Tin tức
20/12 2022

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 17.10 - 22.10.2022

  • 258
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 17.10 đến 22.10.2022 gồm các tin chính sau:

  1. Bất động sản công nghiệp – “điểm sáng” trên thị trường
  2. Khó tiếp cận vốn ngân hàng, thị trường bất động sản có nguy cơ đóng băng
  3. Thủ tướng yêu cầu kiểm soát huy động vốn của doanh nghiệp BĐS trên thị trường chứng khoán để tránh đầu cơ
  4. Khai giá cao hơn 3 lần giá quy định, thu thuế bất động sản tăng vọt
  5. Quy hoạch đô thị sân bay Đà Nẵng: Xây các trung tâm thương mại cao tầng ở phía đông, làm đường hầm xuyên sân bay
  6. Mê Linh: Cú bứt phá từ huyện nhỏ nơi cửa ngõ thủ đô đến thành phố tương lai phía Bắc Thủ đô

I – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG

1, Bất động sản công nghiệp – “điểm sáng” trên thị trường

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 3 của các đơn vị nghiên cứu, bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng khi liên tục gia tăng về giá…

Bất động sản hút vốn FDI

Thu hút hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đăng ký, tăng gần gấp đôi cùng kỳ năm 2021, bất động sản tiếp tục đứng thứ 2 về thu hút vốn FDI trong 9 tháng đầu năm nay. Riêng bất động sản công nghiệp là “điểm sáng” khi giá thuê liên tục tăng. Các khu công nghiệp tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh gần như lấp đầy hoàn toàn.

Theo thống kê, bất động sản công nghiệp có lợi suất đạt 8 – 11%. Trong khi đó, lợi nhuận trung bình của nhà cho thuê chỉ vào khoảng hơn 4%/năm. Con số lợi nhuận đầu tư khu công nghiệp khá ấn tượng.

“Dư địa phát triển của bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn còn rất lớn nhờ lợi thế vị trí địa lý, sự ổn định về chính trị, nguồn lao động dồi dào, chi phí hợp lý, nhiều ưu đãi trong thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển công nghiệp. Đồng thời, tiềm năng tăng giá tương lai là rất hấp dẫn, với mức tăng bình quân khoảng 7 – 10%/năm. Cùng với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ các nước lân cận sang Việt Nam và sự phát triển của thương mại điện tử, nhu cầu phát triển các cơ sở hậu cần (logistics), trung tâm dữ liệu và kho lạnh dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới”, ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam, đánh giá.

Các thách thức với bất động sản công nghiệp

Để tìm quỹ đất có giá rẻ buộc chủ đầu tư phải di chuyển ra các vùng phụ cận, thay vì các trung tâm lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hạ tầng chưa đồng bộ dẫn đến phát sinh chi phí và làm giảm hiệu quả dự án.

Đại diện Colliers cũng cho rằng, các nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp cần chủ động chuyển đổi để đón đầu các xu hướng mới, bắt kịp “khẩu vị” mới của các nhà đầu tư, chẳng hạn như hoạt động theo mô hình khu công nghiệp sinh thái.

Địa phương chuẩn bị nguồn lực phát triển bất động sản công nghiệp

Càng nhiều dự án FDI đổ về, nhu cầu về hạ tầng khu công nghiệp như xây dựng nhà xưởng càng gia tăng. Doanh nghiệp chuyên cung ứng thiết kế, sản xuất, lắp dựng nhà xưởng, nhà máy cho biết, họ đã mở rộng đầu tư xây dựng thêm và đưa vào sản xuất nhà máy kết cầu thép số 3, tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Dù mới đưa vào hoạt động nhưng nhà máy luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất và các đơn đặt hàng cũng liên tục tăng lên.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1,Khó tiếp cận vốn ngân hàng, thị trường bất động sản có nguy cơ đóng băng

Doanh nghiệp bất động sản hoạt động cũng chủ yếu trên nguồn vốn đi vay ngân hàng, bản thân người mua nhà cũng phải vay tiền nên dòng tiền thắt chặt thị trường bất động sản sẽ chịu tác động kép.

Doanh nghiệp và khách hàng đều khó tiếp cận vốn

Thị trường bất động sản đã bắt đầu “ngấm đòn” tín dụng. Bởi lãi suất tăng, tỷ giá tăng đương nhiên nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp tăng và doanh nghiệp nào quản quản lý tài chính không tốt, thậm chí là còn mất cân đối dòng tiền sẽ mất khả năng thanh toán.

kho-tiep-can-von-dong-bang-bds
Khó tiếp cận vốn có nguy cơ đóng băng thị trường BĐS

Một số ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất huy động tiết kiệm sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành trước đó. Lãi suất cao, người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng, dòng tiền vào bất động sản hạn chế. Mặt khác, lãi suất cho vay tăng, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính không có khả năng trả nợ sẽ buộc phải bán bất động sản cắt lỗ.

Nguồn cung thiếu hụt, giá căn hộ tiếp tục tăng

Tại TP.HCM, từ năm 2018 đến nay rất thiếu nguồn cung nhà ở do dự án bị “ách tắc” dẫn đến nguồn cung nhà ở bị sụt giảm liên tục. Năm 2017 là năm số lượng nhà ở đưa ra thị trường nhiều nhất với 42.991 căn nhà. Nhưng, năm 2018 số lượng chỉ còn 28.316 căn nhà bằng 65,8%; năm 2019 số lượng chỉ còn 23.046 căn nhà bằng 53,6%; năm 2020 số lượng chỉ còn 16.895 căn nhà bằng 39,2%; năm 2021 số lượng chỉ còn 14.443 căn nhà bằng 33,6% so với năm 2017, dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

III – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1,Thủ tướng yêu cầu kiểm soát huy động vốn của doanh nghiệp BĐS trên thị trường chứng khoán để tránh đầu cơ

Kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá… là một trong những nội dung Chỉ thị của Thủ tướng về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 29/8, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. 

Không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài theo hướng xây dựng công cụ chính sách lành mạnh, phù hợp, hiệu quả để bảo đảm liên thông, an toàn, chắc chắn giữa các thị trường vốn với thị trường bất động sản, đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cấp, nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất thí điểm cơ chế chính sách tạo động lực, xung lực mới cho phát triển thị trường. 

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị đánh giá cụ thể, chính xác về tình hình và cung – cầu để phát triển thị trường bất động sản trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường, quy luật cạnh tranh song song phát huy vai trò quản lý của nhà nước, các công cụ chính sách để can thiệp, kiểm soát khi cần thiết một cách phù hợp, kịp thời, hiệu quả, không để tình trạng thao túng thị trường, găm hàng, đội giá…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản bảo đảm đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai, hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.

Kiểm soát huy động vốn của doanh nghiệp BĐS trên thị trường chứng khoán

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc đấu giá quyền sử dụng đất (pháp luật về đấu giá, pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý thuế) bảo đảm thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Chỉ thị yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước, và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Công khai thông tin quy hoạch xây dựng

Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị có biện pháp quản lý, ngăn chặn việc chia tách, “phân lô, bán nền” tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng; tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản; chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay, “thổi giá” gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, Chỉ thị têu cầu rà soát các dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí đất đai; trên cơ sở đó phối hợp với cơ quan liên quan xem xét, hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật khác liên quan để đưa quỹ đất vào sử dụng hiệu quả, định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2,Khai giá cao hơn 3 lần giá quy định, thu thuế bất động sản tăng vọt

Thu thuế bất động sản tăng vọt khi lượng hồ sơ khai giá chuyển nhượng cao hơn giá do địa phương quy định chiếm 72%, trung bình 1 bộ hồ sơ khai giá cao hơn gần 3 lần so với giá quy định.

Thu thuế bất động sản tăng vọt khi lượng hồ sơ khai giá chuyển nhượng cao hơn giá do địa phương quy định chiếm 72%, trung bình 1 bộ hồ sơ khai giá cao hơn gần 3 lần so với giá quy định.

Số thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản lũy kế 8 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 26,86 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13,2 nghìn tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 96,4% so với cùng kỳ năm 2021.

thu-thue-bd-tang-3-lan
Nhờ các chính sách kiểm soát việc thu thuế BĐS tăng gấp 3 lần

Những con số tăng vọt trên được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết tại báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV (lĩnh vực tài chính) vừa được gửi đến Quốc hội.

Về giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Tài chính cho biết sẽ việc tiếp tục hoàn thiện một số dự thảo nghị định, thông tư có liên quan, tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan nhằm hoàn thiện, đồng bộ các quy định của pháp luật, xây dựng Bộ tiêu chí rủi ro đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH

1,Quy hoạch đô thị sân bay Đà Nẵng: Xây các trung tâm thương mại cao tầng ở phía đông, làm đường hầm xuyên sân bay

Xây các trung tâm thương mại dịch vụ cao tầng ở phía đông, làm đường hầm xuyên sân bay, giới hạn chiều cao xây dựng 45 m, quy hoạch chuỗi công viên lớn… là một số nội dung nổi bật trong hồ sơ lấy ý kiến quy hoạch đô thị sân bay Đà Nẵng.

Định hướng trở thành đô thị sân bay

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng vừa công bố hồ sơ Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu Sân bay, tỷ lệ 1/2000, để lấy ý kiến người dân.

Theo hồ sơ, phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch phân khu Sân bay có diện tích: 1.326,7 ha. Phân khu này thuộc các phường Hòa Cường Bắc, Hòa Thuận Tây – quận Hải Châu; phường Thạc Gián, Chính Gián, Hòa Khê, An Khê – quận Thanh Khê; phường Khuê Trung, Hòa Thọ Đông, Hòa Phát – quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

4 khu vực phát triển chính

Khu vực 1 là Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Đà Nẵng (thuộc ô đất có ký hiệu SB theo quy hoạch)

Khu vực 2 – Khu vực cửa ngõ sân bay phía đông (bao gồm các ô đất E5, F1, G5, G6)

Khu vực 3 –  Khu đô thị phía Nam (gồm các ô đất M1, M2, M3)

Khu vực 4 – Khu đô thị phía Tây Bắc (các ô đất P1, P2, P3, P4, P5). 

Xây cao tầng ở phía đông, có công trình ấn tượng để hút khách như sân bay Changi của Singapore 

Làm đường hầm xuyên sân bay

Về không gian ngầm, đồ án quy hoạch điều chỉnh phân khu Sân bay xác định, khu vực có hơn 50% là diện tích nằm trong khu vực sân bay, quân sự nên việc quy hoạch không gian ngầm là rất cần thiết.

Phạm vi phân khu sẽ bố trí không gian ngầm tại các các lô đất thương mại dịch vụ, công cộng, bệnh viện. 

Về độ sâu, quy hoạch chia làm 3 lớp với công năng riêng. Lớp nông (0- 5 m) phục vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm như lối vào tầng hầm, hầm đi bộ. Lớp trung bình (5 – 15 m) để xây công trình công cộng, bãi đỗ xe ngầm. Lớp sâu (trên 15 m) xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. 

Quy hoạch chuỗi công viên lớn

Theo hồ sơ quy hoạch, tương lai phân khu Sân bay được xây dựng chuỗi công viên lớn gồm: Công viên cầu vượt Hòa Cầm (đây là công viên cửa ngõ phía Tây); Cụm công viên hồ điều tiết Cẩm Lệ; Công viên hồ Phần Lăng; Công viên hồ Hòa Khê. Ngoài ra sẽ có hệ thống các công viên vườn hoa tại các khu ở mới.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2,Mê Linh: Cú bứt phá từ huyện nhỏ nơi cửa ngõ thủ đô đến thành phố tương lai phía Bắc Thủ đô

Sau 14 năm trải qua những thăng trầm phát triển, Mê Linh tưởng như dần bị lãng quên phía bên kia sông Hồng bỗng vươn mình trở dậy trở thành cực tăng trưởng mới của vùng phía Bắc Thủ đô. Đặc biệt, loạt dự án hạ tầng tỷ đô liên tục được hoàn thiện cùng đề án quy hoạch Đông Anh – Sóc Sơn – Mê Linh lên thành phố đã tạo động lực cho toàn bộ vùng đất này bứt phá.

Hạ tầng đột phá cùng sự xuất hiện của những doanh nghiệp lớn đã làm sống dậy vùng đất Mê Linh đang ngủ vùi sau nhiều năm. Kéo theo đó, thị trường bất động sản tại Mê Linh dần dần phục hồi và bật dậy nhanh chóng. Bên cạnh đó, sức hút của các cuộc đấu giá cũng cho thấy Mê Linh đang dần lấy lại được vị thế. Nhà đầu tư bắt đầu đổ về Mê Linh săn lùng biệt thự, liền kề chờ chu kỳ tăng giá mới.

me-linh-thanh-thanh-pho
default

Nhìn vào hạ tầng, vị trí của Mê Linh có thể thấy vùng đất này đang bứt phá từng ngày để trở thành cực tăng trưởng mới của Thủ đô Hà Nội. Mê Linh với gần 60 khu đô thị trải dài trên tổng diện tích 2.000 ha trong tương lai sẽ hình thành làng biệt thự với hàng trăm nghìn căn nhà chạy dọc những tuyến đường ô bàn cờ đã được mở rộng sẵn hàng chục năm qua.

Nhìn thấy tiềm năng phát triển của Mê Linh, từ tháng 10/2021, Hà Nội đã đề xuất chủ trương quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố. Mới đây nhất, ngày 6/10/2022 trong quyết định phê duyệt chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030, UBND TP Hà Nội tiếp tục khẳng định từ nay đến 2030, Đông Anh – Mê Linh – Sóc Sơn sẽ là thành phố trực thuộc thủ đô.

Cùng quy hoạch đô thị, một loạt dự án giao thông mới tiếp tục tạo sức bật cho sự phát triển của mê Linh. Theo đó, huyện Mê Linh sẽ kết nối với toàn bộ khu vực phía Tây Thủ đô thông qua quy hoạch xây dựng dự án cầu Hồng Hà vượt sông Hồng kết nối trực tiếp huyện Mê Linh với khu vực Đan Phượng, Mỹ Đình. Bên cạnh đó, dự án đường sắt đô thị tuyến số 7 Mê Linh – Ngọc Hồi đi xuyên qua huyện Mê Linh sẽ góp phần làm thay đổi, đa dạng hoá hệ thống giao thông của Mê Linh.

Theo quy hoạch, tuyến đường Vành đai 4 chạy qua huyện Mê Linh với chiều dài khoảng 11,2km, chia huyện Mê Linh thành 2 phần, 1 phần là xây dựng công nghiệp và đô thị, phần còn lại là phát triển nông nghiệp. Đây được cho là điều kiện rất thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của toàn huyện, kết nối trực tiếp Mê Linh với các các nền kinh tế phát triển khu vực phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh….

Có thể nói, quy hoạch thành phố phía Bắc Hà Nội cùng hạ tầng liên tục thăng hạng đã tác động trực tiếp tới Mê Linh, biến nơi đây trở thành vùng đất tiềm năng cho tương lai. Sự đột phá trong quy hoạch không chỉ kéo theo làn sóng dịch chuyển dân cư, sự tăng giá của bất động sản mà còn hình thành nên đô thị vệ tinh mới. Chính vì thế, cực tăng trưởng của Hà Nội dường như đang dồn về khu vực phía Bắc, thúc đẩy nơi đây trở thành khu vực phát triển sôi động bậc nhất thủ đô hiện nay. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan