Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 05 năm 2024
- 311
Với sự biến động không ngừng của thị trường và những tác động từ các yếu tố kinh tế, chính trị, và xã hội, việc có được cái nhìn sâu sắc và nhận định từ các chuyên gia trở nên vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trong tháng 5 năm 2024, các chuyên gia đã dành nhiều sự chú ý đến những biến động và tiềm năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng chúng tôi đi vào tầm nhìn của họ và tìm hiểu về những nhận định quan trọng trong tháng qua.
Thị trường bất động sản nước ta hiện nay vẫn đang tồn tại năm vấn đề lớn.
Thứ nhất, mất cân đối cung – cầu. Trong khi nguồn cầu không ngừng tăng lên thì nguồn cung lại chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện. Bất đối xứng cung – cầu vẫn rất lớn.
Thứ hai, cơ cấu sản phẩm không hợp lý. Số lượng nhà ở cao cấp chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng mạnh, nhưng số lượng nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân tại các khu đô thị lại thiếu trầm trọng.
Thứ ba, mặc dù thị trường suy giảm, khó khăn nhưng giá bất động sản không giảm, mà tiếp tục xu hướng tăng.
Thứ tư, việc tiếp cận về tài chính, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bế tắc.
Thứ năm, dù Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nhận thấy 4 vấn đề nêu trên của thị trường và vào cuộc hỗ trợ quyết liệt, song kết quả giải quyết vẫn chậm và cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn.
Tuy nhiên, tiến trình phục hồi của thị trường vẫn có sự phân hóa giữa các phân khúc thị trường.
Theo đó, phân khúc căn hộ tiếp tục “dẫn đầu” về tỷ trọng giao dịch khi chiếm gần 60% tổng lượng giao dịch toàn thị trường trong quý 1/2024. Đồng thời, nhu cầu đầu tư trên thị trường vẫn rất lớn đối với tất cả các phân khúc (hạng sang, cao cấp, bình dân, nhà ở xã hội...).
Bất động sản công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng; bất động sản thương mại có thêm nhiều tín hiệu khởi sắc với sự tăng trưởng về nhu cầu thuê. Riêng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng thì vẫn duy trì trạng thái ảm đạm và còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong ngắn hạn khi nhiều dự án mới liên tục rời thời gian triển khai bán hàng, nhiều dự án vướng mắc pháp lý chưa thể giải quyết…
Dự kiến, với các luật mới được thông qua, có hiệu lực trong vài tháng tới, thị trường bất động sản sẽ sớm quay trở lại trạng thái bình thường “mới” với các thông tin ngày càng minh bạch, rõ ràng cho mọi thành phần kinh tế tham gia.
Từ giờ đến cuối năm, nguồn cung tiếp tục chuyển biến theo xu hướng tăng. Cầu nhà ở thực vẫn sẽ duy trì ở mức cao, được củng cố bởi tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa. Cầu đầu tư tiếp tục được củng cố, hướng tới các đô thị vệ tinh của Hà Nội, TP. HCM hoặc đô thị lớn trực thuộc Trung ương như Đà Nẵng.
Theo đó, việc tháo gỡ cho thị trường bất động sản để nền kinh tế có thể bật lên là một giải pháp quan trọng, vì tăng trưởng trong bất động sản liên quan đến cả chuỗi cung ứng. Bất động sản tạo ra mặt bằng sản xuất kinh doanh, là nền tảng cho sản xuất, là cuộc sống của người dân,… tạo ra tăng trưởng cho các lĩnh vực kinh tế khác. Trong thời gian tới, cần dồn lực khôi phục thị trường bất động sản.
Quốc hội đã thông qua ba luật quan trọng (Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Đất đai 2024), như ba mũi giáp công có thể thúc đẩy, cứu cánh thị trường bất động sản, chúng ta có thể đặt nhiều kỳ vọng vào tác động của các luật này đối với sự phục hồi và phát triển của thị trường. Tuy nhiên, hành trình trước mắt có thể sẽ còn gian nan, bởi vẫn còn những điểm chồng chéo chưa được sửa đổi một cách triệt để và việc thực thi luật sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong thực tế.
Để giải quyết đồng bộ các vấn đề, có rất nhiều việc chúng ta phải làm. Đã có 20 chính sách mới được triển khai, song việc thực thi trong thực tế cũng không đơn giản. Luật đang ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ hơn nhưng rủi ro pháp lý thì luôn còn, các tranh chấp vẫn sẽ xảy ra. Tôi cho rằng, kể cả khi các luật bắt đầu có hiệu lực, thì thị trường vẫn cần thời gian để thích nghi và còn rất khó khăn ở giai đoạn tới”.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Năm 2024, dòng vốn FDI dự báo vẫn tích cực, nguồn cung bất động sản khu công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ở cả hai miền Nam và Bắc…
Dữ liệu từ Công ty TNHH CBRE cho biết bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn ghi nhận những kết quả tích cực ngay trong quý đầu tiên của năm 2024.
Đối với thị trường đất công nghiệp, giá đất tại thị trường cấp 1 miền Bắc đã tăng 1,2% so với quý trước và 7,8% so với cùng kỳ, đạt ngưỡng trung bình 133 USD/m2/kỳ hạn còn lại. Trong khi giá đất công nghiệp tại thị trường cấp 1 miền Nam giữ mức 189 USD/m2/kỳ hạn còn lại, ổn định so với quý trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, tỷ lệ lấp đầy tại thị trường cấp 1 miền Bắc tăng 1,3 điểm phần trăm trong quý, đạt 83%. Diện tích hấp thụ gần 110ha với nhiều giao dịch nổi bật như: nhà máy Victory Giant Technology sản xuất bảng mạch in, quy mô 10ha ở Bắc Ninh. Còn thị trường miền Nam, tỷ lệ lấp đầy ổn định ở mức 92% và diện tích hấp thụ đạt hơn 20ha.
Đối với thị trường kho, xưởng xây sẵn, tỷ lệ lấp đầy trung bình trên thị trường cấp 1 miền Bắc đạt 70% với nhà kho xây sẵn và 87% với nhà xưởng xây sẵn. Về mặt bằng giá, giá thuê kho, xưởng xây sẵn trung bình đạt ngưỡng 4,7 và 4,9 USD/m2/tháng. Mức giá thuê kho được đánh giá duy trì ổn định, nhưng giá thuê xưởng tăng 3,9% theo năm.
Riêng thị trường kho xưởng miền Nam, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, thì không có nguồn cung mới trong quý 1/2024, các dự án mới đều đang xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, điều này đã tác động đến hoạt động của kho xưởng xây sẵn đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy của kho xưởng xây sẵn ước tăng 2 điểm phần trăm so với quý trước, tỷ lệ lấp đầy đạt 57% đối với nhà kho và 87% đối với nhà xưởng. Về giá thuê trung bình kho xưởng xây sẵn giữ mức ổn định so với quý trước, lần lượt là 4,6 và 4,9 USD/m2/tháng, mức độ tăng trưởng đạt 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái với nhà kho và 3,9% với nhà xưởng.
Theo CBRE, hiện nay, ngoài những nhà sản xuất điện tử, ôtô và phụ kiện, khách thuê từ những ngành mới trong lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất xe điện, bán dẫn hay vật liệu xanh quan tâm tới Việt Nam. Với sự định hướng của nhiều tỉnh, thành và sự quan tâm của doanh nghiệp ngày càng tăng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, sẽ càng thúc đẩy nhu cầu trong tương lai.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Quy định mới về phân lô bán nền sẽ hạn chế việc phân lô tràn lan, nguồn cung ra ngoài thị trường cũng trở nên “co lại”, với mục đích giảm tình trạng lãng phí tài nguyên đất. Tuy nhiên, hoạt động mua bán đất nền thời gian tới chắc chắn chịu những ảnh hưởng nhất định. Giai đoạn đầu thị trường có thể chao đảo…
Từ ngày 1/1/2025, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực thi hành và sẽ tác động nhiều đến thị trường, nhất là với quy định về việc cấm phân lô bán nền.
Cụ thể, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.
Đối với các khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 12/2023, toàn quốc có 902 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V. Như vậy, quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã.
Giai đoạn đầu thị trường có thể chao đảo. Khi quy định được thực thi, khả năng xuất hiện một lượng lớn sản phẩm đất nền rao bán đến từ những nhà đầu tư lỡ ôm đất với mục đích phân lô, tách thửa kiếm lời. Ngược lại, lô đất nền tách thửa có giấy chứng nhận ở địa phương bị cấm phân lô thì giá bị đẩy lên…
Mặc dầu vậy, nếu nhìn dài hạn, đây là xu hướng tất yếu được áp dụng đồng bộ ở nhiều quốc gia phát triển, giúp đảm bảo quyền lợi người mua bất động sản, góp phần cải thiện tính minh bạch của thị trường. Qua đó, tạo động lực cho những bước phát triển bền vững sau này.
Đặc biệt, “Quy định mới còn cụ thể hóa thủ tục cho nhà đầu tư để có cơ sở tiến hành chuyển nhượng. Cụ thể, trước khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chủ đầu tư dự án phải có văn bản thông báo về việc quyền sử dụng đất đủ điều kiện gửi cho cơ quan có thẩm quyền. Trong 15 ngày, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra điều kiện của quyền sử dụng đất và trả lời về việc có đáp ứng điều kiện chuyển nhượng theo hình thức phân lô, bán nền cho cá nhân tự xây dựng nhà ở hay không”, chuyên gia nhấn mạnh.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, đã và đang nhận được sự quan tâm rộng rãi, đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tại Dự thảo thông tư đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến, đề xuất có 22 trường hợp xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến.
Liên quan đến việc xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, dự thảo đề xuất nhiều trường hợp cụ thể.
Có 16 trường hợp xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp để trao cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, gồm:
Nhận quyền sử dụng toàn bộ diện tích đất, quyền sở hữu toàn bộ tài sản gắn liền với đất đã cấp giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn; hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với quy định pháp luật.
Chuyển quyền sử dụng một phần diện tích thửa đất, một phần tài sản gắn liền với đất đã cấp giấy chứng nhận cho người khác trong các trường hợp quy định. Hoặc chuyển quyền sử dụng một hoặc một số thửa đất trong các thửa đất cấp chung một giấy chứng nhận thì bên chuyển quyền được xác nhận vào giấy chứng nhận đã cấp.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Các chuyên gia cho rằng, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2024 có hiệu lực sẽ hạn chế việc phân lô bán nền tại nhiều khu vực, theo đó nguồn cung đất nền sẽ thu hẹp kéo theo giá tăng lên. Tuy nhiên, sẽ khó có tình trạng “sốt” đất xảy ra.
Ông Dương Quốc Thủy, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Cần Thơ (CaREA) cũng cho hay, việc cấm phân lô bán nền tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III đem lại tác động cực lớn tới cơ cấu phân khúc sản phẩm bất động sản. Thời gian sắp tới, thị trường sẽ có sự phân hóa rõ rệt ở phân khúc đất nền.
Với hành lang pháp lý hiện nay, để lập một dự án kéo dài từ 3 - 5 năm là rất khó khăn. Các nhà kinh doanh sẽ chọn giải pháp thực hiện theo mô hình cá nhân để tự phân lô (điều này phù hợp, dễ dàng và tạo nguồn cung lớn hơn) và ít chọn lập dự án, công ty pháp nhân. Vì vậy với quy định mới, số lượng sản phẩm đất nền từ phân lô trong giai đoạn tới sẽ sụt giảm. Nguồn cung khan hiếm khiến giá đất tăng lên. Song, xét về dài hạn thì điều này sẽ giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, nhu cầu với đất nền luôn rất cao còn thị trường lại thiếu nguồn cung từ dự án chính thống. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu cơ đã tận dụng cơ hội gom đất rồi phân lô bán nền, tách thửa, thậm chí đặt tên thương mại giống các dự án chính thống để lôi kéo khách mua bán. Đồng thời, đua nhau thổi giá, "đẩy" giá nhà đất lên cao, gây hỗn loạn thị trường. “Việc siết phân lô bán nền là cần thiết”, ông Đính khẳng định.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Đánh giá thị trường bất động sản năm nay, ông Phạm Thiếu Hoa - Chủ tịch HĐQT - cho rằng điểm sáng là 3 luật liên quan đến bất động sản được Quốc hội thông qua sẽ giúp thị trường minh bạch, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, để các luật này ảnh hưởng tích cực tới thị trường, ông nói cần chờ các nghị định hướng dẫn thi hành có hiệu lực.
Bà Nguyễn Thu Hằng - Tổng giám đốc Vinhomes - đánh giá thị trường sẽ hồi phục nhưng không thực sự nhanh như kỳ vọng.
Nhu cầu nhà ở tại Việt Nam vẫn còn lớn khi tốc độ đô thị hóa cao cùng với dân số trẻ. Nhu cầu lập gia đình, an cư lạc nghiệp, sở hữu nhà của người trẻ hiện vẫn rất lớn. Từ đó, nguồn cung bất động sản sẽ phục hồi tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng nhưng vẫn có những hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm có đủ điều kiện về pháp lý, vị trí đảm bảo.
Cũng theo bà Hằng, thị trường thời gian qua cho thấy tín hiệu tích cực hơn đối với việc tiếp cận nguồn vốn từ cả doanh nghiệp và khách hàng. Trái phiếu do doanh nghiệp này phát hành trong thời gian gần đây được hấp thụ tốt.
Khách hàng mua nhà hiện được hỗ trợ lãi suất tốt hơn so với trước, lãi suất cố định trong 2 năm đầu ở mức 6-6,5%/năm. Điều này tạo điều kiện và niềm tin cho người mua nhà quay trở lại thị trường.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Nhiều chủ đầu tư không được công nhận vì "vướng" quy định về đất ở.
Trao đổi với phóng viên Thời Báo VTV, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh cho biết; vừa qua Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có kết luận "Đối với Đề án thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội liên quan xong trước ngày 10/3/2024; đồng thời gửi hồ sơ trình đến Bộ Tư pháp thẩm định, trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội trình Chính phủ thông qua".
Đây là tin vui đối với thị trường bất động sản bởi lẽ thời gian qua có hàng trăm dự án nhà ở thương mại không được công nhận chủ đầu tư hoặc không thể thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng vì chủ đầu tư đang có quyền sử dụng "đất khác không phải là đất ở". Tình trạng này đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung dự án dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở thương mại, đẩy giá nhà tăng liên tục trong các năm qua và làm gia tăng tình trạng "lệch pha" trên thị trường.
Điển hình là tại TP Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 20 dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đang có quyền sử dụng "đất khác không phải là đất ở" (chiếm khoảng 15% tổng số dự án nhà ở thương mại trên địa bàn) không được công nhận chủ đầu tư. Ông Lê Hoàng Châu dẫn chứng trường hợp của công ty bất động sản mua đấu giá khu đất nhà xưởng tại huyện Bình Tân có diện tích trên 6 ha thuộc khu vực được quy hoạch phát triển nhà cao tầng. Nhưng, điều "oái oăm" là công ty bất động sản này cũng không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại chung cư cao tầng do hiện trạng khu đất họ trúng đấu giá đang có quyền sử dụng "đất khác không phải là đất ở".
Click vào để đọc chi tiết về tin tức!
Cách đây chỉ 1 năm, phân khúc đất nền ở các khu vực đều rơi vào trầm lắng, thậm chí có nơi gần như “đóng băng”. Theo đó nhiều nhà đầu tư phải giảm giá 20 - 30% hoặc nhiều hơn với mong muốn tìm được khách mua. Tuy nhiên, khi nhiều người đang e dè thì một số nhà đầu tư nhanh nhạy, có sẵn tiền mặt đã xuống tiền bắt đáy. Đến nay, những nhà đầu tư này đã có lãi cả tỷ đồng.
Anh Nguyễn Luân (Hà Nội) cho biết, thời điểm cuối năm ngoái giá đất nền tại nhiều khu vực đã giảm từ 20 - 30%, thậm chí 40% so với đỉnh cơn sốt. Theo đó, anh Luân đã nhanh tay mua ngay 2 lô đất tại Bắc Giang và 1 lô đất tại Đông Anh (Hà Nội) với tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng.
Ban đầu, mục tiêu của anh Luân là nắm giữ khoảng 3 năm có lãi sẽ chốt lời. Tuy nhiên, hồi đầu tháng 5 nhiều nhà đầu tư và môi giới đã liên tục liên hệ hỏi mua lại lô đất tại Đông Anh của anh Luân với mức chênh 1,1 tỷ đồng.
“Lô đất đó có diện tích 100m2, thời điểm tháng 10/2023 tôi mua là 5,5 tỷ đồng. Do nằm ở vị trí lô góc, đường 2 ô tô tránh nên rất nhiều người hỏi mua lại. Thấy được giá nên tôi cũng đã đồng ý bán để tìm các khu vực khác giá chưa tăng trở lại đầu tư thêm. Hiện tôi đã nhận tiền cọc, chỉ chờ tới ngày sang tên sổ đỏ”, anh nói.
Trái lại, với anh Trần Quang Hồng (Thanh Trì, Hà Nội), mặc dù đã được ngỏ lời mua lại lô đất 90m2 tại Hoài Đức (Hà Nội) với mức chênh 1,2 tỷ đồng nhưng vẫn không bán.
“Tôi mua lô đất này với giá 5 tỷ vào tháng cuối tháng 9/2023. Khi đó chủ cũ họ cần tiền nên mua được với mức giá rẻ hơn thị trường. Từ đầu năm nay, liên tục nhiều môi giới và người mua đã gọi điện hỏi mua lại. Cách đây 1 tuần có người đã trả lô đất đó 6,2 tỷ đồng nhưng tôi không bán. Do đã mua được mức giá rẻ, có vị thế tốt nên tôi tiếp tục nắm giữ. Lô đất này cũng nằm ở vị trí đường lớn, rất thuận tiện kinh doanh”, anh Hồng nói.
Thực tế, từ đầu năm 2024 đất nền tại nhiều khu vực đã rục rịch sôi động trở lại, giá đã tăng lên so với cuối năm ngoái. Thậm chí, thời gian vừa qua nhiều người “lướt cọc” đất nền tại ven đô cũng kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi thương vụ.
Click vào để đọc chi tiết về tin tức !
Tình trạng thiếu hụt nhà ở dự báo tiếp diễn trong năm nay khiến giá bán có thể tiếp tục bị đẩy lên cao, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA.
Tham luận tại Hội thảo khoa học về quản lý đất đai, sáng 14/5, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM dẫn các số liệu cho thấy thành phố vẫn tiếp tục "khát" nguồn cung. Cụ thể, quý I, TP HCM chỉ có một dự án cũ đã hoàn thành xây dựng với hơn 200 căn hộ và một dự án nhà ở thương mại quy mô hơn 3.600 m2 được chấp thuận chủ trương đầu tư. Không có dự án nhà thương mại nào đủ điều kiện huy động vốn bán nhà hình thành trong tương lai đầu năm nay. Hiện có 62 dự án cũ đang triển khai với hơn 28.000 căn.
Tình trạng này tương tự với nhà ở xã hội. Thành phố không có dự án nào được chấp thuận chủ trương đầu tư hay cấp phép xây dựng đầu năm nay. Chỉ có một dự án cũ đã hoàn thành với gần 250 căn. Ngoài ra, 7 dự án đang triển khai, dự kiến cung cấp gần 5.000 căn nhà xã hội.
Theo Chủ tịch HoREA, nguyên nhân chính là Luật Đất đai 2024 vẫn còn điểm bất cập, chưa tháo gỡ mạnh mẽ nguồn cung nhà ở. Điển hình là quy định giới hạn loại đất đầu tư nhà ở thương mại phải là đất ở hoặc đất ở và đất khác. Ông Châu nói đây là hạn chế so với Luật Đất đai 2013 vì đã "bỏ phần thông thoáng" trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa người dân và doanh nghiệp để xây dự án đô thị.
Tại thời điểm giữa năm 2015, TP HCM có 170 dự án nhà ở thương mại, trong đó có 44 dự án đã được công nhận chủ đầu tư theo các luật hiện hành. Còn lại 126 dự án do không có 100% đất ở nên không được công nhận chủ đầu tư. Trong số này, ông Châu nêu 85% dự án có đất ở và đất khác, còn lại 15% dự án có đất khác không phải đất ở.
Click vào để đọc chi tiết về tin tức !
Tại khoản 1, Điều 151 Luật Đất đai 2024 quy định có 7 trường hợp các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Cụ thể, thứ nhất, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích theo quy định tại Điều 179 của Luật Đất đai.
Thứ hai, đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này, trừ trường hợp đất được giao sử dụng chung với đất được giao để quản lý thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Thứ ba, đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Thứ tư, đất nhận khoán, trừ trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất tại điểm a khoản 2 Điều 181 của Luật này;
Thứ năm, đất đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện;
Thứ sáu, đất đang có tranh chấp, đang bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;
Thứ bảy, tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh.
Ngoài ra, tại khoản 2, Điều 151 của Luật Đất đai 2024 cũng quy định có 6 trường hợp các tài sản gắn liền với đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Click vào để đọc chi tiết về tin tức !
Trước thực trạng trên địa bàn TPHCM đang có hàng nghìn nhà ở bỏ trống, đại biểu quốc hội Tô Thị Bích Châu gợi ý chuyển nhà tái định cư Thủ Thiêm sang nhà ở xã hội.
Ngày 16/5, tại buổi làm việc giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM với UBND thành phố, đại biểu Tô Thị Bích Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đặt câu hỏi cho chính quyền thành phố về công tác quản lý nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở tái định cư trên địa bàn.
Trước cảnh hàng nghìn nhà ở đang bỏ trống, bà Châu băn khoăn: "Nếu gắn với NƠXH, chúng ta có thể giải quyết được phần nào thực trạng này không? Thành phố cần tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng gì đối với nhà ở tái định cư, NƠXH?".
Trao đổi về vấn đề này, ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM - cho biết, toàn địa bàn đang có gần 9.000 căn hộ và hơn 2.100 nền đất tái định cư đang bỏ trống, không có người ở. Thành phố đã có chủ trương đấu giá đối với hơn 4.900 căn hộ và 42 nền đất tại phường Bình Khánh (nhà tái định cư cho người dân khu đô thị mới Thủ Thiêm) và khu nhà tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh).
"Sở dĩ chuyển qua hình thức đấu giá bởi những căn hộ trên được tạo lập từ ngân sách Nhà nước, vốn vay ngân hàng. Trước đó, thành phố từng có chủ trương xin chuyển các căn hộ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm sang căn hộ thương mại, nhưng việc này cũng có nhiều vấn đề" - ông Khiết thông tin.
Click vào để đọc chi tiết về tin tức !
Nhiều doanh nghiệp bất động sản, trong đó có những ông lớn vốn chỉ làm dự án cao cấp, nghỉ dưỡng, đã tính xây nhà ở xã hội với quy mô chục nghìn căn.
Cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội bắt đầu nóng từ đầu năm 2023 khi thị trường bất động sản rơi giai đoạn khó khăn nhất. Khi phần lớn phân khúc đều rơi vào trầm lắng, thanh khoản kém, nhất là các sản phẩm cao cấp, nhà ở xã hội và nhà thương mại bình dân duy trì lực cầu lớn nhưng nguồn cung thiếu hụt.
Nhiều chuyên gia trong ngành chỉ ra nhà xã hội chính là "phao cứu sinh" của doanh nghiệp địa ốc. Tuy nhiên, xuyên suốt năm ngoái, xây nhà xã hội chủ yếu nằm ở kế hoạch và việc tìm hiểu đầu tư. Đến nửa đầu năm 2024, cuộc đua xây nhà xã hội nóng lại và được các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ.
Mới đây, Tập đoàn địa ốc Hoàng Quân đã ký hợp tác chiến lược với Novaland để xây nhà ở xã hội tại TP HCM và các tỉnh phía Nam, mục tiêu hoàn thành 3.000 căn trong năm nay. Theo thỏa thuận, Địa ốc Hoàng Quân và Novaland sẽ cùng đóng góp tài chính, năng lực, kinh nghiệm, khai thác quỹ đất sẵn có của cả hai để xây dựng các dự án nhà xã hội tại TP HCM và nhiều địa phương khác như Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Long An...
Trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông 2024, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho biết doanh nghiệp sẽ hoàn thành ít nhất 50 dự án nhà xã hội với khoảng 50.000 sản phẩm tại TP HCM, Đồng Nai, Long An đến năm 2030. Trong năm nay, doanh nghiệp sẽ tích cực tìm kiếm quỹ đất để phát triển dự án.
Lần hợp tác này với Hoàng Quân cũng đánh dấu việc Novaland tham gia xây nhà ở xã hội. Trước đây, doanh nghiệp này chủ yếu phát triển các dự án thương mại cao cấp, nghỉ dưỡng. Tại một hội nghị với Thủ tướng, lãnh đạo Novaland từng tuyên bố sẵn sàng nhận nhiệm vụ phát triển 200.000 căn nhà xã hội tại các tỉnh phía Nam.
Trong tài liệu chuẩn bị cho phiên họp thường niên cuối tháng 5, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) cũng cho biết muốn làm gần 10.000 căn nhà ở xã hội tại nhiều địa phương, tập trung ở Hà Nội, Hà Nam, Đồng Nai. Hancorp là doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng, được biết đến chủ đầu tư của nhiều dự án nhà ở khu vực Tây Hồ Tây.
Click để đọc chi tiết bài viết!
Thị trường căn hộ chung cư đang dần hạ nhiệt, nhưng giá vẫn còn neo ở mức cao, nhất là ở 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội. Nguồn cùng ít ỏi cùng với thông tin về giá bán các dự án mới tăng cao chóng mặt, khiến tâm lý người mua nhà ngày càng e ngại.
Cách đây khoảng 3-4 năm về trước, tại thị trường Hà Nội, khu vực Tây Mỗ (Nam Từ Liêm), Bắc An Khánh, Nam An Khánh (Hoài Đức) rao bán căn hộ chung cư với giá chỉ từ 20-25 triệu/m2. Hiện tại, giá bán các căn hộ khu vực này đã lên tới khoảng 60-100 triệu đồng/m2. Trong đó, giá cao nhất được ghi nhận ở căn hộ đã hoàn thiện Lumiere EverGreen khi chạm mức 100 triệu đồng/m2. Dự án Lumi Hanoi với mức giá từ 60-80 triệu đồng/m2 cũng đã gây sốt trên thị trường căn hộ trong quý 1/2024 vừa qua.
Trước đó, dự án The Canopy Residences hay chung cư Masteri West Heights tại cửa ngõ phía Tây cũng được rao bán với giá trung bình từ 70-100 triệu/m2. Hay mới đây nhất là thông tin về giá bán của dự án The Solar Park (MIK làm chủ đầu tư), cũng dao động trên dưới 80 triệu/m2.
Còn tại khu vực phía Đông, nguồn cung chủ yếu tập trung tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park Gia Lâm với 2 dự án lớn khu cao tầng The Zurich (Vinhomes & Mitsubishi Corporation làm chủ đầu tư) và khu căn hộ H1 The Nomad phân khu Hawaii Masteri Waterfront (bởi Masterise Homes). Giá các căn hộ tại đây cũng được chào bán vào khoảng 60-70 triệu đồng/m2.
Ở phân khúc thấp tầng, khu vực Ciputra trước đây có giá khoảng 200 triệu/m2 nhưng giờ đã tăng lên ngưỡng 400-500 triệu mỗi m2.
Click để đọc chi tiết bài viết!
Phát biểu tại tọa đàm "Triển khai Đề tài nghiên cứu khoa học: Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam" do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức, TS. Đoàn Văn Bình, Chủ nhiệm Đề tài, nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Ví như chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài, chi phí đầu vào như lãi vay ngân hàng, vật liệu, thiết bị, nhân công đều tăng cao…, khiến các nhà phát triển mất quá nhiều công sức, thời gian để có thể triển khai một dự án. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp không mặn mà với các dự án nhà ở vừa túi tiền.
CẦN MỘT LỐI ĐI ĐỂ THỊ TRƯỜNG KHÔNG CÒN BẾ TẮC
Trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung của thị trường bất động sản, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chuyên gia, các nhà khoa học, Ban chủ nhiệm đề tài đã thảo luận và thống nhất để tìm thêm hướng đi mới cho phân khúc nhà ở thương mại vừa túi tiền.
“Thị trường bất động sản hiện nay đang "đóng băng", trong khi người dân lại rất cần nhà ở, dẫn đến cả chủ đầu tư và người tiêu dùng đều đang bế tắc. Do đó, thị trường cần tìm ra một lối đi. Với lối đi truyền thống như hiện nay, trên thị trường đa phần là nhà giá cao và có rất ít nhà ở xã hội. Như vậy, bế tắc vẫn bế tắc. Càng dựa vào biện pháp hành chính nhà nước, chúng ta càng không giải quyết được vấn đề cơ bản của thị trường, vấn đề tiếp cận nhà ở có giá hợp lý cho người thu nhập thấp", TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá.
Click để đọc chi tiết bài viết!
Cụ thể, tại Điều 18 dự thảo Nghị định đề xuất 04 trường hợp sau đây được miễn tiền sử dụng đất:
Trường hợp 1: Miễn tiền sử dụng đất khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho người sử dụng đất trong các trường hợp sau:
- Để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với thương binh hoặc bệnh binh không có khả năng lao động, hộ gia đình liệt sỹ không còn lao động chính;
- Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
- Đất ở cho người phải di dời do thiên tai, di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
- Giao đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở và không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
Trường hợp 2: Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
Trường hợp 3: Miễn tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công. (đề xuất mới)
Trường hợp 4: Việc miễn tiền sử dụng đất trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai 2024.
Click để đọc chi tiết bài viết!
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tong-hop-gia-ca-thi-truong-bat-dong-san-thang-5-nam-2024
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tong-hop-gia-ca-thi-truong-bat-dong-san-thang-5-nam-2024
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tong-hop-ve-phan-tich-nhan-dinh-cua-chuyen-gia-thang-05-nam-2024
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tong-hop-chinh-sach-phap-luat-ve-bat-dong-san-thang-nam-2024
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tin-tuc-bat-dong-san-ve-quy-hoach-thang-5-nam-2024
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!