Tin tức
01/04 2023

Tin tức bất động sản về quy hoạch Times Pro tổng hợp tháng 3 năm 2023

  • 272
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức bất động sản về quy hoạch Times Pro tổng hợp trong tháng 3 năm 2023 gồm những tin chính sau: 

  1. Hà Nội phê duyệt kế hoạch phát triển hơn 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội
  2. Giải quyết chỗ ở cho người lao động, TP.HCM sẽ xây 93.000 căn nhà ở xã hội
  3. Cụ thể hóa Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị: Đưa Đông Nam Bộ trở thành động lực phát triển của cả nước


Hà Nội phê duyệt kế hoạch phát triển hơn 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 với việc phát triển hơn 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội với nguồn vốn khoảng 12.500 tỷ đồng.

Sử dụng vốn ngân sách và xã hội

Theo UBND TP Hà Nội , dự kiến nguồn vốn có khoảng 5.800 tỷ đồng vốn ngân sách, trong đó, khoảng 283 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội. khoảng 223,9 tỷ đồng dành cho việc hoàn thành và điều chỉnh các hạng mục nhà A2, A3 thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê, chuẩn bị đầu tư hạng mục nhà A4 thành nhà ở xã hội cho thuê tại dự án này.

Theo kế hoạch, thành phố Hà Nội xác định mục tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025: nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư 1 - 2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2 - 3 khu. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Giải quyết chỗ ở cho người lao động, TP.HCM sẽ xây 93.000 căn nhà ở xã hội

Đến năm 2030, TP.HCM dự kiến phát triển khoảng 6,58 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 93.000 căn nhà…

MỚI CHỈ ĐÁP ỨNG 5% NHU CẦU NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua chỉ đáp ứng nhu cầu cho chưa đến 5% người lao động. Đây là thực trạng thành phố đang khắc phục trong thời gian tới.

Về công trình xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, hiện chỉ có 16 công trình, đáp ứng khoảng 15% lượng người có nhu cầu. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những bất cập trong thực tế đối với việc đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân tại các KCX, KCN hiện hữu như: Không còn quỹ đất chưa khai thác, sử dụng để điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành đất đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, các công trình phục vụ tiện ích người lao động khác ngay trong ranh KCX, KCN. Việc điều chỉnh quy hoạch đối với các dự án nhà lưu trú cho công nhân, công trình phục vụ tiện ích người lao động còn mất rất nhiều thời gian, công sức của Nhà đầu tư do quy trình thủ tục phức tạp.

Một số giải pháp hỗ trợ công nhân lao động sở hữu nhà ở trong điều kiện hiện nay tại TP.HCM, đó là xây dựng và định hướng chiến lược phát triển nhà ở dài hạn, huy động được nguồn vốn lớn và xây dựng quỹ đất đáp ứng cho các dự án phát triển nhà ở xã hội giá rẻ.

CẦN TẠO QUỸ ĐẤT

Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ phát triển 2,5 triệu m2 sàn (khoảng 35.000 căn nhà). Trong đó, nhà cho thuê phấn đấu đạt khoảng 500.000 m2 sàn (7.000 căn); nhà ở lưu trú công nhân là 220.000 m2 sàn (4.500 căn).

Giai đoạn 2026-2030, phát triển khoảng 4,08 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (58.000 căn). Trong đó, nhà ở cho thuê phấn đấu đạt khoảng 816.000 m2 sàn (11.600 căn); nhà ở lưu trú công là trên 480.000 m2 sản (8.000 căn).

Về nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, theo nghị quyết của HĐND TP.HCM, ngân sách thành phố sẽ giải ngân 12.410 tỷ đồng (chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn), được chia làm 2 giai đoạn, khoảng 3.770 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025 và khoảng 8.640 tỷ đồng giai đoạn 2026-2030. Mục tiêu nhằm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, cho thuê mua, bao gồm cả nhà ở xã hội cho công nhân.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Cụ thể hóa Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị: Đưa Đông Nam Bộ trở thành động lực phát triển của cả nước

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước.

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm, đóng  góp  đặc  biệt quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, TP HCM với vai trò là hạt nhân của Vùng đã có  thỏa thuận hợp tác phát triển toàn diện về kinh  tế  -  xã  hội 

Gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông toàn vùng

"Vấn đề phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng là yếu tố quan trọng nhất của Vùng hiện nay. Không chỉ phát triển giao thông đường bộ, mà cần tận dụng tiềm năng và phát triển tất cả các mạng lưới giao thông kết nối như đường không, đường thủy, đường sắt. Đây chính là việc làm cấp bách đối với yêu cầu phát triển của vùng Đông Nam Bộ", Bí thư Thành ủy TP HCM nhấn mạnh.

Động lực phát triển của cả nước

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, hiện nay Bộ đang chuẩn bị các nội dung để trình Chính phủ một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ. Theo đó, sẽ tập trung vào các nhóm vấn đề như liên kết phát triển hạ tầng giao thông kết nối Vùng; phát triển nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao; phát triển vận tải logistics; khoa học công nghệ và chuyển đổi số; tài nguyên nước và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng...

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Bên cạnh tin tức bất động sản về quy hoạch độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan