Tin tức
29/06 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 24/6 đến 28/6/2024

  • 28
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 24/6 đến 28/6/2024

 

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

Giá trung bình nhà ở tại Hà Nội thấp hơn 35% so với TP.HCM 

Theo Savills giá nhà trung bình tại Hà Nội ở mức 44 triệu đồng/m2, trong khi đó tại TP. HCM là 67 triệu đồng/m2.

Theo báo cáo mới nhất của Savills, tại Hà Nội, chỉ số nhà ở đã tăng 8 điểm % so với quý trước lên 142,5. Chỉ số này đã tăng 37% kể từ khi chạm đáy ở mức 104,1 vào quý 3 năm 2019. Giá nhà trung bình là 44 triệu đồng/m2, diện tích xây dựng (NSA), tăng 8% theo quý. Hà Nội đang ưu tiên phát triển các công trình cơ sở hạ tầng, tạo ra nhu cầu bất động sản ngay lập tức và nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Các dự án trọng điểm sẽ là động lực tạo cơ hội cho các dự án nhà ở giá cả phải chăng.

Trong quý 1/2024, tỷ lệ hấp thụ đạt 41%, tăng 15 điểm % theo quý và 27 điểm % so với cùng kỳ năm trước. Loại B chiếm 88% tổng số giao dịch. Nguồn cung mới đạt 45% tỷ lệ hấp thụ. Các dự án lớn chiếm 71% tổng số giao dịch, phản ánh nhu cầu tiếp tục tăng cho các khu vực ngoại vi. Sự tự tin và ổn định đang trở lại thị trường bất động sản trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp và các cải cách quy định toàn diện mới, bao gồm các Luật Kinh doanh Bất động sản và Nhà ở cũng như các biện pháp tài khóa hỗ trợ của Chính phủ.

Về chỉ số văn phòng tại Hà Nội ghi nhận 69 điểm, ổn định theo quý và theo năm. Tỷ lệ lấp đầy của hạng A là 88%, tăng 3 điểm % so với quý 4/2023 và 8 điểm % so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lấp đầy của hạng B là 85%, ổn định so với quý trước và giảm 1 điểm % theo năm, trong khi phân khúc hạng C có tỷ lệ lấp đầy 91%, giảm 1 điểm % they quý và theo năm.

Chỉ số văn phòng tại Khu Trung tâm (CBD) giảm 1 điểm % so với cùng kỳ năm trước xuống còn 87 điểm. Giá thuê 783.000 đồng/m2/tháng tăng 2% theo quý nhưng giảm 1% theo năm. Tỷ lệ lấp đầy cũng ổn định so với quý trước và tăng 2 điểm % theo năm lên mức 92%.

Chỉ số văn phòng tại khu vực ngoài trung tâm (non-CBD) ổn định so với quý trước ở mức 81 điểm và tăng nhẹ 1 điểm % theo năm. Tỷ lệ lấp đầy tăng 1 điểm % theo quý và 2 điểm % theo năm lên 87%. Giá thuê ổn định theo quý và tăng 2% so với cùng kỳ năm trước lên 485,000 đồng/m2/tháng.

Tại TP. HCM, chỉ số nhà ở giảm 2 điểm % so với quý trước xuống 123 điểm sau khi nhiều dự án bị tạm dừng. Giá bán sơ cấp cũng ghi nhận giảm 3% so với quý trước xuống còn 67 triệu đồng/m2 thông thủy. Trong bối cảnh giao dịch giảm sút và niềm tin người mua nhà yếu, các nhà phát triển đang cho thấy sự thận trọng thông qua việc duy trì giá bán ổn định và tăng chiết khấu. Một số chủ đầu tư đã tạm dừng các dự án để tinh chỉnh chính sách bán hàng.

Tỷ lệ hấp thụ giảm 18 điểm % so với quý trước xuống 23%. Tuy nhiên, nguồn cung mới đạt tỷ lệ hấp thụ 70% trong khi tồn kho chỉ đạt tỷ lệ hấp thụ 16%.

Bên cạnh đó, chỉ số văn phòng TP.HCM tăng 1 điểm % so với quý trước và 2 điểm % so với cùng kỳ năm trước lên 98 điểm.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Diễn biến mới nhất tại hai thị trường bất động sản lớn nhất cả nước Hà Nội và TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2024 

Theo báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2024 của Batdongsan.com.vn, lượt tìm kiếm bất động sản đang dần phục hồi sau khi "chạm đáy" vào cuối quý 4/2022 đầu quý 1/2023. Tín hiệu phục hồi bắt đầu rõ nét hơn từ đầu quý 1/2024 với biến động mạnh về mức độ quan tâm, đây cũng là đặc điểm mang tính chu kỳ của thị trường bất động sản.

Tại hai thị trường lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM, hầu hết các loại hình bất động sản đều ghi nhận lượt tìm kiếm tăng trưởng tích cực trong hai quý đầu năm. Đáng chú ý, thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận biến động mạnh nhất ở loại hình đất bán. Theo đó, lượt tìm kiếm các loại đất bán (đất nền, thổ cư) trong 6 tháng đầu năm tăng 118% so với cùng kỳ năm 2023. Dữ liệu này hoàn toàn trùng khớp với diễn biến thực tế của thị trường, khi đầu năm nay, Hà Nội từng sốt cục bộ đất nền, thổ cư tại các huyện vùng ven và ngoại thành với nhu cầu tìm kiếm tăng vọt

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Bất động sản rục rịch tăng: Chờ tín hiệu mới từ chính sách 

Những tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản Việt Nam đang rục rịch bước vào giai đoạn phục hồi đáng khích lệ, đánh dấu sự trở lại sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề từ các yếu tố vĩ mô. Điều này được thể hiện rõ qua các dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) và Bộ Xây dựng.

Theo báo cáo của VNREA, trong quý I/2024, số lượng giao dịch bất động sản đã tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là phân khúc căn hộ chung cư với mức tăng trưởng lên tới 20%. Điều này cho thấy rằng nhu cầu từ phía người mua đang phục hồi mạnh mẽ và niềm tin của nhà đầu tư cũng đang dần được khôi phục.

Không chỉ số lượng giao dịch, mà giá bán bất động sản cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại.

Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hồi phục của thị trường là sự phục hồi của nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ. Việc triển khai các dự án bất động sản mới cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự sôi động trở lại của thị trường.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

Đất nền tỉnh sẽ tăng bật trở lại từ quý 4/2024 và đỉnh giá rơi vào năm 2028 

Giới chuyên gia bất động sản cho rằng, hiện tại các tín hiệu thị trường đã bắt đầu quay trở lại, tuy nhiên việc phục hồi diễn ra tập trung và cục bộ tại một số loại hình và một số khu vực. 

Đưa ra nhận định về sự dịch chuyển dòng tiền đầu tư trong các phân khúc bất động sản hiện nay, ông Nguyễn Anh Quê - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, từ giữa năm 2022 dòng tiền bắt đầu đổ dồn vào phân khúc chung cư ở Hà Nội và TP.HCM khiến giá chung cư 2 nơi này bật tăng từ 30% đến 70%. Việc tăng này một phần do khan hiếm nguồn cung và một phần do đây là phân khúc đầu tư an toàn về pháp lý và có dòng tiền.

Về phân khúc nhà phố, vị này cho rằng, từ cuối quý 4/2023, lượng tìm kiếm nhà phố, nhất là tại Hà Nội và TP.HCM tăng mạnh. Giá nhà đất ở 2 thành phố này tăng 10-20% chỉ trong vòng 3 tháng, lập đỉnh vào tháng 3/2024. Hiện nay giá đã lên cao và lượng tìm kiếm, mua loại hình bất động sản này giảm mạnh, đã đi vào ổn định.

Về bất động sản nghỉ dưỡng, vị này cho rằng, sản phẩm nghỉ dưỡng vẫn đang gần như không có giao dịch trừ một số sản phẩm bất động sản Sa Pa do nguồn cung ít, lượng khách đông quanh năm. Các sản phẩm nghỉ dưỡng biển vẫn gặp khó do nguồn cung lớn, du lịch chưa được phục hồi như giai đoạn trước năm 2020.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Chuyên gia: Sau khi được luật hóa, giá đất nông nghiệp sẽ tăng, xuất hiện những cá nhân, nhóm, tổ chức mua gom loại đất này 

Theo Luật Đất đai 2024, người không sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa kể từ ngày có hiệu lực, dự kiến 1/8/2024 thay vì 1/1/2025. Đây là điểm hoàn toàn mới so với Luật Đất đai hiện hành, mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa cho tổ chức kinh tế, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Quy định mới này được xem là phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp quy mô lớn như hiện nay. Đồng thời, cũng tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp trong bối cảnh mới, nâng cao giá trị kinh tế của nền nông nghiệp nói chung của đất nước; tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng thuận tiện hơn hoặc chuyển đổi nghề bảo đảm cuộc sống. 

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến (Trường Đại học Luật Hà Nội), những quy định mới về đất nông nghiệp của Luật Đất đai năm 2024 đã tháo gỡ được những điểm nghẽn pháp lý, phát huy nguồn lực đất đai.

"Luật Đất đai 2024 cũng tạo ra một “khoảng rất rộng” trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng tính hấp dẫn trong lĩnh vực đất nông nghiệp. Theo đó, Luật đã có những sự thay đổi rất tích cực trong việc bảo vệ quyền, lợi ích cho người dân; giúp cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước, ngoài nước và các tổ chức, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có thể tham gia vào thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp", ông Tuyến nhận định.

Một quy định mới của Luật Đất đai 2024 cũng được quan tâm đó là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường bằng nhà ở, đất ở, đất nông nghiệp, tiền, đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi. Trong khi theo Luật Đất đai 2013, chỉ được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Kỳ vọng “phá tan băng” khi Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn 5 tháng 

Quốc hội đang xem xét thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, tại Kỳ họp thứ 7, theo hướng cho phép có hiệu lực sớm hơn 5 tháng.

Sớm đưa các quy định mới, đột phá vào thực thi

Đại biểu Dương Khắc Mai – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông cho rằng Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đã thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách mới của Đảng, khắc phục những tồn tại, bất cập của các luật trước đây, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời có nhiều quy định mang tính đổi mới, tiến bộ, đột phá, góp phần khơi thông nguồn lực đất đai, lành mạnh hóa thị trường nhà ở, bất động sản, được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Vì vậy, việc điều chỉnh hiệu lực sớm của các luật sẽ đảm bảo sớm đưa các quy định mới, đột phá, có lợi cho người dân, doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vào thực thi áp dụng trong thực tiễn. “Bác Hồ dạy “cái gì có lợi cho nhân dân phải hết sức làm”, ông Dương Khắc Mai nhấn mạnh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, người dân cần biết 

Theo Điều 81, Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, cụ thể như sau:

  1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
  2. Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
  3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
  4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.
  5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.
  6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Luật Đất đai 2024: Đất nông nghiệp bị thu hồi có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở 

Khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, nếu bị thu hồi đất, người dân có thể được hưởng những quyền lợi mới sau đây: 

Đất nông nghiệp bị thu hồi có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Theo Khoản 1 Điều 96 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng: 

- Đất nông nghiệp hoặc

- Tiền hoặc

- Đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc

- Nhà ở

So với quy định hiện hành, tại Điều 74, Điều 77 Luật Đất đai 2013 quy định đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 111 Luật Đất đai (sửa đổi) cũng nêu hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở mà đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Xuất hiện “tay to” gom đất nông nghiệp để phân lô trước thềm Luật đất đai 2024 có hiệu lực 

Chia tại hội nghị công bố cáo cáo thị trường bất động sản quý 1/2024, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường kiêm Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, điểm mới của Luật đất đai 2024 là cho phép tổ chức, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Trước đây , tổ chức kinh tế trong nước chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, trừ đất trồng lúa và đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thì bây giờ đã bỏ các quy định như vậy.

Thay đổi tiếp theo là việc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà trước đây không được phép.

Ông Tuyến cho rằng, điều này sẽ làm cho phân khúc bất động sản nông nghiệp sẽ khởi sắc hơn. Đồng thời việc này sẽ tạo cho những người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng có điều kiện, có vốn, có cách thức tổ chức được quyền tiếp cận đất đai và tổ chức, sắp xếp, hướng dẫn người nông dân để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.

Thực tế, trong giai đoạn 2020-2022, tình hình giao dịch bất động sản nông nghiệp sôi động. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đi thâu tóm, mua gom đất nông nghiệp, bao gồm cả đất trồng lúa với mục đích chuyển đổi phân lô bán nền.

Hiện, ở một số khu vực đã xuất hiện nhóm nhà đầu tư đi “săn” đất rừng, đất rẫy, đất nông nghiệp để phân lô bán lại. Dù động thái này chưa rõ nét song đã có dấu hiệu ở các địa phương có tiềm năng về phát triển hạ tầng, không thuộc khu vực cấm phân lô bán nền.

Click để đọc chi tiết về bài viết

Đề xuất quy định về số lần bán bất động sản của cá nhân trong 1 năm  

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (nghị định quy định chung).

Cơ quan soạn thảo cho biết dự thảo nghị định mới nhất đã quy định rõ điều kiện với cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ về tổng doanh thu, số lần bán, chuyển nhượng trong 1 năm.

Trước đó, tại cuộc họp giữa tháng, nhiều chuyên gia đã đề xuất quy định rõ về doanh thu bán, cho thuê nhà đất trong một năm. Trước các ý kiến này, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp thu, nghiên cứu kỹ để có tiêu chí cụ thể theo doanh thu với cá nhân kinh doanh bất động sản.

Vào tháng 3, tại dự thảo nghị định lần 1, Bộ Xây dựng từng đưa ra 3 phương án để xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ. Trong đó có phương án trong một năm, cá nhân chỉ được bán, cho thuê 3-5 nhà ở có sẵn, nhà ở hình thành trong tương lai. Nếu quá số lượng này, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ phải thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại dự thảo ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã bỏ tiêu chí xác định này.

Tại cuộc họp vừa diễn ra, Phó thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để quy định chặt chẽ với hoạt động của sàn giao dịch bất động sản điện tử bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, trách nhiệm của đơn vị vận hành.

Về nội dung điều tiết thị trường bất động sản, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần tiếp cận bằng công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở để thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô, tiến độ, cơ cấu sản phẩm; thuế, tín dụng.

Do đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất phương pháp theo dõi, thống kê, đánh giá biến động chỉ số giá bất động sản ở các phân khúc, loại hình cụ thể. Từ đó, có báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền thực hiện các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản khi cần thiết.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Quy định mới về tách thửa, hợp thửa theo Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực 

(Dân trí) - Luật Đất đai 2024 đã quy định rõ 8 nguyên tắc, điều kiện về tách thửa, hợp thửa. Ngoài ra, đối với các trường hợp khác nhau sẽ có các nguyên tắc đi kèm.

8 nguyên tắc, điều kiện về tách, hợp thửa đất

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 không quy định cụ thể về việc tách thửa mà theo Khoản 23 Điều 1 Nghị định 148/2020, UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.

Tuy nhiên, Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực đã quy định rõ các điều kiện được tách thửa, hợp thửa. Cụ thể, Khoản 1 Điều 220 quy định việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm 8 nguyên tắc, điều kiện.

Thứ nhất, thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Thứ hai, thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất.

Thứ ba, đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ tư, việc tách thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.

Thứ năm, trường hợp tách thửa đất mà có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Quy định mới nhất của Luật Đất đai 2024 về việc chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất thổ cư

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024: "Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt".

Như vậy, theo Luật Đất đai 2024 thì căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất ở là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Căn cứ Điều 62 Luật Đất đai 2024 quy định thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

- Thời kỳ, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch.

 Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

Chính phủ trình Quốc hội xem xét bố trí 1.000 tỷ đồng cho dự án sân bay Gia Bình 

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng nay 27/6, Chính phủ trình Quốc hội việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vến ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công.

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh nguyên tắc, tiêu chí phân bổ nguồn nguồn tăng thu NSTW năm 2023 tập trung chủ yếu cho các dự án thuộc ngành quốc phòng, an ninh; các dự án giao thông quan trọng quốc gia, dự án xây dựng đường cao tốc trọng điểm, dự án giao thông giúp liên kết vùng, có tác động lan tỏa, giúp phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và các dự án để thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Về dự kiến phương án phân bổ, tổng số 26.900 tỷ đồng sử dụng nguồn tăng thu NSTW năm 2023 dự kiến bố trí cho 20 dự án thuộc 04 ngành, lĩnh vực: Quốc phòng: 2.000 tỷ đồng; An ninh: 4.000 tỷ đồng; giao thông: 19.380 tỷ đồng; Cải cách tư pháp: 1.520 tỷ đồng.

Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền phân bổ 8.680 tỷ đồng cho 6 dự án của Bộ Giao thông vận tải đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đảm bảo đầy đủ thủ tục đầu tư. Nội dung này đã được Chính phủ báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội theo thẩm quyền.

Quốc hội xem xét quyết định 18.220 tỷ đồng cho 14 dự án (nếu tính theo phân cấp Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 giao cho 2 địa phương thực hiện thì tổng số là 15 dự án).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Con đường huyết mạch ở Thủ Đức sắp được đầu tư 3.400 tỷ, kết nối cảng container lớn nhất Việt Nam với đường cao tốc 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Diện mạo khu vực sắp trở thành tuyến phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội

Dự kiến công trình cải tạo phố kinh doanh – đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh với mức đầu tư gần 30 tỷ đồng sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động trước ngày 10/10/2024.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Quốc hội đồng ý thành lập Khu thương mại tự do tại Đà Nẵng 

Sáng 26/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Đà Nẵng.

Theo đó, Quốc hội đồng ý cho Đà Nẵng được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước; quản lý đầu tư; quản lý quy hoạch, đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố. Đà Nẵng cũng được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư phát triển vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, quản lý khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

LẬP KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐÀ NẴNG GẮN VỚI CẢNG BIỂN LIÊN CHIỂU

Đáng chú ý, Quốc hội đồng ý thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.

Theo ông Lê Quang Mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nhận thấy việc thí điểm thành lập Khu thương mại tự do là chủ trương lớn đã có đủ căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý. Nếu thực hiện thành công sẽ tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Tp.Đà Nẵng và của cả vùng.

Tuy nhiên, đây là chính sách mới, chưa được thực hiện tại Việt Nam, Nghị quyết mang tính chất thí điểm; các chính sách là bước thử nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần. Do vậy, cần thận trọng, có bước đi chắc chắn, không quy định những vấn đề chưa được đánh giá kỹ lưỡng, mang tính rủi ro cao. Hơn nữa, các chính sách cần được nghiên cứu, xây dựng căn cứ trên khả năng tổ chức thực hiện, nguồn lực tài chính, điều kiện đáp ứng của Tp.Đà Nẵng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo các tin tức bài viết liên quan

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 03 năm 2024

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 03 năm 2024

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 03 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 03 năm 2024

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan