Tin tức
05/02 2023

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 30.01 - 04.02.2023

  • 293
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

 

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 30.01 đến 04.02.2023 gồm các tin chính sau:

 

I – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG TUẦN QUA

1.Bộ Xây dựng nói gì về đề án xây 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng cho biết đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội; các chính sách ưu đãi chủ đầu tư, chính sách về nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội... nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng cho biết thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật về nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về trình tự, thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Một triệu NOXH cho người thu nhập thấp

 

Đồng thời, ngày 16/8/2021, Bộ Xây dựng cũng ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng đã đề xuất 1 mục riêng về phát triển nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển nhà ở phục vụ cho công nhân, người lao động, góp phần thực hiện đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 nói riêng và công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

II – TIN TỨC VỀ PHÂN TÍCH CỦA CHUYÊN GIA BẤT ĐỘNG SẢN

1.Ước mơ nhà ở xã hội: Người lao động vẫn khó với tới

Tình cảnh 3-4 người ở trong một phòng trọ diện tích chưa đầy 10m2 là hình ảnh rất phổ biến tại thành phố lớn, nhất là những khu vực gần khu chế xuất, khu công nghiệp. Những người lao động ở đây, ai cũng mơ ước mua được căn nhà giá rẻ, phù hợp với khả năng thu nhập của mình. Tuy nhiên, nguồn cung nhà ở xã hội lại đang vô cùng khan hiếm, khiến ước mơ của họ khó thành hiện thực...  

ƯỚC MƠ VẪN QUÁ XA VỜI

Theo thống kê từ các địa phương, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất mới có khoảng 5% số công nhân được ở nhà do doanh nghiệp sử dụng lao động, chính quyền và tổ chức đoàn thể đầu tư xây dựng. Số còn lại chưa có chỗ ở hoặc đang phải thuê nhà ở tạm bợ. Đặc biệt khoảng 95% số công nhân ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp tập trung trên cả nước phải thuê nhà trọ của tư nhân. Phòng trọ do tư nhân xây dựng cho thuê hầu hết đều rất chật hẹp, diện tích sử dụng bình quân từ 3 - 4m2/người, không bảo đảm những điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện, nước, môi trường sinh hoạt chật chội, nhếch nhác, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động.

Ước mơ NOXH vẫn còn xa vời với người dân

 

CẦN CÓ ƯU ĐÃI DOANH NGHIỆP

Trước nhu cầu bức thiết về nhà ở xã hội, trả lời ý kiến của cử tri sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc dành quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để xây dựng nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề xuất phương án bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Thay vào đó, Bộ yêu cầu bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. Cụ thể, UBND cấp tỉnh căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng thời kỳ, phải bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

III, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1. Thủ tướng: Tháo gỡ được khó khăn của thị trường bất động sản sẽ giải quyết được nhiều vấn đề

Thủ tướng yêu cầu rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp, tháo gỡ khó khăn về tín dụng, nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp, nhà ở xã hội và cho công nhân. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản cả về phía người bán và người mua…

BA VẤN ĐỀ CẦN KHẮC PHỤC

Thứ nhất, phản ứng chính sách có thời điểm còn chậm, công tác phân tích có lúc, có lúc còn hạn chế, nguồn vốn tín dụng có thời điểm, có nơi chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của ngươi dân và doanh nghiệp; cần phải bám sát tình hình và mong muốn, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp để phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả hơn.

Thứ hai, công tác thanh tra, giám sát có lúc chưa phát hiện kịp thời các sai phạm để xử lý; cần coi trọng, tích cực hơn nữa  trong công tác này, không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Các ngân hàng thương mại cũng cần phải đóng góp tích cực hơn cho việc làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tích cực xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc, ấm no.

Thứ ba, việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém còn chậm. Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan phải chủ động hơn, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn, nhất là phối hợp với Bộ Tài chính trong công tác đánh giá tài sản của các ngân hàng này, nếu cần thì mời thêm các đơn vị kiểm toán, điều quan trọng là không để xảy ra tiêu cực, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các rủi ro, sai phạm.

Tháo gỡ khó khăn cho NOXH sẽ giải quyết được nhiều vấn đề

 

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

Tập trung chấn chỉnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát toàn hệ thống; tinh thần là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng ai làm sai thì phải bị xử lý; kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm và cảnh báo, chấn chỉnh các biểu hiện vi phạm, các việc làm chưa đúng; ai yếu kém, ai sợ làm thì đứng sang một bên.

Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; tập trung chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng cường minh bạch trong hoạt động, rà soát, xử lý và ngăn ngừa tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, sở hữu chéo, "sân sau", cho vay không đúng quy định của pháp luật.

Nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả quản lý của các tổ chức tín dụng; khẩn trương thực hiện tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại đã được cấp có thẩm quyền cho phép.

Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển cả trước mắt và lâu dài.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

2.Những thủ tục về đất đai, nhà ở thay đổi từ tháng 01/2023

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

3. Đề xuất xây dựng Luật thuế bất động sản

Nếu được thông qua vào năm 2025, Luật thuế bất động sản dự kiến sẽ có các mức thuế khác nhau đối với nhà ở, đất ở và chung cư. Đối với đất chưa đưa vào sử dụng hoặc chậm đưa vào sử dụng theo đúng quy định dự kiến sẽ bị áp dụng mức thuế suất cao.

Bộ Tư pháp đang hoàn thiện dự thảo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh năm 2023 của Chính phủ.

Đề xuất xây dựng luật thuế cho BĐS

 

Luật thuế bất động sản là dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn (đối tượng điều chỉnh là đất, nhà và công trình xây dựng nên có phạm vi và tác động đến toàn thể người dân và doanh nghiệp trên cả nước),...; khi ban hành sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp).

Về mốc thời gian, Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ có thể trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2024 và dự kiến thông qua tại kỳ họp tháng 5/2025.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

5, Thủ tướng: Tiếp tục gỡ khó cho thị trường bất động sản

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tín dụng cho doanh nghiệp và coi đây là "nút thắt cần gỡ để khơi thông cho các thị trường khác liên quan, như trái phiếu doanh nghiệp". Trong tháng 2 này, Chính phủ và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản để khơi thông các thị trường khác như trái phiếu doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tín dụng cho doanh nghiệp và coi đây là "nút thắt cần gỡ để khơi thông cho các thị trường khác liên quan, như trái phiếu doanh nghiệp". Trong tháng 2 này, Chính phủ và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Dầu tháng 2 TTg đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho BĐS

 

Bất động sản là ngành đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ mật thiết với nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Tuy nhiên, thời gian qua, thị trường này gặp không ít khó khăn khi dòng vốn tín dụng bị siết lại, cung dư thừa so với nhu cầu và thị trường còn thiếu minh bạch... Những yếu tố này khiến giao dịch bất động sản giảm, nhiều dự án ngừng trệ không tiếp tục triển khai do đói vốn...

Cuối năm ngoái, Chính phủ đã lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản với sự tham gia của các bộ, ngành. Tổ công tác vừa qua đã làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp bất động sản lớn để lắng nghe và tìm hướng xử lý khó khăn cho các đơn vị.

Thủ tướng cũng giục Bộ Tài chính sớm hoàn thiện, trình Chính phủ để ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 65 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán ra thị trường quốc tế.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

6, Gỡ khó cho nhà ở xã hội

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành 12,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Tuy nhiên đến nay sau hơn 2 năm so với mốc mục tiêu, cả nước mới hoàn thành 62% con số trên.

Cuối năm 2022, Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản.

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, Tổ công tác đã tiếp cận những kiến nghị của các doanh nghiệp, qua đó rà soát và có văn bản yêu cầu các địa phương giải quyết những vướng mắc thuộc thẩm quyền.

"Trình tự triển khai thủ tục phức tạp và không đồng nhất. Cái này thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành, có thể hướng dẫn ngay. Kể cả, những vướng mắc của quy định trong các nghị định thì Tổ công tác cũng như các bộ, ngành sẽ tổng hợp và đưa vào các Nghị định sửa đổi", ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, cho hay.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đề xuất bỏ quy định bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Thay vào đó, UBND cấp tỉnh bố trí quỹ đất dành để phát triển loại hình nhà ở này. Đề xuất này được cho là phù hợp với thực tiễn, nhận được sự đồng tình của các doanh nghiệp.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

7,Hà Nội thanh tra các lĩnh vực xây dựng phát sinh nhiều vi phạm

Theo kế hoạch thanh tra năm 2023, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các quận, huyện: Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Hoài Đức, Gia Lâm, Ứng Hòa. Đối tượng thanh tra là chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan.

Đồng thời, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng tại UBND một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn và cơ quan, đơn vị có liên quan; thanh tra việc thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại một số khu đô thị. Bên cạnh thanh tra theo kế hoạch, Sở Xây dựng Hà Nội cũng chỉ đạo thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra…

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

IV, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1, Hà Nội đề xuất bố trí 811,57 ha để thực hiện dự án trung tâm outlet

Mô hình outlet (trung tâm mua sắm, buôn bán cấp vùng) là loại hình mới tại Việt Nam, tuy nhiên lại rất quen thuộc, phát triển mạnh tại nhiều nước. Khi đi vào hoạt động, các trung tâm này sẽ đóng góp đáng kể vào phát triển dịch vụ, du lịch…

Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp với Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội, UBND các quận, huyện rà soát, xác định địa điểm dự kiến bổ sung chức năng khu tổ hợp outlet. Theo đó, liên ngành đề xuất bố trí quỹ đất thương mại, dịch vụ khoảng 811,57 ha tại khu vực 2 bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp nối Cầu Nhật Tân và sân bay Nội Bài, để thực hiện dự án trung tâm outlet.

Ngoài ra, Sở Công Thương và Sở Quy hoạch-Kiến trúc cũng tiếp tục rà soát, đề xuất bố trí quỹ đất thương mại, dịch vụ tại huyện Sóc Sơn và huyện Thanh Trì để nghiên cứu, đề xuất thực hiện dự án trung tâm outlet thứ 2.

Việc triển khai đầu tư xây dựng 1-2 khu outlet quy mô lớn là một trong 19 chỉ tiêu đề ra tại Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025".

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022