Tin tức
20/12 2022

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 05.12 - 10.12.2022

  • 284
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 28.11 đến 03.12.2022 gồm các tin chính sau:

  1. Trước ngưỡng ‘suy thoái’, bất động sản đồng loạt sa thải nhân sự
  2. Thị trường bất động sản năm 2023 kỳ vọng vào chính sách mới
  3. Bất động sản bán tháo mạnh, nên mua hay chờ giảm tiếp?
  4. Thị trường bất động sản sẽ đảo chiều từ trầm lắng sang phục hồi vào năm 2023?
  5. Tiền đẻ ra tiền: Chuyên gia Dragon Capital nói ở Việt Nam, BĐS vẫn là kênh đầu tư tốt, giúp nhiều người giàu lên nhanh chóng
  6. Thúc đẩy dự án nhà ở giá rẻ
  7. Kinh nghiệm “thanh lọc” thị trường bất động sản
  8. Năm 2023, TP.HCM dự kiến tăng hệ số điều chỉnh giá đất thêm 1 lần
  9. Tiền đẻ ra tiền: Chuyên gia Dragon Capital nói ở Việt Nam, BĐS vẫn là kênh đầu tư tốt, giúp nhiều người giàu lên nhanh chóng
  10. Thúc đẩy dự án nhà ở giá rẻ
  11. Kinh nghiệm “thanh lọc” thị trường bất động sản
  12. Năm 2023, TP.HCM dự kiến tăng hệ số điều chỉnh giá đất thêm 1 lần
  13. HoREA: Thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội bị “tắc” ngay từ cửa đầu tiên

ban-tin-bds-timespro-tu-05.12-den-10.12.2022

I – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG

1.Trước ngưỡng ‘suy thoái’, bất động sản đồng loạt sa thải nhân sự

Trước tình hình thị trường bất động sản ở ngưỡng “suy thoái”, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải thu hẹp quy mô hoạt động, buộc giảm đến 50% lực lượng lao động. Giải pháp nào để làn sóng sa thải nhân viên dừng lại?

Giảm nhân sự, cắt lương thưởng

Trong một văn bản vừa gửi Thủ tướng, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã đề cập tới hàng loạt những khó khăn mà doanh nghiệp địa ốc phải đối mặt, trong đó nổi lên chuyện cắt giảm nhân sự.

Giải pháp “bó đũa chọn cột cờ”?

Giải pháp cuối của HoREA là đề nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét lựa chọn khoảng 10 tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn có nhiều dự án bị “vướng mắc” pháp lý phải dừng thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, dừng thực hiện thi công, dừng các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho khách hàng để tập trung tháo gỡ, tạo niềm tin và “cú huých” cho thị trường bất động sản

click để đọc chi tiết về bài viết!

II – TIN TỨC VỀ PHÂN TÍCH CỦA CHUYÊN GIA BẤT ĐỘNG SẢN

1.Thị trường bất động sản năm 2023 kỳ vọng vào chính sách mới

Năm 2022 đã có nhiều Nghị quyết, Nghị định mới ban hành liên quan đến chính sách cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên với “độ trễ” thông thường, thị trường năm 2023 kỳ vọng sẽ được “hưởng lợi”.

thi-truong-2023-ky-vong-chinh-sach-moi
Thị trường BĐS 2023 kỳ vọng chính sách mới

Các chuyên gia nhận định, năm 2023, một số chính sách mới liên quan khung giá đất, đánh thuế bất động sản, hồ sơ chào bán, pháp lý dự án… dự báo sẽ mang đến những tác động lớn với thị trường bất động sản.

Trên thực tế, từ năm 2022 đã có nhiều Nghị quyết, Nghị định mới ban hành liên quan đến chính sách cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên với “độ trễ” thông thường, những chính sách này sẽ có nhiều tác động với thị trường kể từ năm 2023. 

Các chính sách mới về đất đai, minh bạch thị trường, thuế, trái phiếu… trong các Nghị định, Nghị quyết mới được ban hành sẽ giúp thị trường bất động sản 2023 có nhiều “điểm sáng” từ việc cải thiện tâm lý người mua, nhà đầu tư cũng như gia tăng niềm tin của người dân vào thị trường, chính sách quản lý. Đây là những yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh và bền vững hơn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2.Bất động sản bán tháo mạnh, nên mua hay chờ giảm tiếp?

Bước vào tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sản đang lộ rõ những khó khăn. Nhiều phân khúc bất động sản giảm giá, nhiều nơi cắt lỗ, bán tháo. Dù giá giảm vậy nhưng đa số người dân có tiền hay có nhu cầu vẫn thận trọng thăm dò..

Theo khảo sát của phóng viên, hiện các phân khúc liền kề, biệt thự tại các quận Long Biên, Hà Đông… đã giảm từ 20-30% so với đầu năm. Dù nhiều nơi rao bán nhưng các chuyên gia cũng cho rằng thị trường vẫn phải chờ thêm thời điểm thích hợp mới nên mua vào

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3.Thị trường bất động sản sẽ đảo chiều từ trầm lắng sang phục hồi vào năm 2023?

Nửa cuối năm 2022 đã chứng kiến nốt trầm của thị trường bất động sản với tâm lý lo ngại và hoang mang. Diễn biến này được dự báo sẽ chỉ kéo dài khoảng thời gian ngắn. Thị trường địa ốc sẽ đảo chiều theo hướng tích cực trong năm 2023.

ky-vong-thi-truong-bds-hoi-phuc
Kỳ vọng thị trường đảo chiều từ trầm lắng sang hồi phục

Đầu tiên là nhu cầu mua nhà của người dân vẫn cao . Tại thị trường Hà Nội và TP.HCM vẫn ghi nhận lượng giao dịch mua chung cư, nhà trong ngõ. Một báo cáo mới đây của đơn vị nghiên cứu batdongsan.com.vn ghi nhận, trong quý IV/2022, lượt tìm mua bất động sản tại TP.HCM ước tính tăng 18% so với quý 1/2022, trong khi con số này của Hà Nội lại giảm 8%.

Thứ hai, dòng tiền từ FDI vào bất động sản vẫn không ngừng đổ mạnh, được dự báo trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy tính đến ngày 20/9, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Thứ ba, dòng vốn tiếp cận từ ngân hàng trở nên dễ dàng. Cách đây hơn 2 ngày, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng (room) cho toàn hệ thống ngân hàng thêm khoảng 1,5 – 2%. Như vậy sẽ có thêm khoảng 200.000 tỉ đồng vốn cho nền kinh tế. Cơ hội vay mua bất động sản cũng trở nên dễ dàng khi phía nhà băng đang rộng mở room tín dụng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4.Tiền đẻ ra tiền: Chuyên gia Dragon Capital nói ở Việt Nam, BĐS vẫn là kênh đầu tư tốt, giúp nhiều người giàu lên nhanh chóng

Chuyên gia Dragon Capital cho rằng xu hướng tham gia vào bất động sản có thể thay đổi và ông đánh giá cao lĩnh vực công nghệ – nơi được dự đoán sẽ đẻ ra nhiều tỷ phú Việt trong tương lai.

Khi được hỏi về mốc thời gian đạt được cột mốc 1 triệu USD, ông Hans Nguyễn -Hans Nguyễn, quản lý cao cấp đào tạo kênh phân phối Dragon Capital Việt Nam, cho biết cách đây 20 năm, ở tuổi 40, khi đang làm việc tại ngân hàng Thụy Sĩ – UBS, ông đã hái được trái ngọt với các khoản đầu tư vào những công ty công nghệ thuộc top 100 của Nasdaq ở Bắc Mỹ.

chuyen-gia-noi-bds-la-kenh-tien-de-ra-tien
Chuyên gia Dragon capital: BĐS là kênh đầu tư tiền đẻ ra tiền

Gần đây, bên cạnh bất động sản, ở Việt Nam rộ lên xu thế đầu tư để tìm kiếm cơ hội làm giàu nhanh qua các sản phẩm tài chính liên quan đến công nghệ như tiền số, NFT,… Trước vấn đề này, ông Hans Nguyễn đã chia sẻ góc nhìn thông qua trải nghiệm của bản thân tại nhiều quốc gia như Thụy Sĩ, Mỹ.

Cụ thể, vị chuyên gia cho biết trái ngược với Việt Nam – nơi mà bất động sản là lĩnh vực giúp nhiều người giàu lên nhanh chóng, ở Thụy Sĩ, đa phần người giàu lên đều nhờ thị trường chứng khoán trong khi những người thành công, giàu nhất xã hội Mỹ đều giàu lên nhờ công nghệ.

Theo ông Hans Nguyễn, mỗi thị trường lại có một cái riêng. Hiện tại, ở Việt Nam, bất động sản vẫn là một kênh đầu tư tốt nhưng vị chuyên gia Dragon Capital cho rằng xu hướng này có thể thay đổi và ông đánh giá cao lĩnh vực công nghệ – nơi được dự đoán sẽ đẻ ra nhiều tỷ phú Việt trong tương lai..

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1.Thúc đẩy dự án nhà ở giá rẻ

Mô hình nhà ở xã hội (NƠXH) với giá rẻ, phù hợp cho người thu nhập thấp được triển khai từ nhiều năm qua. Hàng trăm nghìn căn hộ theo hình thức này ra đời, tuy nhiên chỉ mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu. Để mọi người dân, nhất là công nhân lao động ai cũng có nơi “an cư lạc nghiệp”, các tỉnh, thành phố phía Nam đã xây dựng kế hoạch phát triển NƠXH có quy mô lớn.

thuc-day-xay-dung-nha-o-gia-re
Thúc đẩy xây dựng nhà ở giá rẻ

Cung không đủ cầu

Ông Phạm Chí Tâm – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết, khoảng 60% công nhân thu nhập từ vừa đủ đến thiếu hụt trong chi tiêu. Do vậy, phần lớn những công nhân này không có khả năng mua nhà mà chỉ cần có chỗ thuê khang trang, phù hợp túi tiền.

Là một doanh nghiệp lĩnh vực địa ốc, ông Trần Quốc Dũng – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, cách điều tiết NƠXH hiện nay đang có những bất cập, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Dũng kiến nghị đối với các khu đất do chủ đầu tư tự tạo lập thì cho phép doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương án bố trí bằng đất tại khu vực phù hợp để phát triển NƠXH hoặc bằng tiền mà không phân biệt quy mô khu đất, dự án.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2.Kinh nghiệm “thanh lọc” thị trường bất động sản

Nhiều quốc gia đã nhiều lần trải qua khủng hoảng bất động sản (BĐS) nên vô số bài học được rút ra nhưng vẫn không có biện pháp nào là “chìa khóa vạn năng”.

Hai điển hình

Trước khi hệ thống nhà đất Mỹ đổ vỡ năm 2008, lãi suất liên ngân hàng đã giảm 11 lần trong vòng một năm rưỡi, từ 6,5%/năm xuống 1,75%/năm. Hàng loạt định chế tài chính đã sẵn sàng cho vay mạo hiểm trên thị trường BĐS.

Tại thời điểm đó, chính quyền liên bang Mỹ và Chủ tịch FED Ben Bernake đạt được thống nhất bơm thêm 900 tỷ USD để giải cứu thị trường BĐS. Đặc biệt, Quốc hội Mỹ soạn ra Bộ Luật “Ổn định kinh tế khẩn cấp” cho phép Bộ Tài chính Mỹ chi ra gần 1.000 tỷ USD để mua lại nợ xấu, đặc biệt là chứng khoán thế chấp bằng BĐS.

kinh-nghiem-thanh-loc-thi-truong-bds
Kinh nghiệm thanh lọc thị trường BĐS

Phương pháp “giải cứu” BĐS của Trung Quốc hiện nay khá giống Mỹ cách đây 15 năm. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (BPoC) chủ trì bơm vốn cho hệ thống ngân hàng. Trong khi quỹ đầu tư địa phương được sử dụng để mua lại các dự án BĐS dang dở. Ngoài ra, quốc gia này đẩy mạnh tái cấu trúc các dự án BĐS của các doanh nghiệp phá sản thành nhà ở xã hội.

Cần linh hoạt quản lý

Cần sàng lọc, có tiêu chí cho vay và ưu tiên cho vay các dự án có tính thanh khoản cao, hạn chế cho vay các dự án cao cấp. Đồng thời, chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch BĐS, nhất là đối với các hợp đồng huy động vốn, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, giao dịch thuê nhà ở để giảm áp lực tiền mặt và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia.

Ngoài ra, Nhà nước cần đóng vai trò lớn hơn trong việc tài trợ cho lĩnh vực nhà ở xã hội – một phân nhánh quan trọng của thị trường BĐS hiện đại. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3.Năm 2023, TP.HCM dự kiến tăng hệ số điều chỉnh giá đất thêm 1 lần

Theo UBND TP.HCM, việc tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 là cần thiết để tiếp tục từng bước giá đất được xác định tiệm cận giá thị trường…

ho-chi-minh-tang-he-so-dat
TP Hồ Chí Minh tăng hệ số đất

Ngày 7/12/2022, tại kỳ họp thứ 8, HĐND TP.HCM khóa X, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã trình bày tờ trình về việc tăng thêm hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 (hệ số K).

Theo tờ trình, UBND TP.HCM quy định hệ số K năm 2023 tăng 1,0 so với năm 2022 được ban hành tại Quyết định 53/2021 của UBND TP.HCM (tương ứng hệ số 2,5 đến 3,5 so với bảng giá đất).

Khi đó, giá đất sau khi nhân với hệ số điều chỉnh bằng khoảng 18%-50% giá thị trường (tùy theo khu vực, mục đích sử dụng đất, hình thức sử dụng đất).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. HoREA: Thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội bị “tắc” ngay từ cửa đầu tiên

Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch Đầu tư theo cơ chế một cửa. Nhưng lại bị mất nhiều thời gian hơn, không tốt hơn, thậm chí bị “tắc” ngay từ cửa đầu tiên.

Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa có văn bản Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về việc đề xuất quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội.

Cụ thể, HoREA cho biết, trong thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Vướng mắc do quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020. quy định này yêu cầu “đánh giá sự phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu”, “giấy tờ chứng minh đất đã được giải phóng mặt bằng” (được cấp huyện xác nhận), “tài liệu chứng minh dự án không thuộc Danh mục dự án thu hồi đất”

thu-tuc-xay-dung-noxh-gap-kho-khan
Thủ tục xây dựng nhà ở xã hội gặp khó khăn

Hiệp hội cho rằng, thủ tục này theo cơ chế một cửa nhưng lại bị mất nhiều thời gian hơn, không tốt hơn, thậm chí bị “tắc” ngay tại cửa đầu tiên là khâu “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” tại Sở Kế hoạch Đầu tư, so với trước đây làm theo cơ chế “nhiều cửa” thì doanh nghiệp có thể đồng thời trực tiếp làm việc song song với từng Sở, ngành, quận, huyện để được thẩm định nên có kết quả nhanh hơn hiện nay.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan