Tin tức
11/02 2023

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 06.02 - 11.02.2023

  • 208
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

 Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 06.02 - 11.02.2023 gồm các tin chính sau:

(Sử dụng mục lục ở góc trên bên trái màn hình để có trải nghiệm đọc tốt hơn)

  • Hoạt động môi giới bất động sản vẫn chưa khôi phục
  • Thị trường bất động sản 2023 trông chờ vào phân khúc nhà ở giá rẻ
  • Thiếu nguồn cung, bất động sản công nghiệp còn nhiều cơ hội phát triển
  • Hơn 1/5 dư nợ nền kinh tế dành cho bất động sản, vì sao doanh nghiệp BĐS vẫn than thiếu vốn?
  • Lướt sóng BĐS bị đánh thuế cao: Hết thời đầu cơ, thổi giá tạo bong bóng?
  • TP.HCM đề xuất sở hữu nhà đất thứ hai sẽ phải chịu những loại phí này
  • Từ 6/2, cán bộ cấp "sổ đỏ" phải định kỳ chuyển vị trí công tác
  • Quy định bảo lãnh nhà hình thành trong tương lai làm tăng 2% giá bán
  • 17 kiến nghị của các doanh nghiệp bất động sản với ngành ngân hàng
  • Hà Nội: TTTM Aeon Mall Hoàng Mai Giáp Bát sắp được xây dựng
  • Hà Nội lập đồ án quy hoạch phân khu hàng loạt khu công nghiệp

I, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG TUẦN QUA

1.Hoạt động môi giới bất động sản vẫn chưa khôi phục

Khảo sát môi giới khu vực TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương sau Tết cho thấy có 47% sàn có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trở lại và chỉ 56% trong tổng số 1.250 môi giới cá nhân được hỏi xác định tiếp tục theo nghề…

Đánh giá về thị trường bất động sản trong 2023, nhiều ý kiến nhận định thị trường còn gặp nhiều áp lực do kinh tế Việt Nam phải chịu các tác động từ yếu tố bên ngoài. Song, cơ hội để thị trường phục hồi vẫn có. Dự kiến khoảng cuối quý 2/2023, các giao dịch sẽ xuất hiện nhịp nhàng trở lại, nguồn cung ra thị trường nhiều hơn.

Hoạt động môi giới BĐS vẫn chưa được như hồi đầu năm 2022

Thị tường bất động sản Việt Nam giai đoạn này hoàn toàn không lặp lại chu kỳ khủng hoảng giai đoạn năm 2012. Hiện nay, phát triển đô thị cao, đầu tư hạ tầng diễn ra mạnh, thêm nữa nhu cầu về nhà ở, nhu cầu đầu tư kinh doanh bất động sản lại rất cao. Đó chính là yếu tố tạo nên động lực rất lớn cho khả năng hồi phục của thị trường bất động sản. Vì vậy, nếu gỡ được những vướng mắc mà thị trường đang gặp phải gồm: pháp lý, điểm nghẽn về vốn, củng cố niềm tin… thị trường chắc chắn cân bằng trở lại.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II, TIN TỨC VỀ PHÂN TÍCH CỦA CHUYÊN GIA BẤT ĐỘNG SẢN

1. Thị trường bất động sản 2023 trông chờ vào phân khúc nhà ở giá rẻ

Nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền được nhận định là phân khúc bất động sản cứu cánh cho thị trường năm nay. Bởi, dòng sản phẩm này vẫn có tính thanh khoản tốt và lực cầu rất mạnh.

Tập trung nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Hiện nay, thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng lệch pha cung - cầu, đây cũng là nguyên nhân khiến nhà ở chỗ thừa, chỗ vẫn thiếu. Đa số các sản phẩm nhà ở có giá cao đều đang khó bán, còn nhà ở giá vừa túi tiền thì gần như vắng bóng. Trong khi, dòng sản phẩm vừa túi tiền luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân.

Loạt các “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản như Hưng Thịnh, Vingroup, Sun Group, Him Lam,... tham gia hưởng ứng và tham gia vào làm nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Việc các doanh nghiệp cùng “bắt tay” làm nhà ở vừa túi tiền đồng nghĩa tính bền vững của phân khúc này cao hơn, giải cơn “khát” nhà ở của người dân.

Thị trường chờ vào phân khúc nhà ở giá rẻ

Phân khúc “cứu cánh” của thị trường bất động sản 2023

Dòng tiền đầu tư trong năm 2023 sẽ hướng về các sản phẩm có thể khai thác cho thuê như căn hộ, nhà phố và nhà xưởng cho thuê. Với nhóm bất động sản để ở, phân khúc căn hộ giá vừa túi tiền (trên dưới 50 triệu đồng/m2) luôn ghi nhận nhu cầu mua cao vẫn dễ tiếp cận vốn vay ngân hàng và phù hợp tài chính số đông sẽ thu hút dòng tiền.

Bên cạnh đó, Sản phẩm NOXH sẽ có thanh khoản cao. Tuy nhiên giá của nhà ở xã hội cũng bị khống chế, mà chi phí đầu vào liên tục tăng từ lãi suất, nhân công, vật liệu xây dựng. Vì lãi thấp, thậm chí không có lãi nên doanh nghiệp không mặn mà với dòng sản phẩm này

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Thiếu nguồn cung, bất động sản công nghiệp còn nhiều cơ hội phát triển

Các chuyên gia nhận định, nguồn cung bất động sản khu công nghiệp hiện vẫn còn hạn chế nên phát triển phân khúc này vẫn còn nhiều triển vọng tích cực ngay trong hai quý đầu của năm 2023. Dù còn nhiều thách thức, nhưng nhu cầu bất động sản công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2023.

Trong bối cảnh vốn FDI đăng ký mới giảm tốc vào cuối năm 2022, năm 2023 có thể là một năm có nhiều thách thức hơn đối với hoạt động các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam do rủi ro suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra sẽ là động lực tăng trưởng.

BĐS công nghiệp còn nhiều dư địa phát triển

Theo các chuyên gia, đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn. Yếu tố đầu tiên được cân nhắc là bởi VND mất giá ít hơn so với đồng tiền của các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia và các thị trường trọng điểm khác của châu Á Thái Bình Dương như Nhật Bản.

Ngoài ra, các chính sách thu hút FDI của Việt Nam cũng giúp thu hút các nhà đầu tư bằng cách đưa ra nhiều ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu hoạt động, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo và các ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp khác.

Đặc biệt, giá cho thuê đất khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước ASEAN, cụ thể thấp hơn khoảng 30 - 36% so với Indonesia và Thái Lan - các chuyên gia dẫn chứng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Hơn 1/5 dư nợ nền kinh tế dành cho bất động sản, vì sao doanh nghiệp BĐS vẫn than thiếu vốn?

Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố trong Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản diễn ra ngày 8/2, dư nợ tín dụng của lĩnh vực bất động sản vào cuối năm 2022 đạt 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24% so với năm 2021 (mức cao nhất trong 5 năm qua) và chiếm khoảng 21,2% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.

Trao đổi về các kiến nghị của doanh nghiệp BĐS, lãnh đạo các ngân hàng thương mại khẳng định không có chỉ đạo siết tín dụng vào BĐS và không thiếu room tín dụng cho lĩnh vực này.

Lý giải sự khó khăn thanh khoản của các doanh nghiệp bất động sản, đại diện một số ngân hàng cho rằng nguyên nhân xuất phát cấu trúc của thị trường bất động sản "đang có vấn đề" và cũng do chính từ phía các doanh nghiệp.

ông Lưu Trung Thái, CEO Ngân hàng Quân đội (MB) cũng khẳng định với các doanh nghiệp bất động sản. Hiện nay có nhiều tình huống doanh nghiệp bất động sản có dự án giá trị lớn, nhưng vướng mắc ở khả năng thanh toán.

Theo ông Thái, tình trạng này là do mất cân đối nguồn cung. Cụ thể, thị trường BĐS tại TP.HCM vốn bị cho là thiếu hụt nguồn cung, nhưng 80% sản phẩm BĐS tại đây lại thuộc phân khúc cao cấp. Phía ngân hàng cũng không mong muốn cho vay đối với các sản phẩm có giá trị cao, bởi phân khúc này chỉ phục vụ một số ít khách hàng. Ngoài ra, một phần lý do, cũng đến từ việc doanh nghiệp đã dễ dãi trong thiết kế tài chính. Khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp chọn phương án dễ nhất để làm. Một khi đã chọn điều kiện cho vay dễ thì không quản lý được dòng tiền. Chọn những phương án có điều kiện pháp lý ở mức thấp dẫn đến những rủi ro về sau, thực chất là dễ ban đầu nhưng khó về sau.

Vì sao thị trường vẫn thiếu vốn

“Cấu trúc ngành bất động sản không phù hợp. Giải quyết vấn đề này là khó, nhưng cần nhìn thẳng vấn đề. Hai bên thống nhất thì giúp bước đi dài hơn”, ông Thái nói.

Dẫn số liệu từ NHNN, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm ngoái tăng hơn 24% so với cuối năm 2021 và là một trong những lĩnh vực có mức tăng cao nhất. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cho bất động sản cũng chiếm tới 21,2% tổng dư nợ - mức cao nhất trong 5 năm qua. "Nếu nhìn từ những con số thống kê, tín dụng cho bất động sản có phải bị siết, nút thắt về vốn có thực sự chỉ do ngân hàng không”, ông Hùng đặt câu hỏi.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1.Lướt sóng BĐS bị đánh thuế cao: Hết thời đầu cơ, thổi giá tạo bong bóng?

Bộ Tư pháp vừa đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định đánh thuế suất cao hơn với giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn để hạn chế đầu cơ, trục lợi.

Hạn chế đầu cơ, bong bóng bất động sản?

Bộ Tư pháp đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về thuế đối với thu nhập của cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ, theo hướng áp dụng thuế suất cao hơn với giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn (lướt sóng), đảm bảo lợi nhuận thu được từ giao dịch bất động sản phù hợp với tần suất giao dịch, thời gian mua, bán lại bất động sản. Nếu thời gian này diễn ra càng nhanh thì thuế suất càng cao, diễn ra chậm hơn, thuế suất thấp hơn.

Hết thời lướt sóng BĐS

Năm 2022, theo báo cáo từ cơ quan thuế, số thu từ thuế chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản đạt khoảng 41 ngàn tỷ đồng, so với năm 2021 đã tăng hơn 20 ngàn tỷ đồng. Thuế suất với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản đang áp dụng hiện nay là 2%. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, quyền thuê đất, thuê mặt nước và các khoản thu nhập khác nhận được.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. TP.HCM đề xuất sở hữu nhà đất thứ hai sẽ phải chịu những loại phí này

Phương án 1 : Thí điểm thu thuế đối với nhà và đất mà chủ sở hữu không trực tiếp sử dụng cho cá nhân và gia đình (nhà đất thứ hai trở lên).

Phương án 2: Chấp thuận cho TP tăng mức thu liên quan đến nhà đất thứ hai trở lên gồm lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất…

TP HCM đề xuất thuế cho lĩnh vực BĐS

 

Theo chính quyền TP, đề xuất trên sẽ tạo dựng mặt bằng “sạch”, tạo quỹ đất để huy động nguồn lực ngoài xã hội tham gia đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, góp phần chỉnh trang đô thị, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời giảm áp lực cho ngân sách địa phương trong việc phải cân đối, bố trí phần vốn đầu tư xây dựng công trình trên đất.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Từ 6/2, cán bộ cấp "sổ đỏ" phải định kỳ chuyển vị trí công tác

Thông tư 21/2022/TT-BTNMT quy định 7 vị trí công chức ngành tài nguyên môi trường phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, trong đó có vị trí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. Quy định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay (6/2)

Các vị trí phải chuyển đổi công tác định kỳ gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; Cấp giấy phép thăm dò, khảo sát, khai thác khoáng sản;

Một số vị trí phải luân chuyển định kỳ

 

Cấp, cấp đổi, cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường về xả nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung phải xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất thải rắn theo quy định; thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

Cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Xử lý hồ sơ giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;Giao hạn mức đất; quản lý việc áp dụng bồi thường, xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng bồi thường, được hỗ trợ; mức bồi thường, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng; Xử lý vi phạm về môi trường.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Quy định bảo lãnh nhà hình thành trong tương lai làm tăng 2% giá bán

Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), quy định “bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai” làm tăng giá thành, tăng giá bán nhà ở mà người mua nhà phải gánh chịu bằng khoảng 2% giá bán nhà…

LÀM TĂNG GÁNH NẶNG TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI MUA NHÀ

“Chủ đầu tư phải trả  trước “phí bảo lãnh ngân hàng” thường bằng khoảng 2% tổng giá trị tài sản bảo lãnh là dự án nhà ở thương mại có giá trị rất lớn nên “phí bảo lãnh” cũng rất cao. Phí này được tính vào giá thành làm tăng giá bán nhà ở mà cuối cùng thì người mua nhà phải gánh chịu. Trong khi đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang rất nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để kéo giảm giá nhà ở. Do vậy, rất cần thiết xem xét bỏ quy định bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai để góp phần kéo giảm giá bán nhà ở, có lợi cho người mua nhà”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA phân tích.

LÀM GIẢM NĂNG LỰC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà hình thành trong tương lai, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và UBND cấp tỉnh có biện pháp giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn huy động của khách hàng đúng mục đích và bàn giao nhà đúng tiến độ cam kết theo hợp đồng. 

Ở Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) Bộ Xây dựng đã tiếp thu nhiều ý kiến và sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung, điển hình như bổ sung khoản 7 Điều 24 quy định về “đặt cọc” trước thời điểm ký hợp đồng mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai. Qua đó, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng và nhà đầu tư, nhất là để ngăn chặn tình trạng “đầu nậu, cò đất, cò nhà, doanh nghiệp bất lương” lợi dụng quy định “đặt cọc” của Bộ Luật dân sự để thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. 17 kiến nghị của các doanh nghiệp bất động sản với ngành ngân hàng

Các doanh nghiệp kiến nghị tăng room tín dụng cho lĩnh vực bất động sảnm, tháo gỡ khó khăn về vốn để xây dựng nhà ở xã hội, có chính sách riêng về tín dụng đối với cho bất động sản du lịch…

17 kiến nghị của doanh nghiệp BĐS với NHNN

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp bất động sản (là người đi vay) đã có 17 kiến nghị, đề xuất đối với ngành ngân hàng, bao gồm:

  1. Làm rõ, bổ sung quy định về mục đích vay vốn;
  2. Làm rõ, bổ sung quy định về giải ngân;
  3.  Làm rõ, bổ sung quy định về kiểm soát bất động sản theo mục đích;
  4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ;
  5. Xem xét hệ số rủi ro, gia hạn thời gian thực hiện quy định về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn;
  6. Xem xét tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo;
  7. Có hướng dẫn chính sách về tín dụng đối với phát triển các khu đô thị;
  8. Tăng room tín dụng cho lĩnh vực bất động sản; 
  9. Tháo gỡ khó khăn về vốn để xây dựng nhà ở xã hội;
  10. Có chính sách riêng về tín dụng đối với cho bất động sản du lịch; 
  11. Xem xét một số nội dung tại dự thảo Thông tư hướng dẫn vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp tại Thông tư 12/2014/TT-NHNN; 
  12. Cho vay với thời hạn dài hơn thời gian thực hiện dự án; 
  13. Phối hợp với Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về trái phiếu doanh nghiệp; 
  14. Miễn, giảm lãi phí; 
  15. Cân nhắc về điều kiện vay vốn (bỏ Giấy phép xây dựng); 
  16. Sửa Thông tư 16/2021/TT-NHNN theo hướng cho TCTD được đầu tư trái phiếu để cơ cấu lại khoản nợ theo tinh thần Nghị định 65/NĐ-BTC;
  17. Nghiên cứu một gói tín dụng cho vay nhà ở tương tự như gói tín dụng 30.000 tỷ đồng thực hiện từ năm 2013. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Hà Nội: TTTM Aeon Mall Hoàng Mai Giáp Bát sắp được xây dựng

Dự án Aeon Mall Hoàng Mai Giáp Bát sẽ được nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết trên khu đất hơn 8 ha.

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết bãi đỗ xe, trung tâm thương mại Aeon Mall Hoàng Mai Giáp Bát tại các phường Đại Kim và Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.

Theo đó, khu đất nghiên cứu quy hoạch dự án khoảng 8,03 ha, trong đó đất giao thông thành phố chiếm 1,97 ha và diện tích đất nghiên cứu là 6,06 ha.

AEON sắp có thêm cơ sở tại Hoàng Mai (minh họa)

 

Phía bắc dự án giáp hồ Đầm Đỗi; phía Nam giáp đường quy hoạch rộng 24m và tuyến monorail M2; phía Đông giáp đường quy hoạch rộng 30m và khu đất quy hoạch ga Giáp Bát; phía tây giáp đường quy hoạch rộng 24m và khu đô thị Đại Kim - Định Công.

Hà Nội yêu cầu xây dựng bãi đỗ xe ngầm và cao tầng trong khu đất, áp dụng công nghệ đỗ xe tự động đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối thiểu khoảng 4.000 chỗ đỗ xe (ô tô, xe máy) phục vụ cộng đồng và khách vãng lai theo điều chỉnh Quy hoạch phân khu đô thị H2-3 tỷ lệ 1/2.000 tại ô đất ký hiệu D3/HTKT2 đã được UBND thành phố phê duyệt.

Ông Nakagawa Tetsuyuki, Tổng Giám đốc Aeon Mall Việt Nam cho biết, Tập đoàn Aeon Mall hiện vận hành 6 dự án tại Việt Nam, trong đó có 2 dự án tại Hà Nội. Tập đoàn Aeon Mall Nhật Bản nhất trí chủ trương triển khai đầu tư 16 dự án tại Việt Nam đến năm 2025, trong đó tại Hà Nội sẽ có thêm 3-4 dự án.

Tổng Giám đốc Aeon Mall Việt Nam cho biết, dự án Aeon Mall Hoàng Mai đang ở những bước chuẩn bị đầu tư cuối cùng. Phía Tập đoàn đã chuẩn bị đầy đủ về kinh phí, nhân lực, trang thiết bị để có thể khởi công ngay sau khi hoàn thành các thủ tục đầu tư.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Hà Nội lập đồ án quy hoạch phân khu hàng loạt khu công nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 769/QĐ-UBND về việc bổ sung danh mục, kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, danh mục được bổ sung gồm 4 đồ án: Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, thuộc các xã Minh Trí, Tân Dân, huyện Sóc Sơn,  quy mô 302,8 ha; quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Đông Anh, thuộc các xã Nguyên Khê, Xuân Nộn, Thuỵ Lâm, Liên Hà và thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, quy mô 300ha;

Ngoài ra còn quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Bắc Thường Tín, thuộc các xã Liên Phương, Văn Bình, Ninh Sở,  Văn Phú, huyện Thường Tín, quy mô 112 ha; quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phụng Hiệp  thuộc các xã Tô Hiệu, Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên và Dũng Tiến, huyện Thường Tín, quy mô 174,8ha.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan