Tin tức
20/12 2022

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 24.10 - 29.10.2022

  • 383
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 24.10 đến 29.10.2022 gồm các tin chính sau:

  1. Ngược dòng thị trường, phân khúc bất động sản này tại Hà Nội “sáng” nhất
  2. Dòng vốn ngoại chuẩn bị bùng nổ và tương lai thị trường bất động sản
  3. Thị trường nhà ở năm 2023 sẽ diễn biến thế nào?
  4. Đề xuất giao dịch điện tử với việc cấp giấy sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
  5. Phân luồng thị trường để chống thất thu thuế chuyển nhượng bất động sản
  6. Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng cùng giám sát phát hành trái phiếu bất động sản
  7. 5 huyện ở Hà Nội được uỷ quyền lập đề án lên quận

tin-tuc-tong-hop-thi-truong-bat-dong-san-tu-24-10-29-10-2022

I – TIN THỊ TRƯỜNG

1, Ngược dòng thị trường, phân khúc bất động sản này tại Hà Nội “sáng” nhất

Báo cáo thị trường quý 3/2022 của Savills cho thấy thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội hiện là phân khúc ghi nhận mức độ tăng trưởng tốt. Sự gia nhập của các toà nhà chất lượng cao mới đã giải tỏa nhu cầu của thị trường, khiến giá thuê hạng A tiếp tục tăng.

Tín hiệu tích cực này đến từ sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, khi GDP của Hà Nội tăng 15,7% trong quý 3/2022, nguồn vốn FDI bền vững, số lượng doanh nghiệp mới thành lập gia tăng và cơ sở hạ tầng được cải thiện. Ngoài ra, sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp chủ chốt cũng là động lực thúc đẩy tình hình hoạt động, đồng thời góp phần mang lại nguồn cầu lớn cho thị trường.

Trong quý này, hầu hết các tòa nhà văn phòng đều duy trì được tỷ lệ lấp đầy tại mức cao. Công suất thuê toàn thị trường ghi nhận tăng 2% theo quý và 4% theo năm, trong đó văn phòng Hạng C đạt tỷ lệ lấp đầy cao nhất tại mức 96%. Các giao dịch nổi bật trong quý cũng được ghi nhận ở mức 300 – 500 m2.

Giá thuê văn phòng tăng nhẹ

Giá thuê gộp của toàn thị trường đạt 503.000 VND/m2/tháng, tăng 2% theo quý. Trong đó, Hạng A có giá thuê cao nhất, tương ứng 822.000VND/m2/tháng, tăng 2% theo quý và 6% theo năm. Giá thuê hạng B tăng 1% và hạng C tăng 2% theo quý.

Triển vọng cung – cầu

Trong 9 tháng đầu năm 2022, thị trường văn phòng Hà Nội có nguồn cung mới tương đối hạn chế, Tuy nhiên, cán cân cung-cầu đến cuối năm 2022 được dự kiến sẽ có sự cải thiện khi thị trường Hà Nội sẽ chào đón thêm 04 dự án mới gia nhập, dự kiến cung cấp thêm 113.000m2 mặt sàn văn phòng, chủ yếu là Hạng B (64%) và Hạng A (34%)..

Nguồn cung tại khu vực ngoài trung tâm từ năm 2023 đến năm 2025 được đánh giá khá dồi dào với khoảng khoảng 699,000 m2 từ 19 dự án mới

Về nguồn cầu, nhu cầu thuê đang gia tăng từ các đối tượng khách thuê có khả năng phục hồi nhanh chóng sau đại dịch như ngân hàng, thương mại điện tử, công nghệ thông tin. Hơn nữa, thị trường trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận nguồn cầu cao đối với việc thuê văn phòng.

Đặc biệt, tín hiệu đáng mừng của thị trường Hà Nội là từ giờ cho tới năm 2024 là việc chào đón thêm ít nhất 6 dự án văn phòng được nhận chứng chỉ Xanh.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

II – PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH

1,Dòng vốn ngoại chuẩn bị bùng nổ và tương lai thị trường bất động sản

Nhà đầu tư ngoại đang rục rịch trở lại Việt Nam sau hai năm vắng bóng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chia sẻ tại Hội thảo “Đón đầu xu hướng bất động sản chăm sóc sức khỏe” diễn ra sáng 25/10, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, 9 tháng đầu năm 2022, đơn vị đã tiếp xúc với rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Vị này cho biết, từ đầu năm đến nay, thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản đứng thứ 2 với hơn 3,5 tỷ USD và chiếm gần 19% tổng số vốn đăng ký.

Theo ông Tuấn thể hiện thông qua quy mô bình quân của dự án trong lĩnh vực bất động sản 9 tháng qua đã cao hơn so với năm 2018. Cụ thể, nếu năm 2018, quy mô đầu tư rơi vào khoảng 54 triệu USD/dự án nhưng 9 tháng đầu năm nay đã đạt 64 triệu USD/dự án.

dong-von-ngoai-do-vao-thi-truong-bds
Dòng vốn ngoại đổ vào thị trường BĐS

Liên quan đến đề xuất cho người nước ngoài được mua, sở hữu, được nhận thế chấp bất động sản, ông Tuấn cho rằng, đây là điều không thể không làm, cần có cơ chế mở với các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua và sở hữu bất động sản. Vấn đề ở đây là quản lý như thế nào và việc này hiện đang gặp vướng mắc liên quan đến một số luật.

Kênh dẫn vốn quan trọng

Trong bối cảnh hai dòng vốn quan trọng vào bất động sản là tín dụng ngân hàng và trái phiếu bị “tắc” thì FDI được cho là điểm sáng hiếm hoi. Nếu so với thời điểm đầu năm

Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn – Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, trong năm nay, khi tín dụng ngân hàng bị kiểm soát, phát hành trái phiếu giảm đi thì FDI là kênh cứu cánh cho thị trường bất động sản.

Vị chuyên gia này cho rằng, khi các kênh dẫn vốn cho bất động sản trong nước đang gặp khó khăn thì đây lại là cơ hội cho các quỹ đầu tư nước ngoài. Chính các quỹ cũng nhận định rằng, đây chính là cơ hội vàng để họ giải ngân vào bất động sản Việt Nam.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2,Thị trường nhà ở năm 2023 sẽ diễn biến thế nào?

Nguồn cung khan hiếm trong khi tín dụng đang siết chặt, nhiều người băn khoăn thị trường bất động sản năm 2023 sẽ diễn biến thế nào.

Theo nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường, những tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sản không có thay đổi lớn về nguồn cung nhà ở. Thống kê mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt, chủ yếu thuộc phân khúc trung, cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực.

Việc kiểm soát chặt nguồn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao, trong đó có bất động sản cũng khiến thị trường co hẹp hơn, người mua nhà khó tiếp cận vốn.

Đặc biệt, nguồn cung mới sản phẩm hiện nay lại khá yếu ớt. Phân khúc nhà ở đang khan hiếm nguồn cung ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Dự báo, trong quý cuối năm 2022 và đầu năm 2023, nguồn cung nhà ở sẽ tiếp tục khan hiếm nhưng giá bán sẽ không tăng.

Còn theo dự đoán của ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, “Khó khăn vẫn tiếp tục bủa vây cả doanh nghiệp lẫn người tham gia thị trường và tình trạng này có thể kéo dài sang năm 2023 nếu cơn khát vốn chưa được giải tỏa“, ông Quốc Anh nói.

Tuy nhiên, ở khía cạnh tích cực, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì xu hướng phục hồi khả quan. 

Hiện nay, chi phí vật liệu xây dựng chiếm 60 – 70% giá trị dự toán xây dựng công trình, thậm chí, chi phí vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất chiếm khoảng 70 – 80%… Giá thành xây dựng tăng đã khiến các chủ đầu tư bắt buộc phải tăng giá bán bất động sản.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III – CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

1.Đề xuất giao dịch điện tử với việc cấp giấy sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

Sáng 25/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày tờ trình về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, việc sửa đổi Luật nhằm khắc phục những vướng mắc của Luật Giao dịch điện tử năm 2005. 

“Mục đích của việc sửa luật cũng nhằm ưu tiên, khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử bằng các chính sách giúp thực hiện giao dịch điện tử với thời gian nhanh hơn, chi phí thấp hơn, tiếp cận dễ dàng hơn, được bảo đảm an toàn, tin cậy hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

“Việc mở rộng này dựa trên cơ sở hiện nay công nghệ số đã sẵn sàng, phổ biến, an toàn, tin cậy, đáp ứng được yêu cầu đặt ra và bổ sung quy định pháp lý về dịch vụ tin cậy trong Luật”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin.

giao-dich-bds-qua-mang
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Bí mật cá nhân, gia đình có nguy cơ lộ, lọt

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nên hạn chế mở rộng phạm vi điều chỉnh vì cho rằng sẽ tạo thêm áp lực đối với nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin. Hiện nay, vẫn có nhiều nước chưa áp dụng việc thực hiện giao dịch điện tử trong một số lĩnh vực (đặc biệt như đất đai, thừa kế).

Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung nguyên tắc buộc các cơ quan phải tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử từ người dân và doanh nghiệp gửi. Không từ chối hoặc yêu cầu bổ sung bản giấy hoặc nghiên cứu bổ sung hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử (Điều 8).

Liên quan đến dịch vụ tin cậy trong giao dịch điện tử, báo cáo thẩm tra cho biết cùng với việc sử dụng chữ ký điện tử đang tồn tại một số biện pháp xác thực khác như tin nhắn điện tử (SMS), xác nhận mật khẩu dùng một lần (OTP), Token OTP, sinh trắc học (eKYC)…

“Do đó, cần nghiên cứu bổ sung quy định tạo cơ sở pháp lý cho các xác thực này với vai trò như chữ ký điện tử”, báo cáo thẩm tra nêu.

Về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, báo cáo thẩm tra đề nghị nghiên cứu, bổ sung nguyên tắc về công chứng, chứng thực hợp đồng điện tử để làm khung pháp lý cho các hoạt động này và đây cũng là căn cứ để sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng và các văn bản pháp luật có liên quan.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2.Phân luồng thị trường để chống thất thu thuế chuyển nhượng bất động sản

Mặc dù hiện nay, 72% lượng hồ sơ đã khai giá chuyển nhượng cao hơn giá UBND địa phương quy định (theo thống kê từ Bộ Tài chính), tuy nhiên, thực tế, qua đấu tranh với những đối tượng trốn thuế, tránh thuế liên quan đến chuyển nhượng bất động sản, ngành Thuế cũng phát hiện nhiều hình thức, thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng.

THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỘC LẬP, GIAO DỊCH QUA SÀN VÀ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG./.

Thực trạng hiện nay của Việt Nam theo các báo cáo của các cơ quan chuyên môn thì chúng ta còn nhiều vấn đề trong việc thu thuế chuyển nhượng bất động sản dẫn đến thất thu thuế. Một trong những lí do lớn dẫn đến việc thất thu thuế là do đặc thù kém minh bạch về giao dịch bất động sản tại Việt Nam.

Thực tế để kiểm soát, giải quyết tình trạng thất thu thuế chuyển nhượng bất động sản, có nhiều mô hình, kinh nghiệm, giải pháp hay đã được các nước triển khai áp dụng hiệu quả.  

Việc minh bạch về thông tin sẽ giúp định giá bất động sản được tốt hơn, phát hiện các trường hợp khai báo giá bán không hợp lí bằng các công cụ tính toán nghiệp vụ.

Người mua và người bán bất động sản ở các nước cũng thường xuyên sử dụng dịch vụ thẩm định giá độc lập cho việc xác định giá trong các giao dịch. Các đơn vị thẩm định giá cũng như các thẩm định viên phải có bằng hành nghề, thường xuyên trải qua các cuộc thi sát hạch. Các nguyên tắc và tiêu chí thẩm định giá cũng được quy định rõ ràng bởi Bộ Tài chính hoặc các Hiệp hội Thẩm định giá quốc gia và quốc tế.

Ở các thị trường phát triển như Anh, Mỹ, Úc…, hầu như các giao dịch bất động sản đều phải thông qua các sàn. Ngoài việc hỗ trợ giao dịch và bảo vệ quyền lợi cho người mua lẫn người bán, các sàn giao dịch bất động sản cũng là một công cụ kiểm tra tính xác thực về giá của các giao dịch.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3.Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng cùng giám sát phát hành trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Bộ Xây dựng về quản lý, giám sát việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản.

Theo Bộ Tài chính, thời gian qua các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu với khối lượng tương đối lớn. Bộ này kiến nghị Bộ Xây dựng triển khai loạt giải pháp quản lý, giám sát để đảm bảo thị trường trái phiếu phát triển ổn định, bền vững.

Nghị định cũng quy định, các bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp kiểm tra, giám sát việc chào bán, giao dịch và cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu theo quy định tại nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan. 

bo-xay-dung-bo-tai-chinh-kiem-soat-von
Bộ Tài chính phối hợp bộ Xây dựng kiểm soát nguồn tín dụng vào BĐS

Bộ Tài chính nhấn mạnh, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu với khối lượng tương đối lớn. Để đảm bảo thị trường trái phiếu phát triển ổn định, bền vững, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng hàng loạt các giải pháp.

Cụ thể, Bộ Xây dựng tăng cường quản lý thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững, minh bạch, Bộ Xây dựng nghiên cứu bổ sung quy định về tỷ lệ an toàn tài chính của doanh nghiệp bất động sản sau khi cấp phép xây dựng, đầu tư các dự án bất động sản.

Đồng thời, đề nghị Bộ Xây dựng thường xuyên cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về tình hình của thị trường bất động sản và các rủi ro để phối hợp trong quản lý, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV – QUY HOẠCH

5 huyện ở Hà Nội được uỷ quyền lập đề án lên quận

Theo quyết định vừa được công bố, thời hạn ủy quyền cho các huyện trên lập đề án lên quận từ nay đến hết 31/12/2025.

Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa ký quyết định về việc uỷ quyền cho UBND các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng thực hiện việc lập đề án thành lập quận, phường của 5 huyện.

Theo quyết định vừa được công bố, thời hạn ủy quyền cho các huyện trên lập đề án lên quận từ nay đến hết 31/12/2025.

1Đáng chú ý, trong 5 huyện định hướng lên quận, Đông Anh có quy mô lớn nhất với diện tích hơn 180 km2, dân số khoảng 380.000, gồm 23 xã, một thị trấn. Tiếp đến là Gia Lâm gần 115 km2, dân số 280.000, 20 xã và 2 thị trấn.

Hoài Đức có diện tích 82 km2, dân số trên 230.000, gồm 19 xã và một thị trấn. Đan Phượng rộng hơn 77 km2, dân số trên 174.000, gồm 15 xã và một thị trấn. Thanh Trì có diện tích nhỏ nhất trong số 18 huyện, thị xã của Hà Nội, với hơn 63 km2, dân số trên 200.000, gồm 15 xã và một thị trấn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022