Tin tức bất động sản về nhà ở xã hội tháng 5 năm 2023
- 250
Nhà ở xã hội là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực bất động sản. Bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội sẽ giúp bạn cập nhật được những thông tin mới nhất về các dự án nhà ở xã hội, các chính sách hỗ trợ mua nhà của chính phủ, và các quy định về nhà ở xã hội trong năm 2023.
Từ đó, bạn có thể nắm rõ và hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức khi tham gia vào thị trường nhà ở xã hội, đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác và hiệu quả. Hãy đọc bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Đến quý 1/2023, tính cả nguồn cung hoàn thành hiện hữu và nguồn cung tương lai, thị trường vẫn thiếu một lượng lớn nhà ở xã hội, ước khoảng 51% tổng nhu cầu. Thế nhưng chủ đầu tư sẵn sàng tham gia phát triển loại nhà này lại quá khiêm tốn…
DANH SÁCH CÒN KHIÊM TỐN
Theo chuyên gia của Cushman & Wakefield, để hiện thực hóa mục tiêu, đồng thời giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống, Chính phủ Việt Nam đã ban hành đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; sửa đổi Luật Nhà ở 2014 để bổ sung những chính sách thông thoáng và ưu đãi hấp dẫn, cùng nhiều chính sách khác liên quan giúp tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Thực tế thì đa phần các dự án nhà ở xã hội được phát triển bởi chủ đầu tư trong nước như: HUD Việt Nam, BIC Việt Nam, Him Lam tại khu vực phía Bắc; khu vực miền trung có Xuân Phú Hải, Saigon Invest Group và Vicoland; phía nam có Nam Long, Hoàng Quân và Sacomreal và một số chủ đầu tư khác…. là con số quá khiêm tốn nếu so với số lượng các chủ đầu tư đang phát triển nhà ở thương mại trên cả nước. Không chỉ vậy, gần như chưa có sự tham gia của khối ngoại vào thị trường này, dù ai cũng nhận thấy nhu cầu về nhà ở xã hội tại Việt Nam rất cao, đồng nghĩa sức hút của phân khúc này không hề nhỏ.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH KÉO DÀI
Đánh giá nguyên nhân khiến thị trường nhà ở xã hội không được doanh nghiệp mặn mà, bà Trang Bùi đưa ra so sánh giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực. Theo đó, nếu Hồng Kông, tỷ lệ phát triển nhà ở xã hội giữa khối công/tư ở mức 70/30 trong tổng nguồn cung nhằm đảm bảo nguồn đầu tư cho dự án nhà ở xã hội, thì thị trường Việt Nam chưa quy định cụ thể tỷ lệ này. Còn Singapore lại quy định các tiêu chí sàng lọc cư dân, chế độ sở hữu 99 năm cho chương trình nhà ở xã hội giúp chính phủ chọn lọc nhu cầu nhà ở phù hợp nguồn cung hiện hữu.
Tương tự, ở Hàn Quốc, thủ tục mua và phát triển nhà ở xã hội đã đơn giản hóa rất nhiều. Khi quy hoạch dự án được Chính phủ phê duyệt, hơn 30 thủ tục pháp lý liên quan khác có thể giảm bớt, đặc biệt ở giai đoạn hồ sơ và giai đoạn thực hiện. Trong khi các đơn vị phát triển nhà ở xã hội Việt Nam vẫn phải trải qua nhiều thủ tục hành chính kéo dài mà tỷ suất lợi nhuận bị giới hạn ở mức 10% trở xuống.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Nhà ở xã hội NHS Trung Văn
Dự án Nhà ở xã hội NHS Trung Văn hiện đang mở bán. Dự án gồm 32 tầng nổi, 2 tầng hầm. Thời gian nhận hồ sơ đợt 1 từ ngày 28/3-11/5/2023. Dự án dự kiến bàn giao quý I/2025. Với giá bán 19,5 triệu đồng/m2, giá thuê 99.000 đồng/m2/tháng, nhà ở xã hội NHS Trung Văn đang được rất nhiều người dân quan tâm với giá trung bình căn hộ hơn 1 tỷ đồng.
Theo công bố của chủ đầu tư, các căn hộ nhà ở xã hội NHS Trung Văn có diện tích từ 69,8-78,8m2, bố trí từ 2-3 phòng ngủ. Mặt bằng NOXH NHS Trung Văn gồm 11 căn/sàn, có 3 thang máy, 2 thang thoát hiểm, hành lang rộng 2m.
Rice City Tố Hữu
Nằm trên mặt đường Tố Hữu, NOXH Rice City Tố Hữu do chủ đầu tư BIC Việt Nam triển khai. Theo giới thiệu, Rice City được thiết kế theo phong cách hiện đại, có sảnh lễ tân đón tiếp và diện tích dành cho các tiện ích chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp. Mặt bằng dự án gồm 24 căn hộ/sàn và có 6 thang máy. Dự án Rice City Tố Hữu dự kiến sẽ bắt đầu nhận hồ sơ trong Quý 3/2023, với giá bán dự kiến khoảng 19,2 triệu/m2.
Rice City Long Biên
Rice City Long Biên án ngữ tại phố Gia Quất, phường Thượng Thanh, quận Long Biên do Công ty Cổ phần BIC Việt Nam làm chủ đầu tư. Rice City Long Biên thuộc dự án Nhà ở xã hội Thượng Thanh gồm 3 tòa CT1, CT2, CT3. Rice City Long Biên là tên riêng của tòa CT1, 2 tòa còn lại được biết đến với tên NOXH Him Lam Thượng Thanh, do chủ đầu tư Him Lam thực hiện. Rice City Long Biên là toà cao 22 tầng nổi, 3 tầng hầm, dự kiến cung ứng ra thị trường 600 căn. Mặt bằng NOXH Rice City gồm 30 căn hộ/sàn với 10 thang máy được chia làm 2 phân khu. Thời gian khởi công dự kiến trong năm 2023.
Sunrise Home Thanh Trì
Sunrise Home Thanh Trì có vị trí tại km14, Quốc lộ 1A, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, nơi giao cắt giữa trục đường quốc lộ 1A đang mở rộng và đường Vũ Lăng kéo dài. Dự án gồm 1 tòa cao 17 tầng, bố trí 14 căn hộ/sàn. Toàn dự án có 196 căn hộ, trong đó gồm 116 nhà ở xã hội, 40 căn nhà ở thuê mua, 40 căn là nhà ở thương mại. Dự án nhà ở xã hội Sunrise Home có diện tích sàn 21.015m2 gồm 1 tòa nhà cao 17 tầng, được xây dựng trên khu đất hơn 3.300m2. Theo một website có tên dự án giới thiệu, nhà ở xã hội Sunrise Home đã khởi công xây dựng và đang nhận hồ sơ, đặt cọc chọn mua căn hộ. Giá dự kiến chỉ từ 16-17 triệu/m2.
Bảo Ngọc City Long Biên
NOXH Bảo Ngọc City Long Biên nằm trong ngõ 184 Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, gần hồ Thạch Bàn doCông ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Cơ điện – IEC. Dự án gồm 4 toà nhà cao 15 tầng và 1 tầng hầm, dự kiến cung ứng ra thị trường 808 căn hộ.
UDIC Eco Tower (NOXH Hạ Đình)
NOXH UDIC Ecotower Hạ Đình tọa lạc tại ô đất NO1 khu đô thị mới Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Dự án đi vào từ ngõ 214 Nguyễn Xiển, cách đường Vành đai 3 chỉ 500m nên cư dân dễ dàng di chuyển về phía Nam thành phố hoặc đi vào nội đô. Đây là dự án Udic Eco Tower do liên danh Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng UDIC, Công ty cổ phần Xây lắp điện nước Hà Nội và Công ty cổ phần Kinh doanh và phát triển DAC làm chủ đầu tư. Tổng số căn hộ tại UDIC Eco Tower là 216 căn. Dự án này có giá bán dự kiến 16 triệu đồng/m2. Dự án này đang được môi giới chào bán rầm rộ.
NOXH 486 Ngọc Hồi
NOXH 486 Ngọc Hồi nằm trên đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì. Dự án gồm 4 khu nhà A,B,C,D cao 13-34 tầng với số lượng căn hộ 509 căn. Giá bán dự kiến là 18 triệu đồng/m2.
NOXH Vân Canh
NOXH Vân Canh có vị trí tại ô đất CTM2 Khu đô thị mới Vân Canh, huyện Hoài Đức do Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. Tổng số căn hộ bao gồm 259 căn NOXH để bán, 111 căn NOXH cho thuê. Giá bán hiện chưa có công bố chính thức.
Green Tower Đại Mỗ
Green Tower Đại Mỗ có vị trí tại đường 70, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty G6 làm chủ đầu tư. Dự án dự kiến cung ứng ra thị trường 400 căn. Theo thông tin từ môi giới, dự án sẽ triển khai từ quý II/2023, và bàn giao năm 2024. Môi giới đang chào bán căn hộ này với giá từ 20-22 triệu đồng/m2.
NOXH Hồng Hà Eco City
NOXH Hồng Hà Eco City thuộc khu đô thị Hồng Hà Eco City tọa lạc tại địa bàn xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Quy mô gồm 3 tòa CT1, CT2, CT3. Hiện tại, giá bán của dự án chưa công bố.
Môi giới "dụ" nhà đầu tư mua đất nông thôn 100-200 triệu đồng/lô, quên đi 5-10 năm sau sẽ lời gấp vài lần
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Trả lời Dân trí việc nhà đầu tư nhờ người khác đủ điều kiện để đứng tên nhà ở xã hội sẽ gặp những rủi ro thế nào, luật sư Huỳnh Hà Phước Bửu, đoàn luật sư tỉnh Bình Dương cho biết, việc nhờ người khác đứng tên tài sản, đặt biệt là bất động sản, nếu sau này không có chứng cứ vững chắc rất dễ xảy ra tranh chấp và mất tài sản vì tài sản là của người khác mua đứng tên hợp pháp.
Luật sư Bửu khẳng định, ngay cả khi có bằng chứng thuyết phục chứng minh nhờ người đó đứng tên thì khi giá trị bất động sản tăng cao, nếu xảy ra tranh chấp, người nhờ đứng tên bất động sản cũng phải chi trả cho người đứng tên hộ 1 khoản phí gọi là phí giữ gìn, bảo quản và làm tăng giá trị của bất động sản.
Trong trường hợp người nhờ đứng tên hộ qua đời thì tài sản đó không phải là di sản thừa kế có khả năng sẽ mất trăng tài sản hoặc kiện tụng kéo dài gây thiệt hại rất lớn.
Chủ sở hữu thực sự không có bất kỳ quyền hạn nào đối với bất động sản nhờ đứng tên, nếu người đứng tên hộ có dụng ý đem đi cầm cố thế chấp thì rủi ro và thiệt hại rất lớn. Hoặc khi người đứng tên hộ bị kê biên thi hành án thì tài sản đó sẽ bị phong tỏa để thực hiện việc thi hành án.
Trong trường hợp là nhà ở xã hội thì việc nhờ người khác đủ điều kiện mua nhà ở xã hội đứng ra mua nhà có dấu hiệu của việc gian dối, không phải đối tượng được mua nhà ở xã hội. Nếu bị phát hiện thì tài sản trên sẽ bị thu hồi. Ngoài ra, người nhờ đứng tên hộ nhà ở xã hội sẽ đối diện với hành vi lợi dụng chính sách của nhà nước để trục lợi, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đồng quan điểm trên, luật sư Trần Viết Hà, Công ty Luật TNHH MTV Nam Sơn cho biết, điều 62 luật nhà ở năm 2014 quy định: Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở.
Trường hợp trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội. Nếu không đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội theo quy định trên, việc mua lại từ chủ căn hộ là vi phạm quy định của luật Nhà ở.
Giao dịch này không có giá trị pháp lý nên bên mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Khởi công rồi... đắp chiếu
Lãnh đạo một công ty bất động sản trên địa bàn TPHCM khẳng định với phóng viên rằng, nút thắt lớn nhất khiến chương trình xây dựng NƠXH, nhà lưu trú công nhân bị “tắc” chính từ thủ tục và chính sách nhiêu khê, chứ không phải doanh nghiệp chê không làm. Ông chia sẻ: “Doanh nghiệp tôi cũng dành 6 ha đất ở TP Thủ Đức để xây hàng ngàn căn NƠXH nhưng đã hơn 5 năm qua dự án không thể triển khai dù đã xong phần chấp nhận đầu tư, có quy hoạch 1/500. Lý do: Doanh nghiệp chưa được giao đất vì có một ít đất công là đất nhà xưởng cổ phần hóa đã từ lâu, đất nông nghiệp, đất kênh rạch...”.
Nói dễ nhưng... khó tiếp cận
Anh Nguyễn Thái Bình, quê tỉnh Bình Định, đang làm việc tại Bình Dương chia sẻ, người lao động do thay đổi nơi làm việc, phải tạm trú nhiều nơi…nên khi đi xác nhận về điều kiện “chưa có nhà ở” gặp nhiều khó khăn. “Theo hướng dẫn, tôi đến hai nơi tạm trú để xin xác nhận chưa có nhà. Tuy nhiên các địa phương chỉ xác nhận tại thời điểm đó chưa có nhà trên địa bàn quản lý. Khi đến nộp hồ sơ mua nhà, tôi bị loại vì phải có xác nhận của cả cấp tỉnh, trong khi đến cấp tỉnh thì không được giải quyết, hồ sơ “đá” về cơ sở” - anh Bình nói.
Chị Trần Thị Tuyết, quê Nam Định, làm việc tại Công ty TNHH Hoàng Gia (Bình Dương) chia sẻ, đã từng nộp hồ sơ đăng ký mua NƠXH nhưng phải bỏ cuộc vì không có thời gian đeo bám. Chị Tuyết nói: “Tôi xin nghỉ hai ngày ở công ty để đi làm thủ tục xác nhận chưa có nhà, chứng minh đủ điều kiện vay vốn ưu đãi. Thế nhưng, sau hai tuần nộp hồ sơ đăng ký mua nhà tại dự án NƠXH Tân Thạnh (TP Dĩ An, Bình Dương), hồ sơ bị trả về với lý do hết chỗ. Cùng bộ hồ sơ như vậy, tôi đi đăng ký mua nhà ở một dự án khác nhưng cũng bị trả lại với lý do không đủ điều kiện, nhưng không được giải đáp rõ ràng là thiếu cái gì. Hai lần thất bại khiến tôi nản lòng”.
Không đề cập về thủ tục giải quyết hồ sơ mua nhà, nhưng anh Đoàn Văn Thanh (quê Nghệ An), làm việc tại một trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương băn khoăn về tài chính. “Mỗi căn NƠXH giá từ 1 đến 2 tỷ đồng, số tiền không hề nhỏ. Hầu hết những người muốn mua nhà theo hình thức này đều có thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Kể cả được hỗ trợ vốn vay lãi suất thấp, người mua cũng cần đóng trước một khoản tiền lớn, vượt khả năng tích lũy của nhiều người” - anh Thanh nói.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và kế thừa các quy định có hiệu lực, tính ổn định của Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014 về nhà ở xã hội.
Hiện nay, cơ chế miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án xây dựng lại nhà chung cư đã được bổ sung vào dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, nhưng dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chưa bổ sung cơ chế này nên chưa đồng bộ, thống nhất.
Để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật, HoREA cũng đề nghị cho phép chủ đầu tư dự án xây dựng lại nhà chung cư được hưởng các cơ chế ưu đãi được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất thuộc diện phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để nộp cho Nhà nước trong phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đầu tháng 4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Đề án dự báo nhu cầu nhà ở xã hội trong thời gian tới sẽ tăng cao. Trên cơ sở tổng hợp từ các địa phương, nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, cho công nhân đến năm 2030 là 2,4 triệu căn. Đề án cũng nhấn mạnh việc hoàn thành 1 triệu căn hộ là nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới. Theo đó giai đoạn 2021 - 2025 là 428.000 căn, giai đoạn tiếp theo là 634.200 căn.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Nhiều công nhân chia sẻ, với mức lương 7-8 triệu đồng/tháng thì rất khó có thể mua được nhà ở xã hội. Cùng với đó, việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ mua nhà của Nhà nước rất khó khăn, mức lãi suất vay ưu đãi lên tới hơn 8% là không kham nổi.
Có một căn nhà ở xã hội sau nhiều năm đi làm xa nhà, không phải thuê trọ là mơ ước của nhiều công nhân. Thế nhưng, thực tế, số tiền dành mua nhà ở xã hội còn quá lớn so với thu nhập hàng tháng của họ. Vì vậy, để mua được một căn nhà, họ sẽ phải lên kế hoạch tích lũy hay vay mượn, sau đó trả nợ trong nhiều năm. Đây thực sự là bài toán khó với nhiều công nhân, người lao động khi mưu sinh nơi “đất khách, quê người”.
Các chuyên gia kinh tế phân tích, quy định mức vốn vay để mua nhà ở xã hội tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng thuê - mua nhà, trong thời gian tối thiểu 15 năm. Thế nhưng, để vay được khoản tiền này, người thuê, mua nhà phải có đủ các điều kiện chứng minh thu nhập ổn định, khá ngặt nghèo, phức tạp. Với mức lương từ 8-10 triệu đồng/tháng, nếu tiết kiệm chi tiêu, không ốm đau bệnh tật thì cũng phải mất ít nhất 25 năm mới mua được một căn nhà ở xã hội.
Ngoài ra Câu chuyện về quy hoạch, quỹ đất rất quan trọng, cùng với đó là tạo nguồn vốn bền vững, nên có quỹ phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo nguồn vốn bền vững, huy động nguồn lực, huy động vốn từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau… Cùng với đó, cần cắt giảm thủ tục hành chính, từ đầu tư, triển khai dự án và các thủ tục, quy trình đối với lựa chọn đối tượng để cho mua, thuê nhà ở xã hội rõ ràng, đơn giản hóa, sát với thực tiễn hơn.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
THAM KHẢO THÊM
Tin tức bất động sản về quy hoạch trên cả nước
Tin tức bất động sản về pháp luật!
Ngoài bài tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội. Tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro:
+ Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)
+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!