Tin tức
06/04 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 01/4 đến 06/4/2024

  • 138
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 01/4 đến 06/4/3/2024 gồm các tin chính sau:

  1. Giá chung cư tăng phi mã: Làm sao để giấc mộng an cư thành hiện thực?
  2. Giá thuê văn phòng tại Việt Nam thấp hơn các quốc gia trong khu vực
  3. Giá chung cư Hà Nội tăng 70% sau 6 năm
  4. 5 nhóm sự kiện ảnh hưởng đến bất động sản trong quý 1/2024
  5. Thị trường bất động sản chờ cú hích từ ngày 1/7
  6. Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đánh dấu bước chuyển biến lớn cho thị trường
  7. Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 04/2024
  8. Phú Quốc đầu tư 3.200 tỷ xây đường ven biển

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tuan-1-thang-4.2024

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

1. Giá chung cư tăng phi mã: Làm sao để giấc mộng an cư thành hiện thực?

Giải pháp hạ nhiệt giá chung cư cấp thiết hiện nay là phải giải quyết dứt điểm vấn đề nguồn cung. Tuy nhiên, để giải quyết được câu chuyện nguồn cung, gốc rễ phải tháo gỡ được các vướng mắc về cơ chế, chính sách.

Thời gian gần đây, trong khi nhiều phân khúc bất động sản rơi vào trầm lắng thì thị trường căn hộ chung cư vẫn tiếp tục nóng lên từng ngày tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, nhất là hai đô thị lớn là Hà Nội và TPHCM. Thậm chí một số nơi đang được quy hoạch khu đô thị và đầu tư hạ tầng, giá căn hộ cũng tăng đột biến, trở thành "miếng bánh" ngon cho nhà đầu tư "lướt sóng".

Theo thống kê của Batdongsan.com.vn, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm đang "leo thang", mức tăng lên đến 17% so với cùng kỳ 2023, trong đó không ít dự án tăng giá trên 20% chỉ sau 1 năm.

Theo đó, giá bán căn hộ chung cư bình dân có mức giá 30-35 triệu đồng/m2; giá bán căn hộ chung cư trung cấp, có mức giá khoảng 35-50 triệu đồng/m2; giá bán căn hộ chung cư cao cấp có mức giá trên 50 triệu đồng/m2, phổ biến ở mức giá 60-70 triệu đồng/m2. Như ở khu vực phía tây Hà Nội, có dự án đã công bố mức giá rẻ nhất là 66 triệu đồng/m2, chưa gồm VAT.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, với tốc độ tăng dân số và nhu cầu nhà ở hiện tại, mỗi năm,cả nước cần phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị. Song, với tình hình phát triển nguồn cung hiện tại, mỗi năm Việt Nam thiếu hụt khoảng 300.000 đơn vị nhà ở do phát sinh thêm các hộ gia đình thành thị mới, đặc biệt là từ nhu cầu “ra ở riêng” của thế hệ trẻ tách từ các đại gia đình. Bởi vậy nếu như Chính phủ, các cơ quan chức năng không có các giải pháp can thiệp kịp thời thì chắc chắn trong thời gian tới sự thiếu hụt nguồn cung sẽ tiếp tục đẩy giá nhà chung tăng cao hơn nữa.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Giá thuê văn phòng tại Việt Nam thấp hơn các quốc gia trong khu vực 

Trong tương quan với các thị trường tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, giá thuê văn phòng tại Việt Nam còn khá khiêm tốn…

Theo Savills, đầu tư văn phòng tiếp tục suy giảm do chi phí vay cao và chênh lệch lợi suất lớn nhưng đây vẫn là phân khúc được quan tâm nhất, chiếm tới 30% khối lượng đầu tư.

TỶ LỆ TRỐNG GIA TĂNG TẠI NHIỀU THÀNH PHỐ LỚN

Tại báo cáo khảo sát Prime Benchmark (Xác định quy chuẩn giá thuê) do Savills Châu Á – Thái Bình Dương thực hiện, nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư về: giá thuê, phí quản lý và các mức thuế của Chính phủ tại một số bất động sản trọng điểm, thuộc các thành phố của khu vực Châu Á.

Theo đó, thị trường cho thuê văn phòng cao cấp cho thấy xu hướng phục hồi nhưng khá chậm trong nửa cuối năm 2023 với chuyển động giá thuê giảm 4,6% tại Manila (Philippines), nhưng tăng đến 12% tại Mumbai (Ấn Độ). Hầu hết các thành phố đang nằm trong giai đoạn cuối tăng trưởng, cuối suy giảm hoặc đang suy giảm.

Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế vĩ mô đi kèm bất ổn thị trường ngày càng gia tăng, chỉ có 09 trong số 21 thị trường ghi nhận mức tăng trưởng về giá thuê tính theo đồng nội tệ. Các thị trường này đang gặp tình trạng thiếu nguồn cung cao cấp, đặc biệt tại Mumbai (Ấn Độ), Brisbane (Úc), Seoul (Hàn Quốc) và một số thị trường lớn ở Đông Nam Á như Singapore hay Kuala Lumpur (Malaysia).

So sánh về giá thuê văn phòng, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, nhận định trong tương quan với các thị trường tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, giá thuê văn phòng tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Ở Hà Nội, giá thuê văn phòng trung bình đạt 513.000 VND/m2/tháng với tỷ lệ lấp đầy 87%, trong khi giá thuê văn phòng hạng A đạt mức 824.000 VND/m2/tháng. Tại TP.HCM, giá thuê bình quân đạt 779.000 VND/m2/tháng, trong đó, giá thuê văn phòng hạng A khoảng 1,4 triệu VND/m2/tháng.

Về nguồn cung văn phòng tại Hà Nội, Savills cho biết con số đạt 2,13 triệu m2, tính đến cuối năm 2023. Kể từ năm 2019, nguồn cung hạng A và B đã tăng trung bình 4% mỗi năm và hạng C tăng 1%. Hạng B có nguồn cung lớn nhất với hơn 1 triệu m2 sàn, tương ứng 49% thị phần. Số lượng dự án lớn ra mắt từ nay đến 2026 có thể gây áp lực lên giá thuê, đặc biệt là ở các dự án hạng A. Dù vậy, giá thuê dự báo ổn định. Tại Hà Nội, đến năm 2026, có 15 dự án mới sẽ cung cấp hơn 389.770 m2 diện tích văn phòng, trong đó, văn phòng hạng A dự kiến chiếm 86% nguồn cung trong tương lai. Diện tích văn phòng xanh sẽ chiếm 18% lượng sàn văn phòng tương lai.

Còn tại TP.HCM, nguồn cung đạt 2,7 triệu m2 tính đến cuối năm 2023, trong đó, hạng A đóng góp đáng kể với mức tăng 68% theo năm, khi chào đón 03 dự án mới cùng với 03 dự án hạng B nâng hạng. Đến năm 2026, TP.HCM được kỳ vọng sẽ chào đón 300.000 m2 văn phòng mới đạt tiêu chuẩn hạng A, hơn 80% nguồn cung hạng A và hạng B trong tương lai của thành phố sẽ đạt tiêu chuẩn xanh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Giá chung cư Hà Nội tăng 70% sau 6 năm

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý I/2024 của Công ty PropertyGuru Việt Nam, sau 6 năm, tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%.

Theo đó, giá rao bán chung cư tại Hà Nội đã tiệm cận TP.HCM. Cụ thể, vào quý I/2024, chung cư ở Hà Nội có mức giá trung bình là 46 triệu đồng/m2, trong khi giá chung cư TP.HCM là 48 triệu đồng/m2.

Ở thời điểm đầu năm 2018, giá rao bán chung cư Hà Nội và TP.HCM lần lượt là 27 và 31 triệu đồng/m2. Sau 6 năm, tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%, vượt cả TP.HCM (tăng giá 55%).

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc  PropertyGuru Việt Nam cho rằng có 2 nguyên nhân chính khiến giá chung cư Hà Nội tăng mạnh.

Thứ nhất, nguồn cung chung cư ở Hà Nội hạn chế. Mặc dù đã có các biện pháp tháo gỡ pháp lý cho chủ đầu tư nhưng những dự án mới gần đây chỉ đóng góp khoảng 20.000 - 30.000 căn hộ mỗi năm, trong khi nhu cầu thông thường lên đến 70.000 - 80.000 căn hộ/năm.

Nguyên nhân thứ hai là nhu cầu tìm mua chung cư Hà Nội vẫn cao. Đáng chú ý, lực cầu này không chỉ đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc mà còn đến từ miền Nam. Dữ liệu lớn của PropertyGuru Việt Nam tiết lộ thông tin đầy bất ngờ, lượng quan tâm chung cư Hà Nội của người tìm kiếm bất động sản đến từ TP.HCM tăng 7,5 lần từ quý 1/2021 đến thời điểm hiện tại. Trong cùng khoảng thời gian, lượng tìm kiếm chung cư TP.HCM của người ở TP.HCM chỉ tăng 2 lần.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. 5 nhóm sự kiện ảnh hưởng đến bất động sản trong quý 1/2024

Nhìn lại thị trường bất động sản Việt Nam, có 5 nhóm sự kiện tiêu biểu được đánh giá là ảnh hưởng đến ngành bất động sản trong quý 1/2024…

Thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng

Cụ thể, tháng 1/2024, trong kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV chính thức thông qua Luật Đất đai 2024, thay thế Luật Đất đai 2013, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên, sẽ quy định hiệu lực sớm đối với Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 từ ngày 1/4/2024. Ngoài ra, vào cuối tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ còn chỉ đạo các bộ ngành nghiên cứu trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024.

Việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), cùng với Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Hàng trăm dự án bất động sản khắp cả nước được tháo gỡ khó khăn

Ngày 11/3/2024, tại báo cáo phục vụ phiên họp trực tuyến toàn quốc của Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ Xây dựng thông tin về kết quả làm việc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý trong quá trình triển khai dự án ở một số địa phương, doanh nghiệp. Theo đó, TP.HCM có 77 dự án được gỡ vướng, Hà Nội có 81 dự án, Hải Phòng 11 dự án, Bình Định 26 dự án, và Cần Thơ 17 dự án…

Việc tháo gỡ hàng loạt dự án cũng góp phần gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản, giải quyết phần nào tình trạng khan hiếm nguồn cung mới, cũng như giúp khôi phục dần niềm tin của nhà đầu tư, bước đầu tác động tích cực đến việc dần phá băng thị trường bất động sản.

Mặt bằng lãi suất điều chỉnh giảm và điều kiện cho vay được nới lỏng

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), các số liệu ghi nhận vào thời điểm ngày 25/3/2024, cho thấy mặt bằng lãi suất cho vay mua bất động sản trung bình giảm xuống từ 5% - 8%/năm, giảm 1% - 1,5% so với thời điểm cuối năm 2023.

Mặt khác, trong chiến lược tăng trưởng tín dụng năm nay, ngoài tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, các ngân hàng sẽ đẩy mạnh cho vay tiêu dùng với nhiều gói ưu đãi, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần hỗ trợ đầu ra cho sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại trong quý 1/2024 đều tung ra nhiều gói cho vay ưu đãi, đặc biệt là cho vay mua nhà với mặt bằng lãi suất của năm đầu tiên, dao động chỉ khoảng 5% - 6%/năm, biên độ lãi suất thả nổi dao động quanh mốc 3% – 3,5%, đưa mức lãi suất sau ưu đãi về trên dưới 10%, so mức 14% - 15% của cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, về điều kiện cho vay cũng dần được nới lỏng để kích thích tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản. Ngân hàng có thể xem xét giảm bớt một số yêu cầu khắt khe trước đây, và chỉ giữ lại những điều kiện cho vay cơ bản đối với doanh nghiệp, cá nhân có hồ sơ vay và lịch sử thanh toán uy tín.

Đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội

Ngày 16/3/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, tiếp xúc cùng chủ đầu tư nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác triển khai. Đến ngày 29/3/2024, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng và cơ quan liên quan nghiên cứu phương án phát hành trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ phát triển phân khúc này. Bộ Xây dựng được yêu cầu nghiên cứu thêm giải pháp hỗ trợ lãi suất, đầu tư và xây dựng nhà ở xã hội.

Trước đó, thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết việc đăng ký hoàn thành 108 dự án với quy mô hơn 47.500 căn nhà ở xã hội trong năm 2024 tại 63 địa phương cũng là minh chứng rõ ràng cho sự nỗ lực và cam kết của chính quyền, cùng các đối tác liên quan trong việc cung cấp nhà ở cho người dân. Sự hưởng ứng tích cực từ chủ đầu tư cùng với việc khởi công nhiều dự án trên khắp cả nước là một dấu hiệu tích cực, góp phần giải quyết vấn đề nhà ở xã hội và cải thiện điều kiện sống của cộng đồng.

Thị trường căn hộ tại Hà Nội đang có sự tăng trưởng nổi bật

Thị trường căn hộ Hà Nội đang tăng trưởng nổi bật và hồi phục sớm hơn mong đợi. Sự phục hồi của thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận từ quý cuối năm 2023 và tiếp diễn xuyên suốt quý 1/2024.

Giá bán căn hộ thứ cấp tăng theo tuần với mức tăng trung bình 15% - 20% so với cùng kỳ, cá biệt một số dự án cũ chào bán lại có mức tăng giá dao động từ 30% - 50%. Đáng chú ý, thị trường căn hộ sơ cấp có mức độ hấp thụ tốt hơn so với các khu vực khác trên toàn quốc, thể hiện sự sôi động và tiềm năng phát triển đáng kể của thị trường bất động sản Thủ đô.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Thị trường bất động sản chờ cú hích từ ngày 1/7

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024. Các chuyên gia cũng đồng tình cho rằng đưa vào thực hiện sớm luật Đất đai 2024 từ ngày 1/7 tới sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản sẽ khởi sắc nhanh hơn.

Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm hơn

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hỏa tốc gửi Bộ trưởng các bộ liên quan và Chủ tịch HĐND, UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm hơn dự kiến.

Theo đó, để có cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7 tới đây và sớm đưa Luật vào cuộc sống, Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ các nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai ; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

Như vậy, nếu kịp thời ban hành các nghị định và thông tư liên quan để trình và được Quốc hội chấp thuận cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7, dự luật quan trọng này sẽ có hiệu lực thi hành sớm nửa năm so với thời điểm đã được Quốc hội thông qua.

Trong lần sửa luật này, rất nhiều điều khoản được điều chỉnh theo hướng bảo vệ lợi ích tối đa cho người dân. Nếu việc tháo gỡ pháp lý diễn ra theo đúng như kỳ vọng, ông Bình tin tưởng rằng, các giao dịch trong dân cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn. Nhằm đảm bảo giá giao dịch đúng với giá trị thực, tạo ra cơ chế giúp kiểm soát thị trường bất động sản. Hỗ trợ cho sự phát triển thị trường bất động sản theo hướng an toàn và minh bạch.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

1. Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đánh dấu bước chuyển biến lớn cho thị trường

Ngày 28/11/2023, tại kỳ họp thứ 6, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025, thay thế cho Luật Kinh doanh bất động sản 2014 với một số điểm mới, đánh dấu bước chuyển biến lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam…

Phân tích sâu hơn về những điều luật tác động đến thị trường bất động sản, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành CBRE, cho biết tại Điều 1, Luật mới thu hẹp phạm vi điều chỉnh so với Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Những thay đổi này giải quyết được vấn đề chồng lấn phạm vi điều chỉnh giữa các luật quan trọng khác như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật về Quản lý, sử dụng tài sản công và một số luật liên quan khác.

Với quy định mới, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thể hiện sự phân định rành mạch, độc lập của lĩnh vực chuyên ngành bất động sản trong mối quan hệ với lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư và đất đai. Ví dụ như việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ sẽ được thực hiện theo Luật Các tổ chức tín dụng.

TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO TỔ CHỨC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Ngoài ra, tại điều 10.4, 10.5 về các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã điều chỉnh và làm rõ quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư, thì được kinh doanh bất động sản như tổ chức cá nhân trong nước.

“Việc sửa đổi này giúp tạo điều kiện thuận lợi và mở rộng phạm vi hoạt động cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với các trường hợp cụ thể, đồng thời bảo đảm tính thống nhất với Luật Đầu tư”, chuyên gia phân tích.

Cũng theo vị này, đối với hoạt động đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 bổ sung quy định chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật.

“Đây là điểm mới đáng chú ý thể hiện đúng bản chất của việc đặt cọc, đồng thời, hạn chế rủi ro cho bên mua, thuê mua. Tuy nhiên, quy định đặt cọc không đề cập đến vấn đề phạt cọc, do đó tỉ lệ phạt cọc sẽ được áp dụng dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Vì vậy, để bảo đảm đúng tinh thần của nhà lập pháp, quy định trên cần có hướng dẫn chi tiết và áp dụng qua thời gian thực tế để đánh giá hiệu quả thi hành”, chuyên gia bình luận.

Mặt khác, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 cũng bổ sung quy định mới, việc chủ đầu tư dự án phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai với Nhà nước theo quy định pháp luật đối với đất gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng được đưa vào kinh doanh.

Quy định mới này tiếp tục siết chặt điều kiện đối với bất động sản đưa vào kinh doanh trong khi trước đây, việc yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình chỉ triển khai riêng lẻ theo chính sách của từng địa phương.

Tuy nhiên, cách vận dụng này dẫn đến sự thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương và gây ra sự bất bình đẳng giữa các chủ đầu tư. Vì vậy, việc sửa đổi vừa qua rất hữu ích trong việc đảm bảo áp dụng thống nhất quy định pháp luật.

CHUYÊN NGHIỆP HÓA HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI

Quy định mới cũng giúp đơn giản hóa giấy tờ, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, trong việc thực hiện đúng quy định và khách hàng có cơ sở rõ ràng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao dịch với chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, so với quy định hiện hành, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 còn bổ sung điều kiện bắt buộc, chủ đầu tư chuyển nhượng phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về đất đối với dự án. Quy định đã siết chặt điều kiện chuyển nhượng của bên chuyển nhượng, ngăn ngừa tình trạng chuyển nhượng dự án nhằm tìm kiếm lợi nhuận, và phù hợp với nguyên tắc người bán chỉ được quyền chuyển nhượng những gì mà họ có.

Đặc biệt, theo quy định mới, cá nhân được hành nghề môi giới, miễn là có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế. Cá nhân không được hành nghề độc lập mà bắt buộc phải hành nghề trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 04/2024

Hai quy định của Luật Đất đai 2024 có hiệu lực

Mặc dù Luật Đất đai 2024 bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2025 nhưng có 2 quy định của Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4/2024.

Cụ thể, khoản 2 Điều 252 Luật Đất đai 2024 nêu rõ: Điều 190 và Điều 248 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024. Trong đó, hai quy định này gồm:

- Các hoạt động lấn biển: Nguyên tắc của hoạt động lấn biển, trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển…

- Các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 về: Nguyên tắc, căn cứ giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Quy chuẩn Quốc gia về phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Thông tư 56/2023 của Bộ Công an ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy chữa cháy ban hành sẽ có hiệu lực từ 1/4/2024.

Theo đó, yêu cầu chung với phương tiện phòng cháy, chữa cháy gồm:

Thứ nhất: Phải kê khai, khai báo phù hợp danh mục phương tiện tại Quy chuẩn này. Nếu chưa rõ chủng loại thì phải định danh chủng loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

Thứ hai: Phải quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan hoặc quy định của pháp luật hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thứ ba: Phải thực hiện kiểm định phù hợp với Quy chuẩn này cùng các quy định khác có liên quan.

Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy phổ biến có thể kể đến: Vòi chữa cháy, lăng chữa cháy phun nước cầm tay, trụ nước chữa cháy, đầu nối chữa cháy, bình chữa cháy xách tay…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

Phú Quốc đầu tư 3.200 tỷ xây đường ven biển

Mục tiêu đầu tư xây dựng đường ven biển phía Tây đảo Phú Quốc nhằm kết nối từ khu vực trung tâm hành chính phía Nam sông Dương Đông với khu dân cư, hành chính, dịch vụ, thương mại phía Bắc sông Dương Đông theo quy hoạch đường ven biển phía Tây trên địa bàn thành phố Phú Quốc...

Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường ven biển phía Tây đảo Phú Quốc, thành phố Phú Quốc, với tổng mức đầu tư 3.200 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện 2024 - 2029.

Theo đó, công trình đường giao thông dài 4,1 km, điểm đầu giáp sông Dương Đông và điểm cuối giao với đường ĐT.975 B (Dương Đông - Cửa Cạn - Gành Dầu) theo tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCVN 13592:2022; mặt đường gồm 4 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp. Công trình giao thông này xây dựng đồng bộ các hạng mục, gồm: Hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, chiếu sáng, vĩa hè, cây xanh, kè chắn sóng, nút giao, hệ thống an toàn giao thông…

Mục tiêu đầu tư xây dựng đường ven biển phía Tây đảo Phú Quốc nhằm kết nối từ khu vực trung tâm hành chính phía Nam sông Dương Đông với khu dân cư, hành chính, dịch vụ, thương mại phía Bắc sông Dương Đông theo quy hoạch đường ven biển phía Tây trên địa bàn thành phố Phú Quốc.

Qua đó, góp phần chỉnh trang đô thị khu vực dự án, cảng biển hành khách quốc tế Phú Quốc và mở ra đường ven bờ biển mới làm bãi tắm công cộng phục vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống giao thông trên đảo và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Phú Quốc.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo các tin tức bài viết liên quan

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 03 năm 2024

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 03 năm 2024

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 03 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 03 năm 2024

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan