Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 27.02 - 04.03.2023
- 256
(Sử dụng chức năng mục lục ở góc trên bên trái màn hình để có trải nghiệm đọc tốt hơn)
Hai tháng đầu năm 2023, cả nước đón hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, riêng mảng bất động sản ghi nhận dòng vốn gần 400 triệu USD.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 2 tháng đầu năm, cả nước có 261 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 42,6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 1,76 tỷ USD (tăng gần 2,8 lần so với cùng kỳ).
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 2,17 tỷ USD, chiếm 70,1% tổng vốn đầu tư đăng ký,
Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 396,9 triệu USD, chiếm hơn 12,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 202,1 triệu USD và gần 141,9 triệu USD.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Cần làm rõ hơn quyền của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch, đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Luật cần qui định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm chế tài đối với các dự án “treo” để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí…
ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI
Về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các đại biểu cho rằng cần có quy định cụ thể để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất; đồng thời, giúp các địa phương có sự chủ động hơn trong việc thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đặc điểm tình hình cụ thể của mỗi địa phương.
Bên cạnh đó, cần làm rõ phương án bồi thường đất thỏa đáng để đảm bảo việc thu hồi đất, đặc biệt là ở khu đô thị, khu dân cư diễn ra minh bạch, công bằng, tránh áp giá đền bù thấp mang tính áp đặt hay tạo kẽ hở trục lợi, lợi ích nhóm. Ngoài ra, áp dụng khung giá bồi thường theo thị trường, để giảm bớt thiệt hại cho người dân, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân. Xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư cụ thể, rõ ràng, minh bạch để làm giảm bớt lo lắng, tranh chấp, khiếu nại của người dân.
TOÀ ÁN NHÂN DÂN SẼ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Dự thảo Luật đã bổ sung quy định kiểm toán về đất đai, sửa đổi quy định về theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai và trách nhiệm quản lý hệ thống theo dõi và đánh giá; bổ sung quy định về kiểm tra chuyên ngành đất đai nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực, đồng thời đồi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.
Riêng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, dự thảo Luật quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai theo hướng chuyển toàn bộ sang cho Tòa án nhân dân giải quyết; UBND các cấp không giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho Tòa án nhân dân giải quyết. Việc quy định như dự thảo Luật để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp; đảm bảo tính nghiêm minh, thống nhất của pháp luật, một việc chỉ giao cho một cơ quan giải quyết; phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp của Nhà nước, thông lệ, luật pháp quốc tế.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Theo VCCI, sửa đổi công thức tính giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội theo hướng bỏ quy định về phần giảm trừ lợi nhuận của phần diện tích nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được phân bổ cho phần diện tích nhà ở xã hội để bán, sẽ khiến cho giá bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tăng…
CẦN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH
Dự thảo sửa đổi công thức tính giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội theo hướng bỏ quy định về phần giảm trừ lợi nhuận của phần diện tích nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được phân bổ cho phần diện tích nhà ở xã hội để bán, sẽ khiến giá bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tăng lên, nên cần đánh giá tác động của việc điều chỉnh này.
Về công thức tính giá bán nhà ở xã hội sau khi đã cho thuê, theo quy định về việc cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở xã hội cho thuê sau 5 năm mới được phép bán. Qua phản ánh, doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi xác định giá bán phần diện tích của nhà ở xã hội này, do công thức tính giá bán chưa tính đến trường hợp bán nhà sau thời gian cho thuê. Điều này khiến việc xác định giá bán không thống nhất.
KHÔNG THÊM ĐIỀU KIỆN VỚI CHỦ ĐẦU TƯ XÂY NHÀ Ở XÃ HỘI
Theo VCCI, hiện nay, một số doanh nghiệp có nhận xét, quy định này phù hợp, hiệu quả cho các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại và phù hợp với Luật Quy hoạch đô thị (chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư), lại vừa phù hợp thực tiễn, bởi quy hoạch phân khu đã xác định được các chỉ tiêu để cơ quan nhà nước lập hồ sơ mời thầu, các nhà đầu tư lập hồ sơ mời thầu.
Vì vậy, Dự thảo không cần thiết phải bổ sung thêm điều kiện “đồng thời, khu đất dự kiến thực hiện dự án nhà ở phải được cơ quan chuyên môn về quy hoạch xây trực thuộc cấp phê duyệt quy hoạch chi tiết quy định về các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch và các yêu cầu liên quan về kết nối hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật".
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân…
Trong đó, Thủ tướng chỉ đã đạo các bộ, ngành giải quyết các kiến nghị của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Cụ thể về Đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất", Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu kiến nghị của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đối với những chính sách liên quan đến nhà ở cho công nhân, người lao động, nhà ở cho công nhân thuê trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014.
Ngoài ra, yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp cùng các bộ, cơ quan được giao chủ trì sửa đổi, bổ sung các Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu; đặc biệt chủ trì phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, chồng chéo, khoảng trống của pháp luật.
Việc tập trung giải quyết nhà ở để công nhân "an cư lạc nghiệp", Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo.
Được biết, tại cuộc họp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, đại diện Bộ Xây dựng thông tin, đối với dự án nhà ở xã hội, trên cả nước có 9 dự án được cấp phép mới với quy mô 5.526 căn hộ; có 114 dự án với 6.196 căn hộ đã hoàn thành xây dựng; có 27 dự án với 8.245 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai theo thông báo của các Sở Xây dựng.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng hoàn thiện dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) theo nguyên tắc nhà nước sẽ không can thiệp nếu thị trường vận hành tốt; tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 27 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2-2023 (Nghị quyết 27).
Đáng chú ý, về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng hoàn thiện dự thảo luật.
Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, thiết kế các công cụ quản lý phù hợp về phạm vi, đối tượng và thẩm quyền của các cấp, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, minh bạch hóa thị trường, công bằng xã hội.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền một cách hợp lý để có thể kịp thời xử lý các tình huống, khó khăn, vướng mắc phát sinh, gắn với kiểm tra, giám sát việc thực hiện; bảo đảm quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương về thị trường bất động sản; có công cụ kiểm tra, giám sát và có cơ chế khen thưởng hoặc xử lý khi có vi phạm.
Cải cách thủ tục hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục lấy ý kiến, tham vấn đầy đủ, thực chất ý kiến của đối tượng chịu sự tác động, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn; phối hợp với các cơ quan để tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện dự án luật, bảo đảm chất lượng.
Cũng liên quan đến bất động sản, về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không phải do nhà nước đầu tư xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp, lợi nhuận định mức và không tính các khoản ưu đãi của nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của các bên để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.
Về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Chính phủ cơ bản thống nhất với các nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng luật này.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Thị trường bất động sản đang gặp vấn đề về cấu trúc. Thị trường này mất cân đối kéo theo thị trường tài chính, chính sách cũng có phần "lệch", cần tái cấu trúc, xử lý các điểm "nghẽn"...
HƠN 1.200 DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN ĐÃ PHẢI ĐÓNG CỬA
Hiện nay có hàng nghìn dự án bất động sản (trị giá tương đương khoảng 30 tỷ USD) không thể "chạy" được vì vướng cơ chế chính sách. Trong giai đoạn 2022 có hơn 1.200 doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa, rất nhiều công trường, dự án ngừng hoạt động; doanh nghiệp mới xuất hiện không đáng kể…
"TẮC" Ở TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
Về vốn cho thị trường bất động sản, ông Lực cho rằng nóng nhất chính là vấn đề trái phiếu. Theo tính toán, khoảng 120.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn trong năm 2023, sang năm 2024 là khoảng 110.000 tỷ đồng. Mua lại lượng trái phiếu này đang gây áp lực rất lớn cho các nhà đầu tư bất động sản.
Một vấn đề nữa là giải ngân đầu tư công trong năm 2023 sẽ tốt hơn năm 2022. Bên cạnh đó, những dự án hạ tầng lớn nhất của các địa phương, các trung tâm logistics lớn đang hình thành sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Tại Hội nghị Lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28/2, các đại biểu dành nhiều mối quan tâm về các quy định liên quan đến các khoản thu tài chính về đất đai, cách xác định bảng giá đất…
QUY ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI CHƯA THEO KỊP THỰC TIỄN
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, mặc dù đạt được những kết quả quan trọng nhưng sau gần 10 năm thi hành, các quy định tại Luật Đất đai năm 2013, trong đó có các quy định về tài chính đất đai chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn.
Đặc biệt, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 cũng chỉ ra một số hạn chế về chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai chưa thực sự khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững; chưa hạn chế được tình trạng lãng phí và vi phạm pháp luật về đất đai; cơ cấu nguồn thu từ đất chưa bền vững.
Bên cạnh đó, các phương pháp định giá, đấu giá quyền sử dụng đất còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế...
NHIỀU TRANH CÃI VỀ VIỆC ĐỊNH GIÁ ĐẤT
Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một nội dung quan trọng là bỏ quy định khung giá đất, thay vào đó là định giá đất phù hợp với giá trị thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề tài chính đất đai.
Góp ý vào dự thảo luật, một số đại biểu kiến nghị giá đất sẽ do các tổ chức, cơ quan chuyên nghiệp về định giá đất độc lập tiến hành thực hiện để đảm bảo sát với giá thị trường, tuy nhiên, cũng cần cân nhắc thêm về đề xuất này.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 với việc phát triển hơn 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội với nguồn vốn khoảng 12.500 tỷ đồng.
Sử dụng vốn ngân sách và xã hội
Theo UBND TP Hà Nội , dự kiến nguồn vốn có khoảng 5.800 tỷ đồng vốn ngân sách, trong đó, khoảng 283 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội. Ngoài ra, khoảng 223,9 tỷ đồng để hoàn thành và điều chỉnh các hạng mục nhà A2, A3 thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê, chuẩn bị đầu tư hạng mục nhà A4 thành nhà ở xã hội cho thuê tại dự án này.
Theo kế hoạch, thành phố Hà Nội xác định mục tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025: nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư 1 - 2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2 - 3 khu. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!
Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro
Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!