiều nhất thị trường. Cụ thể, khu Đông Hà Nội (bao gồm Long Biên, Gia Lâm) tăng 16%/năm. Điều đó cho thấy bất chấp những biến động của thị trường, sức cầu đang dần mạnh lên ở các sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu thực.

Xét về phân khúc, chung cư luôn giữ được "nhiệt" trong mọi điều kiện của thị trường, tăng giá đều đặn trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm do ách tắc pháp lý kéo dài suốt nhiều năm qua. Đáng lưu tâm hơn, an cư không phải là lý do duy nhất khiến khách hàng lựa chọn chung cư mà còn có nhu cầu đầu tư. 

Đánh giá về triển vọng của bất động sản tại khu Đông Hà Nội nói chung và phân khúc chung cư nói riêng, các chuyên gia cho rằng, mức giá vẫn còn tăng trưởng bởi hiện nay việc giãn dân cư về khu vực này đang diễn ra nhanh chóng khi nhiều đại đô thị quy mô lớn đã và đang tạo nên khu trung tâm mới, tạo sức bật lớn cho thị trường bất động sản thủ đô và khu vực.

Bên cạnh đó, khu Đông trở thành địa chỉ hấp dẫn hàng đầu đối với người mua chung cư còn bởi sự bùng nổ của hạ tầng, sự hình thành của các khu đô thị kiểu mẫu, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tiện ích, dịch vụ đô thị quy mô và hiện đại với định hướng trở thành Trung tâm Hành chính Thương mại Quốc tế, công nghệ kỹ thuật cao, đô thị hiện đại của Thủ đô, tầm nhìn đến năm 2050.

Việc Gia Lâm lên quận, hợp lực với sự kiện cầu Vĩnh Tuy 2 vừa thông xe cùng loạt hạ tầng tỷ đô sắp triển khai, nơi này sẽ sớm thể hiện vai trò then chốt cho nền kinh tế mới của cả vùng và khu vực.

Click để đọc thêm về bài viết!

5. Từng giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế, lĩnh vực địa ốc của Trung Quốc đã chìm sâu vào khủng hoảng từ năm 2021...

Một cựu quan chức Trung Quốc phát biểu vào cuối tuần vừa rồi nói rằng ngay cả dân số 1,4 tỷ người của nước này cũng không đủ để lấp đầy tất cả các dự án chung cư đang bị bỏ trống trên toàn quốc. Đây được xem là một sự chỉ trích công khai hiếm hoi mà giới chức Trung Quốc đưa ra đối với ngành bất động sản đang chìm trong khủng hoảng của đất nước đông dân nhất thế giới.

Từng giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế, lĩnh vực địa ốc của Trung Quốc đã chìm sâu vào khủng hoảng từ năm 2021, khi công ty bất động sản khổng lồ Evergrande lâm cảnh vỡ nợ trong chiến dịch mà Bắc Kinh triển khai nhằm siết chặt hoạt động cho vay tràn lan dẫn tới sự phát triển quá nóng của ngành bất động sản.

Tiếp sau Evergrande, một loạt doanh nghiệp địa ốc lớn khác của Trung Quốc cũng vỡ nợ theo. Ở thời điểm hiện tại, công ty bất động sản lớn nhất về doanh số của nước này là Country Garden Holdings đang chênh vênh bên bờ vực vỡ nợ, khiến tâm lý của người mua nhà càng thêm phần bi quan và thị trường khó có thể phục hồi sớm.

Click để đọc bài viết! Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: Dân số 1,4 tỷ người cũng không thể lấp đầy nhà trống - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

6. Giá bất động sản tại Hà Nội vẫn đi lên

Theo Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services, tại thị trường bất động sản Hà Nội và các tỉnh lân cận, căn hộ chung cư và shophouse đều ghi nhận tăng giá trong tháng 8.

Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS – FERI), trong tháng 8 vừa qua, nguồn cung mới bất động sản trên cả nước ghi nhận hơn 2.000 sản phẩm.

Thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận (gồm Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh) ghi nhận khoảng 1.200 sản phẩm mới, tăng 60% so với tháng 7.

Trái lại, tại thị trường bất động sản TP HCM và các tỉnh lân cận (Bình Dương, Đồng Nai, Long An) ghi nhận 900 sản phẩm mới cung cấp ra thị trường, giảm 70% so với tháng trước.

Tình trạng sụt giảm nguồn cung diễn ra tương tự tại thị trường miền Trung (Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam, Phú Yên) với chỉ 100 sản phẩm, giảm 50% và thị trường miền Tây (Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu với 10 sản phẩm, giảm 10%/

Click để đọc thêm về bài viết!

7. Giá nhà ở Mỹ cao chưa từng thấy, ở Đức giảm mạnh

Giá nhà ở Mỹ đã lập kỷ lục mới trong tháng 7 năm nay, đánh dấu tháng tăng thứ 6 liên tiếp, trong bối cảnh nguồn cung nhà giảm xuống mức thấp lịch sử đẩy giá tăng cao. Trái lại, giá nhà ở Đức ghi nhận mức giảm mạnh chưa từng thấy dưới áp lực từ lãi suất cao...

Chỉ số giá nhà toàn quốc ở Mỹ của S&P CoreLogic Case-Shiller công bố hôm thứ Ba cho thấy mức tăng 0,6% trong tháng 7 so với tháng trước. So với mức kỷ lục cũng thiết lập vào tháng 7/2022, chỉ số tăng 1%.

Sau khi lập kỷ lục vào tháng 7 năm ngoái, giá nhà ở Mỹ đã có 7 tháng giảm liên tiếp với tổng mức giảm 5% tính đến hết tháng 1 năm nay, một phần do lãi suất ở nước này tăng cao trong cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Sau đó, nguồn cung nhà giảm sâu đã đẩy giá nhà tăng liên tục trở lại.

“Đợt tăng giá nhà tính từ tháng 2 đã xoá hết mức giảm trước đó. Tháng 7 này ghi nhận mức kỷ lục mọi thời đại mới của chỉ số giá nhà toàn quốc”, giám đốc Craig Lazzara của S&P Dow Jones Indices cho biết trong một tuyên bố.

Cũng theo ông Lazzara, sự phục hồi của giá nhà ở Mỹ diễn ra trên diện rộng. Như trong tháng 7, có 10 trong số 20 thành phố được lấy mẫu ghi nhận mức giá nhà cao kỷ lục.

Khác với ở Mỹ, giá nhà ở Đức đang giảm mạnh chưa từng thấy. Theo số liệu thống kê mới nhất, trong quý 2 năm nay, giá nhà ở nước này giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ ghi dữ liệu bắt đầu được ghi lại vào năm 2000. So với quý 1, giá nhà ở Đức giảm 1,5%, với mức giảm lớn hơn được ghi nhận ở các thành phố lớn.

Chẳng hạn, ở những thành phố như Berlin, Hamburg và Munich, giá nhà chung cư giảm 9,8%, trong khi giá nhà đơn lập và song lập giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong suốt 1 thập kỷ, lãi suất thấp đã mở đường cho sự tăng trưởng bùng nổ của giá nhà ở Đức, thị trường đầu tư bất động sản lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng và chi phí xây dựng cũng tăng cao, cơn sốt giá nhà đó đã chấm dứt. Nhiều doanh nghiệp bất động sản ở Đức đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi các thương vụ đóng băng và giá nhà giảm mạnh.

Click để đọc thêm về bài viết!

 Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản nêu trên bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Times Pro: 

Tin tức bất động sản về phân tích nhận định của chuyên gia thang 9/2023

Tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 9/2023

Tin tức bất động sản về pháp luật tháng 9/2023

Tin tức bất động sản về thị trường tháng 9/2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan