Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 28.11 đến 03.12.2022 gồm các tin chính sau:
- Giá nhà chung cư có xu hướng quay đầu giảm
- Bất động sản thu hút hơn 4 tỷ USD vốn nước ngoài
- Novaland thay đổi HĐQT, tái cấu trúc toàn diện
- Dự thảo Luật Đất đai và cuộc cải cách lần thứ 4
- “Bức tranh” thị trường bất động sản năm 2023 sẽ ra sao?
- ‘Việt Nam không thể bơm tiền cứu bất động sản như Trung Quốc’
- Doanh nghiệp BĐS lớn đã ‘kêu khó’ những gì với Tổ công tác gỡ vướng của Thủ tướng?
- Đông Nam Bộ sẽ trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực Đông Nam Á
TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG
1.Giá nhà chung cư có xu hướng quay đầu giảm
Sau phân khúc đất nền, căn hộ thứ cấp đã có sự điều chỉnh về giá. Nguyên nhân từ việc, thời gian qua, giá chung cư tăng cao, dù sức cầu lớn nhưng người mua không đủ khả năng để xuống tiền. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao cũng là rào cản khiến thanh khoản giảm.
Lúc này, thị trường liên tục có những khó khăn, vướng mắc, dù lực cầu của căn hộ có nhu cầu thực vẫn rất cao, nhưng mức giá lại là rào cản. Theo đó, lượng thanh khoản ở phân khúc này cũng sụt giảm nhanh chóng.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
2. Bất động sản thu hút hơn 4 tỷ USD vốn nước ngoài
Ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng thứ hai trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI trong 11 tháng qua với hơn 4 tỷ USD.
Thống kê mới đây của Cushman & Wakefield cho thấy, khối lượng giao dịch các thương vụ M&A bất động sản đã chính thức công bố rộng rãi trong 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt hơn 1,5 tỷ USD. Đây là mức giá trị giao dịch cao nhất trong 5 năm vừa qua, chủ yếu tâp trung vào phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại các thành phố trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, và Đồng Nai.
Dòng vốn đầu tư bất động sản sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm 2022, nhờ một loạt điều chỉnh chính sách quản lý nhà nước có liên quan, nổi bật là: Nghị định số 65/2022/NĐ-CP là cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp; bổ sung nhiều đề án kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội cả từ trung ương, các địa phương và doanh nghiệp.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
3. Novaland thay đổi HĐQT, tái cấu trúc toàn diện
Novaland đang thực hiện thủ tục xin ý kiến cổ đông về việc thay đổi cơ cấu HĐQT, điều chỉnh số lượng thành viên HĐQT từ 7 xuống 5 và bầu cử lại thành viên HĐQT.
Với các nguồn lực hiện có, Novaland đã và đang tiếp tục nỗ lực triển khai các hoạt động bán hàng, thu xếp nguồn vốn, cắt giảm các khoản đầu tư chưa thật sự cần thiết để tối ưu chi phí, tập trung nguồn lực tối đa hoàn thiện các dự án trọng điểm đang triển khai như Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và các dự án BĐS trung tâm TP HCM
Theo thông tin từ CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL), HĐQT doanh nghiệp đã nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên độc lập HĐQT của ông Jeffrey David Perlman, ngày hiệu lực từ 30/11/2022.
Doanh nghiệp thông tin thêm, trước tình hình biến động của kinh tế vĩ mô thế giới và chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước, HĐQT và Ban điều hành doanh nghiệp quyết liệt đưa ra những giải pháp mạnh mẽ.
Cụ thể, Novaland tinh giảm các ngành nghề chưa cần thiết, cắt giảm nhân sự, điều chỉnh lại chiến lược; song song đó mời các chuyên gia, các đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới vào để giúp doanh nghiệp tái cấu trúc để đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện doanh nghiệp cùng các cổ đông, đối tác nước ngoài, các đội ngũ chuyên gia hàng đầu của EY – Parthenon, Red Capital, Công ty luật YKVN,… đánh giá tổng thể tình hình và đưa ra các giải pháp tái cấu trúc toàn diện. Theo đề án tái cấu trúc, ông Bùi Thành Nhơn sẽ trở lại với cương vị là Chủ tịch HĐQT Novaland.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
TIN TỨC VỀ PHÂN TÍCH CỦA CHUYÊN GIA BẤT ĐỘNG SẢN
1.Dự thảo Luật Đất đai và cuộc cải cách lần thứ 4
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, một trong những lĩnh vực cần tới những thay đổi lớn về chính sách nhiều nhất cho phù hợp với sự phát triển của từng giai đoạn chính là đất đai. Khi dự thảo Luật Đất đai được Bộ Tài Nguyên và Môi trường tiếp tục xin ý kiến, câu chuyện tích tụ ruộng đất lại tiếp tục được mang ra bàn thảo và nóng lên.
Tiếp tục giải phóng tư liệu sản xuất
hời điểm này, mọi vấn đề đã chín muồi để chúng ta có thể xây dựng một cuộc “cải cách” lần thứ tư về đất đai với mục tiêu tập trung vào giải phóng tư liệu sản xuất, tức là đất đai, để tạo điều kiện đầu tư với tầm nhìn dài hạn nhằm phát triển bền vững nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.
Như vậy, việc đầu tiên phải làm là giải phóng tư liệu sản xuất đất đai nông nghiệp khỏi mọi hạn chế, cụ thể là gạt bỏ “hạn điền” và “thời hạn” để tạo yên tâm cho đầu tư dài hạn, đầu tư chiều sâu.
“Cơi nới” là chưa đủ
Theo cơ chế quản lý thời hạn như vậy, khi hết thời hạn, cơ quan nhà nước phải xem xét tất cả mọi trường hợp để quyết định gia hạn cho ai và không gia hạn cho ai. Nguy cơ tham nhũng lại xuất hiện. Cơ chế “vất vả” này có thể thay bằng cơ chế hiệu quả hơn: xóa bỏ đi thời hạn, trên thực tế cứ ai vi phạm pháp luật hay sử dụng đất kém hiệu quả hay thay đổi quy hoạch là nhà nước thu hồi đất. Cách quản lý này “thong dong” hơn nhiều.
Quy luật chung vẫn là đất đai hết tập trung rồi sang phân tán, và ngược lại. Hình thức có vẻ giống nhau, nhưng nội dung thì khác nhau hoàn toàn về chất. Tập trung đất đai là tất yếu trong cuộc cải cách ruộng đất lần này. Phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp phải gắn với quá trình chuyển dịch đất đai và lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Muốn đạt kết quả tốt trong cơ chế thị trường, chúng ta không được duy ý chí.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
2.“Bức tranh” thị trường bất động sản năm 2023 sẽ ra sao?
Giới chuyên gia chung nhận định rằng, “bức tranh” bất động sản năm 2023 chưa sáng sủa. Để thị trường có thể phục hồi mạnh mẽ trở lại cần phải có hỗ trợ về pháp lý trong phát triển dự án cho các doanh nghiệp.
Nhiều chuyên gia nhận định “bức tranh” bất động sản năm 2023 chưa sáng sủa, bởi việc thủ tục hành chính trong lĩnh vực bất động sản vẫn còn vướng mắc. Nếu pháp lý được tháo gỡ cho các dự án bất động sản đang vướng mắc thì đây có thể là điểm sáng cho thị trường này.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
3.’Việt Nam không thể bơm tiền cứu bất động sản như Trung Quốc’
Thị trường bất động sản Việt Nam cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn tương tự như thị trường Trung Quốc. Việc tắc nghẽn các kênh huy động vốn khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc chật vật, trong khi áp lực trả nợ, đặc biệt là nợ trái phiếu rất lớn vào năm tới.
Bối cảnh hiện nay khiến dư luận đặt câu hỏi “Liệu Việt Nam có nên tham khảo chính sách của Trung Quốc để đưa ra các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản?”
chính sách tiền tệ của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đang ngược nhau. Trung Quốc vẫn đang nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất, thậm chí là giảm cả tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ngược lại, Việt Nam đang thắt chặt tiền tệ.
Không nên nới room tín dụng
Chuyên gia cho biết, phần còn lại của năm nay còn đâu đó khoảng 2% thì Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ cho các tổ chức tín dụng có việc cho vay tốt, đáp ứng nhu cầu cho vay đối với những lĩnh vực ưu tiên. Do đó, không thể nới room để ưu tiên vào lĩnh vực bất động sản.
Chuyên gia phân tích thêm, phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ hiện nay nhu cầu rất lớn nhưng lại thiếu. Nếu doanh nghiệp nào làm phân khúc này thì cần phải được ưu tiên như hỗ trợ các điều kiện, thủ tục, hỗ trợ lãi suất,… Hay những người có nhu cầu mua nhà ở thực sự cũng cần phải được hỗ trợ. Còn nếu là nhu cầu đầu tư thì rõ ràng không cần hỗ trợ.
“Tuy nhiên, việc xác định đâu là nhu cầu ở thực, đâu là nhu cầu đầu cơ cũng là cả một vấn đề. Ngay cả việc ưu tiên mở rộng phân khúc này hay phân khúc khác cũng rất khó. Vì thế, nhiều người vẫn lo ngại tiền sẽ lại đổ vào để cứu các doanh nghiệp đang đầu tư những phân khúc “ế ẩm”, có nguy cơ tạo bong bóng. Do đó, cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ, vừa để tái cấu trúc thị trường bất động sản, vừa đáp ứng được nhu cầu nhà ở của đại đa số người lao động”
Click để đọc chi tiết về bài viết!
TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
Doanh nghiệp BĐS lớn đã ‘kêu khó’ những gì với Tổ công tác gỡ vướng của Thủ tướng?
Tổ công tác của Thủ tướng đã làm việc với UBND TP HCM, Hà Nội, một số doanh nghiệp bất động sản lớn và nắm bắt được nhiều khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực này.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian qua, thị trường bất động sản có biến động, nổi lên một số vất đề.
Thứ nhất, nguồn cung có chiều hướng giảm.
Thứ hai, hoạt động giao dịch bất động sản có trầm lắng, tính thanh khoản giảm.
Thứ ba, tình hình các doanh nghiệp bất động sản có khó khăn như một số doanh nghiệp phải dừng hoạt động liên quan đến đầu tư dự án nhà ở, bất động sản, dẫn đến một số doanh nghiệp cho công nhân lao động tạm nghỉ việc.
Sau khi làm việc, nổi lên một số vấn đề, khó khăn vướng mắc liên quan đến thể chế, trong đó khó khăn được nhiều ý kiến phản ánh nhất liên quan đến pháp luật đất đai, về giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đấu giá đất, đấu thầu dự án sử dụng đất.
Thứ hai, khó khăn, vướng mắc về trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng dự án nhà ở, dự án khu đô thị.
Thứ ba, về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, trong đó có vấn đề về nguồn vay tín dụng, vay trái phiếu đến hạn phải trả.
Thứ tư, khó khăn về triển khai giải quyết thủ tục hành chính, thủ tục phê duyệt dự án đầu tư phát triển nhà ở tại các địa phương.
Bên cạnh đó là một số khó khăn, vướng mắc về thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Vừa qua, Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, Bộ Xây dựng đã thúc đẩy tháo gỡ vấn đề này.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH
Đông Nam Bộ sẽ trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực Đông Nam Á
Vùng Đông Nam Bộ được định hướng trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế. Tại đây sẽ tập trung thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, có khả năng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và có giá trị toàn cầu; Phát triển mạnh kinh tế biển, dịch vụ hậu cần biển, dịch vụ hàng hải công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí…
Tập trung thu hút các dự án công nghiệp lớn
Phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế. Phát triển dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, công nghệ số, viễn thông; khoa học – công nghệ; du lịch, logistics… Phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế tại các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng tại TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu), tỉnh Tây Ninh. Tập trung xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành
Đến 2026: hoàn thành đường vành đai 3, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Đặc biệt, ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông. Về thời hạn, Nghị quyết nêu rõ: đến 2026, hoàn thành đường vành đai 3 TP.HCM và mở rộng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Đến 2030 hoàn thành đường vành đai 4 TP.HCM; tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo quy hoạch đã được duyệt như: Biên Hoà, – Vũng Tàu; TP.HCM – Mộc Bài; TP. HCM – Chơn Thành…; Nâng cấp, mở rộng hệ thống cao tốc, quốc tế TP.HCM – Trung Lương, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đầu tư hoàn thiện hệ thống đường ven biển qua tỉnh Bà Rịa _ Vũng Tàu, TP.HCM; Đẩy nhanh, hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị TP.HCM nố với các tỉnh Bình Dương , Đồng Nai, tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt vận tải hàng hoá Biên Hoà – Vũng Tàu kết nối với cảng biển Cái Mép – Thị Vải, TP.HCM – Cần Thơ…
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!
Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro
Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!
Đánh giá bài viết!