Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 31.10 đến 05.11.2022 gồm các tin chính sau:
- Giá nhà, đất liên tục tăng, cao hơn so với thu nhập người dân
- Hà Nội và TP. HCM: Giá thuê bất động sản sẽ tăng cao
- Không kham nổi giá nhà khu vực trung tâm, khách mua phải dạt ra vùng ven
- Doanh nghiệp bất động sản “khát vốn” tác động thế nào tới thị trường?
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ ra 8 tồn tại của thị trường bất động sản
- Người mua nhà nên làm gì trong bối cảnh lãi suất ngân hàng liên tục tăng?
- Sửa Luật Đất đai: Định giá đất hằng năm theo nguyên tắc thị trường
- Lĩnh vực bất động sản có nguy cơ cao bị tội phạm rửa tiền tấn công
I – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG
1, Giá nhà, đất liên tục tăng, cao hơn so với thu nhập người dân
Bộ Xây dựng nêu rõ việc thiếu trầm trọng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình.
Theo thống kê, căn hộ bình dân (có mức giá từ 25 triệu đồng/m2 – 30 triệu đồng/m2) tại các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2. Căn hộ có mức giá này chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm như các quận/huyện.
Về giải pháp, Bộ Xây dựng nêu rõ việc khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 năm 2023.
Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp.
Khẩn trương xem xét ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình, có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ.
Đối với các địa phương, rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định pháp luật. Thực hiện nghiêm quy định dành quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở, khu đô thị và đảm bảo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
2. Hà Nội và TP. HCM: Giá thuê bất động sản sẽ tăng cao
Chuyên gia cho rằng giá thuê nhà trung bình sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian sắp tới, khi xu hướng về nguồn cung gần như chỉ được thêm mới từ hai phân khúc trung cấp và cao cấp cho hai loại hình căn hộ chung cư và nhà đất…
Giai đoạn từ quý 2/2022, căn hộ chung cư cho thuê với mức giá dưới 5 triệu đồng/tháng ngày càng ít đi về số lượng cũng như tỷ trọng xuyên suốt thời gian kể từ sau giãn cách đến nay (giảm tỷ trọng từ 24,3% vào tháng 10/2021 xuống còn 16,5% vào tháng 09/2022). Chính vì nguồn cung tăng mạnh như vậy đã dẫn đến giá thuê căn hộ chung cư trung bình tăng mạnh từ quý 2/2022.
Bên cạnh đó, nguồn cung nhà đất cho thuê ở Hà Nội cũng có sự tăng mạnh qua từng tháng trong năm 2022, chủ yếu đến từ phân khúc giá cao trên 15 triệu đồng/tháng, khiến cho giá cho thuê nhà đất trung bình tăng theo, kể từ đầu năm đến nay. Cụ thể, tỷ trọng phân khúc giá cao tăng từ 19% vào tháng 1/2022 lên tới 42% vào tháng 9/2022.
Về nguồn cung phòng trọ lại không chứng kiến sự tăng trưởng mạnh như căn hộ chung cư và nhà đất. Tỷ trọng giữa các phân khúc không có nhiều biến động giúp cho giá thuê phòng trọ Hà Nội được duy trì tương đối ổn định xuyên suốt năm 2022.
Chia sẻ về tiềm năng của thị trường căn hộ mini cho thuê, đại diện Chợ Tốt Nhà chỉ ra, đây là nhà ở do cá nhân hoặc hộ gia đình xây dựng có 2 tầng trở lên, mỗi tầng từ 2 căn hộ trở lên. Căn hộ chung cư mini được thiết kế và xây dựng theo kiểu khép kín, bao gồm phòng ở riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm, khu bếp riêng .. và diện tích mặt sàn tối thiểu là 30m2.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
3.Không kham nổi giá nhà khu vực trung tâm, khách mua phải dạt ra vùng ven
Giá chung cư tăng mạnh, thiếu các dự án phân khúc dưới 2 tỷ đồng/căn dẫn đến xu hướng khách hàng tìm mua những dự án ở vị trí xa trung tâm ngày càng tăng.
Tại thị trường Hà Nội, giá chung cư đã tăng liên tục trong 15 quý, theo Savills Việt Nam. Tính đến quý III/2022, giá sơ cấp trung bình đã ở mức 47 triệu đồng/m2, cao hơn 53% so với quý I/2019.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao bộ phận Tư vấn đầu tư Savills Việt Nam đánh giá nhu cầu của người dân về nhà ở rất lớn, đặc biệt tại các đô thị như Hà Nội và TP HCM. Song giá nhà ở tại các thị trường này đang vượt khả năng chi trả của họ, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, mới lập gia đình. Quá trình hỗ trợ lãi suất mua nhà linh hoạt cho nhóm này cũng còn nhiều hạn chế. Do đó, nhu cầu nhà ở của người dân tại các thành phố lớn có thể đẩy sang tỉnh thành vùng ven.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
II – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA
1.Doanh nghiệp bất động sản “khát vốn” tác động thế nào tới thị trường?
Các chuyên gia cho rằng, việc thắt chặt tín dụng làm cho các chủ đầu tư rơi vào cảnh “khát tiền” để tiếp tục thực hiện dự án. Theo đó, nguồn cung căn hộ có thể sẽ tiếp tục đi xuống, mặc dù nhu cầu thực vẫn rất cao.
Trong bối cảnh, hiện nay, dòng tiền từ tín dụng ngân hàng và trái phiếu đang bị thắt chặt là một phần nguyên nhân tác động tới nguồn cung căn hộ trên thị trường bất động sản. Nhiều chuyên gia dự báo, nếu dòng tiền tiếp tục khó khăn, chủ đầu tư thiếu hụt vốn sẽ không thể tiếp tục triển khai các dự án dang dở và mới, nguồn cung có khả năng tiếp tục đi xuống.
Để đầu tư xây dựng công trình, hạ tầng dự án, chủ đầu tư phải tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, phát hành trái phiếu và huy động từ khách hàng. Do đó, nếu dòng vốn bị ngưng trệ thì lập tức các dự án bất động sản phải tạm dừng triển khai.
Nhóm đối tượng thứ hai bị ảnh hưởng là các ngành nghề kinh doanh liên quan như vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, nội thất… Đây là nhóm đối tượng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng chậm thanh toán của chủ đầu tư, đồng thời bị ảnh hưởng gián tiếp bởi những hệ quả chung khi thị trường bất động sản trầm lắng.
Bên cạnh đó, chính hệ thống các ngân hàng thương mại cũng đối mặt với nguy cơ gia tăng nợ xấu khi các dự án bất động sản không thể hoạt động. Ngoài ra, nhóm khách hàng có nhu cầu mua nhà ở cũng gặp nhiều khó khăn để lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Mặt khác, các chủ trương quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị, nhà ở của các địa phương cũng bị ảnh hưởng, khó có thể hoàn thành mục tiêu đề ra…
Click để đọc chi tiết về bài viết!
2.Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ ra 8 tồn tại của thị trường bất động sản
Báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị gửi đến Quốc hội mới đây đã chỉ ra tám tồn tại của thị trường bất động sản trong thời gian qua.
Thứ nhất, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn còn một số bất cập cần sửa đổi về đấu giá, đấu thầu, chỉ định, quyền sử dụng đất,…
Thứ hai, cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp: Phổ biến là bất động sản ở các phân khúc nhà ở trung, cao cấp, bất động sản du lịch có biểu hiện dư thừa (có nhiều phân khúc đã vượt dự báo đến năm 2025). Trong khi đó, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình (đối với nhà ở xã hội mới đạt 7,79 triệu m 2 /12,5 triệu m 2 theo yêu cầu).
Thứ ba, cơ cấu nguồn lực cho thị trường bất động sản còn bất hợp lý.
Thứ tư, giao dịch bất động sản chưa được minh bạch, hiện tượng “hai giá”, kê khai thấp hơn giá giao dịch thực nhằm trốn thuế trong giao dịch kinh doanh bất động sản còn khá phổ biến.
Thứ năm, giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân.
Thứ sáu, các sàn giao dịch bất động sản hoạt động thiếu ổn định; hoạt động môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt.
Thứ bảy, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về thị trường bất động sản, nhà ở chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, chưa công khai làm ảnh hưởng tới tính minh bạch của thị trường.
Thứ tám, việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
3.Người mua nhà nên làm gì trong bối cảnh lãi suất ngân hàng liên tục tăng?
Trước bối cảnh các ngân hàng liên tục tăng lãi suất cho vay, chuyên gia cho rằng người có ý định mua nhà trả góp, phải tính toán lâu dài, không để vượt quá năng lực tài chính của mình.
Do đó, người mua nhà cần tính toán cân đối chi tiêu, xem xét khả năng thanh toán của bản thân, tính toán trước khả năng nếu không trả được nợ có thể bị bán giải chấp tài sản. Đặc biệt, phải ưu tiên nghĩa vụ trả nợ lên hàng đầu và tính chuyện thanh khoản bớt các khoản đầu tư kém để tái cấu trúc dòng tiền và tập trung vào các tài sản có tính thanh khoản cao để tránh rủi ro, “chôn tiền” một chỗ.
Đối với người có ý định mua nhà trả góp, phải tính toán lãi suất về lâu dài, không để vượt quá năng lực tài chính của mình. Đồng thời, cần dự tính trước rằng việc lãi suất cho vay tăng có thể sẽ tác động đến chi phí phát triển và khiến giá nhà tăng trong thời gian tới.
Trước bối cảnh lãi suất gia tăng, thị trường địa ốc sẽ có những điều chỉnh phù hợp để duy trì quyền lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Bởi khi dòng vốn vào thị trường gặp khó, các chủ đầu tư sẽ phải tìm hướng tăng huy động từ người mua nhà để duy trì dòng tiền hoạt động.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang mạnh tay với các chính sách bán hàng, tăng chiết khấu, ưu đãi ở mức tương đương chi phí đi vay ngân hàng để giảm giá nhà cho người mua.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
III – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
1. Sửa Luật Đất đai: Định giá đất hằng năm theo nguyên tắc thị trường
Điểm mới của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là đề xuất việc xây dựng bảng giá đất định kỳ hằng năm thay vì ban hành khung giá đất như trước đây.
Bỏ khung giá đất, định giá hằng năm
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã nhấn mạnh nhiều chính sách mới, quan trọng được nêu trong dự thảo Luật Đất đai trình Quốc hội lần này. Trong đó, đáng chú ý nhất là Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bỏ quy định khung giá đất, quy định cụ thể nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường, bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan. Bảng giá đất sẽ được xây dựng định kỳ hàng năm.
Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Hồng Thanh nhấn mạnh, Ủy ban Kinh tế tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Đất đai với những lý do như đã nêu trong tờ trình của Chính phủ. Góp ý cho dự thảo luật, liên quan đến nội dung thu hồi đất, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, quy định cụ thể hơn về điều kiện, tiêu chí cụ thể đối với trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng..
Về nguyên tắc bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi, cần sự định lượng cụ thể hơn, có quy định hướng dẫn chi tiết, cơ chế và phân công trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thi hành nguyên tắc “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Ngoài ra, dự thảo Luật cũng giải quyết vướng mắc liên quan đến công nhận quyền đối với hộ gia đình, cá nhân không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận liên quan đến hộ gia đình sử dụng đất.
Về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, dự thảo Luật đã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí, các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia.
Đa dạng các hình thức bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở; giá đất bồi thường theo giá thị trường; tách bạch các khoản bồi thường, các khoản hỗ trợ; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước khi quyết định thu hồi đất.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
2. Lĩnh vực bất động sản có nguy cơ cao bị tội phạm rửa tiền tấn công
Góp ý dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), đại biểu quốc hội đề nghị tăng cường phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản như giám sát chặt chẽ dòng tiền tham gia đấu giá, quy định sàn giao dịch phải thanh toán qua ngân hàng…
Sáng 1/11, Đại biểu nêu rõ việc quy định và thực thi các quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản là hết sức cần thiết, không chỉ để thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Điều 33 của dự thảo Luật như khách hàng thực hiện nhiều giao dịch trong một ngày, khách hàng mua bán nhiều bất động sản trong một lần.
Đồng thời, bổ sung trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, rửa tiền. Áp dụng cho các đối tượng báo cáo là đấu giá viên, tổ chức hành nghề, đấu giá thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống rửa tiền đối với các đối tượng này.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!
Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro
Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!
Đánh giá bài viết!