Khi quyết định mua hay sở hữu một tài sản giá trị như nhà ở, đất cát thì việc tìm hiểu các loại giấy tờ pháp lý liên quan đến chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở là vô cùng quan trọng. Và loại giấy chứng nhận đó được gọi chung là sổ đỏ. Vậy sổ đỏ của nhà chung cư và nhà mặt đất có gì khác nhau? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp về sự khác biệt giữa sổ đỏ của chung cư và sổ đỏ nhà mặt đất. So sánh sự khác biệt giữa sổ đỏ của chung cư và nhà mặt đất
1. Khái niệm sổ đỏ chung cư và sổ đỏ nhà mặt đất
1.1. Khái niệm sổ đỏ nhà mặt đất
Sổ đỏ được cấp theo quy định tại Nghị định số 64-CP của Chính phủ năm 1993, Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC được ban hành ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính. Sổ đỏ có tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Theo đó, sổ được sử dụng cho nhiều loại đất, cụ thể là:
+ Đất làm nông nghiệp, đất làm rừng (đất lâm nghiệp), đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất ở thuộc khu vực nông thôn, đất chuyên dùng các loại
+ Thửa đất có công trình nhưng không phải là nhà ở, thửa đất để ở nhưng chưa có nhà, nhà tạm thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, không phải vùng nông thôn, vùng quê.
Sổ đỏ
Trên thực tế, sổ đỏ thường được chia làm hai loại mẫu chính:
– Mẫu 1: Sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng chỉ có đất
– Mẫu 2: Sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng cho cả đất và tài sản gắn liền với đất
Ngày nay, vì đặc điểm nhận dạng nên nhiều người vẫn hay gọi sổ đỏ là bìa đỏ.
1.2. Khái niệm sổ đỏ chung cư
Sổ đỏ chung cư có tên gọi thực tế là sổ hồng. Sở dĩ được gọi là sổ đỏ chung cư vì loại sổ này có đặc điểm tương tư với sổ đỏ nhà đất, đều là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đất.
Theo pháp lý, sổ hồng cũ có tên gọi đầy đủ là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở” do Bộ Xây Dựng ban hành. Sổ hồng được cấp đối với các loại đất ở đô thị, nội thành phố, nội thị trấn, nội thị xã.
Ngày nay, để tiện cho quản lý đất đai và tránh các thủ tục chia sổ phức tạp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho ban hành mẫu sổ mới có tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Sổ mẫu mới còn được gọi là sổ hồng mới, nhằm phân biệt với sổ hồng cũ chỉ được cấp cho nhà ở chung cư trước đây.
Sổ hồng mẫu mới
1.3. Điểm giống nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ
Điểm giống nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ là chủ nhà có toàn quyền sở hữu tài sản nhà ở đấy. Tức là, chủ nhà có thể thoải mái mua bán, cho tặng, thừa kế, cho thuê hay thế chấp căn chung cư hay căn nhà mặt đấy mà mình sở hữu đấy.
2. So sánh sự khác biệt giữa sổ đỏ của chung cư và nhà mặt đất
2.1. Đặc điểm nhận dạng
Sổ đỏ có bìa sổ màu đỏ, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được in ở trang bìa”. Trong khi đó, sổ hồng có bìa màu hồng nhạt, được Bộ Xây Dựng ban hành với tên gọi pháp lý là Giấy” chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.
2.2. Nội dung chính của sổ đỏ chung cư và nhà mặt đất
Đất chung cư là đất chung nên sổ đỏ của chung cư sẽ ghi rõ diện tích sử dụng chung, thường là hàng nghìn mét vuông với thời hạn sử dụng lâu dài. Diện tích đất chung sẽ được thể hiện tại phần thửa đất. Còn mỗi căn chung cư sẽ được tính là sở hữu riêng của chủ sổ, được ghi trong mục “nhà ở”.
Còn với nhà mặt đất, nội dung của sổ đỏ thể hiện sự phân chia rõ về diện tích đất ở và đất vườn, đồng thời cũng ghi rõ thời hạn sử dụng chung của hai loại đất này. Trong sổ đỏ, nhà ở sẽ được ghi nhận với hình thức sở hữu riêng, ghi rõ loại nhà cụ thể và thời gian sử dụng.
2.3. Đặc điểm khác
Sổ đỏ không có giá trị riêng biệt. Nó chỉ có giá trị pháp lý và được đi kèm với tài sản là đất, chung cư hoặc nhà ở.
Sổ đỏ cho nhà mặt đất có đối tượng chính là đất, còn nhà và tài sản khác chỉ là tài sản “gắn liền với đất”. Đối với sổ đỏ cho nhà mặt đấy, vị trí, diện tích đất sẽ có giá trị lớn nhất, cao hơn tài sản là căn nhà đi cùng. Khi mua – bán, sang nhượng nhà ở mặt đất, người mua và người bán sẽ thường tính giá trị giao dịch trên diện tích đất nhà ở chứ không tính giá trị của nhà ở.
Tuy nhiên với chung cư thì ngược lại. Sổ đỏ của chung cư (hay còn gọi là sổ hồng) có đối tượng chính là diện tích căn hộ, phần thuộc về sở hữu riêng của chủ nhà. Sở dĩ không thể tính phần đất ở chung cư bởi đây là phần diện tích đất chung, do hàng trăm hoặc hàng nghìn người sống tại tòa nhà, khu chung cư cùng đứng tên sở hữu.
Nhà chung cư thường có nhiều hạn chế hơn so với nhà ở mặt đất
=> Chính vì sự khác biệt này mà quyền sở hữu nhà ở của chủ nhà mặt đất và nhà chung cư có sự khác biệt rõ ràng.
– Với nhà mặt đất, chủ nhà có thể toàn quyền xây dựng, sửa chữa, đập và phá nhà. Chủ nhà có thể sử dụng căn nhà vào nhiều mục đích khác nhau như ở, bán, cho thuê, làm văn phòng, kho bãi, tổ chức tiệc…
– Nhà ở chung cư thì sẽ bị hạn chế nhiều hơn so với nhà mặt đất. Chủ nhà không được tự ý sửa chữa, tháo dỡ căn nhà hoặc diện tích đất sử dụng chung nếu không có sự bàn bạc và đồng ý của ban quản lý tòa nhà và những cư dân đang sống tại đó.
– Nhà chung cư không được dùng cho những mục đích riêng như tổ chức cưới hỏi, làm tiệc lớn, làm văn phòng kinh doanh hay kho bãi… Chủ căn hộ chung cư phải sống và chịu sự quản lý cũng như tuân thủ các quy tắc, nội quy do ban quản lý, chủ công trình đặt ra. Một trong những luật lệ phổ biến thường thấy ở các căn chung cư là cấm nuôi động vật, điều này không có đối với nhà mặt đất.
Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa sổ đỏ của nhà chung và nhà ở mặt đất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sổ đỏ và sổ hồng, hãy để lại bình luận bên dưới, (*tên website*) sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nhanh nhất!
Các loại thuế phí mua bán bất động sản bạn cần biết (timespro.com.vn)
Những loại giấy tờ nhà đất khi cho thuê nhà cần thiết phải có (timespro.com.vn)
Đổi sang thẻ CCCD có cần đính chính giấy tờ đất (timespro.com.vn)
Đánh giá bài viết!