Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 10.10 đến 16.10.2022 gồm các tin chính sau:
- Nguồn cung nhà ở xã hội được dự báo tăng mạnh từ năm 2024
- Giá căn hộ tại Hà Nội tăng 15 quý liên tiếp
- Chuyên gia dự báo: Thị trường bất động sản phục hồi trong năm 2023
- Điểm đột phá trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
- Hà Nội thanh kiểm tra, rà soát các dự án “treo”, dự án chậm làm sổ đỏ
- Sắp có 2 thành phố trong lòng Hà Nội, những khu nhà ở xã hội 200 – 300ha
I – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG
1, Nguồn cung nhà ở xã hội được dự báo tăng mạnh từ năm 2024
Việt Nam đã có khoảng 12 năm triển khai chương trình nhà ở xã hội. Bên cạnh những kết quả tích cực giúp hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và công nhân cải thiện nhà ở, quá trình triển khai thực hiện mô hình này đã bộc lộ nhiều bất cập.
có nhiều nguyên nhân khiến nguồn cung nhà ở xã hội khan hiếm trong nhiều năm qua, trước hết là pháp lý – vướng mắc chung của toàn thị trường, bao gồm cả phân khúc nhà ở thương mại.
“Rào cản pháp lý cũng như quy trình cấp phép dự án mới vẫn còn trục trặc, chưa được rõ ràng, khiến chủ đầu tư nản chí khi phát triển dự án mới.
Hiện nay cũng chưa có quỹ đất riêng dành cho phát triển nhà ở xã hội. Đa số các dự án nhà ở xã hội trên thị trường hiện nay nằm trong các dự án có quy mô lớn bởi theo luật định, các chủ đầu tư bắt buộc phải trích 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, còn những dự án đơn lẻ trên thị trường gần như không có quỹ đất dành cho loại hình này”, ông Thắng cho biết.
Bên cạnh đó, chi phí đầu vào để phát triển các dự án bất động sản đã tăng khá cao, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí lãi vay,.. đặc biệt là vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay trong điều kiện hiện nay rất khó. Riêng đối với nhà ở xã hội, các chủ đầu tư bị khống chế mức lợi nhuận tối đa trên tổng mức đầu tư.
Về lâu dài, Việt Nam cần triển khai chương trình nhà ở quốc gia, đẩy nhanh việc sửa đổi các quy định pháp luật liên quan và bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội độc lập tương tự các nước phát triển.
Thêm vào đó, việc xây dựng hành lang pháp lý xét duyệt đối tượng được mua nhà ở xã hội phù hợp với đặc thù kinh tế từng khu vực, địa phương và vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp, người mua tiếp cận với nguồn vốn vay có lãi suất ưu đãi cần được quan tâm xúc tiến.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
II – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA
1. Giá căn hộ tại Hà Nội tăng 15 quý liên tiếp
Theo báo cáo quý III của Savills, giá bán căn hộ sơ cấp trung bình tại Hà Nội đạt 47 triệu đồng/m2, tăng 5% theo quý. Sau 15 quý liên tục tăng giá, giá sơ cấp hiện nay đã cao hơn 53% so với quý I/2019.
Phân khúc hạng B chiếm lĩnh thị trường
“Sau 15 quý liên tục tăng giá, giá sơ cấp hiện nay đã cao hơn 53% so với quý 1/2019. Nguồn cung hạn chế, chất lượng các dự án đang được cải thiện cùng với giá vật liệu xây dựng tăng đã thúc đẩy giá căn hộ tăng”, Savills cho biết
Hiện nay căn hộ có giá từ 2 – 4 tỷ đồng/căn chiếm 85% tổng nguồn cung. Năm 2018, phân khúc này chỉ chiếm 15% trong năm 2018. Căn hộ có giá dưới 2 tỷ/căn chiếm 12%. Còn lại là các căn hộ có giá trên 4 tỷ đồng/căn.
Lo ngại thiếu hụt nguồn cung
Hà Nội sẽ bố trí 1.868 ha cho phát triển nhà ở, bao gồm 1.384 ha ở đô thị và 484 ha tại nông thôn. Thành phố sẽ cần có thêm 19,69 triệu m2 căn hộ (tương đương 166.600 căn) đến năm 2025 để đáp ứng nguồn cầu. Tuy nhiên, theo Savills sẽ chỉ có thêm 70.000 căn dự kiến được mở bán tới năm 2025. Nguồn cung thực tế sẽ thiếu hụt so với mục tiêu Chương trình Phát triển Nhà ở khoảng 96.600 căn.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
2, Chuyên gia dự báo: Thị trường bất động sản phục hồi trong năm 2023
Không phủ nhận những khó khăn mà thị trường địa ốc đang đối mặt ở thời điểm hiện tại, một số chuyên gia cho rằng, kênh đầu tư này sẽ lấy lại vị thế cân bằng, phục hồi trong năm 2023.
2 năm qua khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 cùng với các hoạt động điều chỉnh chính sách đã có những tác động nhất định tới thị trường bất động sản.
Các phân khúc nhà ở giá rẻ nhu cầu lớn nhưng nguồn cung thiếu và yếu nên giá cả tăng mạnh, so với năm 2021 thì thời điểm hiện tại giá nhà đã tăng khoảng 30%, so với năm 2019 đã tăng 50%. Đặc biệt với phân khúc căn hộ ở tầm 25 triệu/m2 nay không còn tìm thấy trên thị trường.
Giá nhà tăng lên và không phù hợp với thị trường nên khả năng hấp thụ của thị trường thấp. Nhiều dự án khuyến mại từ 15 – 35% sản phẩm để tăng hấp thụ.
Các chuyên gia cũng cho rằng, trong trung và dài hạn, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn sẽ được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố cơ bản.
Dữ liệu cho thấy, kinh tế Việt Nam đang trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng tích cực, đặc biệt khi so với thời kỳ cách ly diện rộng vào quý 3/2021. Chỉ số GDP đạt 8,83%, vẫn trong kế hoạch kiểm soát lạm phát tốt, giải ngân FDI tốt, tỷ giá đồng USD so với đồng Việt Nam vẫn ở mức 3%, duy trì mức ổn định.
Bên cạnh đó, hoạt động của doanh nghiệp bất động sản có cải thiện, trong 9 tháng đầu năm, lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới đạt 7.124 doanh nghiệp, tăng mạnh so với cùng kỳ. Lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động là 1.769, cao hơn con số 998 so với cùng kỳ 2021. Vốn giải ngân đầu tư công dù chậm hơn so với kế hoạch nhưng vẫn đang được đẩy nhanh. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng hiện ở mức cao và tốc độ giải ngân công vẫn chậm so với chỉ tiêu đề ra.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
III – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
1, Điểm đột phá trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã đưa ra phương pháp tính giá đền bù khi thu hồi đất để đảm bảo hài…
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này có 4 điểm được đánh giá là đột phá.
Bỏ khung giá đất
Hiện nay, khung giá đất là giá đất mà Nhà nước quy định, ban hành định kỳ 5 năm một lần. Đây là cơ sở để các tỉnh căn cứ xây dựng và công bố bảng giá đất ở từng địa phương và áp dụng. Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã bỏ quy định khung giá đất. Theo đó, bảng giá đất sẽ được xây dựng căn cứ vào giá đất phổ biến trên thị trường và biến động giá đất. Các địa phương sẽ xây dựng bảng giá đất định kỳ hàng năm.
Quyền lợi của người bị thu hồi đất
Nội dung thứ 2 mang tính đột phá là các quy định liên quan tới giải quyết quyền lợi của những người bị thu hồi đất và các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đáng chú ý, trước khi tiến hành thu hồi đất phải được phê duyệt phương án tái định cư. Điều này xuất phát từ thực tiễn là trong thời gian qua, nhiều chủ đầu tư đưa ra hứa hẹn về khu tái định cư. Tuy nhiên khi người dân giao đất, nhận nhà tái định cư không đúng như thông tin ban đầu.
Đấu giá, đấu thầu
Điểm đột phá thứ 3 là vấn đề liên quan trực tiếp tới các doanh nghiệp. Việc đấu giá, đấu thầu để lựa chọn nhà đấu tư được quyền khai thác, sử dụng đất được xem là 2 phương thức cạnh tranh, công khai, minh bạch nhất, tránh cảnh xin cho, gây thất thoát, như không ít vụ việc đã từng xảy ra.
Quy hoạch theo hướng tuyến
Điểm đột phá thứ 4 là thay đổi trong việc lập quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất hiện nay thường được lập theo chỉ tiêu, ví dụ 10% đất đô thị, 10% đất rừng, 10% đất giao thông.
Theo Luật Đất đai sửa đổi, quy hoạch sẽ được lập theo không gian, nghĩa là theo hướng tuyến và điểm kết nối giao thông. Ví dụ khi chúng ta xây dựng quy hoạch một tuyến đường cao tốc, phải quy hoạch các đô thị, khu thương mại dịch vụ, khu công nghiệp dọc theo hướng tuyến và điểm kết nối vào cao tốc, từ đó tạo thành các đô thị vệ tinh. Luật cũng sẽ quy định cụ thể thu hồi đất như thế nào, thu hồi đất vùng phụ cận ra sao.
Click vào đây để đọc chi tiết về bào viết!
2, Hà Nội thanh kiểm tra, rà soát các dự án “treo”, dự án chậm làm sổ đỏ
UBND Thành phố Hà Nội vừa có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, trong đó có việc thanh tra, kiểm tra đối với công tác quản lý, sử dụng đất; các dự án xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định…
Cụ thể, UBND thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối… để phân lô, bán nền; xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định.
Cùng với đó, thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án có sử dụng đất, không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; các dự án chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua nhà ở. Các vi phạm đối với việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các công trình dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc chuyển mục đích;
Đặc biệt, cần chấn chỉnh công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; rà soát, thống kê đầy đủ các trường hợp còn tồn đọng chưa đăng ký đất đai, chưa cấp giấy chứng nhận; đồng thời làm rõ nguyên nhân và có kế hoạch, biện pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm các trường hợp này. Làm rõ trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với cán bộ, người có trách nhiệm nếu chậm giải quyết các hồ sơ đã tiếp nhận.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
IV – TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH
1, Sắp có 2 thành phố trong lòng Hà Nội, những khu nhà ở xã hội 200 – 300ha
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, thành phố sẽ xây dựng các cực tăng trưởng mới, điển hình là việc tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô.
Chia sẻ tại hội nghị tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai ngày 12/10, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, phát triển nhà ở xã hội là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn có nhiều bất cập, trong đó có việc sử dụng quỹ đất 20% của các khu đô thị.
Cụ thể, nếu khu đô thị chỉ có khoảng 2ha thì 20% sẽ rất nhỏ, việc đầu tư nhà ở xã hội dễ manh mún, thiếu đồng bộ. Do đó, hiện nay, thành phố đã kiến nghị với Chính phủ cho phép xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung. Đây cũng là hướng thành phố điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, trong đó có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung với diện tích lên tới 200-300ha.
Cùng với đó, thành phố cũng dự định sẽ chi ngân sách để đầu tư các công trình hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế vừa bảo đảm đồng bộ, vừa giúp hạ giá thành nhà ở cho người dân.
Về quy hoạch, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, nhiều năm qua, thành phố phát triển hướng vào trung tâm. Điều đó khiến cho dân số ở các quận nội thành tăng nhanh, dẫn đến những bất cập về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, úng ngập…
“Theo chủ trương, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, di dời nhà máy, cơ sở sản xuất ô nhiễm, trường đại học, bệnh viện thì ưu tiên xây công trình công cộng. Thế nhưng, chúng ta chỉ làm nhà ở, dân cư tăng lên, nên thiếu cả trường học, tắc đường, ô nhiễm”, ông Đinh Tiến Dũng nói.
Để giải quyết những bất cập trên, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, thành phố sẽ quyết tâm ‘giãn ra bên ngoài’, xây dựng các cực tăng trưởng mới. Điển hình trong đó là tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô .
Theo ông Đinh Tiến Dũng, việc xây dựng 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là định hướng lớn, đã được đưa vào Nghị quyết 15 của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, dự kiến thành phố sẽ xây dựng một thành phố ở phía Bắc sông Hồng, gồm huyện Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn. Đây sẽ là thành phố dịch vụ, thành phố hội nhập quốc tế. Hà Nội lấy sân bay Nội Bài là trung tâm phát triển của thành phố này.
Thành phố thứ 2 trong lòng Thủ đô Hà Nội dự kiến được xây dựng ở phía Tây, khu vực Hoà Lạc hiện nay. Hà Nội định hướng đây sẽ là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục – đào tạo.
Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nền móng của thành phố này đã có sẵn. Cụ thể như Khu công nghệ cao Hoà Lạc và Đại học Quốc gia. Thời gian tới Chính phủ sẽ bàn giao Khu công nghệ cao Hoà Lạc về thành phố Hà Nội. Cơ quan chức năng cũng đưa ra định hướng di dời các trường đại học trong nội thành lên khu vực này.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!
Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro
Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!
Đánh giá bài viết!