Tin tức
20/12 2022

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 26.9 - 01.10.2022

  • 213
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 26.9 đến 01.10.2022 gồm các tin chính sau:

  1. Bất động sản công nghiệp: Nhiều yếu tố tích cực nâng đỡ thị trường
  2. Lạm phát có nên đầu tư vào bất động sản?
  3. Bất động sản khu Đông Hà Nội có “nóng” như lời đồn?
  4. Sẽ đánh thuế cao với người có nhiều nhà ở, đầu cơ đất
  5. Người mua nhà nên làm gì khi lãi suất tăng?
  6. Bắc Ninh sẽ trở thành trung tâm hàng đầu Việt Nam về chế biến, chế tạo
  7. Hà Nội xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô ở khu vực nào?

ban-tin-bds-times-pro

I – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG

1, Bất động sản công nghiệp: Nhiều yếu tố tích cực nâng đỡ thị trường

Trong khi Trung Quốc vẫn duy trì chính sách zero Covid, thì việc mở cửa biên giới từ sớm đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến và làm việc tại Việt Nam. Chính điều này cũng thúc đẩy làn sóng dịch chuyển của doanh nghiệp quốc tế sang nhiều nước khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam…

Theo đà tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam năm 2022, thị trường bất động sản công nghiệp đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển.

 GDP ĐẠT 8,83% TRONG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê, 9 tháng năm 2022, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,83% so cùng kỳ năm trước, riêng quý 3/2022 tăng 13,6%. Bình quân 9 tháng năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,73%; lạm phát cơ bản tăng 1,88%.

Bên cạnh đó, hàng loạt nhân tố ảnh hưởng tích cực tới kết quả hoạt động công nghiệp Việt Nam cũng được chỉ ra. Trước hết phải kể tới chính sách mở cửa biên giới áp dụng từ sớm đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến và làm việc tại Việt Nam, trong khi nước láng giềng Trung Quốc vẫn duy trì chính sách zero Covid.

Không chỉ hưởng lợi từ làn sóng ấy, tiềm năng của nước ta còn nằm ở các hiệp định thương mại tự do, điển hình Hiệp định EVFTA giúp Việt Nam thu hút tốt hơn nhà đầu tư từ châu Âu. Và một yếu tố khác góp phần tạo ra môi trường đầu tư an toàn còn đến từ sự ổn định tỷ giá VND/USD so với tỷ giá ở một số nước trong vùng như: Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia.

Song song các nhân tố kể trên, thì hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang đưa ra những chính sách kích cầu du lịch, nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, cho thuê và hoàn thiện thủ tục đầu tư.

ƯU THẾ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG

Đứng trước làn sóng công nghiệp vào Việt Nam, Chính phủ cũng đưa ra những định hướng phát triển và bổ sung nguồn cung bất động sản trên cả nước, đáng chú ý là việc phê duyệt 9 khu công nghiệp mới sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 2023 – 2025 với tổng diện tích 2.472 ha, tổng vốn đầu tư lên đến 29,4 nghìn tỷ đồng.

Nói về tiềm năng của thị trường, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhận định, năm 2022 phân khúc như bất động sản công nghiệp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đang hút hoạt động đầu tư sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt và dự báo phát triển tích cực hơn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1, Lạm phát có nên đầu tư vào bất động sản?

Nhiễu động của thị trường như áp lực lạm phát hay lãi suất đang có xu hướng tiếp tục gia tăng, bất động sản vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn và trữ tiền tốt dành cho người dân.

lam=phat-co-nen-dau-tu-vao-bđs
LẠM PHÁT CÓ NÊN ĐẦU TƯ VÀO BĐS

Lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng cho vay cũng tăng, nhiều chính sách thắt chặt thị trường bất động sản khiến cho nhà đầu tư lo ngại. Thậm chí, thị trường còn xuất hiện tâm lý của những nhà đầu tư đang muốn “rút lui”.

Thế nhưng, theo các chuyên gia, sự biến động của thị trường không đẩy kênh đầu tư này vào tình trạng quá khó khăn. Bởi thực tế, kịch bản lạc quan của bất động sản sẽ sớm xuất hiện.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2, Bất động sản khu Đông Hà Nội có “nóng” như lời đồn?

Gần 90% nguồn cung mới cùng những đại đô thị đổ dồn về khu Đông Hà Nội trong những tháng cuối năm đang khiến khu vực này trở thành tâm điểm trên thị trường bất động sản Hà Nội. Tuy nhiên, điều nhà đầu tư quan tâm liệu bất động sản khu Đông có thể có sóng trong thời gian tới

Khảo sát thực tế cho thấy, tại Long Biên, Gia Lâm giá BĐS ở các tuyến đường chính đã tăng gấp đôi so với cách đây 3 năm. Hiện giá đất khu vực phố Thạch Cầu có giá 30-40 triệu đồng/m2, đất phường Ngọc Thuỵ ngõ 2-3m ở mức 30-50 triệu đồng/m2, mặt tiền đường chạm ngưỡng 70-100 triệu đồng/m2. Khu vực Đông Dư (Gia Lâm) hiện ở mức 40-55 triệu đồng/m2.

Không chỉ đất nền, giá bán của các loại hình bất động sản khác ở khu vực phía Đông như shophouse, chung cư, biệt thự, nhà liền kề…cũng liên tục lập mặt bằng mới. Biệt thự tại Vinhomes Riverside đến nay đã tăng đến vài lần so với giá gốc, hiện đạt mức trung bình 300 triệu/m2, có căn lên tới 400 triệu đồng/m2, đắt hơn cả những mảnh đất ở nhiều phố chính của Hà Nội. Biệt thự, liền kề, shophouse tại Vinhomes Ocean Park 1 mở bán 2018 đến 2021 cũng đã tăng 2-3 lần.

Các chuyên gia cho biết sự cải thiện mạnh mẽ về hạ tầng và sự hình thành của các dự án bất động sản quy mô lớn cả về diện tích lẫn tiện ích đang tạo nên diện mạo đô thị khu vực phía Đông. Đây cũng là lý do chỉ trong 3 năm qua, BĐS khu Đông chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của các “đại gia” trong ngành như Vinhomes, Ecopark và những cái tên mới gia nhập như Masterise, Sunshine,…

Cùng với đó, các nhà đầu tư cũng bắt đầu nhận ra khu vực phía Đông cũng có tiềm năng không kém các khu vực khác do ở rất gần khu vực trung tâm, chỉ cách quận trung tâm Hoàn Kiếm chưa đầy 3km. Từ đó, gia tăng sức hấp dẫn dịch chuyển của người dân khu vực trung tâm sang khu vực này, cũng như thu hút thêm nguồn cầu từ các tỉnh lân cận Hà Nội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1, Sẽ đánh thuế cao với người có nhiều nhà ở, đầu cơ đất

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ, chậm sử dụng hoặc bỏ hoang đất.

Trong đó, Dự thảo có nhiều nội dung đổi mới đáng chú ý. Cụ thể, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư,… Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.

Cùng với đó là chính sách ưu đãi thông qua việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và các đối tượng chính sách.

Sẽ đánh thuế người sở hữu nhiều đất đai và đầu cơ

Ngoài ra, Chính phủ cho biết trong quá trình xây dựng Luật Đất đai sửa đổi còn 5 vấn đề cần xin ý kiến Quốc hội gồm: Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; bổ sung quy định về cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm; cơ chế tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại; thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2, Người mua nhà nên làm gì khi lãi suất tăng?

Theo các chuyên gia, khi lãi suất tăng, người mua nhà nếu không phải đi vay thì nên mua, còn nếu mua trả góp cần tính toán lãi suất về lâu dài.

Đưa ra lời khuyên cho người mua nhà thời điểm lãi suất tăng như hiện nay, các chuyên gia bất động sản cho biết, nếu đã đi vay mua nhà, nhà đầu tư sẽ phải chịu một số tác động của việc lãi suất tăng lên, khi điều khoản hợp đồng có phần lãi suất thả nổi. Điều cần thiết nhất là phải đảm bảo được dòng tiền. Người đi vay phải tính đến kịch bản nếu không trả được nợ, ngôi nhà có thể bị bán giải chấp, nên bắt buộc nghĩa vụ trả nợ phải đặt lên hàng đầu. Nhà đầu tư có thể nhờ tư vấn từ các chuyên gia tài chính, để có thể đảo nợ hoặc đi vay với lãi suất thấp hơn. Danh mục đầu tư trong giai đoạn này tốt nhất vẫn là thanh khoản bớt các khoản đầu tư yếu kém, tái cấu trúc lại dòng tiền theo hướng tập trung vào các tài sản có tính thanh khoản cao và hạn chế rủi ro.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho biết, lãi suất tăng khiến chi phí vốn tăng và có thể sẽ làm tăng giá nhà. Nhưng đồng thời cũng làm giảm khả năng mua nhà của người dân.

Để hỗ trợ người mua nhà, ông Hiếu cho rằng, Ngân hàng nhà nước nên có gói hỗ trợ như trước đây là gói 30.000 tỷ đồng và trong bối cảnh hiện nay thì quy mô gói hỗ trợ lên tới 50.000 tỷ đồng với lãi suất đâu đó khoảng 6% để giúp người có thu nhập thấp tiếp cận được nhà ở.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH

1, Bắc Ninh sẽ trở thành trung tâm hàng đầu Việt Nam về chế biến, chế tạo

Mục tiêu đến năm 2030, Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chế biến chế tạo và dịch vụ công nghệ cao…

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn số 446/UBND-KTTH (ngày 29/9) về việc trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, UBND tỉnh thống nhất với nội dung hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời  giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thực hiện thủ tục trình Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.

Thông tin tại Hội thảo cho biết, Quy hoạch Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được xây dựng dựa trên 3 trụ cột phát triển là: kinh tế; xã hội; môi trường bền vững và 4 yếu tố hỗ trợ thành công gồm: tối ưu hóa quy hoạch sử dụng đất; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại, phù hợp với tương lai; nguồn nhân lực; thu hút đầu tư mạnh mẽ, cân bằng và sử dụng nguồn vốn một cách chiến lược, hợp lý.

Tỉnh Bắc Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2030, sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chế biến chế tạo và dịch vụ công nghệ cao. Tới năm 2050, trở thành Trung tâm về đổi mới công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển của khu vực Đông Nam Á.

bac-ninh-tro-thanh-thu-phu-cong-nghiep
Bắc Ninh trở thành thủ phủ công nghiệp

Được biết, hiện Bắc Ninh có quy mô nền kinh tế đứng thứ 8 toàn quốc. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người đạt 155,6 triệu đồng, đứng thứ 4 cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Quy mô công nghiệp tăng nhanh đã đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Kinh tế đối ngoại phát triển, với 1.717 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký 21,2 tỷ USD, đứng thứ 7 cả nước….

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2, Hà Nội xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô ở khu vực nào?

Hà Nội sẽ phát triển đô thị vệ tinh và các khu vực dự kiến phát triển thành quận; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây như vùng Hòa Lạc, Xuân Mai…

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 3627 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Hà Nội sẽ phát triển đô thị vệ tinh và các khu vực dự kiến phát triển thành quận; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân – Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên sông Hồng và sông Đuống…

Đến năm 2025, thành phố phấn đấu diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,5m2/người; phát triển mới 22,5 triệu mét vuông sàn nhà ở riêng lẻ; khoảng 1,25 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội; khoảng 0,565 triệu mét vuông sàn nhà ở tái định cư; 19,69 triệu mét vuông sàn nhà ở thương mại. Triển khai cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, tập thể Bộ Tư pháp), các khu chung cư, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại có phát sinh trong quá trình kiểm định và các khu chung cư, nhà chung cư khác có tính khả thi, đủ điều kiện để triển khai theo quy định.

Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 32m2/người; phát triển mới khoảng 22,5 triệu mét vuông sàn nhà ở riêng lẻ; 2,5 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội; 1,3 triệu mét vuông sàn nhà ở tái định cư; 15,19 triệu mét vuông sàn nhà ở thương mại. Triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ (6 khu có tính khả thi cao: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân và hoàn thành 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D)…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan