Tin tức
15/07 2023

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 10.7 đến 15.7.2023

  • 134
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 10.7 đến 15.7.2023 gồm các tin chính sau:

null

  1. Tín hiệu tích cực trên thị trường bất động sản ngày càng rõ nét
  2. Bất động sản công nghiệp miền Bắc “hút” khách thuê từ Trung Quốc
  3. Giá chung cư tại Hà Nội neo cao - Vì sao?
  4. Chu kỳ hồi phục bất động sản đang rút ngắn hơn so với giai đoạn trước
  5. Hà Nội gặp khó khi xây nhà xã hội
  6. Dự kiến sẽ chỉ quy định 3 phương pháp định giá đất
  7. Thủ tướng chỉ đạo: Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác định giá đất
  8. 4 quận Hà Nội đề nghị cho phép lập Đề án phát triển bãi giữa sông Hồng thành công viên đa chức năng
  9. Đề án phát triển hạ tầng giao thông TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030: Hoàn thành 16 công trình, dự án
  10. TP Tuyên Quang sẽ có khu đô thị nghỉ dưỡng hơn 18.000 tỷ đồng
  11. Huyện Gia Lâm trình đề án thành lập quận với 16 phường
  12. Phát triển 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

1. Tín hiệu tích cực trên thị trường bất động sản ngày càng rõ nét

Trong bối cảnh lãi suất đang có xu hướng đi xuống, nhiều nhà đầu tư lựa chọn sẽ tiếp tục mua bất động sản trong thời gian tới. Điều này cho thấy, tâm lý của các nhà đầu tư dần có tín hiệu hồi phục, tạo động lực tích cực cho thị trường vực dậy.

Từ giữa năm 2022, lãi suất cho vay tại các ngân hàng đều tăng cao, điều này đã tác động một phần tới thanh khoản trên thị trường bất động sản. Từ đó, thị trường bất động sản vẫn duy trì nhịp độ trầm lắng, không chỉ các nhà đầu tư mà ngay cả người mua nhà ở thực cũng dè chừng với lãi suất vay.

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, kể từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2022 chính sách tiền tệ tại Việt Nam có sự nới lỏng khá mạnh, tăng trưởng tín dụng luôn xấp xỉ ở mức cao, từ 18 - 20% và mặt bằng lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm ở các kỳ hạn. Việc nới lỏng tiền tệ đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế để duy trì mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, nửa cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng phần nào ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế khi doanh nghiệp hạn chế vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh vì lo ngại rủi ro lãi suất.

Song, từ đầu năm 2023 tới nay, 4 lần Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành. Ngay sau đó, các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt giảm lãi suất cho vay. Điều này giúp áp lực tài chính của nhóm doanh nghiệp bất động sản và nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy lớn trước đó. Đồng thời, lãi suất giảm sẽ kích thích người mua xuống tiền.

Theo số liệu của NHNN, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực bất động sản tính đến cuối tháng 5/2023 đạt gần 2,7 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với cuối năm 2022 (2,58 triệu tỷ đồng).

Trong đó, tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm tăng 14%, cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Đồng thời có thể thấy các doanh nghiệp bất động sản đã dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn. Tuy nhiên, tín dụng cho tiêu dùng bất động sản lại giảm 1,32%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng tới 15%.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Bất động sản công nghiệp miền Bắc “hút” khách thuê từ Trung Quốc

Thị trường bất động sản công nghiệp phía Bắc đã rất sôi động khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Số lượng khách từ Trung Quốc hỏi thuê đất công nghiệp cũng như nhà xưởng, nhà kho tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm nay… 

Duy trì lợi thế vị trí và tiềm năng thu hút đầu tư, miền Bắc tiếp tục đón nhận làn sóng đầu tư vào các tỉnh, trong đó dẫn đầu là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương nhờ vào mặt bằng đất khu công nghiệp sẵn có với mức giá thuê hợp lý.

GIÁ THUÊ TĂNG NHẸ

Trong báo cáo tiêu điểm thị trường bất động sản quý 2/2023 vừa công bố, bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, cho biết do quỹ đất công nghiệp sẵn sàng để bàn giao rất hạn chế ở cả hai miền, trong khi nguồn cầu dồi dào, giá thuê đất công nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng mạnh cả ở miền Nam và miền Bắc trong 6 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, giá thuê đất công nghiệp trung bình thị trường cấp 1 ở miền Bắc khoảng 127 USD/m2/kỳ hạn, trong khi ở miền Nam giá thuê trung bình 187 USD/m2/kỳ hạn.

Về nguồn cầu, khu vực phía Bắc tiếp tục ghi nhận sức cầu mạnh mẽ từ lĩnh vực điện tử. Trong nửa đầu năm 2023, thị trường ghi nhận sự mở rộng của các nhà sản xuất lớn như Foxconn và Goertek tại các khu công nghiệp ở Bắc Giang và Bắc Ninh.

Ngoài ra, sự mở rộng mạnh mẽ của các nhà sản xuất Trung Quốc trong các lĩnh vực khác nhau cũng góp phần giúp phân khúc đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn ghi nhận mức hấp thụ tốt tại phía Bắc.

KHÁCH THUÊ TỪ TRUNG QUỐC TĂNG 33%

Trong 6 tháng đầu năm 2023, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, tình trạng thiếu hụt đơn hàng diễn ra hầu hết tại các ngành công nghiệp truyền thống như may mặc và da giày. Tuy nhiên, ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông và các ngành công nghệ cao vẫn ghi nhận sự tham gia và mở rộng của các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo đó, thị trường bất động sản công nghiệp đang có nhiều điểm tích cực. Ông Lê Trọng Hiếu, giám đốc Bộ phận Tư vấn kinh doanh văn phòng và bất động sản công nghiệp, CBRE Việt Nam, cho biết thị trường bất động sản công nghiệp phía Bắc đã rất sôi động khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Điều này thể hiện ở số lượng hỏi thuê đất công nghiệp cũng như nhà xưởng, nhà kho từ các khách thuê Trung Quốc tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm nay. 

“Thống kê của CBRE ghi nhận số lượng yêu cầu về thuê đất công nghiệp từ khách Trung Quốc tăng 33%. Ngoài ra, phần lớn những giao dịch bất động sản công nghiệp ở khu vực phía Bắc đều đến từ khách hàng Trung Quốc và tập trung vào một số ngành nghề mà Việt Nam rất muốn thu hút như công nghệ, đặc biệt là những nhà cung cấp cho những tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Samsung”,  ông Hiếu chia sẻ.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Giá chung cư tại Hà Nội neo cao - Vì sao?

Giá sơ cấp trung bình của căn hộ chung cư tại Hà Nội vào khoảng 47,5 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí bảo trì), tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý II, nguồn cung căn hộ chung cư mới tại Hà Nội khá thấp, chỉ có khoảng hơn 1.800 căn hộ mở bán mới và đa phần là chung cư thuộc phân khúc trung và cao cấp. Chính vì thiếu nguồn cung, nên dù thị trường khó khăn, giao dịch chậm, nhưng giá bán chung cư tiếp tục neo cao.

Theo các đơn vị nghiên cứu thị trường, lượng nguồn cung trong quý II vừa qua được ghi nhận là thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, căn hộ cao cấp chiếm tới hơn một nửa. Giá sơ cấp trung bình của căn hộ chung cư tại Hà Nội vào khoảng 47,5 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí bảo trì), tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Chu kỳ hồi phục bất động sản đang rút ngắn hơn so với giai đoạn trước

 

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, Chính phủ đã có nhiều chính sách, và hỗ trợ từ ngân hàng, do vậy thời gian phục hồi của thị trường bất động sản có thể được rút ngắn hơn so với những năm trước.

Thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị giải quyết những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản. Đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất sửa đổi các đạo luật có tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

Trong đó, Bộ Xây dựng đã chủ trì soạn thảo dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Hai dự án luật đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến hồi tháng 6 vừa qua. Và tiếp tục hoàn thiện và dự kiến thông qua vào Kỳ thứ 6, Quốc hội khóa XV vào tháng 11/2023.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

1, Hà Nội gặp khó khi xây nhà xã hội

Thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, Hà Nội được giao chỉ tiêu phát triển 18.700 căn giai đoạn 2021-2025; 37.500 căn giai đoạn 2026-2023, nhưng thực tế triển khai, thành phố còn gặp khó về quỹ đất; thủ tục, chính sách ưu đãi; cơ chế tài chính...

NHIỀU ĐIỂM BẤT CẬP

Tuy nhiên thành phố cho rằng việc xây dựng nhà xã hội còn nhiều vướng mắc. Trong đó, quy định của pháp luật về dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị 51 định số 49/2021/NĐ-CP) còn có điểm bất cập. Nhiều dự án phát triển nhà ở thương mại thuộc khu vực ngoại thành không phù hợp bố trí nhà ở xã hội như: Ba Vì, Ứng Hòa, Mỹ Đức…; hoặc dự án nhà ở thương mại có quy mô ≥2ha nhưng diện tích đất xây dựng nhà ở nhỏ, theo quy định vẫn phải dành 20% tổng diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, để xây dựng nhà ở xã hội. Vì vậy công tác bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội tại dự án không phù hợp và manh mún.

Ngoài ra, việc sử dụng nguồn tiền, thu từ tiền đóng tiền sử dụng đất thay thế cho 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội quy mô sử dụng dưới 10 ha, pháp luật hiện hành chưa quy định, hướng dẫn sử dụng khoản tiền thu được từ chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại nộp tương đương quỹ 20%, 25% đất ở tại dự án, nhằm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Trong khi nguồn lực tài chính của thành phố cho xây dựng nhà ở xã hội từ vốn ngân sách rất hạn chế.

Mặt khác, đối với trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, cần có quy định rút ngắn thời gian lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở nói chung, dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nói riêng, tránh sự rườm rà, phức tạp.

Bên cạnh đó, theo thành phố, Luật Nhà ở 2014, Nghị định 49/2021/NĐ-CP 52 quy định chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được UBND cấp tỉnh hỗ trợ toàn bộ, hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, chưa quy định cụ thể danh mục các hạng mục, công trình hạ tầng kỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ, làm cơ sở để cơ quan Nhà nước thực hiện đầu tư, hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Dự kiến sẽ chỉ quy định 3 phương pháp định giá đất

Dự thảo quy định về định giá đất đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng lấy ý kiến dự kiến chỉ còn quy định 3 phương pháp định giá đất gồm phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Trong đó, phương pháp so sánh chỉ áp dụng đối với đất nông nghiệp và cũng chỉ áp dụng vào việc xây dựng bảng giá đất...

THÁO GỠ CÁC KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC GIÁ ĐẤT

Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) vừa trình Quốc hội, các phương pháp định giá đất đã rút gọn từ 5 phương pháp xuống còn 4 phương pháp. Các đại biểu Quốc hội đã đồng tình việc bỏ phương pháp thặng dư. Thủ tướng Chính phủ cũng đã kết luận, bỏ phương pháp chiết trừ, lồng ghép vào phương pháp so sánh.

HOÀN THÀNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ ĐỊNH GIÁ ĐẤT TRƯỚC NGÀY 31/7/2023

Theo đại diện địa phương, điều 5 của Dự thảo đề cập phương pháp so sánh được áp dụng để định giá thửa, khu đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp khi có tối thiểu 3 thửa đất so sánh đã chuyển nhượng trên thị trường. Địa phương băn khoăn đặt câu hỏi: trong thực tế ở những thành phố lớn hay nhà đầu tư lớn có những khu đất hàng trăm hecta nhưng lại có 3 thửa đất so sánh vài trăm mét, trong khu đất đó lại có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, nhiều hình thức trả tiền khác nhau thì sẽ định giá như thế nào? Điều này khiến địa phương lúng túng trong quá trình thực hiện áp dụng. Do đó địa phương đề nghị ban soạn thảo ghi nhận để sửa đổi, bổ sung tạo thuận lợi khi triển khai.

Các ý kiến cũng kiến nghị trong các trường hợp như bồi thường tái định cư thì nên giao thẩm quyền cho địa phương xác định giá đất, từng địa phương xác định theo dự án hoặc theo khu vực, chứ không thể áp dụng hệ số chung chung cho các tỉnh, thành phố...

Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên theo dõi, kịp thời hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai đẩy mạnh công tác định giá đất, quyết định giá đất. Thành lập tổ công tác của Bộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, xử lý các vướng mắc về định giá đất của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các Bộ trưởng Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường kịp thời hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác định giá đất theo chức năng và thẩm quyền được giao.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Thủ tướng chỉ đạo: Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác định giá đất

Theo kiến nghị của nhiều địa phương, công tác định giá đất ở một số nơi vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, dẫn đến việc định giá đất cụ thể rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 634/CĐ-TTg ngày 10/7/2023 tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác định giá đất.

Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công điện nêu rõ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 6/5/2023, trong đó nêu rõ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị và tình hình thực tế của địa phương thực hiện uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể.

Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác định giá đất (Thông báo số 244/TB-VPCP ngày 26/6/2023, Công điện số 469/CĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2023, Công văn số 4411/VPCP-NN ngày 14/6/2023 và số 4923/VPCP-NN ngày 4/7/2023).

Tuy nhiên, theo kiến nghị của nhiều địa phương, công tác định giá đất ở một số nơi vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, dẫn đến việc định giá đất cụ thể rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư.

Để kịp thời giải quyết các vướng mắc của địa phương trong việc xác định giá đất cụ thể, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 về quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất. Hoàn thành trước ngày 31/7/2023. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Bốn quận Hà Nội đề nghị cho phép lập Đề án phát triển bãi giữa sông Hồng thành công viên đa chức năng

 

UBND TP.Hà Nội vừa trả lời cử tri về việc đề nghị thành phố chấp thuận cho 4 quận: Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm lập Đề án phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa chức năng…

THỐNG NHẤT CHỦ TRƯƠNG NGHIÊN CỨU

Cụ thể, UBND TP. Hà Nội thống nhất chủ trương cho phép UBND quận Hoàn Kiếm được nghiên cứu lập Đề án phát triển khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận. Đồng thời, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chủ trì cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn UBND quận Hoàn Kiếm triển khai nghiên cứu lập Đề án tuân thủ đúng định hướng quy hoạch trong khu vực, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định... và khi hoàn chỉnh Đề án, báo cáo UBND TP xem xét, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ý kiến thống nhất, trình cấp thẩm quyền phê duyệt tuân thủ quy trình, quy định...

Sau khi nghiên cứu, UBND 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ đã thống nhất báo cáo UBND TP xem xét, chấp thuận lập chung một đề án nhằm phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành “Công viên văn hóa đa chức năng” tại văn bản số 1674/UBND-HK-BĐ-LB-TH ngày 19/10/2022.

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội việc xem xét đề nghị của 4 quận trên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có văn bản đề nghị 7 cơ quan, gồm các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Tài chính, Văn hóa và Thể thao, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội,  tham gia ý kiến làm cơ sở tổng hợp, báo cáo UBND TP.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN CẢ NƯỚC

1. Đề án phát triển hạ tầng giao thông TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030: Hoàn thành 16 công trình, dự án

Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2020 – 2030, là một trong 12 đề án thuộc Chương trình đột phá về phát triển hạ tầng TP.HCM, được đề ra trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa XI...

Ủy ban nhân dân TP.HCM vừa có báo cáo giữa kỳ đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030. Theo đó, tính đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 16 công trình, dự án, góp phần kéo giảm tình trạng kẹt xe, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn.

Trong số các công trình đã hoàn thành có các công trình trọng điểm, như dự án cầu Thủ Thiêm 2 (cầu Ba Son), đường Đặng Thúc Vịnh, đường Tô Ký (quận 12), đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q. Bình Thạnh), cầu Bưng Q. Bình Tân),… Và tiếp tục triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, kết nối vùng, gồm: Dự án đường Vành đai 2, Vành đai 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, các dự án đầu tư theo hình thức PPP như dự án cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4,...

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. TP Tuyên Quang sẽ có khu đô thị nghỉ dưỡng hơn 18.000 tỷ đồng

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án khu đô thị nghỉ dưỡng Mỹ Lâm - Tuyên Quang.

Dự án được xây dựng tại tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) và xã Kim Phú, phường Mỹ Lâm, (TP Tuyên Quang) với quy mô 540,25 ha; dân số khoảng 19.735 người với tổng số vốn đầu tư trên 17.113 tỷ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên 1.231 tỷ đồng).

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, tiến độ thực hiện khoảng 4 năm kể từ khi có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu,

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Huyện Gia Lâm trình đề án thành lập quận với 16 phường

- UBND huyện Gia Lâm vừa trình TP. Hà Nội đề án thành lập quận với 16 phường, trên cơ sở hình thành từ 22 đơn vị hành chính (2 thị trấn và 20 xã).

Trong tờ trình gửi UBND TP Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm cho biết đã đạt các tiêu chí để thành lập quận và phường. Huyện Gia Lâm có diện tích 116 km2, dân số 310.000 người. Huyện đề xuất giữ nguyên trụ sở làm việc của các cơ quan, đoàn thể hiện có.

Trên cơ sở 22 đơn vị hành chính (2 thị trấn và 20 xã) hiện nay, quận Gia Lâm sau khi thành lập sẽ có 16 phường. Một số xã bị sáp nhập do không đạt tiêu chí diện tích tự nhiên (5,5km2 trở lên) và dân số (15.000 người trở lên) để thành lập phường theo quy định.

Huyện Gia Lâm đề xuất nhập thị trấn Yên Viên với xã Yên Viên, lấy tên phường Yên Viên. Xã Kim Lan nhập với Văn Đức, ghép âm tiết tên hai xã thành tên phường mới Kim Đức.

Xã Đình Xuyên nhập với Dương Hà, lấy tên phường Thiên Đức theo tên dòng sông chảy qua hai xã. Xã Phù Đổng nhập với Trung Màu, lấy tên phường Phù Đổng vì gắn với truyền thuyết Thánh Gióng. Lễ hội Gióng xã Phù Đổng đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Xã Kim Sơn nhập với Phú Thị, ghép âm tiết tên hai xã thành tên phường mới Phú Sơn. Xã Đông Dư nhập với Bát Tràng, lấy tên phường Bát Tràng vì tên gọi đã có trong sử sách và thương hiệu gốm nổi tiếng.

Sau khi sáp nhập, quận Gia Lâm còn 16 phường gồm: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Phát triển 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long

Đến 2025, vùng đồng bằng sông Cửu Long tập trung phát triển 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại khu vực có điều kiện thuận lợi về hạ tầng và nguồn nước. Đồng thời, phát triển hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại 4 hành lang phát triển và các khu vực động lực phát triển...

GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTIC

Trong đó, đến 2025, tập trung phát triển 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại khu vực có điều kiện thuận lợi về hạ tầng và nguồn nước bao gồm: Trung tâm đầu mối tổng hợp ở TP.Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistic ở Hậu Giang, để bổ trợ cho TP.Cần Thơ thực hiện vai trò là trung tâm logistic của vùng; xây dựng 7 trung tâm đầu mối có chức năng thu gom, phân loại, chế biến nông sản. Cụ thể là 2 trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng sinh thái nước ngọt; 3 trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với thủy sản; 2 trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với trái cây, rau màu.

Giai đoạn đến 2030, hoàn thiện xây dựng hệ thống các trung tâm đầu mối đã được xác định trong quy hoạch vùng, gắn với tiến trình đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi. Đồng thời, quy hoạch và phát triển các thị trấn nông - công nghiệp gắn với trung tâm đầu mối về nông nghiệp và tăng cường liên kết với hệ thống đô thị, có vai trò trung tâm của vùng, tiểu vùng, nhằm thúc đẩy việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh thương mại, dịch vụ logistic, kết nối thị trường các sản phẩm nông sản.

Xây dựng và phát triển hiệu quả vùng nguyên liệu chủ lực, tập trung gắn với quá trình tích tụ đất đai đảm bảo phục vụ lâu dài, bền vững cho các cơ sở chế biến nông nghiệp - thủy sản của vùng. Bên cạnh đó, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung tạo thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ giúp giảm tối đa chi phí sản xuất, vật tư nông nghiệp và từng bước bớt dần lao động trong nông nghiệp. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng nguyên liệu với lộ trình phát triển những trung tâm đầu mối về nông nghiệp và đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, dịch vụ logistic.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan