Tin tức
13/04 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 08/4 đến 13/4/2024

  • 108
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 08/4 đến 13/4/3/2024 gồm các tin chính sau:

  1. Bất động sản bán lẻ: Tập đoàn Vingroup thoái vốn thành công Vincom Retail
  2. Xu hướng công nghệ xây dựng thông minh 2024
  3. Hơn 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản sắp đáo hạn
  4. Thị trường bất động sản: “Vướng” và “chậm”, “khó” và “bí”
  5. Shark Phú và CEO VIG nói về giá nhà cao: Sẽ có một thế hệ không bao giờ có khả năng mua nhà, có thể kéo lùi lợi thế cạnh tranh của một quốc gia
  6. Siết chặt hoạt động môi giới bất động sản
  7. Đề xuất cụ thể mức phạt 27 nhóm hành vi vi phạm đất đai
  8. Khẩn trương triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
  9. Thêm trợ lực cho thị trường bất động sản (quy hoạch) 

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tuan-2-thang-4.2024

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

1. Bất động sản bán lẻ: Tập đoàn Vingroup thoái vốn thành công Vincom Retail với giá trị thương vụ lên đến 39.100 tỷ

Hà Nội chào đón một dự án Hoạt động nổi bất trong quý vừa qua của thị trường bán lẻ là tập đoàn Vingroup thoái vốn thành công Vincom Retail với giá trị thương vụ lên đến 39.100 tỷ đồng.

Theo báo cáo của CBRE, thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn ba tháng đầu năm 2024 tiếp tục cho thấy diễn biến khả quan với giá thuê và tỷ lệ lấp đầy tiếp tục đà tăng. Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận trong quý đều tư các thương hiệu nước ngoài mở rộng tại Hà Nội và TP.HCM thuộc đa dạng các ngành hàng từ thời trang, ăn uống đến siêu thị. 

Theo như khảo sát tâm lý khách thuê khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của CBRE vào tháng 3/2024, nhu cầu mở rộng và nâng cấp của các thương hiệu bán lẻ giữ ở mức khả quan, chiếm đến 42% tổng số yêu cầu thuê lớn nhất trong quý 1, nhu cầu thuê mới mặt bằng xếp thứ 2 với 34%.

Trong quý 1 năm nay, thị trường Hà Nội chào đón một dự án mới là khu phức hợp The Linc tại khu đô thị Park City Hà Nội với 10.581 m2 diện tích cho thuê.

Giá chào thuê bất động sản bán lẻ tại thị trường Hà Nội và TP.HCM duy trì mức tăng nhờ vào nguồn cung mới hạn chế kể từ năm 2020. Tại Hà Nội, giá thuê tầng trệt tại khu vực trung tâm ở mức 163,2 USD/m2/tháng, tăng 13,4% so với năm trước. Tỷ lệ trống khu vực Trung tâm giảm xuống còn 1,7%, giảm 3,1 đpt so với cùng kì năm trước.

Dự kiến trong năm năm tới, tổng nguồn cung mới trung bình mỗi năm ở Hà Nội và TP.HCM khoảng 65.000 m2, thấp hơn 57% so với trung bình của 10 năm vừa qua. Vì nguồn cung mới hạn chế, ít dự án quy mô hoàn thành, nhưng sẽ ít khan hiếm hơn trong những năm vừa qua, CBRE kỳ vọng giá thuê tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, cụ thể tăng từ 2-3% tại khu vực ngoài trung tâm, và 5-8% tại khu vực trung tâm.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Xu hướng công nghệ xây dựng thông minh 2024 

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang giúp các dự án xây dựng khu vực châu Á trở nên hiệu quả, bền vững và an toàn hơn…

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Theo Technode Global, trong năm 2024, tận dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong lập dự án xây dựng tiếp tục là xu hướng tạo ra nhiều đổi mới cho ngành xây dựng ở châu Á. Hiện tại, AI đang được sử dụng rộng rãi để cách mạng hóa các quy trình lập kế hoạch dự án, cung cấp khả năng phân tích dữ liệu, nhận diện mẫu và dự đoán mô hình không giới hạn.

Khả năng phân tích thông minh các tập dữ liệu lớn liên quan đến dự án cho phép AI hỗ trợ con người phân bổ tài nguyên và dự đoán chính xác hơn về các cột mốc dự án hay nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình xây dựng. 

Ngoài ra, AI tạo sinh còn có thể đề xuất các phương án thay thế một cách nhanh chóng, dự đoán các rào cản, từ đó mở đường cho một ngành công nghiệp xây dựng linh hoạt và phản ứng hơn. 

THỊ GIÁC MÁY TÍNH GIÚP GIẢM SÁT VÀ KIỂM TRA CÔNG TRƯỜNG 

Thị giác máy tính là lĩnh vực khoa học máy tính tập trung vào việc tái tạo các phần phức tạp của hệ thống thị giác con người và cho phép máy tính xác định và xử lý các đối tượng trong hình ảnh và video giống như cách con người làm.

Thông qua việc phân tích các hình ảnh video từ công trường xây dựng, công nghệ thị giác máy tính giúp con người giám sát tự động, phát hiện bất thường và thông tin ngay thời gian thực. 

Công nghệ này Công nghệ này hiện được ứng dụng tại hệ thống An toàn Công trường Thông minh (SSSS) ở Ả Rập Saudi và Hong Kong hoặc các quy định chính phủ nghiêm ngặt liên quan đến Hệ thống Giám sát Video (VSS) ở Singapore. 

Nhìn chung, công nghệ thị giác máy tính giúp cải thiện các quy trình kiểm tra truyền thông, cung cấp một phương tiện toàn diện và hiệu quả để thu thập dữ liệu để giám sát dự án và quản lý rủi ro.

THIẾT BỊ IOT ĐEO HẠN CHẾ RỦI RO LAO ĐỘNG 

Theo Technode Global, năm 2024 sẽ là năm của các thiết bị IoT đeo trong lĩnh vực xây dựng tại châu Á, nhằm quản lý rủi ro cho các nhóm EHS (bao gồm các quy trình, chính sách và quy định được thiết kế để bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và duy trì sức khỏe cho tất cả nhân viên và các bên liên quan). 

Những thiết bị được trang bị cảm biến và kết nối, cho phép các quản lý giám sát thời gian thực tình trạng của công nhân khi thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm như làm việc ở độ cao. Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu về điều kiện môi trường, mẫu di chuyển và dấu hiệu sinh tồn, các thiết bị IoT đeo sẽ cung cấp cảnh báo tức thì cho người lao động. Từ đó, giúp họ phản ứng nhanh chóng đối với các nguy cơ tiềm ẩn, thúc đẩy một môi trường xây dựng thông minh và an toàn hơn. 

MÔ HÌNH NGÔN NGỮ LỚN GIÚP PHÂN TÍCH DỰ ĐOÁN

Sự tích hợp của các Mô hình Ngôn ngữ Lớn (LLM) được dự kiến sẽ ​​là một xu hướng mới nổi khác trong công nghệ xây dựng năm 2024. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Hơn 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản sắp đáo hạn

Theo số liệu của VBMA, trong 9 tháng còn lại của năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 239.480 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 101.145 tỷ đồng.

Số liệu của Hiệp Hội trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 1/4, có 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 3/2024 với tổng giá trị đạt 8.745 tỷ đồng.

Trong đó, CTCP Vinhomes phát hành 2 lô trái phiếu kỳ hạn 3 năm với tổng giá trị 4.000 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hải Đăng phát hành 2 lô trái phiếu kỳ hạn 1,5 năm và 3 năm với tổng giá trị 2.500 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Thương mại Việt An phát hành lô trái phiếu kỳ hạn 2 năm với giá trị 1.250 tỷ đồng. 

Lũy kế từ đầu năm đến nay, có 14 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 13.060 tỷ đồng và hai đợt phát hành ra công chúng trị giá 2,650 tỷ đồng. Trong số các đợt phát hành riêng lẻ, các trái phiếu đã được xếp hạng tín nhiệm chiếm 7.6% về giá trị.

Trong tháng 3, các doanh nghiệp đã mua lại 8.031 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 72% so với cùng kỳ năm 2023.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Thị trường bất động sản: “Vướng” và “chậm”, “khó” và “bí” 

Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 với nhiều điểm mới, được kỳ vọng sẽ tác động tích cực tới thị trường bất động sản…

Tuy nhiên, hành trình trước mắt có thể còn gian nan, bởi những điểm mâu thuẫn, chồng chéo chưa được sửa đổi một cách triệt để. Do đó, dù đang có những tín hiệu hồi phục, song trong 2024, thị trường bất động sản vẫn chưa thoát khỏi 4 chữ “vướng” và “chậm”, “khó” và “bí”.

DOANH NGHIỆP VẪN “THAN TRỜI”

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt, sát sao chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Quốc hội cũng đã thông qua Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và các Luật khác liên quan. Các Bộ, ngành liên quan hiện đang khẩn trương lấy ý kiến các nghị định, thông tư hướng dẫn các Luật nêu trên. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã đốc thúc, yêu cầu các bộ, ngành sớm trình các nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đất đai mới, làm cơ sở để Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

CẦN DỒN LỰC KHÔI PHỤC THỊ TRƯỜNG

Theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, xét theo lĩnh vực kinh tế, mặc dù tốt hơn nhưng thực trạng sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản đã yếu, trong khi đó, chính sách tháo gỡ rất chậm và triển vọng mới lại chưa thực sự rõ ràng. Thị trường đang ở giai đoạn. thay đổi, định hình lại theo hướng bền vững hơn, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc về pháp lý.

Thứ nhất, Luật Đất đai mới có rất nhiều điểm tích cực nhưng việc tận dụng như thế nào mới là điểm đáng quan tâm. Điểm mới chưa đảm bảo đầy đủ lại gây ra xung đột, gây ra rủi ro mới. Đặc biệt, những điểm mấu chốt mà Luật Đất đai kỳ vọng sửa thì lại chưa làm được.

Thứ hai, vấn đề liên quan đến vốn là cách tiếp cận vốn: lãi suất quá cao, thời hạn cho vay đang làm yếu mòn doanh nghiệp. Phân định chức năng của các thị trường tài chính giữa Nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng vẫn chưa hài hoà với nhau.

Thứ ba, liên quan đến nhà ở xã hội, cần có cách tiếp cận mới về tín dụng, ưu đãi tín dụng với phát triển nhà ở xã hội, trong đó, cần một đề án mới gắn vốn tín dụng với nhà ở xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Shark Phú và CEO VIG nói về giá nhà cao: Sẽ có một thế hệ không bao giờ có khả năng mua nhà, có thể kéo lùi lợi thế cạnh tranh của một quốc gia

Bản chất giá bất động sản là một con số ghi nhận giá trị, trong khi giá trị sử dụng không thay đổi. Căn nhà 1 tỷ đồng nhiều năm trước, nay tăng thêm 10 tỷ đồng, giá trị sử dụng không tăng thêm, nhưng lại gây áp lực lên chi phí tiền lương, Shark Phú lập luận.

Hệ lụy sau câu chuyện 1 căn chung cư sau 3 năm giá đội lên hơn 1 tỷ đồng

Mặt bằng giá trung bình chung cư Hà Nội đang được rao bán ở mức 45 triệu đồng/m2, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Batdongsan.com.vn. Một căn hộ chung cư điển hình của Hà Nội hiện được rao bán trung bình ở mức 3,2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mức tăng không đồng đều. Có những khu đô thị giá đã tăng tới 33% chỉ trong 1 năm. Với mức tăng khủng lần này, những căn hộ chung cư giá rẻ, không sổ đỏ, cũng không còn giá 25 triệu đồng/m2.

Lo ngại từ hiện tượng giá nhà tăng cao

Bàn chuyện giá nhà tăng cao, Shark Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Sunhouse – cho biết, rất nhiều lần ông chia sẻ trên các diễn đàn câu chuyện thực ra Việt Nam đang lãng phí cơ hội, nhất là với tình trạng giá bất động sản neo cao.

"Cứ hình dung sinh viên vừa ra trường hay một người đi làm, với tình trạng giá nhà cao, họ buộc phải có nhu cầu tăng lương để tăng khả năng mua được nhà. Giá nhà tăng gấp 3, kỳ vọng về lương của người lao động cũng sẽ tăng tương ứng".

"Việt Nam hiện là một nước sản xuất và xuất siêu. Khi chi phí đầu vào tăng, sức cạnh tranh sẽ giảm", Shark Phú nói.

Chủ tịch Sunhouse nhìn nhận bản chất giá bất động sản là một con số ghi nhận giá trị, trong khi giá trị sử dụng không thay đổi. Căn nhà 1 tỷ đồng nhiều năm trước, nay tăng thêm 10 tỷ đồng, giá trị sử dụng không tăng thêm, nhưng lại gây áp lực lên chi phí tiền lương, vốn chiếm phần nhiều trong cơ cấu giá thành sản phẩm và dịch vụ.

Với hệ lụy một thế hệ khó mua nhà, Tổng Giám đốc VIG phân tích khi giới trẻ khó mua nhà, khoản tiền tích lũy được mà không mua nổi nhà đó có thể lại được "rải tiền" vào các hạng mục giải trí như ăn uống, đi chơi.

"Giải pháp tốt hơn là bất động sản phải xuống giá, lúc đó nền kinh tế mới khỏe được", ông David nói.

3. Giá bán chung cư đã tăng 19 quý liên tiếp

Theo dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, chỉ số giá căn hộ tại Hà Nội đầu năm 2024 đã tăng khoảng 38% so với năm 2019, còn tại TP. HCM là 16%. Giá căn hộ tại Hà Nội ghi nhận liên tục tăng trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, còn giá căn hộ tại TP.HCM cũng đã bắt đầu bước vào chu kỳ tăng giá trở lại cùng với đà giảm giá chậm dần ở các dự án cao cấp, hạng sang trên thị trường thứ cấp.

Lực cầu mua nhà tăng mạnh không chỉ từ nhu cầu chuyển dịch của các hộ gia đình thành phố, sự gia tăng không ngừng của lực lượng lao động, sinh viên đổ về các thành phố để làm việc, học tập, nhất là tại Hà Nội, mà còn được đóng góp bởi lượng lớn nhu cầu đầu tư đang tăng lên khi giá thuê căn hộ cũ, mới tại các khu dân cư liên tục tăng từ sau dịch COVID-19 và trong bối cảnh thị trường đang phục hồi nhanh.

Trước đó, báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, trên thị trường gần như không có dự án phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) mà chủ yếu là phân khúc căn hộ trung cấp (giá từ 25-50 triệu đồng/m2) đủ điều kiện huy động vốn và giao dịch.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, giá chung cư giai đoạn cuối năm 2023 vẫn đang neo ở mức rất cao và là quý thứ 19 giá bán chung cư sơ cấp tăng liên tiếp.

Như tại Hà Nội, trên thị trường sơ cấp, mức giá bán trung bình của các căn hộ mở bán mới đạt khoảng 50,8 triệu đồng/m2, tăng gần 7% theo quý (khoảng 3,6 triệu đồng/m2), 14% theo năm (khoảng 7 triệu đồng/m2). Trên thị trường thứ cấp, giá bán trung bình đạt khoảng 32 triệu đồng/m2, tăng 2,7% (khoảng 800.000 đồng/m2) theo quý và 0,8% (250.000 đồng/m2) theo năm.

Tương tự, tại TP.HCM, giá bán thứ cấp quý 3 đạt 45 triệu đồng/m2, tăng 3% so với quý trước. Mức tăng chủ yếu nằm ở phân khúc trung và cao cấp, nhất là các dự án kề cận trung tâm như quận Bình Thạnh, TP Thủ Đức. Còn giá bán sơ cấp căn hộ chung cư đã đạt hơn 60 triệu đồng/m2.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

1. Siết chặt hoạt động môi giới bất động sản

Việc minh bạch hoạt động môi giới bất động sản (BĐS) trong giao dịch nhà đất hiện nay nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và người mua là giải pháp đảm bảo thị trường BĐS vận hành an toàn, lành mạnh.

Thiếu chứng chỉ hành nghề

Theo thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (Hiệp hội BĐS Việt Nam - VNREA), Việt Nam hiện có khoảng 300.000 cá nhân môi giới đang hoạt động tại các tổ chức kinh doanh dịch vụ BĐS. Trong đó, chỉ có khoảng 40.000 cá nhân tham gia hoạt động có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS, còn lại chủ yếu hoạt động với vai trò kết nối thực hiện giao dịch BĐS.

Tìm hiểu thực tế tại các sàn giao dịch BĐS, công ty môi giới nhà đất tại các địa phương, hầu hết các môi giới là cá nhân hành nghề tự do, tự phát, không được đào tạo, không có kiến thức hành nghề và không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan Nhà nước nào.

Đáng chú ý, do môi giới BĐS thiếu chuyên nghiệp, thiếu trung thực, thu phí dịch vụ cao (từ 2 - 3% giá trị của BĐS của người bán và khoảng 1 - 2% của người mua), cộng với nhiều chiêu thức quảng cáo sản phẩm dễ dàng trên mạng xã hội, các trang web mua bán nhà đất nhằm tìm kiếm khách hàng như: Đăng nhà giá ảo không bán nhà thật; đăng thông tin giao bán nhà này, nhưng lại sử dụng hình ảnh nhà khác; giao bán nhà tại một dự án, nhưng tư vấn cho khách hàng mua nhà tại dự án khác… hoạt động môi giới BĐS thời gian qua đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, làm mất niềm tin nhà đầu tư, mất hình ảnh của lực lượng môi giới chân chính.

Mặc dù đã có các quy định xử phạt các các nhân môi giới vi phạm, nhưng việc quản lý hoạt động môi giới vẫn bị “bỏ ngỏ", môi giới BĐS vẫn là ngành nghề gần như không có “rào cản” khi gia nhập hoặc rút lui. Thực tế này cho thấy cần có cơ chế pháp luật ràng buộc vai trò và trách nhiệm của lực lượng môi giới BĐS trong việc tư vấn, cung cấp thông tin, bao gồm cả thủ tục pháp lý của sản phẩm, dự án BĐS, nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và người mua nhà khi tham gia giao dịch BĐS; đặc biệt là khẳng định hoạt động môi giới BĐS là một ngành nghề trong xã hội.

Luật hóa hoạt động môi giới BĐS

Luật Kinh doanh BĐS 2023 (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 có nhiều điểm mới siết chặt hoạt động môi giới BĐS. Điều 61 Luật này quy định, cá nhân hành nghề môi giới BĐS phải có chứng chỉ hành nghề; phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS. Điều này đồng nghĩa với việc, cá nhân không được hành nghề môi giới BĐS tự do như hiện nay.

Điều 48 Luật này yêu cầu chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BĐS nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh BĐS từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Như vậy, đối với môi giới hoạt động trong các công ty BĐS, thù lao, hoa hồng của môi giới sẽ chuyển khoản qua ngân hàng để kiểm soát công khai, minh bạch và giúp Nhà nước chống thất thu thuế…

Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội, những quy định mới sẽ loại bỏ môi giới BĐS không chuyên, tạo môi trường kinh doanh BĐS lành mạnh, minh bạch.

Còn TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch VNREA nhận định, để thích nghi với các quy định siết chặt của Luật Kinh doanh BĐS mới, môi giới BĐS cần nắm vững các quy định pháp luật mới liên quan đến thị trường BĐS để áp dụng đúng, trau dồi kiến thức đàm phán giao dịch, sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình làm việc, tham gia các sự kiện của ngành BĐS thông qua các tổ chức xã hội nghề nghiệp và tìm kiếm cơ hội mới trong các phân khúc thị trường BĐS khác nhau…

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh BĐS năm 2023. Theo dự thảo, Bộ Xây dựng ủy quyền cho các đơn vị Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, VNREA, Hội môi giới BĐS Việt Nam tổ chức các kỳ thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Dự kiến, các kỳ thi này đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Xây dựng chậm nhất 2 tháng trước kỳ thi.

“Luật Kinh doanh BĐS 2023 quy định rõ việc các cá nhân không được phép hoạt động môi giới BĐS tự do, bắt buộc người hoạt động môi giới phải có đầy đủ năng lực thông qua chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định. Điều này giúp tạo điều kiện sàng lọc tự nhiên, tạo ra sự công bằng cho thị trường, để thị trường chỉ còn những môi giới BĐS chuyên nghiệp, có đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm”, TS Nguyễn Văn Đính cho biết.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Đề xuất cụ thể mức phạt 27 nhóm hành vi vi phạm đất đai 

Với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở tại khu vực nông thôn có thể bị phạt tiền từ 200-250 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 ha trở lên. Còn hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) tại khu vực nông thôn có thể bị bị phạt tiền từ 100-200 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ trên 05 ha trở lên và tại đô thị mức phạt sẽ bằng 2 lần...

27 nhóm hành vi vi phạm hành chính về đất đai quy định theo dự thảo Nghị định:
(1) Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
(2) Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
(3) Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
(4) Sử dụng các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung có quy mô lớn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
(5) Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm d, đ, e, g khoản 1 Điều 121 của Luật đất đai;
(6) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định; sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định;
(7) Sử dụng đất đa mục đích không đúng quy định;
(8) Lấn đất;
(9) Chiếm đất;
(10) Hủy hoại đất;
(11) Cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác;
(12) Không đăng ký đất đai;
(13) Chuyển quyền, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định;
(14) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án bất động sản không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Đất đai;
(15) Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất theo quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai;
(16) Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa vượt quá hạn mức theo quy định tại Điều 176 Luật Đất đai mà không thành lập tổ chức kinh tế và không có phương án sử dụng đất trồng lúa;
(17) Nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất vi phạm khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai;
(18) Chuyển quyền, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp đối với đất không thuộc trường hợp được chuyển quyền, cho thuê, thế chấp theo quy định của Luật đất đai;
(19) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội không đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 127 Luật Đất đai;
(20) Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định;
(21) Không nộp hồ sơ, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, nhận chuyển quyền sử dụng đất tại dự án kinh doanh bất động sản;
(22) Không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
(23) Không làm thủ tục chuyển sang thuê đất đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 255 Luật Đất đai;
(24) Vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính;
(25) Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất;
(26) Vi phạm quy định về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai;
(27) Vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Khẩn trương triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai 

Luật Đất đai 2024 vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, quy định rõ mô hình hệ thống thông tin quốc gia về đất đai là tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước.

Do đó, việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai sẽ tạo hiệu quả về sử dụng nguồn lực đất đai trong công tác quản lý, điều hành, tổng hợp cũng như khai thác hợp lý, bền vững cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Theo Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được thực hiện với dữ liệu đầu vào là dữ liệu địa chính (gồm bản đồ địa chính, hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận), dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai, dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…

Đối với cơ sở dữ liệu đất đai do Trung ương xây dựng, hiện nay đã xây dựng xong 4 dữ liệu thành phần. Đó là: Dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất cấp vùng và cả nước; dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; dữ liệu về khung giá đất; dữ liệu về điều tra cơ bản về đất đai cấp vùng và cả nước.

Đối với cơ sở dữ liệu đất đai do địa phương xây dựng, trên cả nước, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó 455/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với hơn 46 triệu thửa đất đưa vào vận hành phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân, doanh nghiệp…

Đến nay, việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai trên cả nước đã đạt những kết quả nhất định, tuy nhiên tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai vẫn còn chậm. Trong đó, nguyên nhân chính của việc chậm tiến độ là do một số địa phương chưa chủ động và quyết liệt trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Việc quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương còn hạn chế, chưa tương xứng so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Nhiều nơi chưa ý thức được vai trò tích cực của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai đối với công tác quản lý và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Hồ sơ, tài liệu đất đai được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau, thông tin dữ liệu không thống nhất; dữ liệu rất lớn, phức tạp, bao gồm cả dữ liệu đồ họa và dữ liệu thuộc tính với rất nhiều trường thông tin. Nhiều thông tin biến động gây khó khăn cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cán bộ xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai ở Trung ương và địa phương còn hạn chế. Trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin, mức độ về an toàn, bảo mật thông tin của các địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu, gây khó khăn cho việc vận hành, kết nối, chia sẻ với các hệ thống thông tin khác…

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn 3787/BTNMT-CĐKDLTTĐĐ ngày 26/5/2023 chỉ đạo về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; rà soát đưa các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai vào quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác.

Hệ thống thông tin đất đai quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản trị, quản lý, vận hành, có thể chia sẻ cho các địa phương sử dụng để quản lý vận hành cơ sở dữ liệu đất đai của địa phương; vận hành, kết nối, tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; hướng dẫn, đào tạo kỹ năng về quản trị, vận hành hệ thống thông tin đất đai quốc gia cho người dùng theo phân cấp quản lý.

Hệ thống thông tin đất đai quốc gia cung cấp thông tin, đưa nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thông qua kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin với các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin như: dân cư, xây dựng, thuế, sàn giao dịch bất động sản, cơ sở dữ liệu công chứng... phục vụ công tác quản lý, giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN  VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế: Ưu tiên phát triển 3 hành lang kinh tế

Theo Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này có 3 hành lang kinh tế, gồm: Hành lang kinh tế Bắc-Nam, Hành lang kinh tế Đông-Tây, Hành lang kinh tế đô thị hướng biển...

Sáng 6/4, tại thành phố Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Cùng tham dự hội nghị lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, doanh doanh, các nhà tư trong nước và quốc tế.

HƯỚNG TỚI THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, ĐÔ THỊ DI SẢN ĐẶC TRƯNG

Quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đã được chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học; xây dựng trên cơ sở phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của tỉnh.

Các quy hoạch đã đưa ra được quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trọng tâm, đột phá phát triển; phương án phát triển, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch thời gian tới; mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian phát triển mới cho Thừa Thiên Huế trong bức tranh chung của các tỉnh, thành trên cả nước.

Theo quy hoạch, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố festival, trung tâm văn hóa-du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

Về các định hướng, ưu tiên phát triển, quy hoạch xác định 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế, 3 động lực tăng trưởng, 5 khâu đột phá phát triển.

3 trung tâm đô thị, gồm: Đô thị trung tâm (gồm thành phố Huế, quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà), Đô thị vùng Tây Bắc (gồm thị xã Phong Điền-Quảng Điền-A Lưới), Đô thị vùng Đông Nam (gồm các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông).

3 hành lang kinh tế, gồm: Hành lang kinh tế Bắc-Nam, Hành lang kinh tế Đông-Tây, Hành lang kinh tế đô thị hướng biển.

3 động lực tăng trưởng, gồm: Thành phố Huế, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Khu công nghiệp Phong Điền.

5 khâu đột phá phát triển là: Phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh; Hoàn thiện hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng viễn thông, Phát triển kinh tế biển, đầm phá, hệ thống cảng biển nước sâu; Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng; Thúc đẩy dịch vụ - du lịch, công nghiệp văn hóa, bảo tồn di sản Cố đô Huế.

TẬP TRUNG 3 HÀNH LANG KINH TẾ

Phát biểu tại sự kiện, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được trong thời gian qua.

PHÁT HUY SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN TINH THẦN "3 CÙNG"

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy sứ mệnh của doanh nghiệp trên tinh thần "ba cùng": "cùng lắng nghe, thấu hiểu"; "cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động"; "cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển".

Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch tỉnh…; Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, số, chuyển giao công nghệ, tiên phong trong quản trị thông minh, hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Đóng góp ý kiến tham vấn cho cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí tuân thủ; Tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, bảo đảm đời sống cho người lao động, an sinh xã hội.

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng toàn thể các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; tạo khí thế, động lực mới cho phát triển. Tại hội nghị tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép mới cho 13 dự án với tổng vốn đăng ký trên 3,5 nghìn tỷ đồng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo các tin tức bài viết liên quan

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 03 năm 2024

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 03 năm 2024

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 03 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 03 năm 2024

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan