Tin tức
29/03 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 25/3 đến 30/3/2024

  • 76
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 25/3 đến 30/3/2024 gồm các tin chính sau:

  1. Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc lỗ chồng chất
  2. Bất động sản liên tục tăng giá, càng cố đợi giá nhà lại càng vượt xa “tiền để dành”
  3. Hạ tầng giao thông là động lực tăng trưởng của bất động sản năm 2024
  4. 4 hình thức bồi thường từ 2025 khi nhà nước thu hồi đất
  5. Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7/2024
  6. Dự án Thành phố Thông minh - Thi tuyển phương án kiến trúc công trình Tháp 108 tầng
  7. Phát triển Vân Đồn trở thành khu kinh tế biển đa ngành
  8. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định rõ 5 vùng đô thị

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tuan-4-thang-3.2024

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

1. Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc lỗ chồng chất

Mức độ nghiêm trọng về thiệt hại tài chính mà doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc phải đương đầu trong cuộc khủng hoảng địa ốc kéo dài ở nước này đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn...

Cuối tuần vừa rồi, 3 công ty phát triển bất động sản tầm trung của Trung Quốc niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông đã đưa ra cảnh báo về con số thua lỗ ròng lên tới hàng tỷ USD. Trong khi đó, “gã khổng lồ” China Evergrande Group tuyên bố đã rút đơn xin bảo hộ phá sản ở New York - tờ báo Nikkei Asia đưa tin.

Trong số các doanh nghiệp bất động sản kể trên, KWG Group Holdings - một công ty có trụ sở ở Quảng Châu - cho biết dự kiến lỗ ròng trên 19 tỷ nhân dân tệ (2,6 tỷ USD) trong năm 2023. Mức lỗ này tăng gấp hơn 2 lần so với con số của năm 2022.

Trong tuyên bố, công ty nói rằng kết quả kinh doanh kém là do “điều kiện thị trường bất động sản tiếp tục không thuận lợi”. Môi trường khủng hoảng đã đẩy tỷ suất lợi nhuận gộp của KWG xuống ngưỡng âm, khiến nhiều dự án bị cắt giảm giá trị sâu hơn, và các khoản đầu tư bất động sản của công ty lỗ nhiều hơn, trong khi chi phí tăng cao.

“Do các yếu tố kinh tế vĩ mô bất lợi, làn sóng các sự kiện tín dụng tiêu cực và các kênh vốn của ngành ngày càng eo hẹp, áp lực thanh khoản đối với các công ty phát triển bất động sản tư nhân như KWG ngày càng lớn”, Chủ tịch Kong Jianmin của KWG cho biết trong niêm yết thông tin tại sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Bất động sản liên tục tăng giá, càng cố đợi giá nhà lại càng vượt xa “tiền để dành”

Mức tăng thu nhập của người lao động không thể theo kịp mức tăng chóng mặt của giá bất động sản như hiện tại. Như vậy, khi để dành đủ tiền mới mua nhà thì căn nhà đã tăng giá cách xa so với số tiền có được

Thực tế, giá nhà tại Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với thu nhập trung bình của người dân khiến việc sở hữu nhà càng khó khăn hơn. Trong khi đó, giá nhà trong năm 2024 dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Khảo sát về giá nhà của Công ty nghiên cứu bất động sản CBRE trong năm 2023, thị trường chung cư ở 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM vẫn đang neo ở mức cao. Đặc biệt là tại Hà Nội, khi ghi nhận xu hướng giá sơ cấp tăng nhanh trong năm 2023, nguyên nhân chính do tỷ trọng nguồn cung mở bán áp đảo từ phân khúc cao cấp.

Cụ thể, giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội đạt 53 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì), tăng 4,6% theo quý và 14,6% theo năm. Còn giá bán sơ cấp căn hộ tại TP.HCM là hơn 61 triệu đồng/m2 (giảm 1,7% so với năm 2022). 

Tại thị trường thứ cấp, giá bán căn hộ chung cư ở Hà Nội trong quý 4/2023 đạt trung bình 33 triệu đồng/m2 và tương đương mức tăng 5% theo năm. Còn TP.HCM ghi nhận 45 triệu đồng/m2 đối với thị trường chung cư và 140 triệu đồng/m2 đối với thị trường nhà thấp tầng.

Một nghiên cứu của Savills Việt Nam cũng chỉ ra, năm 2023 thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội đạt 150 triệu đồng/người. So với năm 2019 thì mức tăng trưởng trung bình thu nhập là 6% một năm. Trong khi đó, mức tăng giá căn hộ từ năm 2019 đến 2023 là 13% một năm.

Hơn nữa, với chi phí sinh hoạt, ăn ở, đi lại, chi trả cho y tế, giáo dục... khá đắt đỏ như hiện nay, thì sau khi trừ đi các khoản phải chi trả hàng tháng, rõ ràng việc tiết kiệm tiền để có thể sở hữu nhà đối với không ít gia đình là khá khó khăn. Chính vì vậy, dù nhu cầu thực sự của người dân rất cao và nguồn cung ngày càng được cải thiện cả về số lượng và chất lượng, nhưng mua được nhà chưa bao giờ là dễ dàng.

Như vậy, rõ ràng thu nhập thực tế so với giá thành sở hữu nhà thường không song hành với nhau. Tuy nhiên, ở những quốc gia khác, Chính phủ có nhiều giải pháp cho vấn đề này như cho thuê mua dài hạn, gần như trọn đời bằng hình thức trả góp để người dân nhanh chóng tiếp cận với cơ hội sở hữu nhà hơn.

Nhìn nhận từ phía các chuyên gia, để người dân có nhà thì không chỉ chủ đầu tư cần đưa ra các sản phẩm tốt và được người mua chấp nhận, mà cũng cần tạo ra những chính sách bán hàng hợp lý, ưu đãi để người dân có cơ hội nhanh chóng, thuận lợi hơn khi thực hiện ước mơ an cư.

Đồng thời, cần hạn chế dần những phát triển lệch hướng của thị trường như việc tạo hiệu ứng đẩy giá thành lên cao, đầu cơ lũng đoạn... Đây mới chính là mấu chốt để phát triển thị trường bền vững và người dân có thể sở hữu nhà.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Hạ tầng giao thông là động lực tăng trưởng của bất động sản năm 2024

Yếu tố tạo động lực, đóng vai trò quyết định tăng trưởng của bất động sản năm 2024 và những năm tiếp theo là: quy hoạch, chính sách ưu tiên đầu tư và hạ tầng giao thông. Trong đó, hạ tầng giao thông được kỳ vọng sẽ góp phần tạo sự bứt phá…

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Hiện nay đã có 25 dự án với 75 dự án thành phần thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Một số công trình quy mô vốn lớn là Cảng hàng không quốc tế Long Thành, 2 dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đường Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, các dự án đường sắt đô thị TP.HCM và Hà Nội, đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam… được đánh giá nếu hoàn thành đúng tiến độ, không chỉ tạo nên diện mạo giao thông mới cho đất nước mà còn tạo xung lực cho nền kinh tế cất cánh.

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, năm 2024 và những năm tới đây, ba yếu tố tạo động lực đóng vai trò quyết định tăng trưởng của bất động sản là quy hoạch, chính sách ưu tiên đầu tư và hạ tầng giao thông. Trong đó, hạ tầng giao thông được kỳ vọng sẽ tạo sự bứt phá bởi năm 2023, với những cam kết và hành động quyết liệt của Chính phủ, bộ, ngành cùng các địa phương đã thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, để các dự án hạ tầng giao thông thực sự phát huy vai trò dẫn dắt và thúc đẩy sự phát triển của địa phương một cách bền vững, việc thu hút đầu tư, phát triển dự án bất động sản tại khu vực có sự đầu tư hạ tầng cần phương thức:

Thứ nhất, địa phương tạo quỹ đất sạch làm cơ sở để kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn, tạo niềm tin, làm cầu nối sức lan tỏa để thu hút kêu gọi nhà đầu tư mới. Nghiên cứu thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, nghiên cứu giải pháp để thu hút được nguồn lực ngoài ngân sách.

Thứ hai, lựa chọn chủ đầu tư có uy tín. Sự uy tín của chủ đầu tư đóng vai trò cốt lõi đến mức độ thành công của dự án và khả năng thu hút khách hàng. Một chủ đầu tư có nền tảng tài chính mạnh và danh tiếng tốt trên thị trường sẽ đảm bảo tiến độ xây dựng sự án thực hiện nhanh chóng. Do đó, cần mở rộng, tìm kiếm đối tác tiềm năng. Bảo đảm thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.

Thứ ba, nâng cao chất lượng lập và phê duyệt quy hoạch, tổ chức tốt việc quản lý quy hoạch và thực hiện đầu tư theo quy hoạch; phân rõ trách nhiệm của địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch. Xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin tích hợp, cập nhật đầy đủ, kịp thời quy hoạch, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

1. 4 hình thức bồi thường từ 2025 khi nhà nước thu hồi đất

Đầu tư bất động sản “đón sóng” hạ tầng ngay từ khi mới chỉ có thông tin quy hoạch khiến giá đất bị đẩy lên cao trong khi sự phát triển trên thực tế chưa tương xứng. Tại nhiều khu vực, quy hoạch hạ tầng đã tạo ra sự phát triển nóng, tràn lan, nguồn cung sản phẩm bất động sản hiện hữu dư thừa, vượt xa nhu cầu thực trong khi vẫn thiếu những dự án đáp ứng đúng nhu cầu…

Phòng Nghiên cứu thị trường và Nhóm chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) vừa công bố Báo cáo chuyên đề: Bất động sản hạ tầng - Cơ hội và thách thức. Báo cáo cho thấy sự phát triển song hành của các dự án hạ tầng giao thông và bất động sản (công nghiệp, thương mại, du lịch, nhà ở...) là rất quan trọng và cần thiết. Các dự án hạ tầng mang đến rất nhiều cơ hội cho địa phương và cả nhà đầu tư bất động sản.

HẠ TẦNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NHƯNG CŨNG ĐEM ĐẾN NHIỀU THÁCH THỨC

“Tuy nhiên, trên hành trình đi đến sự phát triển toàn diện, đồng bộ và bền vững, cũng có không ít thách thức bủa vây. Đầu tư bất động sản “đón sóng” hạ tầng ngay từ khi mới chỉ có thông tin quy hoạch khiến giá đất bị đẩy lên cao trong khi sự phát triển trên thực tế chưa tương xứng. Tại nhiều khu vực, quy hoạch hạ tầng đã tạo ra sự phát triển nóng, tràn lan, nguồn cung sản phẩm bất động sản hiện hữu dư thừa, vượt xa nhu cầu thực trong khi vẫn thiếu những dự án đáp ứng đúng nhu cầu. Nhiều khu vực, hạ tầng đã hình thành nhưng chưa thực sự dẫn dắt được các nguồn vốn đầu tư xã hội và tạo ra sự phát triển bứt phá cho các địa phương. Trong khi đó, tình trạng đầu cơ đất đai gia tăng đã biến những “bờ xôi ruộng mật” thành vùng đất hoang, khu đô thị “đắp chiếu”, dở dang, giá đất bị đội lên cao”, VIRES nhận định.

Báo cáo của VIRES cũng phân tích rõ tác động lan tỏa của việc hình thành các dự án hạ tầng giao thông đến kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản. Theo đó, sự hình thành các dự án bất động sản, nhu cầu đầu tư và giá trị gia tăng của bất động sản luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể là các tuyến vành đai, cao tốc, sân bay, bến cảng… Trên thực tế, giải ngân đầu tư công đối với các dự án hạ tầng giao thông đã mang lại tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp đối với thị trường bất động sản.

Tác động trực tiếp là khi một dự án hạ tầng lớn chuyển động, nguồn lực đất đai sẽ được khơi thông, không gian phát triển về công nghiệp, du lịch, dịch vụ... được mở rộng. Sự chuyển dịch đất đai và phân bố lại dân cư, nguồn lao động sau khi có hạ tầng sẽ giúp bất động sản ở khu vực đó được hưởng lợi, có tiềm năng tăng giá và tạo sóng. Cơ hội gián tiếp là khi đầu tư công được giải ngân thì toàn nền kinh tế được kích cầu, từ đó dòng tiền chuyển động mạnh và sẽ có những nguồn tiền nhất định (từ chứng khoán, từ vàng, từ dòng vốn ngoại...) đổ vào thị trường bất động sản, nhất là khi nhìn thấy cơ hội tăng giá từ sự hình thành các dự án hạ tầng giao thông. 

Báo cáo này còn nhận định rằng 25 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang được đốc thúc triển khai trong giai đoạn 2023 - 2025 sẽ tạo ra động lực để thị trường bất động sản trên cả nước phục hồi trở lại sau tác động của đại dịch Covid-19 cùng những khó khăn của nền kinh tế trong năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết để hướng tới mục tiêu phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững khi hạ tầng trở thành đòn bẩy kích thích đầu tư, phát triển bất động sản. Để tận dụng được những cơ hội phát triển đô thị cũng như thị trường bất động sản từ việc đầu tư các dự án hạ tầng giao thông một cách hiệu quả, cần phải có giải pháp để hạn chế tối đa những rủi ro của sự phát triển thiếu bền vững trong thời gian qua.

 CẦN KIỂM SOÁT GIÁ ĐẤT TĂNG “NÓNG” THEO HẠ TẦNG

Trên cơ sở phân tích thực trạng và những rủi ro của bất động sản hạ tầng, VIRES đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm hướng tới phát triển đồng bộ và bền vững thị trường bất động sản gắn với sự dẫn dắt của các dự án hạ tầng giao thông. Bao gồm giải pháp quy hoạch bài bản, tổng thể và có tầm nhìn dài hạn; Thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông; Công khai, minh bạch thông tin quy hoạch và tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng; Ngăn chặn lợi ích nhóm, quản lý chặt chẽ việc đấu giá đất, đấu thầu dự án. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7/2024 

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, trình Chính phủ về dự thảo tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc triển khai thi hành Luật đất đai 2024 để có cơ sở trình Quốc hội cho phép Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm đi vào cuộc sống.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết thì hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định quy định về giá đất; Nghị định quy định về lấn biển; Nghị định quy định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực đất đai. 

Đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng và banh theo theo thẩm quyền Thông tư quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai; kỹ thuật bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; Thông tư quy định về thống kê, kiểm kể đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; Thông tư quy định nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Bộ trưởng Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ Nghị định quy định về quỹ phát triển đất; Nghị định quy định về thu tiền sử dụn tiền thuê đất. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành theo theo thẩm quyền Thông tư quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thác và sử dụng tài liệu đất đai. 

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. 

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi. 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền: Thông tư quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính và hướng dẫn việc giải quyết trường hợp chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính. 

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật Đất đai 2024.

"Trước ngày 31/3/ 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, trình Chính phủ về dự thảo tờ trình của Chính phủ (kèm theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội) trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024", văn bản nêu rõ.

Trước đó, tại Hội nghị Triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết Bộ đang xây dựng dự thảo của 6 nghị định, 5 thông tư; Bộ Tài chính 2 nghị định; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn một nghị định; Bộ Nội vụ một thông tư. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

1. Dự án Thành phố Thông minh - Thi tuyển phương án kiến trúc công trình Tháp 108 tầng

Cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế sáng tạo, độc đáo, đáp ứng yêu cầu đồng bộ, phát triển đô thị hiện đại, áp dụng những tính năng thông minh tạo nên công trình điểm nhấn mới cho Thủ đô Hà Nội, cho Việt Nam và cho cả khu vực...

Hội đồng thi tuyển bao gồm các lãnh đạo và các chuyên gia hàng đầu quốc tế và Việt Nam đến từ Bộ Xây dựng, Thành phố Hà Nội, các Hội và các Viện hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch đô thị và kiến trúc tại Việt Nam. Hội đồng sẽ phải làm việc hết mình để lựa chọn phương án tốt nhất của biểu tượng mới cho sự phát triển của khu vực năng động, đổi mới và hiện đại nhất Thành phố Hà Nội này.

Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội nằm tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội có quy mô 272 ha với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD do Công ty NHSC làm chủ đầu tư là một trong những dự án nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Nằm tại cửa ngõ kết nối sân bay quốc tế Nội Bài và trung tâm Thành phố Hà Nội, đây là công trình trọng điểm của quy hoạch hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, trở thành biểu tượng mới của Thủ đô, giúp người dân tiếp cận được những tinh hoa công nghệ tiên tiến nhất thế giới, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, tạo dựng một thành phố phát triển bền vững, đem đến môi trường sống tiện nghi và an toàn.

Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội được xây dựng trên ý tưởng về một thành phố có môi trường và cộng đồng sinh sống thoải mái, do cư dân và các doanh nghiệp cùng tạo dựng. Để hiện thực hóa ý tưởng này, Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đem đến 4 giá trị cốt lõi là “Tương lai”, “Kết nối”, “Vệ sinh”, “An toàn”. Bốn giá trị này được hiện thực hóa dựa trên hệ thống dịch vụ thế hệ mới được gọi là “6 giải pháp thông minh” bao gồm (1) Năng lượng thông minh, (2) Di chuyển thông minh, (3) Quản lý thông minh, (4) Đời sống thông minh, (5) Sức khỏe và Học tập thông minh và (6) Kinh tế thông minh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Phát triển Vân Đồn trở thành khu kinh tế biển đa ngành

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Vân Đồn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040. Theo đó, giai đoạn đến năm 2025, tập trung hoàn chỉnh, xây dựng và cải tạo chỉnh trang khu đô thị hiện hữu, xây dựng những khu đô thị mới. Giai đoạn 2026-2030 sẽ hoàn thiện chất lượng hạ tầng đô thị, mở rộng khu vực nội thị giai đoạn trước…

Chương trình phát triển đô thị Vân Đồn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 nhằm mục tiêu xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển Vân Đồn trở thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; là đô thị đồng bộ về hạ tầng, xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với bảo tồn địa hình, cảnh quan, bản sắc riêng, khai thác tốt, hiệu quả lợi thế riêng biệt về vị trí địa lý, môi trường tự nhiên. Phấn đấu đến năm 2025, đạt các tiêu chí đô thị loại III; đến năm 2030, thành lập TP.Vân Đồn và đạt các tiêu chí đô thị loại II.

Các khu vực phát triển đô thị đã được cụ thể hóa trong Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040, phê duyệt tại Quyết định 266/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Khu kinh tế Vân Đồn được chia không gian phát triển thành 2 vùng (đảo Cái Bầu, quần đảo Vân Hải).

Đối với đảo Cái Bầu, tập trung phát triển các khu chức năng chính của đô thị và khu kinh tế. Đảo Cái Bầu phân chia thành vùng phía Đông (khu vực Cái Rồng), vùng phía Tây (khu vực sân bay Vân Đồn) và vùng phía Bắc (cảng Mũi Chùa - Vạn Hoa). Còn quần đảo Vân Hải phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gắn với bảo tồn cảnh quan sinh thái, đa dạng sinh học tại khu vực. Giới hạn phát triển dân cư ở một số đảo hiện có (Cảnh Cước, Trà Bản, Ngọc Vừng, cống Đông – cống Tây).

Về lộ trình phát triển, khu vực phát triển đô thị giai đoạn đến năm 2025, hoàn chỉnh, xây dựng và cải tạo chỉnh trang khu đô thị hiện hữu, xây dựng những dự án du lịch, khu đô thị mới, khu dân cư, tái định cư. Đầu tư kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị khu vực thị trấn Cái Rồng và xã Đông Xá, Hạ Long phấn đấu hoàn thành tiêu chuẩn thành lập phường. Đồng thời, huy động nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng khung, tạo động lực phát triển đô thị. Từng bước nâng cao chất lượng đô thị nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn đô thị loại III đến năm 2025.

Tiếp đến, giai đoạn 2026-2030, hoàn thiện chất lượng hạ tầng đô thị, mở rộng khu vực nội thị giai đoạn trước; phát triển trọng điểm du lịch biển đảo Quan Lạn và Minh Châu, trong đó, phường Đoàn Kết ưu tiên đầu tư kết nối hạ tầng từ vùng lõi đô thị hiện hữu; phát triển trọng điểm du lịch biển đảo Quan Lạn và Minh Châu. Xây dựng khu trung tâm hành chính mới đóng vai trò là trung tâm chính trị - thương mại - dịch vụ của đô thị. Tăng cường mạng lưới giao thông chính kết nối khu trung tâm đô thị; cải tạo chỉnh trang đô thị và tiếp tục nâng cấp các tiêu chuẩn đô thị còn yếu của TP.Vân Đồn. Đầu tư xây dựng TP.Vân Đồn loại II, đạt tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị loại I đến năm 2030.

Định hướng giai đoạn 2031-2040, đầu tư nâng cấp chất lượng hạ tầng, mở rộng xây dựng các khu đô thị mới, khu thương mại, dịch vụ, kết nối hệ thống hạ tầng xã Đoàn Kết qua các xã Đài Xuyên, Vạn Yên. Hoàn thiện chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật xã đảo.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định rõ 5 vùng đô thị 

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định 5 vùng đô thị, gồm: đô thị trung tâm; thành phố phía Tây; vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì; thành phố phía Bắc; đô thị phía Nam…

Dự báo biến động dân số: dân số thường trú đến năm 2030 khoảng 10,5 triệu người; đến năm 2045 khoảng 12,5 triệu người và đến năm 2050 khoảng 13,0 triệu người. Thành phần dân số khác (dân số quy đổi) đến năm 2030 khoảng 1.450.000 người; đến năm 2045 khoảng 2.100.000 người và đến năm 2050 khoảng 2.500.000 người…

Về nội dung cụ thể của Quy hoạch, theo Phó Chủ tịch UBND TP, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định cấu trúc không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội gồm: 5 không gian phát triển - 5 hành lang và vành đai kinh tế - 5 trục động lực - 5 vùng kinh tế, xã hội - 5 vùng đô thị. Cùng với TP. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, có vị trí trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa).

Quy hoạch Thủ đô đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển. Trong đó nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường sông Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... để đảm bảo nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị. 

Cùng với đó, tập trung cải tạo những khu chung cư cũ; xóa bỏ tình trạng nhà tự xây không theo quy hoạch, không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn. Bảo tồn, chỉnh trang, cải tạo khu phố cổ, khu có kiến trúc kiểu Pháp nhằm khai thác, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Khai thác không gian ngầm trong phát triển giao thông và dịch vụ đô thị.

Quy hoạch Thủ đô cũng nêu 5 vùng kinh tế - xã hội là: vùng trung tâm, vùng phía Bắc sông hồng, vùng phía Nam Thủ đô, vùng phía Tây Nam Thủ đô, vùng phía Tây Bắc Thủ đô; 5 vùng đô thị: đô thị trung tâm; thành phố phía Tây; vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì; thành phố phía Bắc; đô thị phía Nam.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 02 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 02 năm 2024

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 02 năm 2024

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 03 năm 2024

Tin tức bất động sản về chính sách, pháp luật  tháng 11 năm 2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan