Tin tức
20/12 2022

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 12.12 - 17.12.2022

  • 311
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 12.12 đến 17.12.2022 gồm các tin chính sau:

  1. Nhóm VN30 lao dốc, cổ phiếu BĐS điều chỉnh sâu, VN-Index mất gần 20 điểm
  2. Năm 2023 khó khăn của chủ đầu tư BĐS: Niềm tin giảm, vướng pháp lý, khan hiếm vốn
  3. Thị trường đóng băng, doanh nghiệp tự giải quyết
  4. Dự báo 2023: 3 sản phẩm nhà đất vẫn nóng
  5. HoREA đồng tình không “giải cứu” bất động sản
  6. Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay, tập trung tín dụng vào xây dựng khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
  7. Người dân được quyền góp ý kiến sửa Luật Đất đai như thế nào?
  8. Góc nhìn chuyên gia: Thị trường bất động sản khó có khởi sắc đột biến
  9. Chính phủ tổng lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
  10. Bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng sẽ bị thu hồi nhà và hoàn tiền cho bên mua

I – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG

1.Nhóm VN30 lao dốc, cổ phiếu BĐS điều chỉnh sâu, VN-Index mất gần 20 điểm

co-phieu-bđs-giam-manh
Hàng loạt mã cổ phiếu giảm mạnh

Bộ ba cổ phiếu “họ Vingroup” giảm rất sâu trong phiên 12/12, là nguyên nhân quan trọng khiến chỉ số VN30-Index giảm mạnh 2,6%, nhiều hơn mức giảm 1,88% của VN-Index. Nhiều cổ phiếu bất động sản (BĐS) lao dốc, trong đó, KDH, KBC, DIG, DXG đều giảm kịch sàn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II – TIN TỨC VỀ PHÂN TÍCH CỦA CHUYÊN GIA BẤT ĐỘNG SẢN

1.Năm 2023 khó khăn của chủ đầu tư BĐS: Niềm tin giảm, vướng pháp lý, khan hiếm vốn

Các phân khúc vẫn hoạt động tích cực 

Giám đốc điều hành Savills đánh giá Việt Nam đang trong giai đoạn với những chỉ số về nhân khẩu học đáng lạc quan. Đây là động lực thúc đẩy chi tiêu trong nước, sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, nhu cầu về nhà ở, chi tiêu bán lẻ, tăng trưởng…. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong hai thập kỷ tới, dân số và lực lượng lao động sẽ tiếp tục phát triển trong khoảng thời gian đó.

Đối với phân khúc bất động sản công nghiệp, đại diện Savills cho biết phân khúc này nhận được sự quan tâm rất lớn trong năm 2022. Giá thuê tại TP. HCM đã chạm mức khoảng 300 USD/m2/chu kỳ thuê và tỷ lệ lấp đầy gần như tuyệt đối. Tại vùng lân cận như Long An và Bình Dương, giá thuê đã lên đến gần 180 USD/m2/chu kỳ thuê và nguồn cung có sẵn không quá nhiều và nằm xa trung tâm.

Đặc biệt trên thị trường hiện nay là xu hướng gia tăng sự quan tâm, xây dựng cơ chế đầu tư cho các sản phẩm chuyên biệt như nhà kho xây sẵn (RBW), nhà xưởng xây sẵn (RBF), logistics, data centers…

Đối với thị trường khách sạn, năm 2022 là giai đoạn phục hồi của TP. HCM và Hà Nội nhờ lượng khách doanh nhân, chuyên gia thông qua các hoạt động MICE

2023 là năm khó của chủ đầu tư

Chia sẻ trong sự kiện “2023: A Market Outlook”, ông Neil MacGregor nhìn nhận đây là thời điểm khó khăn với các chủ đầu tư trong nước. 

“Niềm tin của người mua nhà đang giảm, những vướng mắc về khung pháp lý là nỗi đau đầu lớn với các chủ đầu tư, nguồn vốn khan hiếm do siết tín dụng kéo theo tính thanh khoản sụt giảm, đồng thời chi phí xây dựng tăng lên. Có thể nói đây không phải là một môi trường kinh doanh lý tưởng với các doanh nghiệp”, ông nói.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2.Thị trường đóng băng, doanh nghiệp tự giải quyết

doanh-nghiep-bds-tu-cuu-minh
Doanh nghiệp BĐS phải tự giải cứu bản thân

Trong thời gian gần đây thị trường bất động sản những tháng vừa qua phải đối mặt với nhiều khó khăn như: tình hình giao dịch chậm lại, nhiều dự án vướng thủ tục pháp lý và hạn chế trong tiếp cận vốn tín dụng… Các sàn BĐS đang rất khó ở, đứng trước nguy cơ nghỉ tết sớm từ bây giờ đến hè như thời giãn cách. Đứng trước tình thế đó, các doanh nghiệp BĐS đã có các cách rã đông của riêng mình.

NHIỀU MỨC CHIẾT KHẤU HẤP DẪN

Hiện nay nhiều doanh nghiệp còn sử dụng biện pháp tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động. Thậm chí có doanh nghiệp giảm đến 50% lực lượng. Dòng tiền đối với doanh nghiệp giống như dòng máu của con người. Để nuôi sống doanh nghiệp phải có tiền, vì vậy ở giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp đành chấp nhận cắt bớt chi tiêu, giảm nhân sự, miễn sao có dòng tiền giúp duy trì sự sống cho doanh nghiệp. Bởi còn dòng tiền là còn tồn tại, hết dòng tiền là doanh nghiệp “tắc thở”.

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỤ THỂ

Bàn về giải pháp “rã băng”, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu nêu quan điểm, ngoài sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp địa ốc, Nhà nước cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Đặc biệt là hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 cùng một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Ngoài ra, nên xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách “cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi” để các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý, để mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có mức giá đề xuất không quá 1,8 tỷ đồng/căn (tương tự như cơ chế của gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ), bởi lẽ nhiều năm qua, hầu hết người mua nhà ở xã hội đã phải vay với lãi suất thương mại 9-10%/năm.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3.Dự báo 2023: 3 sản phẩm nhà đất vẫn nóng

Kịch bản 2023 với hai gam màu

Theo đó, kịch bản thứ nhất nhiều khả năng xảy ra hơn. Để thích ứng, doanh nghiệp BĐS cần chủ động cơ cấu lại sản phẩm tại các dự án đang phát triển theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Đồng thời tập trung phát triển nhiều hơn sản phẩm có giá phù hợp tại các dự án mới. Khi đó, thị trường sẽ lưu thông và thanh khoản tốt hơn.

Thiên về kịch bản BĐS vẫn còn khó khăn, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, cho hay mặc dù Ngân hàng Nhà nước vừa nới room tín dụng toàn hệ thống thêm 1,5%-2% nhưng dòng vốn sẽ được giám sát chặt, rót vào lĩnh vực ưu tiên. Không có chuyện ngân hàng bơm vốn giải cứu BĐS, song song đó là thị trường trái phiếu cũng chưa thể sớm lấy lại niềm tin của nhà đầu tư.

Phân khúc cho thuê sáng sủa

Chia sẻ về phân khúc sẽ sáng cửa cho nhà đầu tư trong năm 2023, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc batdongsan.com.vn, cho biết trong bối cảnh mặt bằng giá bán BĐS tăng cao, nhà đầu tư chuyển sang quan tâm mảng cho thuê nhiều hơn. Hai năm qua, giá BĐS tăng 30%-40% nhưng giá trên thị trường cho thuê chưa có sự tăng trưởng tương ứng.

Bên cạnh đó, số lượng chuyên gia, người lao động nước ngoài trở lại Việt Nam cũng tiếp tục tăng cao, giúp thị trường căn hộ cho thuê nhộn nhịp hơn. Đặc biệt, với phân khúc khách hàng này nhu cầu thuê nhà cao cấp, chất lượng cao sẽ lớn, họ sẽ chấp nhận bỏ ra số tiền thuê nhà cao hơn.

Hai sản phẩm khác dự báo sẽ có gam màu tươi sáng là BĐS công nghiệp và văn phòng cho thuê.

Quý III/2023 thị trường sẽ phục hồi

Các dự báo cho rằng năm tới một số nước trên thế giới sẽ suy thoái trong ngắn hạn. Chậm nhất là đầu năm 2024, kinh tế thế giới sẽ trở lại quỹ đạo phục hồi. Tuy nhiên, thị trường BĐS đi trước khoảng một quý hoặc vài tháng nên sự phục hồi khả năng cao sẽ xuất hiện từ quý III năm sau.

Click để đọc chi tiết về bài viêt!

III – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1.HoREA đồng tình không “giải cứu” bất động sản

HoREA thống nhất quan điểm không giải cứu thị trường bất động sản, doanh nghiệp bất động sản mà chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết tại Kết luận cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chỉ đạo kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ hai chỉ xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đủ rõ và có sự đồng thuận, thống nhất cao, để giải quyết một số vấn đề cấp bách trước mắt trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

khong-giai-cuu-thi-truong-bds
HoRea đồng tình không giải cứu thị trường BĐS

Trong đó, cần xem xét hỗ trợ lãi suất hợp lý cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu, để doanh nghiệp bất động sản vượt qua khó khăn và hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, tăng trưởng theo hướng phát triển minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững. 

Hiệp hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ hai xem xét, cho phép các doanh nghiệp bất động sản chuyển nhượng dự án bất động sản được áp dụng Điều 10 Nghị quyết số 42 (ngày 21/06/2017) của Quốc hội khóa 14 “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” cho phép chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản

Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách “cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi” (theo Nghị quyết số 973 (ngày 08/07/2020) 

Để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, đến năm 2023, phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, chống lợi ích nhóm, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật… 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2.Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay, tập trung tín dụng vào xây dựng khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các biện pháp kịp thời, hiệu quả, chỉ đạo các ngân hàng thương mại một số nội dung.  

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, trong đó có xây dựng khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, chống sở hữu chéo, các hoạt động không lành mạnh, không đúng hướng, trục lợi chính sác và khẩn trương kiện toàn lãnh đạo Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng trước ngày 20/12 tới.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3.Người dân được quyền góp ý kiến sửa Luật Đất đai như thế nào?

Từ ngày 3/1 đến 15/3/2023, người dân có thể đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đất đai sửa đổi bằng văn bản, tham gia hội nghị, hoặc qua các cổng thông tin điện tử.

Chiều 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết việc lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai sửa đổi. Việc lấy ý kiến sẽ được tiến hành từ ngày 3/1 đến hết ngày 15/3/2023.

Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua các hình thức sau: Góp ý trực tiếp bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các các cơ quan thông tấn báo chí; điều tra xã hội học về nội dung chính sách và tác động các chính sách trong dự thảo Luật…

sua-luat-dat-dai
Người dân có thể đóng góp sửa luật đất đai

Nội dung lấy ý kiến về toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm. Cụ thể, việc lấy ý kiến nhân dân tập trung vào nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; trường hợp, tiêu chí, điều kiện thu hồi đất; việc lập và thực hiện khu tái định cư; hình thức lấy ý kiến và trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình khi làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; nguyên tắc áp dụng pháp luật; quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4.Góc nhìn chuyên gia: Thị trường bất động sản khó có khởi sắc đột biến

“Những tháng cuối năm 2022, đến Tết âm lịch Quý Mão, thị trường bất động sản được dự báo là không sôi động, kéo theo các luồng tiền những tháng cuối năm không có khởi sắc đột biến”.

Thị trường bất động sản hiện đang phải đối mặt với một số rủi ro.

Một là, rủi ro kinh tế quốc tế. Kinh tế thế giới đang tiềm tàng những bất ổn. Vấn đề là khi nào khủng hoảng nổ ra. Liệu quy mô cuộc khủng hoảng lớn như thế nào?

Thứ hai, rủi ro về kinh tế vĩ mô. Lạm phát, lãi suất và tỷ giá có tiếp tục tăng hay không? Tín dụng đối với thị trường bất động sản có tiếp tục bị kiểm soát hay không? Đầu tư công có tiếp tục giải ngân cao hay thấp? Đầu tư nước ngoài có biến động thế nào? Vấn đề xuất nhập khẩu, nhất là xăng dầu được quản lý thế nào? 

Thứ ba, rủi ro thị trường. Thị trường bất động sản đang điều chỉnh theo hướng đi xuống. Nếu không có chính sách nào đặc biệt, thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh xuống cho tương ứng với khoản tài chính đã bị rút khỏi hiện trường do các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn. 

Thứ tư, rủi ro đối tác. Ngoài những rủi ro như các năm, hiện nay xuất hiện thêm rủi ro phái sinh là một số doanh nghiệp bị phong toả tài sản do liên quan đến các doanh nghiệp đnag gặp các vấn đề pháp lý. Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác đang có những diễn biến tài chính khó khăn.

Thứ năm, rủi ro chính sách. Các vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng, lãi suất, tỷ giá… nếu thay đổi theo hướng tăng cao hơn nữa sẽ tác động đến thị trường bất động sản. Đặc biệt, trong năm 2023, Luật đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh sẽ được thông qua.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5.Chính phủ tổng lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tư lệnh ngành, đơn vị trực thuộc Trung ương thực hiện nhiều biện pháp để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở ổn định, lành mạnh, bền vững, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên góp phần phục hồi phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu 8 nhiệm vụ.

Thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, đơn vị chủ động triển khai tích cực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 17/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương, ngân hàng thương mại và các chủ thể liên quan tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm chi phí, giảm thủ tục hành chính, tăng cường số hóa để cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho nền kinh tế; cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại với giá phù hợp, khả thi của thị trường và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển

thao-go-kho-khan-bds
Chính phủ tổng lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

Thứ ba, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện: Chủ động rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp lý theo thẩm quyền để đôn đốc, hướng dẫn; trường hợp vượt thẩm quyền thì trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để tháo gỡ các khó khăn thuộc lĩnh vực đất đai trong triển khai thực hiện phát triển thị trường và các dự án bất động sản.

Thứ tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện: Khẩn trương rà soát sửa đổi, bổ sung kịp thời quy định, pháp luật về đầu tư, đấu thầu để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư, đấu thầu dự án bất động sản.

Thứ năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo rà soát việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản và có giải pháp phù hợp, hiệu quả góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững theo tinh thần Công điện số 1163/CĐ-TTg ngày 13/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ sáu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động, tích cực hơn nữa để chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị khẩn trương rà soát lập danh mục các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bất động sản trên địa bàn; đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với từng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai để chủ động, quyết liệt xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cụ thể, rõ ràng các vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ trong trường hợp vượt thẩm quyền. Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án bất động sản, dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường; báo cáo các cấp có thẩm quyền giải quyết đối với các trường hợp vượt thẩm quyền các cấp, các địa phương.

Thứ bảy, các doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có liên quan tích cực, chủ động cơ cấu lại các phân khúc khách hàng, các sản phẩm, giá cả, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán… phù hợp, khả thi, thuận lợi cho khách hàng, người dân, nhất là những đối tượng có nhu cầu thực sự và có tính khả thi.

Thứ tám, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi, đề nghị các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, chủ thể có liên quan chung sức, đồng tâm, hợp lực để vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản đúng quy luật, hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6.Bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng sẽ bị thu hồi nhà và hoàn tiền cho bên mua

Theo Bộ Xây dựng, các hành vi vi phạm về mua bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng sẽ bị buộc thu hồi nhà và hoàn trả bên mua, bên thuê mua số tiền mua, thuê, thuê mua nhà theo quy định…

Bộ Xây dựng vừa nhận được kiến nghị của cử tri với nội dung xem xét xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc mua, bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng, đồng thời cần có thêm những chủ trương, chính sách hợp lý hơn để công nhân, lao động nghèo có thể tiếp cận các dự án nhà ở xã hội.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết việc xử lý tình trạng đối tượng mua nhà ở xã hội chưa đúng quy định thì Bộ đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Theo đó, tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 6 Điều 64 quy định cụ thể hành vi vi phạm về bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng theo quy định và biện pháp khắc phục hậu quả, là buộc thu hồi nhà ở xã hội và buộc hoàn trả bên mua, bên thuê mua số tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đã có các văn bản đôn đốc địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hành vi vi phạm trong việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022