Tin tức
08/07 2023

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 03.7 đến 08.7.2023

  • 178
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 03.7 đến 08.7.2023 gồm các tin chính sau:

  1. Trong 6 tháng, cả nước khởi công xây dựng 9 dự án nhà ở xã hội, công nhân
  2. Tín dụng vào kinh doanh BĐS tăng 14% trong 5 tháng đầu năm, gấp ba lần mức tăng trưởng tín dụng chung
  3. Người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội có phải vì lòng tham?
  4. Quả bom hẹn giờ hàng nghìn tỷ USD của thế giới
  5. Ba nhóm vấn đề cần gỡ khó cho thị trường bất động sản
  6. Hàng loạt đường vành đai và cao tốc được triển khai, thị trường bất động sản hưởng lợi đến đâu?
  7. Bất động sản công nghiệp tiếp tục là “điểm sáng”
  8. Đề xuất nghiên cứu thuế để điều tiết bất động sản
  9. Hạ lãi suất cho vay với nhà ở xã hội
  10. Bất cập trong việc áp dụng phương pháp thặng dư để định giá đất ở Việt Nam
  11. Hà Nội thông qua nghị quyết thành lập quận Đông Anh
  12. Hà Nội định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô
tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tuan-01-thang-7.2023
Tin tức bất động sản tuần do Times Pro tổng hợp

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

1. Trong 6 tháng, cả nước khởi công xây dựng 9 dự án nhà ở xã hội, công nhân

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 9 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã được khởi công xây dựng với tổng số khoảng 18.768 căn.

Trong số đó, nhà ở xã hội có 6 dự án quy mô 7.730 căn bao gồm: Hải Phòng 4 dự án với 6.707 căn; Hà Nội 1 dự án có khoảng 720 căn và Lâm Đồng 1 dự án tương đương 303 căn. Cùng đó là 3 dự án nhà ở công nhân với quy mô 11.038 căn; trong đó, Hải Phòng có 1 dự án với 2.538 căn, Bình Định 1 dự án khoảng 1.500 căn và Bắc Giang 1 dự án tương ứng 7.000 căn.

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro
Tin tức bất động sản về NOXH

Đánh giá về việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Bộ Xây dựng cho biết, đến nay, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 307 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 157.100 căn, với tổng diện tích hơn 7,950 triệu m2.

Hiện cả nước đang tiếp tục triển khai 418 dự án (bao gồm các dự án đang xây dựng và dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư), với quy mô xây dựng khoảng 432.400 căn, có tổng diện tích khoảng 22,565 triệu m2.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Tín dụng vào kinh doanh BĐS tăng 14% trong 5 tháng đầu năm, gấp ba lần mức tăng trưởng tín dụng chung 

Trong 5 tháng đầu năm, tín dụng vào kinh doanh BĐS trong 5 tháng đầu năm tăng 14% trong khi tín dụng cho tiêu dùng BĐS lại giảm 1,32%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (tăng tới 15%).

Thông tin tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết đến 27/6, tín dụng toàn hệ thống tăng 4,03% và tăng 9,08% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, về cơ cấu tín dụng, tín dụng vào kinh doanh bất động sản (BĐS) trong 5 tháng đầu năm tăng 14%, cho thấy  những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, đáng chú ý là tín dụng cho tiêu dùng BĐS trong 5 tháng lại giảm 1,32%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng tới 15%.

"Như vậy cho thấy tới thời điểm hiện tại, nhà đầu tư BĐS là cá nhân và người mua nhà để tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng đầu tư nên tín dụng còn đang thấp, bởi vậy việc tháo gỡ các khó khăn pháp lý, điều chỉnh giá nhà, giá BĐS cũng là một trong những giải pháp để có thể thúc đẩy cầu tiêu dùng và đầu tư trong lĩnh vực BĐS”, Thống đốc nói.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội có phải vì lòng tham?

Thời gian gần đây, thị trường nhà ở xã hội trở nên "nóng" hơn bao giờ hết. Một số tình trạng được ghi nhận như người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội.

Lý giải điều này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng các tiêu chí đánh giá điều kiện các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội chưa chặt chẽ, chưa sát với thực tế cuộc sống khiến người mua "lách luật".

Quy định này có các lỗ hổng và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu ở lẫn trong các chung cư nhà ở xã hội. Theo ông Châu, nhiều người làm thêm "nghề tay trái", mà "nghề tay trái" này lại tạo ra thu nhập cao hơn, thậm chí cao hơn nhiều lần so với thu nhập của "nghề tay phải" thể hiện trên bảng tiền lương, tiền công chính thức.

tin-tuc-bat-dong-san-nguoi-giau-mua-nha-o-nxa-hoi
Tin tức bất động sản nóng về việc người giàu tranh mua NOXH

Cho nên, "người giàu" vẫn hội đủ tiêu chí điều kiện về thu nhập (không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân) để được mua, thuê mua nhà ở xã hội. Bởi lẽ, Luật Nhà ở chỉ quy định đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương, mà không tính các khoản thu nhập khác không phải là tiền công, tiền lương.

Bên cạnh đó, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho phép miễn thuế thu nhập cá nhân đối với 16 trường hợp, trong đó miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các trường hợp có thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và thu nhập từ kiều hối.

Hiệp hội nhận thấy, đối với khoản thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm của người về hưu, già yếu, mất sức lao động, hoặc số tiền kiều hối có giá trị không lớn để cải thiện cuộc sống thì quy định miễn thuế thu nhập cá nhân là rất chính xác và nhân văn. Nhưng quy định này sẽ không hợp lý khi cho miễn, không đánh thuế TNCN đối với các khoản thu nhập rất lớn từ lãi tiền gửi tiết kiệm hoặc từ kiều hối.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Quả bom hẹn giờ hàng nghìn tỷ USD của thế giới

Sự lao dốc đang len lỏi bên trong bất động sản thương mại như một vệt đen xuyên qua nền kinh tế toàn cầu.

Vệt đen của nền kinh tế toàn cầu

Sự lao dốc đang len lỏi bên trong bất động sản thương mại như một vệt đen xuyên qua nền kinh tế toàn cầu. Ngay cả khi thị trường chứng khoán phục hồi và các nhà đầu tư kỳ vọng rằng tốc độ tăng lãi suất sẽ giảm xuống thì rắc rối liên quan đến bất động sản vẫn có thể tiếp tục trong nhiều năm.

Sau thời gian dài chi tiêu điên cuồng do lãi suất vay nợ thấp, giờ đây, nhiều ông chủ của các bất động sản cho thuê đang phải vật lộn với những thay đổi về cách và nơi mọi người làm việc, sinh sống, mua sắm sau đại dịch.

Theo Bloomberg, một điểm bùng phát đang đến. Chỉ riêng ở Mỹ, các khoản vay bất động sản thương mại trị giá 1.400 tỷ USD sẽ đến hạn thanh toán trong năm nay và năm sau. Khi đó, những chủ sở hữu bất động sản phải đối mặt với khoản thanh toán lớn có thể sẽ muốn tuyên bố vỡ nợ thay vì trả nợ.

Một số chủ bất động sản lớn bao gồm Blackstone, Brookfield và Pimco đã chọn ngừng thanh toán cho một số tòa nhà vì họ có cách sử dụng tiền mặt và tài nguyên tốt hơn. Tại Mỹ, nơi tỷ lệ nhân viên quay lại văn phòng thấp hơn ở châu Á và châu Âu, giá trị của các văn phòng chất lượng đã giảm 27% kể từ tháng 3/2022, thời điểm lãi suất bắt đầu tăng, theo công ty phân tích dữ liệu Green Street.

Đồng thời, giá xây dựng căn hộ đã giảm 21% và trung tâm thương mại giảm 18%. Giá văn phòng dự kiến sẽ giảm hơn 25% ở châu Âu và gần 13% ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước khi chạm đáy, PGIM Real Estate, một đơn vị của Prudential Financial, dự báo.

Phải mất 6 năm để giá thuê văn phòng ở Mỹ phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mặc dù giai đoạn đó tập trung vào bất động sản nhà ở. "Lần này chúng tôi nghĩ sẽ mất 10 năm", Richard Barkham, chuyên gia của công ty đầu tư bất động sản thương mại CBRE Group, nói với Bloomberg.

Những rắc rối của bất động sản thương mại có thể gây thêm căng thẳng cho hệ thống tài chính vốn đã quay cuồng với cuộc khủng hoảng năm nay. Và khi suy thoái trầm trọng hơn, điều đó sẽ gây ra biến đổi đối với một số thành phố khi họ phải đối mặt với tình trạng các tòa nhà bị bỏ trống và các khoản thu thuế bất động sản thấp hơn.

Peter Hayes, giám đốc nghiên cứu đầu tư của PGIM Real Estate ở London, cho biết: "Các thành phố đều có câu chuyện khác nhau khi nói đến bất động sản thương mại nhưng tất cả đều chịu ảnh hưởng bởi những cú sốc cục bộ".

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Ba nhóm vấn đề cần gỡ khó cho thị trường bất động sản

Qua rà soát thị trường bất động sản, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chỉ ra 3 nhóm khó khăn, vướng mắc chính là: Thể chế; Tổ chức thực hiện; Vốn, thị trường trái phiếu, thị trường tín dụng…

ba-nhom-van-de-bat-dong-san-times-pro
Tin tức bất động sản về chính sách, pháp luật

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, qua rà soát thị trường bất động sản TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và Đồng Nai, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chỉ ra 3 nhóm khó khăn, vướng mắc, bao gồm: Thể chế; Tổ chức thực hiện; Vốn, thị trường trái phiếu, thị trường tín dụng. Tổ công tác đã có khuyến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng cũng ban hành nhiều văn bản. Trong đó nổi bật với Nghị quyết 33/NQ-CP về  giải quyết khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh,  bền vững.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Hàng loạt đường vành đai và cao tốc được triển khai, thị trường bất động sản hưởng lợi đến đâu?

Báo cáo cập nhật ngành bất động sản của VDSC đánh giá hàng loạt dự án đường vành đai và cao tốc được triển khai sẽ hâm nóng thị trường này, vốn đang trong tình trạng đóng băng từ năm 2022...

Kể từ nửa đầu năm 2023, các đô thị loại đặc biệt ở Việt Nam gồm Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đã khởi động lại tiến độ xây dựng hệ thống đường vành đai và đường cao tốc, như một phần của chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Đối với hệ thống đường vành đai 03 tại TP.Hồ Chí Minh (TP.HCM): Lễ khởi công đường vành đai đã diễn ra vào ngày 18/6, khi đã bàn giao hơn 81% diện tích đất cần cho đoạn tuyến của dự án (đoạn qua TP.HCM). Tổng chiều dài tuyến là 90 km với chi phí đầu tư hơn 75,3 nghìn tỷ đồng (3,2 tỷ USD) sẽ kết nối TP.HCM với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

tin-tuc-quy-hoach-co-so-ha-tang-times-pro
Tin tức bất động sản về quy hoạch

Đối với đường Vành đai 04 tại Hà Nội: Lễ khởi công đường vành đai đã diễn ra vào ngày 25/6, do công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến đã hoàn thành hơn 80%. Dự án có tổng chiều dài 113 km và ước tính ban đầu cần tổng vốn đầu tư 85,8 nghìn tỷ đồng (3,65 tỷ USD), sẽ kết nối Hà Nội với các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. Toàn dự án sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2026 và dự án dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2027.

Thứ hai, những dự án nằm gần hệ thống đường vành đai/đường cao tốc sẽ được hưởng lợi nhờ: 1/ Quỹ đất đối với các dự án trong nội thành đã giảm đáng kể và 2/ Người mua có thu nhập trung bình sẽ có xu hướng sống ở khu vực ngoại thành, với chi phí sinh hoạt vừa phải, trong khi họ có thể vào trung tâm thành phố làm việc, nhờ hệ thống đường vành đai kết nối.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, tuyến cao tốc Bắc – Nam sẽ đưa vào khai thác vào năm 2025, nâng tổng chiều dài các tuyến cao tốc Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung từ 193 km lên 1.390 km. Mục tiêu là kết nối các vùng kinh tế, nhất là giữa miền Trung với miền Bắc và miền Nam, nơi mà hạ tầng chưa được phát triển tương xứng.

Nhờ đó, đây là yếu tố hỗ trợ dài hạn cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng; nhất là đối với các đô thị ven biển Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Bình Thuận, Đà Nẵng). Lượng khách du lịch sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của các tuyến giao thông, và nhu cầu về lưu trú cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, thiếu hành lang pháp lý sẽ là nút thắt cho phân khúc này.

VDSC kỳ vọng các vấn đề sẽ được giải quyết vào cuối năm 2024, sau khi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở được hoàn thiện.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Bất động sản công nghiệp tiếp tục là “điểm sáng”

Trong bức tranh tổng quan thị trường bất động sản thương mại và công nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023, bất động sản công nghiệp tiếp tục là “điểm sáng” của thị trường…

Báo cáo mới nhất của CBRE Việt Nam về bất động sản công nghiệp cho thấy, đối với đất công nghiệp, tỷ lệ hấp thụ 6 tháng đầu năm 2023 của thị trường cấp 1 miền Bắc và miền Nam lần lượt đạt 386ha và 397ha. Mức hấp thụ này cao hơn 20% đối với miền Nam và 60% đối với miền Bắc, so với nửa đầu năm 2022. Đặc biệt, do quỹ đất sẵn sàng bàn giao hạn chế, cùng khả năng hấp thụ khả quan nên giá thuê đất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng mạnh ở cả hai miền.

bat-dong-san-cong-nghiep-times-pro
Tin tức bất động sản về bất động sản công nghiệp

Cụ thể, giá thuê trung bình cho thị trường cấp 1 ở miền Bắc và miền Nam lần lượt ở ngưỡng 127 USD/m2/kỳ hạn còn lại và 187 USD/m2/kỳ hạn còn lại. Trong 4 năm qua, trung bình giá thuê đã tăng 7%/năm ở miền Bắc; 13%/năm ở miền Nam.

Ngoài ra, nguồn cung nhà kho và nhà xưởng xây sẵn cũng tăng trưởng mạnh. 6 tháng đầu năm 2023, tổng cộng có 0,9 triệu m2 nhà kho và nhà xưởng xây sẵn hoàn thành tại thị trường cấp 1 ở cả hai khu vực, trong đó 60% nguồn cung này tới từ phía Bắc. Theo ước tính, nguồn cung đã tăng hơn 20% mỗi năm ở miền Bắc; 18%-49% mỗi năm ở miền Nam 4 năm qua. Khi cạnh tranh gia tăng, tốc độ tăng trưởng giá thuê của những phân khúc này cũng ở mức vừa phải, cụ thể duy trì 2-3%/năm.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG 

1. Đề xuất nghiên cứu thuế để điều tiết bất động sản 

Bộ Tài chính được đề nghị nghiên cứu giải pháp về thuế để điều tiết, chống đầu cơ bất động sản và báo cáo Chính phủ trong tháng 9.

Nội dung này nêu tại dự thảo Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, được Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình Chính phủ tại phiên họp Chính phủ với các địa phương, ngày 4/7.

Các giải pháp dự thảo Nghị quyết đưa ra tập trung vào kích cầu tiêu dùng trong nước, tăng xuất khẩu; thúc đẩy đầu tư, thu hút vốn FDI và đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, cũng như hỗ trợ dòng tiền, cải cách thủ tục hành chính.

Theo đó, về chính sách hỗ trợ dòng tiền, giảm chi phí và tăng tiếp cận vốn, Bộ Tài chính được đề nghị khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp, vận hành sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 7. Các giải pháp, chính sách thuế để điều tiết, phát triển bền vững thị trường bất động sản cũng cần được Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo Chính phủ trong tháng 9.

tin-tuc-bat-dong-san-de-xuat-thue-bds

Góp ý trước đó, Bộ Tài chính đề nghị bỏ quy định về thời hạn vận hành sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; bỏ nhiệm vụ nghiên cứu báo cáo Chính phủ trong tháng 9 giải pháp về thuế với bất động sản.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch & Đầu tư - cơ quan soạn thảo nghị quyết - cho rằng, việc tháo gỡ pháp lý, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để khơi thông dòng tiền trong nền kinh tế và tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn trung, dài hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Các chính sách tháo gỡ cho thị trường trái phiếu vừa qua hiệu quả (Nghị định 08/2023, Thông tư 03/2023), nên cần kéo dài nếu cần thiết, tránh tạm dừng chính sách trong thời gian xem xét, sửa các quy định liên quan.

Với thuế bất động sản, theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, lúc này cần nghiên cứu, báo cáo Chính phủ các giải pháp này để điều tiết, phát triển bền vững thị trường, chống đầu cơ bất động sản trong trung và dài hạn. Do đó, Chính phủ cần giao Bộ Tài chính sớm nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chính sách thuế để điều tiết thị trường từng được giới chuyên gia, hiệp hội đề xuất cách đây vài năm. Quá trình lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hồi đầu năm, có ý kiến đề nghị đánh thuế bất động sản thứ 2 trở lên để tránh đầu cơ. Bộ Tài nguyên Môi trường - cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật này cho biết sẽ tiếp thu, kiến nghị Chính phủ, Quốc hội nghiên cứu khi sửa luật về thuế.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Hạ lãi suất cho vay với nhà ở xã hội 

Trước tình trạng thiếu nguồn vốn vay ưu đãi dành cho đối tượng là người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất Chính phủ xem xét bố trí gói tín dụng riêng với mức lãi suất ưu đãi không quá 3%/năm.

Có gói hỗ trợ tín dụng riêng cho công nhân

Thực hiện chủ trương chăm lo, cải thiện đời sống, việc làm cho công nhân lao động, Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ) Việt Nam đã lập Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”, trong đó có nhà ở, nhà trẻ, nơi vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao cho đoàn viên, người lao động.

null

Đến nay, đã có 36 địa phương có văn bản giới thiệu địa điểm để đầu tư xây dựng công trình với quy mô 1,5- 7,3ha. TLĐLĐ Việt Nam đã lập, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng, quy hoạch chi tiết điểm xây dựng thiết chế công đoàn; phê duyệt chủ trương đầu tư  và chuẩn bị dự án tại 18 địa phương; phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 4 dự án (tại Hà Nam, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng); chuẩn bị phê duyệt dự án đầu tư 2 dự án (tại Bình Đình, Vĩnh Phúc).

TLĐLĐ Việt Nam kiến nghị Chính phủ, bên cạnh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đã ban hành, xem xét ban hành gói tín dụng dành riêng cho công nhân, người lao động mua, thuê mua NOXH, nhà ở công nhân với mức lãi suất ưu đãi không quá 3%/năm, thời gian vay không thấp hơn 25 năm để bảo đảm với mức thu nhập...

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Bất cập trong việc áp dụng phương pháp thặng dư để định giá đất ở Việt Nam

Thực tế hiện nay, phương pháp thặng dư (residual method) thường được sử dụng để định giá lô đất trống hay các bất động sản có tiềm năng phát triển...

Những trục trặc trong việc áp dụng phương pháp thặng dư ở Việt Nam có thể đến từ 3 khâu chính.

Một là trục trặc trong khâu xây dựng quy định hướng dẫn.

Hai là trục trặc trong khâu xây dựng hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu giá

Ba là trục trặc ở khâu thực thi.

tin-tuc-bat-dong-san-bat-cap-tong-quan-ly-dinh-gia-dat

Trong đó, những trục trặc trong khâu xây dựng văn bản pháp lý hướng dẫn phương pháp thặng dư cần rất thận trọng, vì có thể dẫn tới những hậu quả khó lường cho nền kinh tế.

HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ PHƯƠNG PHÁP THẶNG DƯ?

Bản chất của phương pháp này rất đơn giản là bài toán tìm nghiệm khi biết tất cả các tham số, do vậy được sử dụng để tìm giá trị còn lại của bất kỳ biến đầu vào nào (trong trường hợp này là giá đất) khi các đầu vào khác được biết trước.

Nếu lợi nhuận nhà phát triển (ở Việt Nam sử dụng tên gọi lợi nhuận nhà đầu tư) là biết trước, phần còn lại (residual value) sẽ là giá trị của đất và ngược lại. Do vậy, không có liên hệ gì giữa giá trị thặng dư (residual value) trong phương pháp thặng dư với giá trị thặng dư (surplus value) và địa tô chênh lệch trong học thuyết của Karl Marx.

Trên thế giới, phương pháp phần dư được áp dụng theo 2 cách: phương pháp phần dư cơ bản (basic residual valuation) hoặc phương pháp phần dư sử dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền (DCF). Sự khác biệt giữa các phương pháp có liên quan tới các giả định và độ phức tạp của dự án.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN CẢ NƯỚC

1. Hà Nội thông qua nghị quyết thành lập quận Đông Anh

HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập quận Đông Anh và 24 phường thuộc quận.

Cùng với đó, thành lập 24 phường thuộc quận Đông Anh. Cụ thể:

1- Thành lập phường Đông Anh trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Đông Anh.

2- Thành lập phường Bắc Hồng trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Bắc Hồng.

3- Thành lập phường Cổ Loa trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Cổ Loa.

4- Thành lập phường Đại Mạch trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Đại Mạch.

5- Thành lập phường Đông Hội trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của của xã Đông Hội.

6- Thành lập phường Dục Tú trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Dục Tú.

7- Thành lập phường Hải Bối trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Hải Bối.

8- Thành lập phường Kim Chung trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Kim Chung.

9- Thành lập phường Kim Nỗ trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Kim Nỗ.

10- Thành lập phường Liên Hà trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Liên Hà.

11- Thành lập phường Mai Lâm trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Mai Lâm.

12- Thành lập phường Nam Hồng trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Nam Hồng.

13- Thành lập phường Nguyên Khê trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Nguyên Khê.

14- Thành lập phường Tàm Xá trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Tàm Xá.

15- Thành lập phường Thụy Lâm trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Thụy Lâm.

16- Thành lập phường Tiên Dương trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Tiên Dương.

17- Thành lập phường Uy Nỗ trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Uy Nỗ.

18- Thành lập phường Vân Hà trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Vân Hà.

19- Thành lập phường Vân Nội có 6,52 km diện tích tự nhiên và quy mô dân số 15.379 người của xã Vân Nội.

20- Thành lập phường Việt Hùng có 8,66 km diện tích tự nhiên và quy mô dân số 18.654 người của xã Việt Hùng.

21- Thành lập phường Vĩnh Ngọc trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Tiên Dương.

22- Thành lập phường Võng La trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Võng La.

23- Thành lập phường Xuân Canh trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của xã Xuân Canh.

24- Thành lập phường Xuân Nộn có 10,88 km diện tích tự nhiên và quy mô dân số 16.378 người của xã Xuân Nộn hiện có.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Hà Nội định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô 

UBND TP.Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND TP về việc thông qua chủ trương định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065...

THÀNH PHỐ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Cụ thể, thành phố phía Tây có phạm vi nghiên cứu gồm: đô thị Hòa Lạc, đô thị Xuân Mai, và nghiên cứu phát triển mở rộng ra đến sông Tích, sông Bùi. Đây là thành phố khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo theo hướng hiện đại, sinh thái, cao - thấp tầng, quy mô 251km2, dân số đến năm 2045 khoảng 1,2 triệu người (đất xây dựng đô thị 135km2, dân số 1,08 triệu người; khu vực ngoại thị 116km2, dân số 0,12 triệu người). Đơn vị hành chính tổng cộng 16 phường, 8 xã.

tin-tuc-bat-dong-san-quy-hoach-ha-noi
Tin tức bất động sản về quy hoạch thành phố Hà Nội

Thành phố định hướng đô thị Hòa Lạc là trung tâm đầu não về khoa học kỹ thuật công nghệ cao, trung tâm đào tạo giáo dục chất lượng cao; nơi tập trung những trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, trung tâm thí nghiệm, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, với chính sách ưu tiên để thu hút nhân lực chất lượng cao, cùng doanh nghiệp đến làm việc, sinh sống.

Đô thị Xuân Mai là trung tâm giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ hỗ trợ giáo dục như: trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, trung tâm hỗ trợ nghiên cứu, lab cộng đồng, trung tâm dịch vụ… dự kiến phát triển cả trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh hoá phẩm phục vụ Hà Nội, khu vực vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

ĐÔ THỊ DỊCH VỤ, HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Với Thành phố phía Bắc, Hà Nội định hướng chức năng đô thị dịch vụ, hội nhập quốc tế gắn với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế quốc gia gắn với trục động lực phát triển Nhật Tân-Nội Bài; tính chất, chức năng chính là đô thị thông minh, một số khu vực được phép phát triển cao tầng, hiện đại, xanh, kết hợp bảo tồn phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa, sông Thiếp…

Tổng diện tích thành phố phía Bắc sông Hồng rộng 633km2, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Mê Linh, quy mô dân số đến năm 2045 khoảng 3,25 triệu người (đất xây dựng đô thị 385 km2, dân số 2,92 triệu người; khu vực ngoại thị 248km2, dân số 0,33 triệu người). Tính chất là thành phố dịch vụ, hội nhập quốc tế, với 45 phường và 24 xã.

Vị trí đề xuất trung tâm thành phố dự kiến tại khu vực phía Nam Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, rất gần trung tâm lớn như Smart City, Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, khu di tích Cổ Loa… với định hướng chính là xây dựng thành phố mới, đô thị hiện đại, đô thị thông minh, năng động, khai thác phát huy tối đa tiềm năng của sân bay Nội Bài, giao thoa giữa trục kinh tế Đông-Tây và Bắc Nam của Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là thành phố xanh-sạch-thông minh, làm đối trọng và bổ trợ cho đô thị trung tâm kết nối thông qua không gian trục cảnh quan sông Hồng.

Thành phố dự kiến khai thác lợi thế sân bay Nội Bài, tạo dựng hình ảnh đô thị mới hiện đại phía Bắc sông Hồng gắn với dịch vụ cấp vùng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cùng các khu công nghiệp thành một khu vực phát triển thương mại, logistics và trung chuyển hàng hóa quốc tế.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Bên cạnh những tin tức bất động sản trên, độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan