Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 6 năm 2024
- 370
Một bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển đô thị của đất nước đã được ghi nhận trong tháng 6 năm 2024, khi tin tức về quy hoạch bất động sản đã thu hút sự chú ý của cộng đồng và nhà đầu tư. Với những thông tin mới nhất về việc quy hoạch địa bàn, không chỉ là một dấu mốc trong việc xây dựng một hạ tầng hiện đại và bền vững, mà còn mở ra những cơ hội đầy hứa hẹn cho thị trường bất động sản
TPHCM cần thêm hơn 30.000 tỷ đồng để triển khai 3 đoạn còn lại dài 11,3 km để khép kín Vành đai 2. Trước mắt, vào cuối năm nay sẽ khởi công 2 đoạn của Vành đai 2 với tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM vừa có văn bản báo cáo tình hình thực hiện các dự án khép kín Vành đai 2 . Theo đó, Vành đai 2 dài khoảng 64 km, quy mô 6 - 10 làn xe. Đến nay, tuyến đường đã đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác khoảng 50 km, vẫn còn 14 km chưa khép kín, chia làm 4 đoạn.
Trong 4 đoạn trên, đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa dài 2,7 km đã được triển khai từ năm 2017 theo hình thức BT với tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án dừng thi công từ tháng 3/2020 (mới đạt 44% khối lượng) do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng và chưa hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án. Dự kiến đoạn này sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng năm 2024 và hoàn thành thi công năm 2025.
Click để đọc chi tiết bài viết!
Bài toán chuyển quỹ nhà tái định cư không người ở thành nhà xã hội cần tính đến thủ tục pháp lý, thay đổi thiết kế và chất lượng xây dựng, theo các chuyên gia.
Thực trạng nhà tái định cư xây xong không có người ở ngày càng phổ biến tại những đô thị lớn của Việt Nam. Thống kê riêng Hà Nội và TP HCM có gần 13.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang. Trong đó, TP HCM có gần 9.000 căn bỏ trống. Một nửa trong số này thuộc về khu tái định cư Bình Khánh (TP Thủ Đức), dự án được đánh giá có vị trí đắc địa trong Khu đô thị Thủ Thiêm (đối diện quận 1 qua bờ sông Sài Gòn), chất lượng xây dựng tốt, nhưng vẫn không có dân về ở, nhiều lần đấu giá thất bại.
Trong khi đó, nhiều người dân tại các đô thị lớn cho biết gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nhà xã hội vì nguồn cung khan hiếm. Đơn cử tại một chương trình gặp gỡ lãnh đạo UBND TP HCM giữa tháng 5, đại diện công nhân cho biết "chỉ thấy nhà ở xã hội trên tivi, không biết dự án ở đâu, mua thế nào, vay vốn ra sao".
Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở bức thiết, tình trạng thừa nhà, thiếu chỗ ở tại Hà Nội và TP HCM trở thành nghịch lý rất lãng phí. Một số đại biểu Quốc hội và chuyên gia đã đề nghị chuyển quỹ nhà tái định cư không người ở thành nhà xã hội. Giải pháp này được kỳ vọng trở thành "một mũi tên trúng hai đích", vừa thúc đẩy đề án xây dựng một triệu căn hộ nhà xã hội vừa giải quyết số lượng lớn nhà tái định cư bị bỏ hoang lãng phí nhiều năm.
Click để đọc chi tiết bài viết!
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030.
Phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong 3 ngày (11 - 13/6) để cho ý kiến đối với các dự thảo luật trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 Kỳ họp thứ 7.
Ngay sau phát biểu khai mạc phiên họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành cả buổi sáng 11/6 để cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và dự thảo Luật Đường bộ.
Chiều cùng ngày, các đại biểu xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Ngày làm việc thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2023.
Đồng thời, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
TPHCM cần hơn 30.000 tỷ đồng để thực hiện khép kín đường Vành đai 2. Hiện nay, các cơ quan chức năng liên quan đang nỗ lực giải quyết các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Kiến nghị ‘gỡ vướng’
Theo Sở GTVT TPHCM, công tác chuẩn bị đầu tư dự án Vành đai 2 được triển khai trong bối cảnh Cục Đường sắt Việt Nam đang triển khai lập điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TPHCM.
Về phía TPHCM cũng đang hoàn thiện các Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và Quy hoạch chung TP. Thủ Đức đến năm 2040.
Do đó, việc nghiên cứu quy mô đầu tư dự án Vành đai 2 cần gắn với các nội dung đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nêu trên.
Theo Sở GTVT TPHCM, đối với tuyến metro số 6, hướng tuyến đề xuất trên đoạn Vành đai 2 (cầu Phú Hữu – Phạm Văn Đồng) còn nhiều nhược điểm: không kết nối được với nhà ga Bình Thái thuộc tuyến metro số 1 (đã xây dựng); hướng tuyến băng qua các nút giao khác mức (nút Bình Thái, nút Vành đai 2 – Phạm Văn Đồng), yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
Sở GTVT đã phối hợp các đơn vị tư vấn điều chỉnh cục bộ hướng tuyến metro số 6 để khắc phục các nhược điểm nêu trên.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai, Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3… để góp ý đề xuất phương án vận tải hành khách bằng đường thủy kết nối Tp.HCM với Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Trước đó, Sở GTVT Tp.HCM đã tổ chức khảo sát đề xuất phương án vận tải hành khách bằng đường thủy kết nối Tp.HCM với Cảng hàng không quốc tế Long Thành - tỉnh Đồng Nai. Qua khảo sát, các đơn vị đề xuất chọn một số phương án vận chuyển:
Phương án thứ nhất : Vận chuyển hành khách bằng tàu cao tốc từ bến tàu Bạch Đằng đến bến du thuyền SwanBay.
Theo đó, người dân có thể xuất phát từ bến tàu cao tốc Bạch Đằng hiện hữu hoặc dự kiến cầu bến B sẽ tiếp nhận phương tiện thủy sau khi UBND TP chấp thuận phương án phát triển du lịch đường thủy trên sông Sài Gòn, khu vực bến tàu Ba Son.
Ưu điểm của phương án này là thời gian di chuyển bằng đường thủy ngắn hơn so với phương án đến bến du thuyền Aqua City và bến Long Tân thuộc tỉnh Đồng Nai. Thời gian di chuyển bằng đường bộ ngắn hơn hơn so với bến du thuyền Aqua City.
Sở GTVT đánh giá hệ thống đường bộ kết nối đến sân bay Long Thành sẵn có (thông qua đường Lý Tự Trọng, Nguyễn Hữu Cảnh, ĐT.769C (25B), quốc lộ 51), trong tương lai sau khi đoạn đường Vành đai 3 từ cao tốc Long Thành - Dầu Giây qua sông Đồng Nai giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành hoàn thành sẽ tiếp tục rút ngắn thời gian di chuyển từ 5 - 10 phút. Ngoài ra, có thể kết hợp để hành khách đến tham quan sản phẩm du lịch tại khu vực SwanBay.
Phương án thứ 2 : Vận chuyển hành khách, ô tô bằng bến khách ngang sông từ Bình Khánh, Nhà Bè qua Nhơn Trạch, Đồng Nai (xây dựng mới cầu bến phía Nhơn Trạch, Đồng Nai và đầu tư khoảng 500m đường vào bến).
Lý do chọn phương án này là để giúp người dân sống ở khu vực phía nam, đông nam TP di chuyển đến sân bay Long Thành thuận lợi. Kết nối đường bộ qua đường Phạm Thái Bường, đường ĐT.769D (25C) đến sân bay khoảng 25 km, thời gian di chuyển từ 40 - 45 phút. Vị trí dự kiến đầu tư xây dựng mới cầu bến phía Nhơn Trạch, Đồng Nai được nhận định kết nối đường bộ thuận lợi hơn so với vị trí hiện hữu tại bến khách ngang sông Phú Xuân - Phước Khánh.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Lãnh đạo Tp.HCM cũng như các sở ngành liên quan đang nỗ lực để cuối năm 2024 khởi công một số đoạn tuyến còn lại của Vành đai 2 nhằm kết nối vào cuối năm 2026.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp.HCM (Ban Giao thông) hiện đang tập trung hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Sở GTVT thẩm định, trình UBND Tp.HCM phê duyệt dự án khép kín Vành đai 2 trong thời gian sớm nhất.
Vành đai 2 Tp.HCM dài gần 65km, trong đó, đã hoàn thành 50km. Phần còn lại, ngoài đoạn 4 (từ nút giao An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh) chưa được đầu tư, 3 đoạn trên địa bàn Tp.Thủ Đức chưa khép kín gồm: đoạn 1 (từ đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp), đoạn 2 (từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng) và đoạn 3 (từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa).
Tp.HCM cần thêm hơn 30.000 tỷ đồng để triển khai 3 đoạn còn lại dài 11,3 km nhằm khép kín Vành đai 2. Trong đợt này, Tp.HCM sẽ tập trung triển khai thực hiện đoạn 1 và 2 của dự án với tổng chiều dài gần 6km, tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.
Để thực hiện mục tiêu nói trên, các đoạn tuyến còn lại phải được khởi công vào cuối năm 2024. Theo kế hoạch Tp.Thủ Đức sẽ bồi thường, giải phóng 70% mặt bằng trước 30/11 và 100% vào ngày cuối tháng 3/2025, khởi công vào tháng 12 và hoàn thành toàn bộ dự án vào khoảng tháng 6/2027.
Mới đây nhất, Văn phòng UBND Tp.HCM có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi. Theo đó, người đứng đầu UBND Tp.HCM chỉ đạo, với dự án Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND TP, đảm bảo tiến độ khởi công trong tháng 12/2024. Sở Giao thông vận tải Tp.HCM được giao chủ trì, phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất liên quan đến ranh dự án đoạn 1, 2 đường Vành đai 2.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Đường Vành đai 3,5 đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có tổng vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng, đi qua địa phận 10 xã/ phường và các dự án như khu đô thị Kiến Hưng, khu dân cư xã Hữu Hòa, xã Tả Thanh Oai, xã Vĩnh Quỳnh và xã Ngũ Hiệp...
Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Dân dụng TP Hà Nội vừa công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3,5 đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Tuyến đường Vành đai 3,5 là tuyến đường nằm giữa Vành đai 3 và Vành đai 4. Theo quy hoạch, đây là trục giao thông xuyên qua khu dân cư hiện trạng và các khu đô thị mới của các quận nội thành với khả năng tạo động lực lớn cho việc việc phát triển thương mại, dịch vụ của thành phố Hà Nội. Đường Vành đai 3,5 bắt đầu từ khu công nghiệp Quang Minh qua cầu Thượng Cát kéo dài đến cầu Ngọc Hồi và kết thúc tại điểm giao cắt với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên) với tổng chiều dài khoảng 42 km. Trong đó tuyến đường Vành đai 3,5 trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Thanh Trì (từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) theo quy hoạch có chiều dài khoảng 10,34 km.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Tranh Trì sẽ đồng bộ hạ tầng giao thông, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân nói chung và các khu đô thị mới dọc theo tuyến đường 3,5 trên địa bàn quận Hà Đông và huyện Tranh Trì nói riêng, phục vụ việc lưu thông của dân cư trong và ngoài khu vực tuyến đường đường VĐ3,5 (đoạn Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ). Với các yếu tố trên, việc đầu tư xây dựng đường vành đai 3,5 đoạn Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo đó, thể chế hóa Nghị quyết 18/NQ-TW 2022 và trên cơ sở thống nhất giữa các cơ quan, Luật Đất đai 2024 đã bãi bỏ quy định về khung giá đất và thực hiện xây dựng bảng giá đất hằng năm. Việc bỏ khung giá đất đồng nghĩa với việc Nhà nước không áp dụng mức giá tối thiểu và tối đa với từng loại đất nữa mà thay vào đó, trước khi ban hành ra bảng giá đất của từng địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào các nguyên tắc, phương pháp định giá đất, các quy chuẩn và giá đất, sự biến động về giá đất thực tế trên thị trường để xây dựng ra bảng giá đất.
Trước đây, khung giá đất được quy định tại Luật Đất đai 2013 là giá do Chính phủ quy định, ban hành định kỳ 5 năm một lần. Đây là cơ sở để ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ xây dựng và công bố, áp dụng bảng giá đất ở từng địa phương.
Tuy nhiên, trên thực tế thị trường đất đai đang tồn tại cơ chế 2 giá đất. Một giá đất theo khung Nhà nước ban hành, là cơ sở để tính tiền đóng thuế hoặc tính giá đất đền bù giải phóng mặt bằng. Giá đất thứ hai được gọi là giá trên thị trường, thường cao hơn gấp nhiều lần so với khung giá do Nhà nước quy định.
Cùng với đó, khoản 5, Điều 158 Luật Đất đai năm 2024 quy định các phương pháp định giá đất mới. Cụ thể:
Phương pháp so sánh được thực hiện bằng cách điều chỉnh mức giá của các thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất, tương đồng nhất định về các yếu tố có ảnh hưởng đến giá đất đã chuyển nhượng trên thị trường, đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quyết định trúng đấu giá thông qua việc phân tích, so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất sau khi đã loại trừ giá trị tài sản gắn liền với đất (nếu có) để xác định giá của thửa đất cần định giá;
Phương pháp thu nhập được thực hiện bằng cách lấy thu nhập ròng bình quân năm trên một diện tích đất chia cho lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân của loại tiền gửi bằng tiền Việt Nam kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trên địa bàn cấp tỉnh của 3 năm liền kề tính đến hết quý gần nhất có số liệu trước thời điểm định giá đất.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng nay 27/6, Chính phủ trình Quốc hội việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vến ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công.
Thừa uỷ quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh nguyên tắc, tiêu chí phân bổ nguồn nguồn tăng thu NSTW năm 2023 tập trung chủ yếu cho các dự án thuộc ngành quốc phòng, an ninh; các dự án giao thông quan trọng quốc gia, dự án xây dựng đường cao tốc trọng điểm, dự án giao thông giúp liên kết vùng, có tác động lan tỏa, giúp phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và các dự án để thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Về dự kiến phương án phân bổ, tổng số 26.900 tỷ đồng sử dụng nguồn tăng thu NSTW năm 2023 dự kiến bố trí cho 20 dự án thuộc 04 ngành, lĩnh vực: Quốc phòng: 2.000 tỷ đồng; An ninh: 4.000 tỷ đồng; giao thông: 19.380 tỷ đồng; Cải cách tư pháp: 1.520 tỷ đồng.
Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền phân bổ 8.680 tỷ đồng cho 6 dự án của Bộ Giao thông vận tải đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đảm bảo đầy đủ thủ tục đầu tư. Nội dung này đã được Chính phủ báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội theo thẩm quyền.
Quốc hội xem xét quyết định 18.220 tỷ đồng cho 14 dự án (nếu tính theo phân cấp Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 giao cho 2 địa phương thực hiện thì tổng số là 15 dự án).
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Dự kiến công trình cải tạo phố kinh doanh – đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh với mức đầu tư gần 30 tỷ đồng sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động trước ngày 10/10/2024.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Sáng 26/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Đà Nẵng.
Theo đó, Quốc hội đồng ý cho Đà Nẵng được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước; quản lý đầu tư; quản lý quy hoạch, đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố. Đà Nẵng cũng được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư phát triển vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, quản lý khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đáng chú ý, Quốc hội đồng ý thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.
Theo ông Lê Quang Mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nhận thấy việc thí điểm thành lập Khu thương mại tự do là chủ trương lớn đã có đủ căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý. Nếu thực hiện thành công sẽ tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Tp.Đà Nẵng và của cả vùng.
Tuy nhiên, đây là chính sách mới, chưa được thực hiện tại Việt Nam, Nghị quyết mang tính chất thí điểm; các chính sách là bước thử nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần. Do vậy, cần thận trọng, có bước đi chắc chắn, không quy định những vấn đề chưa được đánh giá kỹ lưỡng, mang tính rủi ro cao. Hơn nữa, các chính sách cần được nghiên cứu, xây dựng căn cứ trên khả năng tổ chức thực hiện, nguồn lực tài chính, điều kiện đáp ứng của Tp.Đà Nẵng.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tong-hop-gia-ca-thi-truong-bat-dong-san-thang-6-nam-2024
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tin-tuc-bat-dong-san-ve-quy-hoach-thang-6-nam-2024
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tong-hop-chinh-sach-phap-luat-ve-bat-dong-san-thang-6-nam-2024
https://timespro.com.vn/tin-tuc-tong-hop-ve-phan-tich-nhan-dinh-cua-chuyen-gia-thang-06-nam-2024
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!