Tin tức
27/05 2023

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch trên cả nước tháng 5 năm 2023

  • 230
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức bất động sản về quy hoạch 5 năm 2023: Những Triển vọng hứa hẹn trong thị trường địa ốc

Quy hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phát triển của một quốc gia, và thị trường bất động sản không nằm ngoại lệ. Với tầm nhìn xa và mục tiêu phát triển bền vững, quy hoạch 5 năm 2023 đang là chủ đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực này. Đối với những nhà đầu tư và người mua nhà, việc nắm bắt thông tin về tin tức bất động sản về quy hoạch trở thành một yếu tố quan trọng trong quyết định và lựa chọn của họ.

Năm 2023 được kỳ vọng là một năm đầy triển vọng cho thị trường bất động sản, với việc triển khai những kế hoạch quy hoạch mang tính đột phá và những dự án mới được xây dựng. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, nhu cầu về nhà ở, văn phòng và các dịch vụ kinh doanh đang tăng cao, và việc quy hoạch hợp lý và hiệu quả sẽ đóng vai trò then chốt trong việc đáp ứng nhu cầu này.

Theo những thông tin mới nhất, các dự án quy hoạch 5 năm 2023 tập trung vào việc xây dựng và phát triển các khu đô thị mới, cùng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Một số dự án nổi bật bao gồm việc mở rộng mạng lưới giao thông, xây dựng các trung tâm thương mại và dịch vụ, cùng với việc phát triển các khu công nghiệp và khu dân cư cao cấp.

Với sự đầu tư mạnh mẽ và sự hỗ trợ từ chính phủ, dự kiến thị trường bất động sản sẽ tiếp tục trở thành một nguồn lợi nhuận hấp dẫn và an toàn cho nhà đầu tư trong năm 2023. Tuy nhiên, việc theo dõi và nắm bắt thông tin mới nhất về tin tức bất động sản về quy hoạch là điều

Bài tổng hợp tin tức bất động sản về quy hoạch trên cả nước trong tháng 5 có những tin chính sau:

  1. Thừa Thiên Huế quy hoạch khu đô thị ven biển 1.500 ha
  2. Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn theo hướng toàn diện
  3. Hà Nội sẽ xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại 4 huyện vùng ven
  4. Hải Phòng khởi công khu công nghiệp và khu phi thuế quan lớn nhất Việt Nam
  5. Hà Nội sẽ đầu tư phát triển mạnh hạ tầng đô thị
  6. Ưu tiên đầu tư đường sắt cao tốc cho Đồng bằng sông Cửu Long
  7. Tiếp tục nghiên cứu quy hoạch 2 thành phố tại Bắc Sông Hồng và Tây Hà Nội
  8. Vì sao tương lai của bất động sản Hà Nội lại nằm ở hướng Đông?
tin-tuc-tin-tuc-bat-dong-san-ve-quy-hoach-tren-ca-nuoc-thang-nam-2023
Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch trên cả nước tháng 5 năm 2023

1. Thừa Thiên Huế quy hoạch khu đô thị ven biển 1.500 ha

Khu đô thị Vinh Thanh có điểm nhấn vừa giáp với biển và tiếp giáp với đầm phá Tam Giang. Khu vực được xây dựng định hướng trở thành thị trấn trung tâm tiểu vùng khu vực ven biển và đầm phá của huyện Phú Vang...

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đô thị Vinh Thanh và vùng phụ cận (huyện Phú Vang) có diện tích hơn 1.500 ha.

Diện tích khu vực nghiên cứu quy hoạch hơn 1.500 ha, trong đó toàn bộ xã Vinh Thanh có diện tích hơn 1.000 ha; Khu vực xã Vinh An khoảng hơn 218 ha; Khu vực xã Vinh Xuân rộng hơn 231 ha, tất cả thuộc huyện Phú Vang. Quy mô dân số dự kiến vào năm 2030 khoảng 25.000 người, đến năm 2040 khoảng 37.000 người.

Đô thị Vinh Thanh có điểm nhấn vừa giáp với biển và tiếp giáp với đầm phá Tam Giang. Khu vực được xây dựng định hướng trở thành thị trấn trung tâm tiểu vùng khu vực ven biển và đầm phá của huyện Phú Vang.

Đô thị phát triển theo mô hình đô thị sinh thái, cảnh quan môi trường, gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch dịch vụ, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Khu đô thị được nâng cấp, chỉnh trang kết hợp phát triển xây dựng mới với hệ thống hạ tầng đồng bộ, gắp với khu du lịch, dịch vụ…

Khu đô thị Vinh Thanh được định hướng phân chia thành 4 vùng chủ đạo gồm: Vùng không gian ven phá; vùng không gian đô thị hiện tại; vùng không gian trằm nước và vùng không gian ven biển. Trong đó, vùng không gian ven phá sẽ hướng đến khai thác hệ sinh thái nước lợ, mặt nước tự nhiên của đầm phá Tam Giang để hình thành các tổ hợp dịch vụ du lịch, khách sạn, các khu vui chơi giải trí mang đặc trưng vùng đầm phá. Đồng thời, kết hợp phát triển ngư nghiệp và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp liên quan.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn theo hướng toàn diện

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 là một trong những quy hoạch ngành trong hệ thống quy hoạch quốc gia và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị trong giai đoạn phát triển 2021 – 2030.

Nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh có xu hướng đô thị hoá toàn tỉnh (lên thành phố trực thuộc trung ương). Cùng đó, nhiều đơn vị hành chính cấp huyện có xu hướng đô thị hoá toàn huyện lên thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị hành chính cấp xã đã lên đô thị... Xu hướng này tiếp tục gia tăng mạnh trong thời kỳ 2021-2030.

Hiện cả nước có 5 vùng đô thị lớn cấp quốc gia và xét trên bình diện đặc thù vùng miền là 5 thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ. Trong số đó có 4 thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng có sức lan toả liên vùng. Riêng Cần Thơ sức lan toả còn hạn chế. Đáng chú ý, Hà Nội và Hải Phòng có xu hướng kết nối trở thành vùng đô thị lớn hợp nhất và tối ưu hoá quan hệ sản xuất.

rong vùng đô thị lớn, vùng kinh tế xã hội xuất hiện nhiều đô thị vươn lên có sức lan toả liên vùng trở thành mô hình đô thị toàn tỉnh như Bình Dương phát triển nổi bật ở nhiều góc độ tăng trưởng kinh tế, mức thu nhập bình quân đầu người đạt cao nhất cả nước, vượt Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng theo báo cáo của Viện Quy hoạch Đô thị nông thôn Quốc gia, tốc độ đô thị hóa nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Hệ thống đô thị tăng nhanh về số lượng, hình thành hai vùng đô thị lớn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng cùng với chuỗi, chùm đô thị phân bố rộng khắp các vùng, miền. Hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội đã được quan tâm đầu tư, tăng quy mô và cải thiện chất lượng phục vụ.

Chất lượng sống tại đô thị từng bước được nâng cao, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm; sự phát triển của một số đô thị đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Hà Nội sẽ xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại 4 huyện vùng ven

Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai).

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 23 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 30 ngày 23-11-2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Theo kế hoạch, UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giải pháp phát triển đô thị Hà Nội thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước. Cụ thể, cần tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới, từng bước tạo ra chùm đô thị. Xây dựng đô thị theo hướng phát triển các đô thị vệ tinh; phát triển đô thị theo định hướng giao thông đi đôi với quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm.

Hà Nội cũng đặt mục tiêu hình thành, phát triển các khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh, đô thị sinh thái; đầu tư phát triển các đô thị có giá trị, tiềm năng về di sản, du lịch. Trong đó nghiên cứu, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai).

UBND TP Hà Nội giao Sở GTVT Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giải pháp đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh, nhất là sớm hoàn thành các tuyến metro tại Thủ đô. Theo đó, đến năm 2027, hoàn thành tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội; phấn đấu đến năm 2030, hoàn chỉnh các tuyến đường bộ cao tốc hướng tâm, các tuyến còn lại của vành đai 4, vành đai 5 - vùng Thủ đô Hà Nội.

Thành phố cũng tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận đạt tiêu chuẩn quốc tế; nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh) và tuyến Hà Nội - Hải Phòng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Hải Phòng khởi công khu công nghiệp và khu phi thuế quan lớn nhất Việt Nam

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu có quy mô 752 ha, với tổng mức đầu tư 11.000 tỷ đồng.

Theo Báo Chính phủ, ngày 13/5,  tại Hải Phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ  khởi công dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Xuân Cầu - một trong những dự án trọng điểm của Hải Phòng.

Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 68 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2023), lễ hội Hoa Phượng Đỏ-Hải Phòng 2023. 

Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định ngày 1/4/2021, với quy mô 752 ha, gồm 369 ha khu sản xuất công nghiệp và 173 ha khu dịch vụ kho bãi - logistics. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là khu phi thuế quan cảng biển lớn nhất Việt Nam   

Dự án có tổng mức đầu tư 11.100 tỷ đồng, thời gian chuẩn bị và thực hiện dự án từ năm 2022 - 2033.

Vị trí dự án nằm ngay sau và tiếp giáp 6 km chiều dài với cảng nước sâu Lạch Huyện. Dự án cũng sẽ đóng vai trò là khu hậu cần cho cảng Lạch Huyện, nơi có khả năng tiếp nhận các tàu container tải trọng đến 150.000 DWT đi các tuyến biển xa trực tiếp đến châu Âu, châu Mỹ.

Thủ tướng đánh giá cao Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Xuân Cầu được xây dựng theo mô hình lãnh đạo công và quản trị tư. Theo đó, Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng tới ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu phi thuế quan, còn doanh nghiệp đầu tư hạ tầng bên trong khu công nghiệp, khu phi thuế quan và kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp khác. 

Bên cạnh đó, nhân dịp này, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tích cực, quyết liệt triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.

Việc phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược trong khu vực (đường bộ cao tốc, cảng biển, hàng không…) không chỉ tạo động lực, không gian phát triển mới cho các địa phương và khu vực, mà còn giúp kết nối với thị trường quốc tế, trong đó có thị trường Trung Quốc, nhất là tỉnh Quảng Đông.

Click để đọc chi tiết về bài viết

5. Tin tức bất động sản về quy hoạch HOT: Hà Nội sẽ đầu tư phát triển mạnh hạ tầng đô thị

Theo  Kế hoạch số 139/KH-UBND về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đáng chú ý về hạ tầng giao thông

Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030; Nghiên cứu mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài, xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc gắn với xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng logistic; Xây dựng một số bến thuỷ nội địa phục vụ phát triển du lịch và vận tải hàng hóa

Phát triển vận tải hành khách công cộng đa dạng, hiện đại, tiện lợi, sử dụng năng lượng sạch, thân thiện môi trường đạt tỷ lệ 30 -35% vào năm 2025 và 45-50% vào năm 2023. 

Về xây dựng và quy hoạch

Quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm. Đồng thời, hình thành, phát triển các khu đô thị mới theo hướng đô thị thông minh, đô thị sinh thái, ưu tiên phát triển các đô thị loại nhỏ và vùng ven đô, đầu tư phát triển các đô thị có giá trị, tiềm năng về di sản, du lịch…

Trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai, thành phố đặt kế hoạch xây dựng vận hành hiệu quả hệ thống quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường trên nền tảng kỹ thuật số hiện đại; Hoàn thành và chuẩn hoá hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu về đất đai và tài nguyên vào năm 2025.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Ưu tiên đầu tư đường sắt cao tốc cho Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại buổi tiếp xúc với cử tri doanh nghiệp và lực lượng công nhân lao động trên địa bàn TP. Cần Thơ hôm 14/5 đã nhấn mạnh về nhiệm vụ đẩy mạnh ba đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế, đào tạo nhân lực, và xây dựng hạ tầng chiến lược. Chính phủ đã bố trí khoảng 400.000 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng giao thông, vùng đồng bằng sông Cửu Long được ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cho các dự án cao tốc và dự án đường sắt tốc độ cao Sài Gòn – Cần Thơ.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, sau khi Bộ Chính trị đồng ý chủ trương thực hiện, Chính phủ đã đàm phán với các đối tác, ưu tiên triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên. Các cơ quan đã báo cáo cấp có thẩm quyền đồng thời đang triển khai công tác chuẩn xây dựng đường sắt tốc độ cao. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ được ưu tiên.

Dự án được đề xuất nghiên cứu, xây dựng với vận tốc 190 km/h đối với hành khách và 120 km/h đối với tàu hàng hóa. Tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 9 tỷ USD (khoảng 213.948 tỷ đồng)... Khổ đường ray là khổ đôi 1.435 mm điện khí hóa.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Tiếp tục nghiên cứu quy hoạch 2 thành phố tại Bắc Sông Hồng và Tây Hà Nội

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Kết luận Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025).

Theo Kết luận, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố cũng lưu ý nghiên cứu quy hoạch định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là thành phố Bắc sông Hồng (khu vực Đông Anh - Mê Linh - Sóc Sơn) và thành phố phía Tây Hà Nội (khu vực Hòa Lạc - Xuân Mai) cùng với 5 trục phát triển.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. Vì sao tương lai của bất động sản Hà Nội lại nằm ở hướng Đông?

Trong chương trình “Cửa sổ bất động sản” mới đây, các chuyên gia cho rằng khu Đông là đầu kéo tăng trưởng của toàn thị trường bất động sản Hà Nội cả hiện tại và tương lai.

Quan sát thực tế cho thấy, hiện khách hàng mua dự án khu Đông đa phần là khách hàng đến từ các quận trung tâm của Hà Nội. Những người đang quen với cuộc sống náo nhiệt, nhưng đã vượt qua tư tưởng sợ cảnh "ngăn sông cấm chợ" để tìm về một vùng đất bình yên hơn. Một đặc điểm nữa của thị trường khách hàng khu Đông là độ tuổi từ 25 - 44 chiếm đến 57% lượng khách đầu tư vào thị trường này.

Những siêu đô thị hiện đại đã hút mạnh giới trẻ đổ về khu Đông Hà Nội. Bên cạnh đó, thông tin về việc lên quận của huyện Đông Anh, Gia Lâm cũng là "cú hích" và cơ sở vững chắc cho sự phát triển của thị trường căn hộ khu Đông Hà Nội.

Bàn về xu hướng mua nhà khu Đông trong tương lai, Giám đốc Phát triển kinh doanh OneHousing cho biết: “Sau này người ta không quan tâm câu chuyện giá bất động sản là bao nhiêu, không quan tâm đến vị trí trong hay ngoài vành đai 3. Mà quan trọng đối với họ vị trí đó có xứng đáng xuống tiền. Thực tế trên thế giới, chỗ nào người giàu hay lui tới thì chỗ đó là vô giá. Và ở Việt Nam, khu Đông đang là lựa chọn cho rất nhiều người trẻ và người có tiền đổ về”.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

THAM KHẢO THÊM 

tin-tuc-bds-noxh

Tin tức bất động sản về nhà ở xã hội!

gia-ca-thi-truong-bds-thang5.2023

Tin tức về giá cả thị trường

tin-tuc-phap-luat-bds-thang5.2023

Tin tức bất động sản về pháp luật!

Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản về quy hoạch trên cả nước tháng 5 năm 2023 tại Times Pro: 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan