Tin tức
29/07 2023

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 24.7 đến 29.7.2023

  • 89
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 24.7 đến 29.7.2023 gồm các tin chính sau:

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tuan-4-thang-7.2023
 Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp
  1. Tín hiệu vui với người có nhu cầu mua nhà ở thật
  2. Tăng trưởng giá nhà tại Hà Nội cao gấp hơn 2 lần thu nhập của người dân
  3. Hà Nội: Nguồn thu từ đất giảm mạnh, 5 quận huyện sẽ hụt thu so với kế hoạch
  4. Thị trường địa ốc đang “tan băng”
  5. Vì sao người giàu lại mua được nhà ở xã hội?
  6. Thiếu trường học ở chung cư: Cần giám sát chặt chẽ chủ đầu tư
  7. Không thực hiện đúng tiến độ nhà ở xã hội, chủ đầu tư có thể bị thay thế
  8. Cần kiểm soát dòng tiền ứng từ khách hàng để đảm bảo sử dụng đúng mục đích
  9. Bộ Tài chính sẽ siết chặt quản lý, chống thất thu thuế đặc biệt
  10. Kiến nghị giữ và sửa đổi phương pháp thặng dư trong định giá đất
  11. Thái Nguyên sẽ có thêm hai khu đô thị gần 4.500 tỷ đồng
  12. Thủ tướng: Tuyến đường Đông-Tây sẽ mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh Ninh Bình
  13. Quảng Ninh sẽ có 18.000 căn NƠXH đến năm 2030

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

1. Tín hiệu vui với người có nhu cầu mua nhà ở thật 

Thông tư 06 có hiệu lực từ ngày 1/9 tới. Đây có thể coi là một tín hiệu vui với những người đang có nhu cầu mua nhà ở thật.

Người mua nhà sẽ được vay ngân hàng này để trả nợ trước hạn cho ngân hàng khác. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư 06 vừa được NHNN ban hành.

Một khách hàng cá nhân đang vay mua nhà tại ngân hàng A. Tuy nhiên, khách hàng nhận thấy tại ngân hàng B, cùng khoản vay mua nhà như vậy, nhưng lại có thêm nhiều ưu đãi dịch vụ, và mức lãi suất cho vay thấp hơn so với ngân hàng A. Với Thông tư 06, kể từ ngày 1/9 tới, khách hàng hoàn toàn có thể đến ngân hàng B đề xuất nhu cầu vay vốn để trả nợ trước hạn cho khoản vay mua nhà mà khách hàng đang vay tại ngân hàng A.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Tăng trưởng giá nhà tại Hà Nội cao gấp hơn 2 lần thu nhập của người dân 

Theo Savills, khoảng cách tăng trưởng giữa thu nhập và giá nhà phần nào hạn chế khả năng mua nhà của người dân. Tuy nhiên, trong tương lai, vẫn có cơ hội đối với người mua nhà có nhu cầu ở thực.

Theo Báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm 2023 của Savills, tại thị trường căn hộ, nguồn cung mới tăng 76% theo quý và 125% theo năm, lên 3.596 căn. Trong đó, thị trường sơ cấp chào đón 20.412 căn, tăng 5% theo quý và 14% theo năm.

Ngược lại, thị trường biệt thự và nhà liền kề không có thêm dự án mới trong quý, toàn bộ nguồn cung mới đến từ 126 căn từ các dự án đã hiện hữu, tăng 334% theo quý nhưng giảm 14% theo năm. Nguồn cung sơ cấp gồm 797 căn đến từ 14 dự án, tăng 5% theo quý nhưng giảm -20% theo năm.

Tại thời điểm quý II/2023, giá bán sơ cấp căn hộ trung bình tại thị trường Hà Nội đạt 53 triệu/m2, tăng 1% theo quý và 17% theo năm. Giá này đã tăng trong 18 quý liên tiếp và cao hơn 73% so với quý II/2019.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Hà Nội: Nguồn thu từ đất giảm mạnh, 5 quận huyện sẽ hụt thu so với kế hoạch (cafef.vn)

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tuan-4-thang-7.2023
 Tin tức bất động sản về thị trường

UBND TP Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm, nguồn thu từ đất chỉ đạt 26,3% kế hoạch thành phố giao và 21% kế hoạch cấp huyện giao. Dự kiến, đến cuối năm, 5 đơn vị sẽ hụt thu so với kế hoạch. Nguồn thu từ đất giảm sẽ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Thị trường địa ốc đang “tan băng”

Lãi suất ngân hàng hạ, dòng tiền đang có xu hướng đổ mạnh vào lĩnh vực địa ốc là tín hiệu cho thấy kênh đầu tư này sớm lấy lại vị thế trong đánh giá của giới đầu tư.

Giao dịch bắt đầu gia tăng là một trong những tín hiệu thể hiện rõ nét nhất sự tan băng của thị trường địa ốc.

Dấu hiệu khác của thị trường tan băng đó là dòng tiền đã và đang đổ mạnh vào lĩnh vực địa ốc. Động thái của nhiều nhà đầu tư và người mua nhà hiện tại cho thấy, niềm tin đang trở lại thị trường địa ốc. So thời điểm trước, tâm lý do dự còn xuất hiện. Nhưng đến hiện tại, nhiều người mua đã mạnh tay chi tiền hơn.

Theo giới đầu tư, thị trường địa ốc sẽ còn đón dòng tiền lớn chảy từ nhà băng do tâm lý không còn mặn mà với mức lãi suất huy động đang giảm. Thị trường còn đón nguồn tiền kiều hối đổ vào Việt Nam. Ngoài ra, sức bật của thị trường còn nhờ trợ lực về nguồn vốn FDI

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH 

1. Vì sao người giàu lại mua được nhà ở xã hội?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người giàu mua được nhà ở xã hội là do các tiêu chí về điều kiện của các đối tượng hưởng chính sách tưởng như rất chặt chẽ, nhưng thực ra là chưa chặt chẽ, chưa sát với thực tế cuộc sống và có thể lách luật.

Trong văn bản góp ý bổ sung một số quy định về chính sách nhà ở xã hội (NOXH), Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thời gian qua có tình trạng người giàu tranh suất mua NOXH hoặc có người giàu là chủ sở hữu căn hộ chung cư NOXH.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các tiêu chí về điều kiện của các đối tượng hưởng chính sách về NOXH tưởng chừng rất chặt chẽ, nhưng thực ra là chưa chặt chẽ, chưa sát với thực tế cuộc sống và có thể "lách".

Thứ nhất là xuất phát từ tiêu chí điều kiện về nhà ở của đối tượng hưởng chính sách NOXH. Tại điểm a khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014 và điểm a khoản 1 Điều 75 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đều quy định đối tượng hưởng chính sách NOXH là "chưa được hưởng chính sách hỗ trợ dưới mọi hình thức tại nơi ở và nơi làm việc". Tuy nhiên, HoREA cho rằng, quy định này rất khó kiểm tra trong nhiều năm qua, nhất là đối với người thay đổi nơi làm việc nhiều lần, do chỉ quy định kiểm tra tiêu chí này tại nơi ở và nơi làm việc.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Thiếu trường học ở chung cư: Cần giám sát chặt chẽ chủ đầu tư

Nhiều chủ đầu tư ở Hà Nội chỉ lo xây nhà để bán, thu lợi nhuận mà “lãng quên” việc xây trường học, dẫn đến tình trạng, dân số cơ học tăng nhanh, trẻ em nhiều nhưng không đủ trường học, khiến dư luận bức xúc.

Cần giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm chủ đầu tư "bỏ quên" xây dựng trường học

Việc thiếu cơ sở hạ tầng nói chung đã gây ra những bất tiện không nhỏ cho người dân sinh sống.  Thực tế, trên địa bàn TP.Hà Nội có không ít dự án dù đã được duyệt quy hoạch chi tiết với đầy đủ hạng mục hạ tầng, cảnh quan, kiến trúc, giao thông, trường học, bảo đảm tỷ lệ đất và xây dựng công trình giáo dục phù hợp với quy chuẩn. Tuy vậy, chủ đầu tư chỉ chú trọng xây căn hộ để bán mà “bỏ quên” việc đầu tư công trình công cộng.

Thực trạng cư dân đông đúc nhưng trường học thiếu nghiêm trọng ở Hà Nội là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh và cũng là sự trăn trở của nhiều chuyên gia trong ngành.

null

Tin tức bất động sản về chính sách, pháp luật

Tồn tại thứ nhất là khi làm quy hoạch còn thiếu tầm nhìn, chưa tính đến việc phát triển dân số tăng nhanh; 

Thứ 2, việc xây dựng dự án, các khu nhà ở phải song song với việc xây dựng trường học đã bị các chủ đầu tư lãng quên.

Thứ 3, hệ thống giao thông không thuận tiện, ở các nước, trường học phải gắn với khu dân cư còn tại Việt Nam thì ngược lại, xây nhà ở, chung cư nhưng không có trường học. Từ trước đến nay, hầu như chưa bao giờ có chủ trương, di dời các cơ quan, nhà máy đi nơi khác để làm trường học mà chỉ có di dời đi để xây chung cư, khu đô thị mới, thậm chí các cơ quan cấp bộ xây trụ sở nghìn tỷ rồi nhưng trụ sở cũ ở nội thành vẫn còn tồn tại.

Các chuyên gia cũng cho rằng, cần mạnh tay xử lý tình trạng chủ đầu tư không xây trường học khi triển khai dự án. Nếu chủ đầu tư không muốn xây hoặc cố tình không xây trường học như trong dự án thì họ phải nộp lại số tiền tương đương để mua một không gian đủ chỗ cho số học sinh trong khối dân cư mà dự án đó sẽ hình thành; Khách hàng khi lựa chọn mua nhà cần chú trọng đến các tiện ích, cảnh quan, hạ tầng đồng bộ của dự án đó. Đây là những yếu tố cùng cấu thành nên giá trị căn nhà. Trong hợp đồng mua bán, bên cạnh thời hạn bàn giao nhà, phải xem xét cả thời hạn hoàn thành các hạng mục hạ tầng của dự án./.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III- TIN TỨC VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

1. Không thực hiện đúng tiến độ nhà ở xã hội, chủ đầu tư có thể bị thay thế 

Lãnh đạo TP.HCM đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20%; Nếu không thực hiện đúng tiến độ, UBND TP.HCM sẽ thu hồi và giao cho chủ đầu tư khác…

RÚT NGẮN THỦ TỤC, ĐÔN ĐỐC THỰC HIỆN NHÀ Ở XÃ HỘI

Theo đó, UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, ban hành quy trình giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì, phối hợp với các sở ngành và Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) nghiên cứu đề xuất UBND Thành phố xem xét việc bổ sung các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào chương trình kích cầu đầu tư, thực hiện theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội; Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính về việc bổ sung vốn ngân sách nhà nước (nguồn vốn sự nghiệp) để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, uy tín trong lĩnh vực bất động sản tham gia và triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tạo nguồn cung cho thị trường; Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan công bố công khai Danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội…

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã kiểm tra và xử lý đối với 207 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (giảm 39 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022). Đồng thời, Thanh tra Sở đã tham mưu Chủ tịch UBND Thành phố ban hành 22 Quyết định; chuyển Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành 182 Quyết định; Chánh Thanh tra Sở ban hành 23 Quyết định; tham mưu ban hành 04 Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm trật tự xây dựng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Cần kiểm soát dòng tiền ứng từ khách hàng để đảm bảo sử dụng đúng mục đích

Hiện nay, có những chủ đầu tư dự án nhà ở do “mỏng vốn” đã sử dụng tiền ứng trước của khách hàng vào những mục đích khác, thậm chí không liên quan đến dự án, khiến dự án bị đình trệ…

Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu có sẵn, để tiếp tục triển khai dự án, nhà đầu tư vẫn phải đi vay. Trong hệ thống vay, bên cạnh số tiền huy động từ tín dụng, trái phiếu bất động sản..., thì tiền ứng trước từ khách hàng là một kênh dẫn vốn quan trọng, chiếm 18% tỷ trọng huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dòng vốn này cần kiểm soát chặt chẽ, nhằm sử dụng dòng tiền đúng mục đích và đảm bảo tiến độ dự án.

Lý giải điều này, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, điều 2 Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định: trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án bất động sản theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư đó phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên. 

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại không quy định rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu có sẵn được áp dụng đối với một hay nhiều dự án. Cũng như chưa quy định bảo vệ quyền lợi của người mua nhà ở hình thành trong tương lai, dẫn đến việc một số chủ đầu tư “tay không bắt giặc”, cùng lúc triển khai hàng loạt dự án, huy động một lượng lớn tiền ứng trước của khách hàng, trong khi chỉ có năng lực triển khai thực hiện một dự án. Thậm chí, chủ sở hữu “mỏng vốn” còn sử dụng tiền ứng trước của khách hàng vào nhiều mục đích khác nhau, không liên quan đến dự án, khiến dự án bị đình trệ, không biết bao giờ xong khi chính sách tín dụng, thị trường có biến động.

Hệ quả là xảy ra hàng loạt vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư và người mua nhà, mà phần lớn thiệt hại thuộc về khách hàng. Qua đó, làm dấy lên lo ngại việc mua nhà ở hình thành trong tương lai, làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp phát triển dự án chân chính, uy tín.

Theo Vars, thực tế, trên thế giới có rất ít nước cho phép chủ dự án được huy động vốn từ người mua nhà khi dự án đang xây dựng, thông qua việc mua bán bất động sản hình thành trong tương lai. Nhưng tại Việt Nam, do đặc điểm là thị trường bất động sản mới nổi, có những năm, hàng hóa sơ cấp - hàng dự án chiếm tới hơn 50% trên toàn thị trường, rất khác so các thị trường khác. Ngoài ra, năng lực tài chính của doanh nghiệp bất động sản cũng còn thấp, nên doanh nghiệp cần huy động vốn bằng cách ứng tiền trước từ khách hàng khi dự án đang xây dựng dang dở. Nhưng vấn đề này cần có quy định chặt chẽ và phù hợp hơn nữa, giúp đảm bảo quyền lợi của người mua bất động sản hình thành trong tương lai, để kênh dẫn vốn quan trọng này không bị “nghẽn”.

Hiện nay, tại dự thảo Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, đã bổ sung quy định chủ dự án, sàn giao dịch bất động sản chỉ được nhận tiền cọc khi dự án đủ điều kiện, được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép bán nhà hình thành trong tương lai. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện bảo lãnh ngân hàng khi bán nhà ở hình thành trong tương lai, hoặc phải lập tài khoản riêng tại ngân hàng để quản lý tiền huy động từ người mua nhà. “Điều này sẽ giúp người mua nhà yên tâm hơn trong trường hợp chủ đầu tư hụt hơi về tài chính, thì các ngân hàng đứng ra trả tiền cho người dân”, Vars khẳng định.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Bộ Tài chính sẽ siết chặt quản lý, chống thất thu thuế đặc biệt

Bộ Tài chính phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2024 tăng khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2023. Để đạt mức tăng thu nêu trên, Bộ Tài chính chỉ đạo chống thất thu thuế đặc biệt trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, kinh doanh xuyên biên giới...

ĐẢM BẢO THU ĐÚNG, THU ĐỦ, TÍNH TOÁN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, đối tượng nộp thuế, đảm bảo tính đúng, tính đủ từng khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn, chi tiết số thu từ các dự án mới đi vào hoạt động có số thu lớn theo các quy định hiện hành về thuế, phí, lệ phí và thu khác ngân sách nhà nước.

Tin-tuc-bat-dong-san-chong-that-thu-thue
 Tin tức bất động sản về mục tiêu chống thất thu thuế

Toàn bộ số thu từ sử dụng đất quốc phòng, an ninh theo cơ chế thí điểm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh; thu từ sắp xếp lại nhà đất, xử lý tài sản công, thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; thu ngân sách nhà nước từ giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý theo phương thức không tính thành vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật...

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Kiến nghị giữ và sửa đổi phương pháp thặng dư trong định giá đất

Theo các chuyên gia, không nên loại bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất mà chỉ cần sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, tạo sự thống nhất trong phương pháp tính định giá đất.

Hiện có 5 phương pháp xác định giá đất được cho là tiên tiến nhất hiện nay bao gồm: So sánh, chiết trừ, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất. Trong đó, phương pháp thặng dư đang được áp dụng nhiều nhất vì về lý thuyết, nó phù hợp nhất cho việc xác định tiền sử dụng đất các dự án bất động sản diện tích từ vài ha trở lên. Nguyên tắc của phương pháp này là giá trị thửa đất cần tính giá bằng tổng doanh thu phát triển dự án trừ tổng chi phí của dự án đó

Dự thảo sửa đổi Nghị định 44 và Thông tư 36 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan liên quan. Trong đó, có nhiều luồng ý kiến khác nhau xoay quanh các phương pháp định giá đất hiện hành mà cơ quan dự thảo đề xuất sửa đổi, đặc biệt việc loại bỏ phương pháp “thặng dư” đang gây tranh luận nhiều nhất.

Các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp đa số cũng đồng tình, bản thân mỗi phương pháp  tính tiền sử dụng đất đều đang tồn tại những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên xét trên mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cần lựa chọn phương pháp có cơ sở khoa học, minh bạch, rõ ràng, cho phép cơ quan chức năng và doanh nghiệp tính toán được chi phí đầu tư.

Ghi nhận hiện tại, nhiều doanh nghiệp đề xuất áp dụng phương pháp tính theo Hệ số K, tạo sự khách quan, minh bạch, cụ thể và linh hoạt trong điều hành, điều tiết về giá đất khi điều chỉnh hệ số. Tuy nhiên, để triển khai rộng khắp, cần ít nhất 5 năm để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảng giá đất trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng…

Do vậy, tại thời điểm này, đề xuất giữ lại và có sự điều chỉnh công thức tính toán theo phương pháp thặng dư nhằm tạo thuận lợi cho công tác xây dựng giá đất, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức hoàn tất nghĩa vụ tài chính về đất đai, từ đó khơi thông nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường, hướng tới khôi phục và phát triển nền kinh tế.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN QUY HOẠCH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN CẢ NƯỚC

1. Thái Nguyên sẽ có thêm hai khu đô thị gần 4.500 tỷ đồng

Hai khu đô thị vừa được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương đầu tư gồm Khu đô thị mới Linh Sơn - Huống Thượng (Khu số 1) và Khu đô thị mới Linh Sơn - Huống Thượng (Khu số 2).

Trong đó, Khu đô thị mới Linh Sơn - Huống Thượng (Khu số 1) được quy hoạch tại xã Huống Thượng với diện tích gần 72 ha, quy mô dân số khoảng 4.100 người. Quy mô sử dụng đất gồm đất ở (hơn 24 ha), đất hỗn hợp (hơn 4,4 ha) và đất tiện ích đô thị (gần 43 ha).

Còn Khu đô thị mới Linh Sơn - Huống Thượng (Khu số 2) có diện tích được phê duyệt trên 40 ha, bao gồm đất ở, đất dịch vụ công cộng, đất cây xanh mặt nước, đất giao thông, đỗ xe, hạ tầng kỹ thuật. Dự án đáp ứng quy mô dân số gần 2.900 người, tổng kinh phí xây dựng trên 1.100 tỷ đồng. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Thủ tướng: Tuyến đường Đông-Tây sẽ mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh Ninh Bình 

Tuyến đường Đông-Tây rất quan trọng với tỉnh Ninh Bình, là tuyến đường "4 trong 1" để phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, khoa học công nghệ, khi hoàn thành sẽ mở ra không gian phát triển mới, góp phần giảm tải cho thành phố Ninh Bình và các địa phương khác của tỉnh…

-tuc-bat-dong-san-quy-hoach-ninh-binh
Tin tức bất động sản quy hoạch tỉnh Ninh Bình

Đây là tuyến đường kết nối cực phía Tây đến cực phía Đông của tỉnh Ninh Bình, từ vùng rừng núi huyện Nho Quan đến huyện ven biển Kim Sơn. Đồng thời, kết nối đồng bộ với các trục giao thông quan trọng của quốc gia, như đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, đường bộ ven biển (Thanh Hóa-Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh), đường sắt Bắc-Nam...; tạo trục giao thông chiến lược, liên thông đồng bộ với hệ thống giao thông của tỉnh.

Dự án được tỉnh Ninh Bình xác định là công trình trọng tâm, phải hoàn thành sớm nhất để tạo động lực, bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trước mắt và có tầm chiến lược, dài hạn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Quảng Ninh sẽ có 18.000 căn NƠXH đến năm 2030

Hiện tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch được khoảng trên 600 ha quỹ đất dành cho phát triển nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nằm rải rác ở tất cả các địa phương.

Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 3/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ đã giao chỉ tiêu cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 hoàn thành ít nhất 18.000 căn nhà ở xã hội (đến năm 2025 là 8.200 căn; giai đoạn 2026-2030 hoàn thành 9.800 căn). Các chỉ tiêu trên cơ bản phù hợp với mục tiêu, chỉ tiêu đã được tỉnh Quảng Ninh xác định trong Đề án phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động ngành than, khu công nghiệp; nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng về làm việc tại Quảng Ninh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Bên cạnh những tin tức bất động sản trên, độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan