Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 5 năm 2024
- 346
Một bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển đô thị của đất nước đã được ghi nhận trong tháng 5 năm 2024, khi tin tức về quy hoạch bất động sản đã thu hút sự chú ý của cộng đồng và nhà đầu tư. Với những thông tin mới nhất về việc quy hoạch địa bàn, không chỉ là một dấu mốc trong việc xây dựng một hạ tầng hiện đại và bền vững, mà còn mở ra những cơ hội đầy hứa hẹn cho thị trường bất động sản
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021-2030
Theo đó, phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021-2030 đối với quy hoạch kết cấu hạ tầng sân bay, bổ sung bãi tập kết phương tiện, thiết bị mặt đất tại vị trí phía Tây sân đỗ máy bay của nhà ga hành khách T2; bổ sung trung tâm đào tạo thực hành cho nhân viên cứu nạn chữa cháy máy bay tại vị trí phía tây nam của sân bay.
Về quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung, bổ sung quy hoạch nhà để xe cao tầng tại vị trí phía đông Đài kiểm soát không lưu cùng với hệ thống giao thông kết nối.
Các nội dung khác giữ nguyên như Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 20-5-2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2540/QĐ-BGTVT ngày 27-8-2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để quản lý và thực hiện quy hoạch phù hợp quy định hiện hành; tiến hành rà soát, hoàn thiện hồ sơ, bản vẽ quy hoạch bảo đảm phù hợp với nội dung quy hoạch được phê duyệt.
Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát quy hoạch các công trình để đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu khai thác và đầu tư phát triển...
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, hai trong năm địa phương đang xúc tiến các thủ tục, hồ sơ liên quan nhằm khởi động dự án đường Vành đai 4 TP.HCM cùng các địa phương khác...
Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM dài 207 km đi qua các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (dài 18,7 km), Đồng Nai (45,6 km), Bình Dương (47,45 km), TP.HCM (17,3 km) và Long An (dài nhất với 78,3 km), được Thủ tướng Chính phủ thống nhất giao tỉnh Long An là đầu mối chủ trì dự án.
Tại Đồng Nai, Sở Giao thông vận tải tỉnh này cho biết Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đồng ý và giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn MIK (MIK Group Việt Nam) làm nhà đầu tư lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, và đơn vị này đã hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan.
MIK Group Việt Nam cũng đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai thẩm định tổng mức đầu tư dự án thành phần qua Đồng Nai với tổng kinh phí hơn 19.151 tỷ đồng; trong đó vốn nhà nước khoảng 9.575 tỷ đồng, chiếm 50%. Riêng cầu Thủ Biên nối Bình Dương với Đồng Nai và cầu Bàu Cạn nối Đồng Nai với Bà Rịa – Vũng Tàu, các địa phương thống nhất sẽ do tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đầu tư. Đồng Nai sẽ phụ trách công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù như khai thác vật liệu, giải phóng mặt bằng,… để triển khai dự án.
Lộ trình cụ thể dự kiến: trong quý 2/2024 sẽ hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; quý 4/2024 hoàn thành công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; quý 2/2024 đến quý 2/2025 dự kiến hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng một số hạng mục phụ trợ. Từ quý 4/2024 đến quý 4/2027 sẽ tiến hành lựa chọn nhà đầu tư và triển khai dự án.
Về nguồn vốn đầu tư, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ sử dụng vốn đầu tư công từ ngân sách của tỉnh, dự kiến khoảng 1.600 tỷ đồng, để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trước đó, ngày 18/4/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã có thông báo thống nhất hướng thiết kế ban đầu của tuyến và chọn mặt cắt ngang đường Vành đai 4 qua Long An có nền đường rộng 25,5 m để đồng bộ với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và TP.HCM.
Về nguồn vốn đầu tư, tỉnh này cũng đã thống nhất đề nghị trung ương hỗ trợ 90% kinh phí xây dựng trong tổng mức đầu tư gần 54.650 tỷ đồng đoạn qua địa phận; phần ngân sách địa phương là 10%. Kinh phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, Ủy ban nhân dân tỉnh Long thống nhất tính chung vào tổng vốn dự án và đề nghị trung ương hỗ trợ.
Ngày 17/4/2024, Ủy ban nhân dân TP.HCM đã có văn bản gửi ủy ban nhân dân các địa phương dự án, đề nghị các địa phương cân đối nguồn vốn để có thể chủ động triển khai ngay sau khi dự án được thông qua; đồng thời thống nhất để TP.HCM chủ trì, cùng lựa chọn một đơn vị tư vấn rà soát, lập báo cáo đánh giá tổng thể chung cho các dự án và nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ dự án.
TP.HCM và các địa phương ký kết, ban hành kế hoạch tổng thể đầu tư xây dựng dự án vào tháng 3/2024. Các địa phương đang hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả các dự án, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trong tháng 4/2024 và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội thông qua trong tháng 6/2024.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Đến năm 2030, Đông Nam Bộ sẽ hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng khung kết nối vùng và liên vùng, trong đó có khoảng 850 km đường bộ cao tốc.
Đây là một trong những mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng tại quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Đông Nam Bộ gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh, tổng diện tích hơn 23.560 km2, dân số khoảng 18,7 triệu người (năm 2021). Đây là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước khi đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hằng năm và 32% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Tuy nhiên, hiện vùng chỉ có hai tuyến cao tốc hoàn thành với tổng chiều dài hơn 200km là TP HCM - Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết (154 km) và TP HCM - Trung Lương (62 km).
Theo đó, đến năm 2030, các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Bắc - Nam phía Tây, Dầu Giây - Liên Khương, Biên Hòa - Vũng Tàu, TP HCM - Mộc Bài, TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Gò Dầu - Xa Mát; mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP HCM - Trung Lương sẽ được xây dựng, hoàn thành. Đối với tuyến TP HCM - Mộc Bài sẽ nghiên cứu kết nối với tuyến cao tốc của phía Campuchia phù hợp với nhu cầu vận tải.
Giai đoạn này Vành đai 3, Vành đai 4 TP HCM cũng sẽ được khép kín. Nghiên cứu quy hoạch tuyến đường vành đai 5 TP HCM kết nối các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và kết nối liên vùng với các tỉnh Tây Nguyên. Đến năm 2050, vùng Đông Nam Bộ sẽ đầu tư các đoạn tuyến cao tốc Chơn Thành - Hoa Lư, TP HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng.
Ngoài 850 km đường bộ cao tốc, từ nay đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ sẽ được đầu tư các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị, các cảng biển cửa ngõ có chức năng trung chuyến quốc tế, cảng hàng không, đường thủy nội địa.
Cụ thể, các dự án sẽ được đầu tư gồm: đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn Nha Trang - TP HCM; các tuyến đường sắt kết nối cảng biển Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến kết nối liên vùng TP HCM - Cần Thơ, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành, tuyến TP HCM - Lộc Ninh kết nối Campuchia.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Theo quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng vừa được phê duyệt, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng, 1 vùng động lực quốc gia, 4 cực tăng trưởng và 5 hành lang kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng (phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng) với 01 vùng động lực quốc gia (bao gồm thành phố Hà Nội và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục quốc lộ 5 và quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh), 04 cực tăng trưởng (gồm Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng) và 05 hành lang kinh tế (02 hành lang kết nối quốc tế; 03 hành lang kết nối vùng).
2 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng
Tiểu vùng phía Bắc gồm 07 tỉnh và TP. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.
Phát triển tiểu vùng phía Bắc gắn chặt với phát triển vùng Thủ đô Hà Nội. Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công nghiệp cơ điện tử, chíp bán dẫn, sản phẩm công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot.
Phát triển dịch vụ, thương mại, tài chính - ngân hàng, dịch vụ vận tải - logistics, du lịch tầm quốc tế; dẫn đầu cả nước về giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, văn hóa và thể dục thể thao, y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, an ninh và trật tự xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
UBND Tp.HCM đã có Tờ trình số 1890/TTr – UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài giai đoạn 1 theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.
Theo nội dung tờ trình, dự án này sẽ có chiều dài gần 51km, trong đó đoạn qua địa phận Tp.HCM là 24,66 km, đoạn qua tỉnh Tây Ninh là 26.317 km.
Dự án có điểm đầu giao với đường vành đai 3 TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM; điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 (tại lý trình Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 19.617 tỉ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước tham gia là 9.674 tỉ đồng (chiếm 49,31% tổng mức đầu tư), phần còn lại vốn nhà đầu tư BOT là 9.943 tỉ đồng. Thời gian hoàn vốn dự kiến khoảng 14 năm 10 tháng.
Đối với dự án cầu đường Nguyễn Khoái trong năm 2024 sẽ hoàn thành các thủ tục để tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công và khởi công xây dựng công trình, bao gồm các hạng mục cầu và đường dẫn phía Quận 1 vào quý 4/2024.Năm 2025 hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án, bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công. Năm 2026 - 2027 tổ chức thi công hoàn thành toàn bộ công trình đưa vào khai thác.
Dự án cầu đường Nguyễn Khoái đã được HĐND Tp.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2016 với tổng mức đầu tư khoảng 1.250 tỉ đồng, quy mô khoảng 1 km bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam (quận 7) tới điểm cuối là đường Bến Vân Đồn (quận 4). Tuy nhiên, sau đó dự án phải nhiều lần điều chỉnh và tăng vốn đầu tư. Hiện nay, tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3.700 tỉ đồng (chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là hơn 1.264 tỉ đồng và chi phí xây dựng là 1.748 tỉ đồng).
Dự án cầu đường Nguyễn Khoái được kỳ vọng sau khi hoàn thành sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Hữu Thọ, tăng thêm kết nối giữa hai khu vực.
Cơ quan chức năng cũng đang gấp rút hoàn tất hồ sơ để chuẩn bị khởi công hai đoạn quan trọng của tuyến đường Vành đai 2 qua T p. Thủ Đức vào cuối năm 2024.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Giai đoạn 2023 - 2028, Đông Anh sẽ triển khai xây dựng tuyến đường Vành đai 3 dài gần 15 km, với tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng. Điểm đầu đường giao với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, điểm cuối giao với đường Võ Văn Kiệt (xã Nam Hồng, huyện Đông Anh). Đường có mặt cắt ngang 68 m.
Theo quy hoạch, tuyến đường sẽ đi qua địa bàn 9 xã thuộc huyện Đông Anh, bao gồm: Liên Hà, Việt Hùng, Uy Nỗ, Thị trấn Đông Anh, Tiên Dương, Vân Nội, Nguyên Khê, Bắc Hồng và Nam Hồng. Tổng diện tích cần thu hồi đất trong khu vực dự án là hơn 130 ha, gồm 415 hộ dân, một miếu thờ và 341 ngôi mộ và một số công trình khác.
Click vào để đọc chi tiết về tin tức !
Theo đề án, TP.HCM đặt ra các mốc thời gian 2035, 2045 và 2060 để hoàn thành tổng chiều dài hệ thống metro toàn thành phố đạt 510 km.
Cụ thể, đến năm 2025 TP.HCM sẽ xây dựng hoàn thành khoảng 183 km metro gồm các tuyến số 1, số 2, số 3, số 4, số 5 và số 6. Đến năm 2045, thành phố xây dựng thêm khoảng 168,36 km metro nhằm hoàn thiện các tuyến từ 1 đến 6 và xây dựng thêm tuyến số 7, nâng tổng chiều dài tuyến lên khoảng hơn 351 km.
Đến năm 2060, thành phố dự kiến sẽ xây dựng và hoàn thành mới các tuyến số 8 (dài 42,8 km), tuyến số 9 (dài 28,32 km) và tuyến số 10 (dài 87,84 km), nâng tổng chiều dài lên khoảng 510 km. Về lộ trình và ưu tiên đầu tư, các tuyến metro được ưu tiên triển khai lần lượt nằm trên các hành lang có nhu cầu hành khách đi lại lớn, phù hợp với loại hình vận tải hành khách khối lượng lớn trong đô thị; đồng thời đầu tư tuyến xuyên tâm trước, rồi đến các tuyến vành đai.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư sơ bộ giai đoạn từ nay đến năm 2035 vào khoảng 790.528 tỷ đồng. Kinh phí này không bao gồm chi phí đã đầu tư xây dựng cho tuyến 1 Bến Thành - Suối Tiên và một phần chi phí đã giải ngân cho tuyến 2 Bến Thành - Tham Lương trước năm 2025.
Trong đó, nhu cầu nguồn vốn cho giai đoạn 2021 – 2025 là 7.189 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và nguồn vốn đã được xác định cho tuyến metro số 2. Nhu cầu nguồn vốn cho giai đoạn 2026 - 2030 (bao gồm cả chi phí khai thác, vận hành) là 465.078 tỷ đồng, dự kiến lấy từ nguồn tăng thu của ngân sách thành phố giai đoạn 2024 - 2030 và nguồn dự kiến đề xuất trung ương tăng tỷ lệ TP.HCM được hưởng theo phân cấp, và nguồn vốn dự kiến phát hành trái phiếu của TP.HCM. Nhu cầu vốn cho giai đoạn 2031 – 2035 (giai đoạn hoàn thành 7 tuyến metro, bảo đảm mục tiêu đến năm 2035 hoàn thành 183 km) cần khoảng 318.261 tỷ đồng, cũng dự kiến lấy từ các nguồn tương tự.
Ngoài ra, nhằm tạo sự đồng bộ trên toàn hệ thống metro, Sở này đã đề xuất thống nhất xây dựng khổ đường ray đôi 1.435 mm, tốc độ thiết kế 80 – 160 km/h cho các tuyến metro trên địa bàn. Lý giải về đề xuất này, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho rằng hiện nay các dự án metro tại Việt Nam sử dụng nguồn vốn ODA có ràng buộc hoặc ưu tiên sử dụng sản phẩm có xuất xứ nước tài trợ vốn; do vậy vẫn có sự khác biệt về kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khai thác vận hành, gây khó khăn trong việc đồng bộ hóa quản lý, kết nối trung chuyển…
Lấy ví dụ tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sử dụng vốn ODA của Nhật, các trang thiết bị, đầu máy, toa tàu, công nghệ đào tạo và quản lý của Nhật, trong khi tuyến metro Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) sử dụng vốn ODA và công nghệ của Trung Quốc…
Click vào để đọc chi tiết về tin tức !
(Dân trí) - Hà Nội đang phấn đấu từ nay đến năm 2025 đưa huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận, sau đó tiến tới thành lập quận Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng trước năm 2030.
Nội dung trên được UBND TP Hà Nội đề cập tại tờ trình về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thành phố. Tờ trình dự kiến được HĐND TP xem xét, thông qua tại kỳ họp chuyên đề sáng 15/5.
Tờ trình nêu rõ thành phố có một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp là quận Hoàn Kiếm.
Hà Nội nêu lý do quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của thành phố.
Đây cũng là quận có địa giới hành chính ổn định, hình thành trước năm 1945, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, gắn với truyền thống lịch sử hình thành của thành Đại La, Thăng Long, Đông Đô, của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Click vào để đọc chi tiết về tin tức !
Theo đề án chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội, số đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sẽ là 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị so với trước khi sắp xếp.
Trong đó, thành phố đề nghị không sắp xếp các đơn vị hành chính đối với quận Hoàn Kiếm. Nguyên nhân là bởi quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hoá của thành phố Hà Nội. Quận có địa giới hành chính ổn định, hình thành trước năm 1945, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, gắn với truyền thống lịch sử hình thành của thành Đại La, Thăng Long, Đông Đô, của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Khu phố cổ gồm 10 phường có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời cần được bảo tồn, gìn giữ. Hơn nữa, quy hoạch xung quanh hồ Hoàn Kiếm là một chỉnh thể có yếu tố đặc thù, kế thừa lịch sử, văn hóa, kiến trúc được chia ra làm 3 khu vực chính: khu phố cổ, khu vực hồ Gươm và phụ cận, khu phố cũ đã giữ hình thái ổn định từ năm 1990 đến nay.
Ngoài ra, từ năm 1995, Trung ương và thành phố đã phê duyệt 4 đề án quy hoạch dành riêng cho khu vực này. Do đó, nếu thực hiện sắp xếp quận sẽ mất đi các giá trị lịch sử văn hóa, truyền thống và quá trình hình thành đô thị văn hóa lâu đời của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới.
Bên cạnh việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, TP Hà Nội hiện đang thực hiện nhiệm vụ "Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 3-5 huyện và đến năm 2030 có thêm 1-2 huyện phát triển thành quận", xây dựng đồng thời các đề án.
Click vào để đọc chi tiết về tin tức !
Sau 2 năm được Thủ tướng duyệt quy hoạch, HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết số 10/NQ-HĐND thông qua điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp huyện
Giai đoạn 2023 - 2035, tỉnh Bắc Giang thực hiện sắp xếp 4 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện gồm: Nhập địa giới hành chính huyện Yên Dũng với TP Bắc Giang; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động để thành lập thị xã Chũ, huyện Lục Ngạn (mới) và huyện Sơn Động.
Tiếp tục đầu tư, phát triển huyện Hiệp Hòa, huyện Lạng Giang đạt các tiêu chí đô thị loại IV để thành lập thị xã Hiệp Hòa, thị xã Lạng Giang; đầu tư phát triển thị xã Việt Yên trở thành thành phố.
Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc thuộc trường hợp bắt buộc sắp xếp. Phạm vi ranh giới cụ thể của từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thời kỳ quy hoạch tỉnh. Phạm vi, ranh giới, tên địa lý và phương án sắp xếp cụ thể các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện theo đề án sắp xếp ĐVHC và quyết định của cấp có thẩm quyền.
Dự án sân bay Gò Găng với mức đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng dự kiến sẽ thay thế sân bay Vũng Tàu, trở thành sân bay lớn nhất cả tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Click để đọc chi tiết bài viết!
Trong số 36 dự án Hà Nội vừa công bố thu hút đầu tư đợt 1 năm 2024, có tới 16 dự án khu đô thị, nhà ở xã hội với tổng quy mô hơn 930ha, vốn sơ bộ trên 117.000 tỷ đồng.
UBND TP Hà Nội vừa công bố danh mục dự án thu hút đầu tư đợt 1 năm nay. Trong đó, 36 dự án nằm ở các lĩnh vực bao gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, xử lý nước thải, rác thải, khu đô thị, nhà ở xã hội (NOXH), trung tâm thương mại, chợ, khách sạn 5 sao, công viên vui chơi giải trí.
Đáng chú ý, có 16 dự án thu hút đầu tư xây dựng khu đô thị và NOXH đều theo hình thức đầu tư vốn ngoài ngân sách, hình thức lựa chọn nhà đầu tư là tiến hành đấu thầu rộng rãi.
Trong đó, huyện Đông Anh có số lượng dự án kêu gọi đầu tư nhiều nhất, với 4 khu đô thị mới. Cụ thể, khu đô thị mới G3 tại 2 xã Kim Chung và Đại Mạch, quy mô 79,9ha, mức đầu tư 8.127 tỷ đồng; khu đô thị G13 tại xã Mai Lâm và Đông Hội, quy mô 44,2ha, mức đầu tư 3.113 tỷ đồng; khu đô thị G8 tại xã Kim Nỗ và Kim Chung với quy mô 46,6ha, mức đầu tư 3.153 tỷ đồng; khu đô thị mới G17 tại xã Nam Hồng, quy mô 20,6ha, mức đầu tư 5.892 tỷ đồng.
Huyện Thanh Trì có 3 dự án, bao gồm: Khu đô thị mới xã Liên Ninh có quy mô 30,1ha, mức đầu tư 3.116 tỷ đồng; C3-1 tại xã Đại Áng với quy mô 27,4ha, mức đầu tư 667 tỷ đồng; khu đô thị mới Hữu Hòa tại xã Hữu Hòa với diện tích 137,7ha, tổng vốn đầu tư 12.679 tỷ đồng.
Click để đọc chi tiết bài viết!
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã tiến hành công bố danh mục dự án thu hút đầu tư năm 2024 đợt 1, trong đó có dự án cầu Trần Hưng Đạo.
Theo đó, dự án này nằm tại 3 quận Long Biên, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm. Cầu Trần Hưng Đạo có tổng mức đầu tư sơ bộ 8.671 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tiến độ thực hiện năm 2024-2027.
Cầu được xây dựng với chiều dài 5,5 km, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe đạp, 2 làn đi bộ, tốc độ thiết kế 80km/h.
Về vị trí xây dựng, phía quận Hoàn Kiếm, dự án cầu Trần Hưng Đạo đi qua phần lớn phố Vạn Kiếp, nằm gần với bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Còn phía quận Long Biên, tại đoạn gần sông Hồng cầu Trần Hưng Đạo nằm tiếp giáp với khu dân cư. Sau đó, đường Trần Hưng Đạo giao với đường Cổ Linh. Tiếp tục, là đường nối cầu Trần Hưng Đạo tới đường Nguyễn Văn Linh. Đoạn này sẽ nằm giữa hồ Lâm Du và sân bay Gia Lâm.
Theo Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cầu Trần Hưng Đạo nằm trong 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng sẽ được xây dựng khu vực Hà Nội.
Cầu Trần Hưng Đạo khi được xây dựng và hoàn thiện sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối hai bờ sông Hồng, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giảm thiểu ùn tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô…
Click để đọc chi tiết bài viết!
Theo danh sách thu hút đầu tư đợt 1 năm nay, TP Hà Nội có 36 dự án, trong đó có 16 dự án xây dựng khu đô thị mới, nhà ở xã hội. Các dự án này có mức vốn đầu tư sơ bộ khoảng 117.330 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ nay đến năm 2033.
Huyện Đông Anh có nhiều dự án nhất với 7 dự án gồm. 4 khu đô thị mới và 3 nhà ở xã hội. 4 khu đô thị mới này nằm tại các xã Kim Chung, Đại Mạch, Mai Lâm, Đông Hội, Kim Nỗ, Nam Hồng với tổng quy mô trên 190 ha. Hai dự án ở xã hội đều nằm tại xã Tiên Dương với diện tích 84 ha. Còn một dự án nhà xã hội khác tại xã Đại Mạch.
Tiếp sau đó là huyện Thanh Trì có 3 dự án khu đô thị muốn thu hút đầu tư đợt này. Trong đó, khu đô thị Hữu Hòa quy mô gần 138 ha, vốn trên 12.600 tỷ đồng.
Huyện Mê Linh cũng có 2 dự án khu đô thị và 1 nhà ở xã hội. Khu đô thị mới Mê Linh và Đại Thịnh lần lượt có quy mô 40,6 ha, 33,4 ha, vốn hơn 2.500 tỷ và 2.410 tỷ đồng. Hai dự án này đều Công ty cổ phần Bất động sản Taseco chủ trì đề xuất.
Tại huyện Đan Phượng, 2 dự án quy mô khá lớn muốn mời đầu tư năm nay là khu đô thị chức năng Thượng Cát (gần 139 ha) và khu đô thị mới Đan Phượng (128 ha). Đây cũng là dự án có tổng vốn lớn nhất đợt này với hơn 19.100 tỷ đồng, nằm tại các xã Tây Mỗ, Tân Hội, Liên Hà, huyện Đan Phượng.
Click để đọc chi tiết bài viết!
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tong-hop-gia-ca-thi-truong-bat-dong-san-thang-5-nam-2024
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tong-hop-gia-ca-thi-truong-bat-dong-san-thang-5-nam-2024
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tong-hop-ve-phan-tich-nhan-dinh-cua-chuyen-gia-thang-05-nam-2024
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tong-hop-chinh-sach-phap-luat-ve-bat-dong-san-thang-nam-2024
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tin-tuc-bat-dong-san-ve-quy-hoach-thang-5-nam-2024
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!