Tin tức
20/12 2022

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 21.11 - 26.11.2022

  • 303
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 21.11 đến 26.11.2022 gồm các tin chính sau:

ban-tin-bds-times-pro-26.11.2022

  1. Giảm giá 50% sản phẩm, bán chung cư tặng kèm đất nền…Bất động sản cứu vãn sức mua cuối năm nhờ chính sách bán hàng “chưa có tiền lệ”
  2. Rủi ro liên quan thị trường bất động đã lan rộng ra nền kinh tế
  3. Quy luật tất yếu của thị trường bất động sản
  4. Làn sóng giảm giá bất động sản dự báo vẫn tiếp diễn
  5. Nhà đầu tư kỳ vọng thị trường bất động sản 2023 sẽ phục hồi
  6. “Thanh lọc” thị trường bất động sản
  7. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký và cấp sổ đỏ đã giảm từ 5- 25 ngày
  8. Sắp thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng… tại hàng loạt tỉnh thành
  9. TP.HCM thanh tra đột xuất về đất đai
  10. Bí thư Hà Nội: Thủ đô sẽ phát triển 2 thành phố trực thuộc thủ đô

I – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG

1.Giảm giá 50% sản phẩm, bán chung cư tặng kèm đất nền…Bất động sản cứu vãn sức mua cuối năm nhờ chính sách bán hàng “chưa có tiền lệ”

chinh-sach-thu-hut-khach-bds
Các chính sách ưu đã cực khủng để thu hút khách

Các chương trình ưu đãi BĐS hiện nay là một giải pháp để doanh nghiệp tự “giải cứu” mình khi việc tiếp cận các kênh dẫn vốn đang vô cùng khó khăn. Các chính sách chiết khấu sâu cũng đang góp phần kéo BĐS trở về giá trị thực, thay vì mức giá quá cao trong những năm qua.

Loạt chính sách “chưa có tiền lệ” của các ông lớn BĐS

Sức mua thị trường BĐS đang được “kéo lại” bởi các chính sách ưu đãi đặc biệt của các “ông lớn” BĐS. Các chính sách này rất hiếm khi xuất hiện trong bối cảnh thị trường bình thường.

Vừa bán hàng, vừa “nghe ngóng” thị trường

Thực tế cho thấy, đây là các doanh nghiệp BĐS còn có sản phẩm để bán và vẫn tiếp tục câu chuyện bán hàng trong bối cảnh thị trường biến động, tâm lý người mua dao động mạnh. Việc tiếp cận khách mua ở thời điểm này không dễ dàng khiến doanh nghiệp cố kéo sức mua bằng các chính sách bán hàng “mạnh tay”. Theo các chuyên gia, đây là điều dễ hiểu trong bối cảnh mà người mua có tiền cũng “ngại xuống”.

Bản thân các chủ đầu tư cũng trong trạng thái: vừa bán hàng, vừa nghe ngóng thêm thị trường. Một số doanh nghiệp có kế hoạch mở bán vào cuối năm nay nhưng đã lùi lịch để chờ tín hiệu tốt hơn từ thị trường. Hoặc mở bán kiểu “cầm chừng” để chờ thêm động thái từ chính sách tín dụng và sức cầu nói chung.

Hiện nay, tâm lý của đa số nhà đầu tư trên thị trường là nghe ngóng và do dự khi tín dụng bị siết và lãi suất tăng. Theo đó, giá BĐS đang có dấu hiệu chững lại, hiện tượng đầu cơ, sốt đất không còn xuất hiện. Để có thanh khoản, nhiều dự án phải áp dụng các chính sách bán hàng linh hoạt, tăng chiết khấu, cam kết lợi nhuận, cam kết mua lại…. nhằm kích cầu vào giai đoạn cuối năm – thời điểm đáng nhẽ sức cầu về BĐS phải “bật tăng”.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Rủi ro liên quan thị trường bất động đã lan rộng ra nền kinh tế

rui-ro-bds-lanprong-nen-kinh-te
Rủi ro bất động sản lan rộng đến nền kinh tế

RỦI RO BONG BÓNG BĐS TỪNG ĐƯỢC CẢNH BÁO NHIỀU LẦN

Các vấn đề liên quan đến thị trường bất động sản, tình trạng sốt nóng, rủi ro bong bóng từng được nhắc đến trong suốt năm 2021.

Cuối tháng 3/2021, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng lần đầu đề cập đến vấn đề nguồn vốn tập trung vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hơn là để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Một tháng sau – tháng 4/2021, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố báo cáo nhận định về kinh tế Việt Nam, “rủi ro bong bóng tài sản” tiếp tục được nhắc đến. Cụ thể, ADB cảnh báo “sự phục hồi nhanh chóng của đầu tư tư nhân trong nước cũng có thể làm tăng rủi ro bong bóng tài sản nếu như tín dụng không được dẫn hướng vào các lĩnh vực sản xuất”.

Thảo luận tại Quốc hội ngày 9/11/2021, Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (đoàn Hà Tĩnh) đã đưa ra những lo ngại tới cơ cấu thu ngân sách nhà nước. Theo đại biểu, một trong những nội dung tăng trưởng đột biến năm nay là từ hoạt động ngân hàng, chứng khoán, đất đai.

Ở góc độ chuyên gia, hồi tháng 4 đầu năm, tại tọa đàm do VTC tổ chức, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cho biết thực trạng người Việt làm giàu nhanh từ đất đai là một điều đáng buồn.

CẦN LỰA CHỌN PHÂN KHÚC ĐỂ CỨU

với thị trường bất động sản như hiện nay, Chính phủ không nên “cứu” mà cũng không nên siết chặt đến độ nghẹt thở cả thị trường. Vì cả hai cách đều sẽ dẫn đến những hệ quả khác, ví như nuôi bệnh, như bơm thêm hơi vào bong bóng. Mà cần phải đánh giá lại, xác định rõ ngân hàng, tổ chức nào làm đúng, thị trường nào cần khuyến khích thì hỗ trợ. Còn ngân hàng nào làm sai, tổ chức nào lợi dụng lỗ hổng chính sách, thị trường nào không nên tiếp tục bơm vốn thì cần phải quản lý.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Quy luật tất yếu của thị trường bất động sản

quy-luat-tat-yeu-cua-thi-truong-bat-dong-san
Quy luật tất yếu của thị trường Bất động sản

Bất động sản luôn tồn tại 2 trạng thái: Sốt và đóng băng. Những bài học từ cuộc khủng hoảng bất động sản 2011 là bài học có thể áp dụng ngay trong chính giai đoạn tiền khủng hoảng 2022.

Những cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử

Năm 2011, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới (khởi đầu từ Mỹ) và việc kiểm soát cho vay tín dụng chưa thực sự tốt lúc bấy giờ, khiến lãi suất cho vay ngân hàng có thời điểm lên tới 24%/năm và giá bất động sản bị thổi lên quá cao, thị trường “nổ tung” mở đầu cho cuộc khủng hoảng bất động sản lớn chưa từng có, lan rộng ra mọi ngành nghề và hệ lụy nó để lại nhiều khi đến tận bây giờ. Sau 12 năm, có những dự án từng bán rầm rộ thời gian đó vẫn chưa triển khai hay hoàn thiện.

Trong tương quan đó, thị trường chứng khoán cũng có thời điểm lên tới đỉnh hơn 1000 điểm, nhưng tới 2011 rớt còn 285 điểm, cổ phiếu giá cao nhất được ghi nhận tại thời điểm sốt là hơn 600.000đ/cổ phiếu và cổ phiếu rớt giá thấp nhất được ghi nhận còn là 700 đồng/cổ phiếu.

Khung cảnh bi quan khắp nơi, đó là giai đoạn đầy thách thức, nhưng cũng nhiều bài học: Các chủ đầu tư phá sản hàng loạt, các sàn môi giới đóng cửa liên tục, các sales bỏ nghề, bỏ số điện thoại để tránh bị khách hàng cũ khủng bố, các doanh nhân lẫy lừng… trốn nợ như một xu hướng.

Song, bên cạnh đó vẫn có những môi giới tiếp tục tồn tại với nghề, vẫn có những doanh nghiệp băng qua khó khăn, chớp cơ hội và trở thành những tên tuổi lớn tới ngày hôm nay. Đây là bài học có thể áp dụng ngay trong chính giai đoạn này, giai đoạn tiền khủng hoảng 2022.

Kinh nghiệm cho các môi giới bất động sản

Với các môi giới bất động sản muốn đi dài với nghề, đừng bao giờ bỏ qua các cuộc điện thoại của khách hàng cũ để xử lý các tình huống khủng hoảng phát sinh. Hãy luôn bên cạnh và dựa vào khách hàng.

Với các doanh nghiệp bất động sản ứng xử thế nào với nhân viên và đối tác lúc này, sẽ quyết định tầm và quy mô, sức vóc của doanh nghiệp đó trong vòng 10 năm tới.

“Bạn là ai sau 10 năm nữa, chính là ở cách hành xử và các quyết định của bạn trong thời khắc này”.

Thứ hai, thay đổi tư duy, bình tâm lại, đầu tư vào bản thân, nghe và tham gia đào tạo nhiều hơn, nhặt từng đồng lẻ, từng giao dịch lẻ.

Thứ ba, với các bạn đang đọng tiền trong bất động sản và chứng khoán, nếu còn dùng đòn bẩy tài chính, hãy bán cắt lỗ chứng khoán và bất động sản bằng mọi giá.

Như một quy luật tất yếu của thị trường, 2 trạng thái luôn tồn tại: Sốt và đóng băng, sẽ không bao giờ mãi 1 trạng thái.

Chúng ta đang được chứng kiến, trải qua một thời kỳ Khủng hoảng mới – một trải nghiệm thực sự đáng quý, nếu kiên trì với nghề thì 10 năm nữa thị trường lại tạo ra một lớp các nhà môi giới bất động sản mới.

Bạn là ai sau 10 năm nữa, chính là ở cách hành xử và các quyết định của bạn trong thời khắc này.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Làn sóng giảm giá bất động sản dự báo vẫn tiếp diễn

lan-song-giam-gia-BĐS-tiep-dien
Làn sóng giảm giá BĐS vẫn tiếp diễn

Hai vấn đề dễ nhận thấy nhất hiện nay là nhiều chủ đầu tư đang gặp áp lực về dòng tiền, còn các nhà đầu cơ sử dụng đòn bẩy đang phải đối mặt với áp lực trả lãi vay.

Thị trường kẹt tiền

Việc cân bằng các mục tiêu giữ ổn định vĩ mô với an toàn hệ thống ngân hàng và sự phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là bài toán không đơn giản. Từ góc độ của doanh nghiệp thì khát vốn là nhu cầu rất chính đáng. Từ góc độ của người tiêu dùng thì nhu cầu là thu nhập, là đảm bảo đời sống, nhu cầu đó cũng chính đáng. Từ góc độ người quản lý vĩ mô, an toàn hệ thống, ổn định vĩ mô cũng rất quan trọng

Giảm giá để thoát hàng

Nhóm phân tích cũng đưa ra nhận định, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với vấn đề chất lượng tài sản trong thời gian tới. Trừ khi có các quy định đặc biệt về phân loại nợ/trích lập dự phòng cho các khoản vay/trái phiếu đáo hạn vào năm 2023 được thực hiện, nợ xấu và trích lập dự phòng sẽ là những áp lực tương đối lớn.

Cụ thể, nguồn tiền thứ nhất và cũng là nguồn tiền mạnh nhất đến từ các nhà đầu tư chuyên lướt sóng, tức là họ bán căn nhà này để trả căn nhà kia. Nguồn tiền thứ hai đến từ việc các nhà đầu tư chuyên khai thác các bất động sản mà họ mua để cho thuê. Nguồn tiền thứ ba chính là thu nhập hàng tháng đến từ công việc hàng ngày hay công việc kinh doanh của nhà đầu tư.

Trong ba dòng tiền này, theo chuyên gia, dòng tiền thứ nhất đang bị kẹt, kéo theo đó là nợ xấu gia tăng, ngân hàng buộc phải xử lý nợ và đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới.

Nguồn tiền thứ hai rất ít. Bởi hiện tại, chỉ những người mua căn hộ mới có thể cân đối được dòng tiền để trả lãi ngân hàng nhưng những người mua nhà phố thì chưa chắc. Và áp lực lớn hơn thuộc về người mua đất nền để đó.

Còn nguồn tiền thứ ba chỉ tốt ở trong bối cảnh thị trường lành mạnh, tức là kinh tế đi trước, bất động sản theo sau. Dòng tiền này là lý tưởng nhất nhưng Việt Nam ba năm qua không phát triển theo hướng này. Tức là giá bất động sản đã vượt xa thu nhập của người mua. Sắp tới, nguồn tiền này sẽ càng “kẹt hơn” trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Nhà đầu tư kỳ vọng thị trường bất động sản 2023 sẽ phục hồi

nds-ky-vong-thi-truong-2023
NDDT kỳ vọng vào thị trường năm 2023

Dù khó khăn vẫn còn tồn tại, khi doanh nghiệp chật vật với dòng tiền, giới chuyên gia và những nhà đầu tư lâu năm đều đặt niềm tin vào sự phục hồi của thị trường bất động sản năm 2023.

Thị trường “thấm” khó khăn

Các chuyên gia và các nhà đầu tư cho rằng, sự khó của thị trường 2022 đã kéo dài gần một năm qua và điều quan trọng nhất là sự can thiệp và điều hành của Chính phủ đang đưa thị trường vào quỹ đạo. Điều chỉnh và sàng lọc – đó là cách mà giới chuyên gia và nhà đầu tư nhận định về bức tranh thị trường hiện tại. Thế nên họ lạc quan chờ đợi sự khởi sắc của thị trường bất động sản trong năm 2023.

Kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường

Lạc quan đánh giá về thị trường bất động sản, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, kênh đầu tư này đang trầm lắng mà không “đóng băng”. Vị chuyên gia này đánh giá tín hiệu tích cực từ sự điều chỉnh của Nhà nước. Chính bởi vậy, ông dự báo, chỉ đầu năm 2023, thị trường còn khó khăn nhưng đến nửa sau, thị trường sẽ bắt đầu phục hồi.

Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, ông hy vọng năm 2023, thị trường tài chính sẽ phục hồi trở lại, để các nguồn vốn tiếp tục chảy vào thị trường bất động sản, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thị trường thoát khỏi cảnh trầm lắng và hướng tới phát triển bền vững hơn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. “Thanh lọc” thị trường bất động sản

thanh-loc-thi-truong-bds
Thanh lọc thị trường BĐS

Bài học chung

Khủng hoảng BĐS là hệ quả hơn là nguyên nhân của các vấn đề vĩ mô. Do yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, trong đó bao gồm cả tâm lý nóng vội, muốn phát triển “nhanh” và “mạnh” nên không giữ được nhịp độ bền vững.

Dự án khiến giá trị BĐS tăng vọt, trở thành kênh đầu tư béo bở hút hết vốn. Đây là tác dụng phụ tất yếu của khái niệm “phát triển” mà cả những cơ chế thị trường tài chính mở tối đa như Mỹ vẫn không tránh được.

Trung Quốc sử dụng phương sách “3 lằn ranh đỏ” đối với doanh nghiệp BĐS ở ba khía cạnh: Tỷ lệ nợ phải trả dưới 70% giá trị tài sản; tỷ lệ nợ ròng dưới 100% vốn chủ sở hữu; sở hữu tiền mặt lớn hơn hoặc bằng nợ ngắn hạn.

Đây là cách thức mà Việt Nam có thể áp dụng, giúp triệt tiêu hiện tượng “gom hàng thổi giá” và “tay không bắt giặc” rất phổ biến, giúp xác định dòng tiền thanh khoản, qua đó đánh giá tình trạng từng doanh nghiệp trong tiếp cận vốn ngân hàng và trước khi quyết định cấp phép dự án.

Nếu doanh nghiệp đáp ứng cả 3 tiêu chí được vay thêm 15% vốn. Đây là công cụ có tính sàng lọc rất hữu hiệu, hỗ trợ doanh nghiệp lành mạnh, “thẳng tay” với doanh nghiệp yếu kém, bởi nền kinh tế chỉ nên duy trì số lượng công ty BĐS tương ứng với nhu cầu.

Ba gọng kìm này có thể kiểm soát giá nhà, đem lại cơ hội cho tầng lớp thu nhập thấp; kiểm soát thị trường đất đai, tạo ra rào chắn vô hình nắn luồng dòng vốn sang các lĩnh vực khác, góp phần kéo dài chu kỳ tăng trưởng và đẩy lùi suy thoái BĐS.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký và cấp sổ đỏ đã giảm từ 5- 25 ngày

thu_tuc_chuyen_CMND_sang_CCCD_cho_So_do
Giấy tờ trong sổ đỏ

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên cả nước đã có 60/63 tỉnh, thành phố thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai. Điều này đã giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành Quản lý đất đai, thực hiện mạnh mẽ việc cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp…

Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống văn phòng đăng ký đất đai năm 2022, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cơ bản được bảo đảm đúng quy định. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đã giảm từ 5- 25 ngày so với trước đây. Thời gian giải quyết hồ sơ giao dịch về đất đai đảm bảo đạt trên 97% (so với tổng kết năm 2021 là 95%).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Sắp thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng… tại hàng loạt tỉnh thành

Các tỉnh, thành nằm trong danh sách thanh tra trong năm 2023 của Bộ Xây dựng gồm Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang.

Theo kế hoạch, trong năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành thanh tra công tác quản lý hoạt động xây dựng tại một số dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng do bộ (ngành), địa phương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư.

Theo đó, 3 ban quản lý dự án nằm trong danh sách thanh tra năm 2023 của Bộ Xây dựng gồm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh – Bộ Giao thông Vận tải; Ban Quản lý dự án 4 – Cục Đường bộ Việt Nam.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. TP.HCM thanh tra đột xuất về đất đai

thanh-tra-dot-xuat-ve-dat-dai
Thanh tra đột xuất về đất đai

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng vừa ký quyết định thanh tra đột xuất các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn TP.

Đoàn thanh tra đột xuất do chính Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng làm trưởng đoàn. Ông Võ Trung Trực, phó giám đốc sở, là người giám sát hoạt động của đoàn thanh tra.

Theo đó, thời kỳ thanh tra là từ khi tổ chức được giao đất, cho thuê đất đến nay. Thời gian thanh tra 30 ngày theo quy định từ khi công bố quyết định thanh tra.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH

Bí thư Hà Nội: Thủ đô sẽ phát triển 2 thành phố trực thuộc thủ đô

Bí thư Hà Nội phát biểu

Theo Bí thư Đinh Tiến Dũng, Thủ đô Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển 2 thành phố trực thuộc là TP Bắc sông Hồng (Mê Linh – Sóc Sơn – Đông Anh) và TP phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc – Xuân Mai).

Bí thư Thành ủy còn yêu cầu các cấp, các ngành phải tăng cường chỉnh trang đô thị, quản lý trật tự lòng đường, vỉa hè, quản lý phương tiện giao thông, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các công trình trọng điểm, nhất là hoàn thành đưa vào vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội.

Ngoài ra, cần hoàn thành các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng và khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô; xây dựng, ban hành quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ; tiếp tục rà soát, xử lý hơn 400 dự án có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn theo Nghị quyết của HĐND TP.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng chỉ rõ các nội dung quan trọng cần tập trung thực hiện nhằm bảo đảm các mục tiêu, nhiệm vụ về tài chính – ngân sách, đầu tư công vừa phát huy kết quả đạt được, vừa khắc phục những hạn chế, tồn tại; tạo bước chuyển biến mới trong năm 2023.

Đặc biệt, về nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Bí thư Đinh Tiến Dũng lưu ý, Thủ đô Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh – Sóc Sơn – Đông Anh), Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc – Xuân Mai).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan