Tin tức
02/12 2023

Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 11 năm 2023

  • 424
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức pháp luật về bất động sản luôn là chủ đề được quan tâm và theo dõi bởi cả những người hoạt động trong lĩnh vực này và những người quan tâm đến thị trường bất động sản. Bài viết tổng hợp tin tức pháp luật về bất động sản sẽ giúp bạn cập nhật những thông tin mới nhất và đáng tin cậy về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản. 

Từ đó, bạn có thể nắm rõ và hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật mới nhất, đưa ra quyết định đầu tư và kinh doanh bất động sản một cách chính xác và hiệu quả. Hãy đọc bài viết tổng hợp tin tức pháp luật thị trường bất động sản để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

tin-tuc-tong-hop-phap-luat-ve-bat-dong-san-thang-11-nam-2023

Bài tổng hợp tin tức bất động sản về chính sách - pháp luật tháng 11 có những tin chính sau:

( Sử dụng tính năng mục lục ở lề trái để đọc nhanh những tin tức bạn quan tâm)

  1. Tổng liên đoàn Lao động là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
  2. Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi
  3. Siết chặt phân lô, bán nền
  4. Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Nhà ở mới cần biết
  5. Làm giàu, làm sạch dữ liệu đất đai và thông tin nhà ở
  6. Lý do lùi thông qua hai dự án Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng
  7. Đề xuất đẩy nhanh hoàn thiện chính sách thuế bất động sản
  8. Quy định mới nhất về cấp sổ hồng
  9. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dự kiến cả năm 2023 miễn giảm 79 nghìn tỷ tiền thuế phí đất, gia hạn 121 nghìn tỷ
  10. Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra Bộ Xây dựng và UBND TP. HCM
  11. Những vấn đề nóng tại ba dự thảo luật tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản
  12. Đẩy nhanh việc cấp sổ đỏ, sổ hồng cho người dân
  13. Chặn thao túng để minh bạch thị trường bất động sản
  14. Sửa Luật Thủ đô: Trình Quốc hội cho Hà Nội lập 2 thành phố thuộc thành phố
  15. Lộ diện vị trí sân bay quốc tế thứ hai ở Hà Nội trên dự thảo bản đồ quy hoạch
  16. Sẽ giám sát trực tiếp thị trường bất động sản và nhà ở xã hội tại 12 địa phương
  17. Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều vi phạm trong đầu tư xây dựng dự án ở 4 địa phương
  18. Đề xuất gói hỗ trợ 110.000 tỷ đồng, lãi suất dưới 5%/năm để xây nhà ở xã hội
  19. Thủ tướng chỉ đạo NHNN xử lý nghiêm những ngân hàng cố tình “gây khó” doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà vay vốn

1. Tổng liên đoàn Lao động là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Theo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê..

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết dự thảo Luật đã được hoàn thiện sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp của các đại biểu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý khoản 5 Điều 5 của dự thảo Luật theo hướng thu hẹp phạm vi khu vực chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê, tăng cường phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định.

NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN LÀ NGUỒN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN

Đối với quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (khoản 4 Điều 80), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết nhiều ý kiến tán thành phương án quy định Tổng Liên đoàn là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê.

Có ý kiến cho rằng chỉ nên giao Tổng Liên đoàn đầu tư dự án nhà ở xã hội mẫu, điển hình. Ý kiến khác cho rằng phương án nào cũng có ưu điểm, hạn chế, do đó đề nghị lấy phiếu đối với từng phương án.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến đa số đại biểu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê để bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội; phát huy vai trò, trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc chăm lo, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là quyền có chỗ ở, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu hút công nhân, người lao động tham gia tổ chức công đoàn.

Phương án này đã có sự đồng thuận cao giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đa số ý kiến đại biểu; đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu sau kỳ họp thứ 5, bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, hiệu lực thi hành cao, tháo gỡ được các vướng mắc trong thực tiễn thí điểm trước đây theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do chưa được Luật quy định, ông Tùng cho hay.

QUY ĐỊNH XÂY DỰNG NHÀ LƯU TRÚ CÔNG NHÂN

Luật cũng bổ sung các quy định về xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để bảo đảm chặt chẽ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung vào các điều 94, 95 của dự thảo Luật quy định về quy hoạch, bố trí quỹ đất, yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và giao Chính phủ quy định điều kiện bảo đảm an toàn về môi trường, quy mô, tỷ lệ diện tích đất phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; sửa đổi khoản 1 Điều 19 của Luật Đầu tư để cho phép xây dựng các hạ tầng xã hội của khu công nghiệp trong hàng rào khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, do Luật Đầu tư chỉ điều chỉnh các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong khi Luật Nhà ở đã bổ sung dự án nhà lưu trú công nhân, để tránh cách hiểu, áp dụng pháp luật khác nhau, bảo đảm đồng bộ, chặt chẽ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ sung khoản 3 Điều 95 của dự thảo Luật về việc “Dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp phải được Ban quản lý khu công nghiệp chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư theo quy định áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về đầu tư…”.

Luật cũng có những điều chỉnh trong quy định về phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân để bán, cho thuê mua, cho thuê (Điều 57) nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong phát triển, quản lý, sử dụng loại hình nhà ở này thời gian qua, đồng thời bảo đảm hài hòa giữa yêu cầu quản lý và nhu cầu phát triển, đáp ứng nguồn cung nhà ở cho một bộ phận người dân ở đô thị.

Trên cơ sở nghiên cứu, rà soát, tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý Điều 57 theo hướng quy định phù hợp hơn một số yêu cầu. Cụ thể như: không quy định yêu cầu riêng mà dẫn chiếu điều kiện quản lý loại hình nhà ở này đến các yêu cầu về xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, yêu cầu của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

Cùng với đó phân cấp cho UBND cấp tỉnh quy định về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại nơi có nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân. Bổ sung quy định điều chỉnh đối với nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ có mục đích hỗn hợp cả bán, cho thuê mua, cho thuê để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi

Với 465 ý kiến đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành, chiếm 94,13% tổng số đại biểu, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã chính thức được thông qua.

Sáng nay, 28/11, Quốc hội đã lấy ý kiến biểu quyết về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Với 465 ý kiến đại biểu tán thành, chiếm 94,13% tổng số đại biểu, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã chính thức được thông qua.

Luật được thông qua có bố cục gồm 10 chương với 83 điều, quy định về kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh bất động sản và quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản.

Đối tượng áp dụng của Luật là tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Liên quan tới thanh toán trong mua bán nhà ở trên giấy, dù quá trình thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên, phương án thanh toán được giữ nguyên như luật hiện hành. Theo đó, Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi quy định nếu bên mua, bên thuê mua chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng.

Tuy nhiên, so với luật hiện hành, luật Kinh doanh bất động sản vừa được Quốc hội thông qua bổ sung quy định thanh toán đối với hình thức thuê mua nhà ở trên giấy. Theo đó, cho tới khi bàn giao nhà, khách hàng chỉ thanh toán 50% giá trị nhà ở, công trình thuê mua. Số tiền còn lại được tính thành tiền thuê hằng tháng để trả cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Siết chặt phân lô, bán nền

Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê; không được thu quá 95% giá trị hợp đồng khi chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất.

Bảo vệ người mua nhà, đất

Về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh BĐS (điều 9) quy định cá nhân kinh doanh BĐS quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, phải kê khai nộp thuế và thực hiện các quy định khác của dự thảo luật. Luật cũng giao Chính phủ quy định chi tiết việc xác định kinh doanh BĐS quy mô nhỏ. Các trường hợp tổ chức, cá nhân khác kinh doanh BĐS thì phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh BĐS.

Đối với quy định đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai (khoản 5, điều 23), luật hiện hành không đưa ra các quy định cụ thể về tiền cọc với mua bán, thuê BĐS hình thành trong tương lai. Theo quy định mới được QH thông qua, đặt cọc mua bán nhà trên giấy được siết lại. Cụ thể, chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai khi đã đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Dự án BĐS trên giấy chỉ được đưa vào kinh doanh khi có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, như quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở...

Về thanh toán trong mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai (điều 25), Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi quy định nếu bên mua, bên thuê mua chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Quy định này nhằm bảo đảm sự ổn định của chính sách hiện hành; khách hàng được giữ lại một phần giá trị hợp đồng trong thời gian chờ được cấp giấy chứng nhận.

Luật cũng quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III (khoản 6, điều 31).

Cơ chế đặc thù xây dựng giao thông

Chiều cùng ngày, với 464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,93%), QH đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày thông qua và được thực hiện đến hết ngày 30-6-2025.

Hỗ trợ thu nhập cho lực lượng bảo vệ cơ sở

Với 78,14 % đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, QH đã chính thức thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024.

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập trên cơ sở thống nhất 3 lực lượng, gồm: bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và đội trưởng, đội phó đội dân phòng. Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia là từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi. Lực lượng này được bảo đảm kinh phí hoạt động, trang bị công cụ hỗ trợ; hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Nhà ở mới cần biết

Luật Nhà ở sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua gồm 13 chương và 198 điều, trong đó tại điều 3 chương I quy định loạt hành vi bị nghiêm cấm.

Cấm phê duyệt dự án nhà ở không phù hợp với quy hoạch

Thứ nhất , xâm phạm quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân.

Thứ hai , cản trở việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng và giao dịch về nhà ở của tổ chức, cá nhân.

Thứ ba , quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.

Thứ tư , xây dựng nhà ở trên đất không được đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này; xây dựng, cải tạo nhà ở không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, không đúng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích đối với từng loại nhà ở mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định phải áp dụng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở. Áp dụng cách tính sai diện tích sử dụng nhà ở được quy định trong Luật này. Phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân trái quy định của Luật này.

Thứ năm, chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; cải tạo, cơi nới, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở đang thuê, thuê mua, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý mà không được chủ sở hữu đồng ý.

Thứ sáu , ký kết văn bản huy động vốn, thực hiện huy động vốn phục vụ cho phát triển nhà ở khi chưa đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc tiền mua nhà ở trả trước cho phát triển nhà ở.

Thứ bảy , thực hiện giao dịch mua bán, thuê mua, thuê, cho thuê lưu trú, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở không đúng quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; bàn giao nhà ở cho người mua, thuê mua nhà ở khi chưa đủ điều kiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.

Cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở

Thứ tám , các hành vi trong quản lý, sử dụng nhà chung cư bao gồm: Không đóng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư (sau đây gọi chung là kinh phí bảo trì); quản lý, sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì không đúng quy định của pháp luật về nhà ở;

Thứ 9 , sử dụng nhà ở riêng lẻ vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, sinh hoạt của khu dân cư mà không tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Làm giàu, làm sạch dữ liệu đất đai và thông tin nhà ở

Tại Hà Nội và Hà Nam đã chuẩn hóa, làm giàu, làm sạch, bổ sung, liên kết thông tin với dữ liệu không gian thửa đất; số thửa đất đã được làm giàu, làm sạch, bổ sung thông tin trong cơ sở dữ liệu đạt tỷ lệ  khoảng 80%...

Chiều 29/11/2023, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên đã làm việc với Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường và một số đơn vị trực thuộc Bộ về việc thực hiện Dự án làm giàu, làm sạch dữ liệu về đất đai, thông tin nhà ở trong cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia

Đến nay, tại Hà Nội đã cơ bản hoàn thành điều tra, thu thập thông tin tại 100% phường thuộc quận Hoàn Kiếm (18 phường) và quận Hoàng Mai (14 phường); tiếp tục chuẩn hóa, làm sạch, chuyển đổi, xây dựng cơ sở dữ liệu liên kết thông tin với dữ liệu không gian thửa đất của các phường từ phiếu thu thập thông tin.

Tỉnh Hà Nam đã cơ bản hoàn thành điều tra, thu thập thông tin tại 100% xã/phường thuộc thị xã Duy Tiên (16 xã/phường) và thành phố Phủ lý (21 xã/phường); tiếp tục chuẩn hóa, làm sạch, chuyển đổi, xây dựng cơ sở dữ liệu liên kết thông tin dữ liệu không gian thửa đất của các xã/phường từ phiếu thu thập thông tin.

Theo Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường, về triển khai làm điểm làm giàu, làm sạch dữ liệu về đất đai, thông tin nhà ở trong cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tại Hà Nội và Hà Nam, Cục và các đơn vị liên quan đã chuẩn hóa, làm giàu, làm sạch, bổ sung, liên kết thông tin (từ phiếu thu thập thông tin) với dữ liệu không gian thửa đất; số thửa đất đã được làm giàu, làm sạch, bổ sung thông tin trong cơ sở dữ liệu đạt tỷ lệ 80%. Cơ sở dữ liệu kết quả điều tra phục vụ việc làm giàu, làm sạch thông tin về đất đai, nhà đang được vận hành trên cơ sở hạ tầng đặt tại cục.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Lý do lùi thông qua hai dự án Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng

Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật phức tạp, có tính chất đặc biệt quan trọng, tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.

Tại kỳ họp, Quốc hội đã tập trung vào các nội dung thu hồi đất thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm...

Sau khi xem xét toàn diện, thận trọng, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua Luật này tại kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian tiếp tục hoàn thiện các phương án chính sách quan trọng, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến.

Với Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng là dự án luật khó, có tính chất nhạy cảm, liên quan đến an ninh tài chính quốc gia, an ninh, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh tế, bảo đảm an toàn, trật tự xã hội.

Quốc hội đã thảo luận về nhiều vấn đề liên quan đến: Ngân hàng chính sách; bảo vệ quyền lợi của khách hàng; bảo mật thông tin; về tiêu chuẩn, điều kiện của người quản lý, người điều hành; kiểm soát nội bộ; kiểm toán nội bộ…; về tài chính, hạch toán, báo cáo của tổ chức tín dụng, nhất là các quy định nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng...

Do tính chất quan trọng, phức tạp của dự án Luật, Quốc hội đã thống nhất chưa thông qua Luật này tại Kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng, thận trọng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Đề xuất đẩy nhanh hoàn thiện chính sách thuế bất động sản

Để phát triển bền vững đô thị, nhiều nhiệm vụ được đặt ra và triển khai. Các chuyên gia cho rằng, đẩy nhanh hoàn thiện chính sách thuế bất động sản là phương án để khuyến khích sử dụng nhà đất có hiệu quả.

Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển đô thị

Tại diễn đàn “Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2023” tổ chức chiều 8/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã dẫn số liệu đáng chú ý, đó là tỷ lệ đô thị hóa đến tháng 9/2023 là 42,6%. “Chúng ta còn rất nhiều dư địa để phát triển đô thị”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhận định.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cũng dẫn thêm số liệu, đến tháng 9/2023, toàn quốc có 902 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đạt trên 42,6%.

Theo Bộ trưởng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW trên cơ sở bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị nhằm xây dựng và phát triển đô thị Việt Nam.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. Quy định mới nhất về cấp sổ hồng

Theo Thông tư 14/2023/TT-BTNMT, các thủ tục liên quan đến sổ hồng không còn yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu giấy khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà tùy từng trường hợp sẽ có yêu cầu khác.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành Thông tư 14/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu và giấy tờ liên quan cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.

Trong đó, có một số quy định mới về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng).

Đáng chú ý, theo Thông tư 14/2023/TT-BTNMT, các thủ tục liên quan đến sổ hồng không còn yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu giấy khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà tùy từng trường hợp sẽ có yêu cầu khác.

Cụ thể, đối với đất hộ gia đình, yêu cầu văn bản thỏa thuận phải có thông tin của thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất…Trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của vợ, chồng sẽ khai thác thông tin về tình trạng hôn nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Khi thay đổi số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân trên sổ hồng làm thay đổi nhân thân của người có tên trên sổ hồng hoặc địa chỉ của sổ hồng đã được cấp thì có thể khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

9. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dự kiến cả năm 2023 miễn giảm 79 nghìn tỷ tiền thuế phí đất, gia hạn 121 nghìn tỷ

Năm 2023, tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn một số loại thuế, phí, tiền thuê đất; đến tháng 10 đã miễn giảm 60.547 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ miễn, giảm 79 nghìn tỷ đồng; gia hạn 121 nghìn tỷ đồng...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá cơ bản ổn định.

Từ đầu năm 2023, đã 04 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%; triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, 15 nghìn tỷ đồng cho lâm sản, thủy sản; tập trung vốn tín dụng cho các động lực tăng trưởng, lĩnh vực ưu tiên. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai theo lộ trình, kế hoạch đặt ra; an toàn hệ thống được bảo đảm; khoanh nợ, cơ cấu lại, giữ nguyên nhóm nợ, gia hạn nợ cho người dân, doanh nghiệp.

Năm 2022 đã miễn thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường và một số khoản thuế, phí, lệ phí khác trên 60,5 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời gian nộp các loại thuế, tiền thuê đất trên 114,5 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn một số loại thuế, phí, tiền thuê đất; đến tháng 10 đã miễn giảm 60.547 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ miễn, giảm 79 nghìn tỷ đồng; gia hạn 121 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong các lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế, bất cập, đúng như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu. Tiến độ hoàn thành các quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch tỉnh còn chậm. Giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay trong gói 40 nghìn tỷ đồng của Chương trình phục hồi và phát triển KTXH chưa đáp ứng yêu cầu. Việc sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa các DNNN còn chậm.

Tiếp cận tín dụng còn hạn chế, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng; việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém gặp nhiều khó khăn do phải đánh giá đúng giá trị tài sản đã qua nhiều thời kỳ…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

10 .Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra Bộ Xây dựng và UBND TP. HCM

Ngày 7/11, Thanh tra Chính phủ đã công bố Quyết định số 596/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ về thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng và UBND TP. HCM.

Theo đó, Đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng và UBND TP. HCM. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2022 (thời kỳ thanh tra có thể được mở rộng trước và sau thời kỳ thanh tra nêu trên nếu có nội dung liên quan). Thời hạn thanh tra là 60 ngày kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định). Đoàn thanh tra gồm 15 thành viên do ông Đinh Đăng Lập, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

11. Những vấn đề nóng tại ba dự thảo luật tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản

Nhiều quy định được bổ sung, sửa đổi trong Dự thảo Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sẽ tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản.

dự án luật gồm Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 đang diễn ra.

Cả ba luật này đều có liên quan chặt chẽ và tác động tới thị trường bất động sản. Hiện, cả ba luật đều có những vướng mắc, chồng chéo. Theo đánh giá của giới chuyên môn, việc sửa đổi luật lần này, nhất là Luật Đất đai tất yếu sẽ có những ảnh hưởng tới thị trường, song đây cũng là dịp để tháo gỡ các nút thắt về cơ chế chính sách, giúp nguồn cung phát triển ổn định hơn.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gồm 13 Chương và 196 Điều, tăng hơn 13 điều so với Luật Nhà ở năm 2014. Trong đó, dự thảogiữ nguyên 47 Điều; bãi bỏ 7 Điều trong Luật hiện hành; sửa đổi, bổ sung 104 Điều; bổ sung mới 34 Điều; Luật hóa 11 Điều từ nghị định. Luật này quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.

Dự án luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) gồm 10 chương và 82 điều, quy định về kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh bất động sản và quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản.

Còn Dự thảo Luật Đất đai sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 265 điều;đã bỏ 4 điều, bổ sung 6 điều, sửa đổi 229 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Dự thảo Luật Đất đai: Nóng vấn đề thu hồi đất, định giá đất

Điều 79 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung một số nội dung, trong đó có khái niệm “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” dùng để làm gì…

Dự thảo Luật quy định 30 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia nhưng không có các dự án phát triển du lịch, vui chơi, giải trí. Đây là một trong những nội dung được nhiều ĐBQH quan tâm.

Nhiều đại biểu thống nhất với nội dung bổ sung quy định cho phép Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp dự án đã được Quốc hội, Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Một số ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng áp dụng quy định này, phải đưa đất phát triển khu du lịch dịch vụ vào trong trường hợp phải được thu hồi đất, làm rõ các trường hợp thu hồi đất được quy định tại Điều 79 của dự thảo luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết nếu các doanh nghiệp, nhà đầu tư mà muốn được thỏa thuận, các đại biểu cũng ủng hộ theo hướng này để trong quá trình thỏa thuận bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp và tránh các khiếu kiện phức tạp. Các đại biểu cũng còn băn khoăn ở trong trường hợp thỏa thuận không thành công thì cũng cần phải có cơ chế xử lý.

Về các phương pháp định giá đất, Dự thảo luật lồng ghép phương pháp chiết trừ vào phương pháp so sánh, không còn là một phương pháp định giá độc lập; bổ sung trở lại phương pháp thặng dư (lấy doanh thu giả định của dự án trừ đi chi phí ước tính, từ đó, cơ quan quản lý tính số thuế đất mà doanh nghiệp, người dân phải nộp)…

Dự thảo luật đã dành một mục riêng về giá đất; quy định nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá đất (Điều 159). Định giá đất là vấn đề được dư luận và đông đảo ĐBQH quan tâm. Một số Đại biểu đã kiến nghị bỏ phương pháp thặng dư vì cho rằng phương pháp này khó khả thi.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

12. Đẩy nhanh việc cấp sổ đỏ, sổ hồng cho người dân

Song song với hoạt động giám sát công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại hàng loạt dự án, công trình nhà ở đã có nghị quyết của HĐND TPHCM, hiện nay việc đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng) đang được chính quyền thành phố chỉ đạo quyết liệt.

Tình trạng chậm cấp sổ đỏ, sổ hồng cho người dân, doanh nghiệp đã tồn tại và kéo dài từ nhiều năm nay tại TPHCM. Tính đến đầu quý II/2023, Văn phòng Đăng ký đất đai TPHCM báo cáo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn. Trong đó, toàn thành phố còn 81.332 căn chưa cấp sổ hồng.

Đáng chú ý, có hơn 5.300 trường hợp chưa được cấp sổ hồng chỉ vì lý do chủ đầu tư chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính bổ sung, đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

13. Chặn thao túng để minh bạch thị trường bất động sản 

Cung - cầu giảm, thanh khoản giảm, nhiều sản phẩm bất động sản bị thổi giá là tình trạng chung của thị trường bất động sản hiện nay.

Quy phạm hóa dữ liệu bất động sản

Quốc hội mới đây đã có phiên toàn thể về giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Nhìn chung các đại biểu cho biết dự thảo luật lần này đã cơ bản khắc phục được những hạn chế của dự thảo luật được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 hồi tháng 6 năm nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tập trung làm rõ nhằm quy phạm hoá hệ thống, thông tin dữ liệu về bất động sản, đặc biệt là tình trạng "thổi giá" bất động sản hiện nay.

Góp ý về các hành vi bị cấm, một số đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm quy định về hành vi thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, quy định rõ các dấu hiệu của việc thao túng làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Ông Trịnh Xuân An - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho hay: "Cá nhân tôi cho rằng hành vi thao túng thị trường bất động sản nguy hiểm cũng không kém gì đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Hiện nay chúng ta có Bộ Luật Hình sự quy định Điều 211 quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Hiện nay hành vi thao túng đối với thị trường bất động sản có thể diễn ra rất tinh vi, dẫn đến tình trạng bong bóng và giá trên trời. Hành vi này chúng ta cần phải cấm trong luật và đặc biệt phải có quy định rất cụ thể, loại trừ".

Thiếu minh bạch đầu tư qua sàn bất động sản

10 tháng đầu năm nay cả nước có hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Đây là số liệu được Tổng cục Thống kê cho biết tại Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2023. Bất động sản là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này.

Theo đánh giá, mặc dù thị trường bất động sản ở thời điểm này đã ở trạng thái giữ ổn định, nhưng thực tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tuyên bố phá sản chỉ trong 10 tháng đầu năm là nguyên nhân lớn nhất tác động trực tiếp, khiến gần 50% sàn giao dịch phải đóng cửa, ngừng hoạt động… Một nguyên nhân quan trọng khác khiến giao dịch trầm lắng là việc các nhà đầu tư mất niềm tin vào các sản phẩm bất động sản trên các sàn giao dịch khi đa số các dự án thiếu minh bạch pháp lý.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

14. Sửa Luật Thủ đô: Trình Quốc hội cho Hà Nội lập 2 thành phố thuộc thành phố

Theo Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế đặc thù cho Hà Nội, thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường và bổ sung thành phố thuộc thành phố...

Chiều 10/11 thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô sửa đổi. Dự thảo Luật tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, quy định mới 38 điều), trong đó đề xuất nhiều cơ chế đặc thù về mô hình tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn; đầu tư, quản lý sử dụng đất đai…cho Hà Nội.

ĐỀ XUẤT NHIỀU CƠ CHẾ ĐẶC THÙ CHO HÀ NỘI

Về mô hình tổ chức, dự thảo luật thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở Hà Nội theo Nghị quyết số 97 và bổ sung thành phố thuộc Tp.Hà Nội.

Tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân (từ 95 lên 125 đại biểu), tỷ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (từ 2 lên tối đa 3); mở rộng thành phần Thường trực Hội đồng nhân dân so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Theo phương án Chính phủ đề xuất, dự kiến sẽ thành lập theo Nghị quyết số 15-NQ/TW tại khu vực phía Bắc thành phố logistics, dịch vụ gồm vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn; phía tây sẽ là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học gồm vùng Hoà Lạc, Xuân Mai. Hai thành phố này sẽ có những đặc thù khác so với chính quyền quận, huyện, thị xã như tăng số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng, UBND, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.

ĐỀ XUẤT CHO PHÉP TÁCH DỰ ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG RA KHỎI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG

Dự thảo cũng mở rộng phạm vi dự án đầu tư mà khi lập quy hoạch chi tiết phải xác định đất thu hồi trong vùng phụ cận để tái thiết đô thị, tái định cư tại chỗ…, bao gồm dự án đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng đường giao thông hiện có…

Quy định một số ưu đãi cho khoa học, công nghệ khác với pháp luật hiện hành, trong đó có mở rộng đối tượng áp dụng hình thức khoán kinh phí so với Luật Khoa học và công nghệ. Quy định định hướng phát triển các khu công nghệ cao ở Thủ đô và một số vấn đề chung về Khu Công nghệ cao Hòa Lạc…

Cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp các công trình phụ trợ bán kiên cố phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; giao Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ diện tích, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép, loại công trình phụ trợ bán kiên cố.

Tương tự cơ chế áp dụng cho Tp.Hồ Chí Minh, dự thảo Luật quy định giao Hội đồng nhân dân Tp.Hà Nội ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với thực tiễn; chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất dưới 1.000 ha, đất trồng lúa dưới 500 ha sang mục đích khác.

Về đầu tư, cho phép tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công (tương tự cơ chế áp dụng cho Khánh Hoà).

Phân cấp một số thẩm quyền về đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công cho Hội đồng nhân dân, UBND Tp.Hà Nội. Ví dụ như Hội đồng nhân dân Tp.Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị; dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng... Cho phép Hà Nội ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá riêng, phù hợp với thực tế, đặc điểm và nhu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô.

Quy định về các dự án, ngành, nghề thu hút nhà đầu tư chiến lược, điều kiện của nhà đầu tư chiến lược… nhằm thu hút nhà đầu tư có năng lực tham gia thực hiện các dự án ưu tiên của Thủ đô (quy định về nhà đầu tư chiến lược hiện đang được áp dụng ở Khánh Hòa, Tp.Hồ Chí Minh)…

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ chiều ngày 10/11/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là dự án Luật có tầm quan trọng đặc biệt. Hà Nội vừa là một đô thị đặc biệt, vừa là Thủ đô của cả nước. Đô thị đặc biệt có thể có nhiều nhưng Thủ đô chỉ có một.

Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế.

Quy mô kinh tế của Hà Nội ngày càng lớn. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Hà Nội là đầu não, bộ mặt, trái tim, tức là tất cả những tinh túy nhất. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng, là thành phố vì hòa bình.

Do đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này phải thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương về vị trí, vai trò, định hướng và nhiệm vụ phát triển của Hà Nội cho đến giữa thế kỉ để thúc đẩy, tạo động lực dẫn dắt cho cả vùng và cả nước. Xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước theo tinh thần “Hà Nội vì cả nước và cùng cả nước”.

Lần sửa đổi này cũng có thuận lợi khi Quốc hội đã ban hành nghị quyết đặc thù cho Tp.Hồ Chí Minh, với 44 chính sách, trong đó có 27 chính sách hoàn toàn mới so với các địa phương khác. Đây là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa những nội dung phù hợp với Thủ đô.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

15. Lộ diện vị trí sân bay quốc tế thứ hai ở Hà Nội trên dự thảo bản đồ quy hoạch 

Với cảng hàng không quốc tế thứ hai của Thủ đô, cảng có vị trí ở huyện Ứng Hòa, phía nam đường quy hoạch cao tốc Tây Bắc Quốc lộ 5, phía tây giáp đường trục phát triển kinh tế phía Nam; chức năng hỗ trợ cho CHKQT Nội Bài, phục vụ cho vận tải khách trong vùng Thủ đô. 

Cảng đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, công suất 30 - 50 triệu hành khách/năm và một triệu tấn hàng hóa/năm; quy mô diện tích khoảng 1.500 ha. Hướng đường cất hạ cánh dự kiến theo hướng 11 - 29. Hệ thống giao thông kết nối có hai tuyến đường cao tốc, hai tuyến đường trục đô thị, một tuyến đường sắt đô thị (ít ga) và tổ chức chạy tàu nội vùng trên hướng Bắc - Nam để kết nối.

Vị trí triển khai cảng hàng không quốc tế thứ hai có ưu điểm là nằm trên trục không gian phía nam kết nối đô thị trung tâm với khu vực sân bay thứ 2; liên kết với đô thị vệ tinh Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa, tạo động lực phát triển khu vực phía nam.

Nhằm triển khai cảng hàng không quốc tế thứ hai của Thủ đô, Hà Nội đưa ra một số nội dung nghiên cứu giải quyết: Cần nâng đường trục kinh tế phía nam lên đường cao tốc để phục vụ kết nối với sân bay thứ hai; cần bổ sung thêm tuyến đường sắt đô thị kết nối từ ga Hà Đông đến sân bay (khoảng 32 km); khu vực dự kiến xây dựng sân bay thứ hai có diện tích chiếm đất khoảng 1.700 ha; cần di chuyển tuyến điện 500KV ra khỏi ranh giới sân bay.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đề xuất điều chỉnh xác định rõ Cảng hàng không Gia Lâm là cảng hàng không khai thác lưỡng dụng giữa quân sự và dân dụng, khai thác dân dụng theo mô hình hàng không chung với các tàu bay dân dụng cỡ nhỏ, tàu bay chuyên dùng.

Đối với sân bay Hòa Lạc, Miếu Môn, sân bay này phục vụ mục đích quân sự, có thể phát triển khai thác lưỡng dụng với hàng không chung phục vụ dân sự khi có yêu cầu.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

16. Sẽ giám sát trực tiếp thị trường bất động sản và nhà ở xã hội tại 12 địa phương

Trong năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023; trong đó tập trung vấn đề điều tiết thị trường; Nguồn cung; Giao dịch bất động sản; Tình hình hoạt động của doanh nghiệp bất động sản; Việc sử dụng đất để thực hiện dự án và nguồn vốn cho thị trường bất động sản…

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, NGUỒN CUNG VÀ VỐN CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Kế hoạch số 551 nêu rõ, mục đích giám sát nhằm đánh giá khách quan, toàn diện tình hình và kết quả thực hiện: Chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản từ năm 2015 đến hết năm 2023; Chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Trong mỗi nội dung trên đánh giá, làm rõ tính kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, khả thi của việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với từng nội dung giám sát. Thực trạng, tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đối với từng nội dung giám sát. Xác định kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế; nguyên nhân (chủ quan, khách quan); chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời đề xuất nhiệm vụ, giải pháp xử lý những tồn tại, hạn chế. Kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, trong đó có việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Trong nội dung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản từ năm 2015 đến hết năm 2023, đoàn giám sát tập trung vào các văn bản của Đảng đã ban hành và việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thị trường bất động sản. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Theo đó, tập trung vào các nội dung: Công tác chỉ đạo, tổ chức thi hành, quản lý điều hành, điều tiết thị trường bất động sản; Nguồn cung bất động sản; Giao dịch bất động sản; Tình hình hoạt động của doanh nghiệp bất động sản; Công tác quy hoạch; Việc sử dụng đất để thực hiện dự án bất động sản; Trình tự, thủ tục thực hiện dự án bất động sản;

Cùng với đó là nguồn vốn cho thị trường bất động sản; Kinh doanh dịch vụ bất động sản; Công khai, minh bạch thông tin về thị trường bất động sản; Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản; điều tra, xét xử, thi hành án đối với các vụ án liên quan đến kinh doanh bất động sản.

Nội dung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản cũng tập trung làm rõ tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan của kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, trong đó làm rõ nguyên nhân do cơ chế, chính sách hay do tổ chức thực hiện; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu đối với nội dung đó.

QUỸ ĐẤT VÀ NGUỒN VỐN XÂY NHÀ Ở XÃ HỘI

Về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, Đoàn giám sát tập trung vào các văn bản của Đảng đã ban hành và việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội.

Trong đó tập trung vào chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; Đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; Quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; Việc thực hiện dự án xây nhà ở xã hội; Loại nhà và tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà ở xã hội; Việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội;

Cùng với đó giám sát về quản lý, vận hành; Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiểm toán, xử lý vi phạm; Việc thực hiện các kết luận giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội.

Hoạt động giám sát cũng làm rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan của kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, trong đó làm rõ nguyên nhân do cơ chế, chính sách hay do tổ chức thực hiện; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu đối với nội dung đó.

Theo kế hoạch, đoàn giám sát dự kiến tổ chức giám sát trực tiếp tại 12 địa phương. Sau khi giám sát các báo cáo, làm việc với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Đoàn giám sát sẽ hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề; tổ chức làm việc, lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề tại phiên họp tháng 8/2024.

Sau đó, Đoàn giám sát tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề; hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề, gửi các đại biểu Quốc hội trước khi khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

17. Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều vi phạm trong đầu tư xây dựng dự án ở 4 địa phương

Nhiều dự án chưa phù hợp với quy hoạch, hàng loạt dự án vi phạm quy định pháp luật và hàng chục dự án chậm tiến độ đã được Kiểm toán Nhà nước phát hiện thông qua kiểm toán Chuyên đề đánh giá tính hiệu quả các chính sách ưu đãi đầu tư và việc đầu tư xây dựng dự án đối với Khu kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận giai đoạn 2020-2022...

Trên cơ sở kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra nhiều đánh giá liên quan đến việc chấp hành pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư và việc đầu tư xây dựng dự án tại 04 tỉnh. Đồng thời kiến nghị các địa phương này phải chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

HÀNG CHỤC DỰ ÁN CHẬM TIẾN ĐỘ NHIỀU NĂM

Cụ thể, tại tỉnh Khánh Hòa, Kiểm toán Nhà nước phát hiện tình trạng cấp giấy chứng nhận đầu tư chưa phù hợp với quy hoạch ở 02 dự án; 28 dự án đầu tư chậm tiến độ nhiều năm và 03 dự án chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư. Đáng chú ý, có tới 55 trường hợp vị trí đất trong khu kinh tế giai đoạn 2020-2022 chưa ra thông báo tiền thuê đất, dẫn đến chậm huy động vào ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, còn có 02 doanh nghiệp kê khai ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và 01 trường hợp ưu đãi tiền thuê đất chưa đúng quy định; 05 dự án tại khu kinh tế Vân Phong, khu công nghiệp và 02 dự án tại cụm công nghiệp chậm quyết toán dự án hoàn thành nhiều năm. Có 04 dự án khu tái định cư chưa phát huy hiệu quả theo mục tiêu đầu tư dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Kiểm toán Nhà nước cho biết Lâm Đồng, Phú Yên đã sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại một số khu công nghiệp. Điều này chưa được quy định ở Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. 

Với Lâm Đồng, Kiểm toán Nhà nước cho biết tỉnh này đã thành lập 02 cụm công nghiệp khi chưa có doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là vi phạm quy định trong Nghị định 68/2017/NĐ-CP. Trong khi đó lại có 01 cụm công nghiệp được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật trước khi thành lập cũng là vi phạm Nghị định trên; UBND tỉnh đã cho thuê đất khu công nghiệp Lộc Sơn vượt 11,58 ha so với diện tích quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Bên cạnh đó, còn có 23 dự án đầu tư trong khu công nghiệp được chấp thuận vị trí thực hiện dự án và cho thuê lại đất không phù hợp giữa ngành nghề sản xuất, kinh doanh với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt; 12 dự án chưa đưa hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; 01 doanh nghiệp kê khai ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp và 01 trường hợp ưu đãi tiền thuê đất chưa đúng quy định; 09 dự án chậm tiến độ so với quyết định phê duyệt dự án; 03 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa hoàn thành công tác quyết toán dự án, hạng mục công trình hoàn thành….

Tại tỉnh Phú Yên, Kiểm toán Nhà nước nhận định: UBND tỉnh cũng cho phép Công ty TNHH CCIPY Việt Nam được ổn định mức giá thuê lại đất hàng năm và tiền sử dụng hạ tầng trong suốt thời gian thuê đất, không có trong quy định của pháp luật. Việc Phú Yên sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp Hòa Hiệp, An Phú, Đông Bắc Sông Cầu cũng chưa được quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.

HÀNG LOẠT DỰ ÁN CHO THUÊ LẠI ĐẤT KHÔNG ĐÚNG QUY HOẠCH

Tại tỉnh Phú Yên, Kiểm toán Nhà nước phát hiện có 01 dự án đã cho thuê đất khi chưa thực hiện xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và 01 dự án đã cho thuê đất khi chưa đủ điều kiện để thành lập khu công nghiệp; 01 dự án chưa được cho thuê lại đất, chưa được cấp giấy phép xây dựng đã triển khai xây dựng và đi vào hoạt động; 29 dự án trong các khu công nghiệp được chấp thuận vị trí thực hiện dự án và cho thuê lại đất không phù hợp giữa ngành nghề sản xuất, kinh doanh với quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.

Tỉnh cũng chưa điều chỉnh giá cho thuê lại đất đã phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sau khi hết thời hạn ổn định 05 năm và mức thu tiền sử dụng cơ sở hạ tầng sau khi hết thời hạn quy định 03 năm; giá cho thuê lại đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và thu tiền sử dụng cơ sở hạ tầng tính bằng đồng ngoại tệ (USD) là không đúng quy định.

Tỉnh này cũng có 02 dự án chậm tiến độ so với quyết định phê duyệt dự án, chủ trương đầu tư, 01 dự án chậm lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, 03 công trình, hạng mục công trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa hoàn thành quyết toán dự án và 02 dự án còn nợ đọng xây dựng cơ bản; 01 doanh nghiệp kê khai thuế chưa đúng quy định...

Tại tỉnh Ninh Thuận, Kiểm toán Nhà nước nêu rõ: Ban Quản lý các khu công nghiệp chưa trình UBND tỉnh ban hành quy định về mức giá cho thuê cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp Thành Hải khi đến thời hạn phải điều chỉnh giá, chưa thực hiện nội dung kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; kiểm tra chưa đầy đủ các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư.

Trên địa bàn tỉnh, có 01 khu công nghiệp chưa thực hiện đăng ký giá cho thuê cơ sở hạ tầng theo quy định và 01 khu công nghiệp chưa xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung; 01 doanh nghiệp kê khai ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không đúng quy định; 01 dự án giá trị giải ngân công tác phóng mặt bằng vượt giá trị giải phóng mặt bằng trong tổng mức đầu tư được duyệt làm vượt tổng mức đầu tư dự án nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh và còn nợ đọng xây dựng cơ bản...

Ngoài kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập nêu trên, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu UBND của 04 tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân và xử lý theo quy định của pháp luật…

Kiểm toán Nhà nước vừa thực hiện kiểm toán chuyên đề đánh giá tính hiệu quả các chính sách ưu đãi đầu tư và việc đầu tư xây dựng dự án đối với   khu kinh tế Vân Phong và đã phát hiện nhiều sai sót, bất cập. Qua đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính thông qua tăng thu ngân sách nhà nước 2.222 triệu đồng, thu hồi nộp ngân sách nhà nước các khoản chi sai quy định 617,6 triệu đồng, giảm giá trị thanh toán 1.088 triệu đồng, thu hồi kinh phí thừa 1.090,5 triệu đồng; xử lý số liệu khác 2.080 triệu đồng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

18. Đề xuất gói hỗ trợ 110.000 tỷ đồng, lãi suất dưới 5%/năm để xây nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa kiến nghị Bộ Xây dựng đề xuất lại gói 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8 - 5%/năm để phát triển nhà ở xã hội.

Theo HoREA, căn cứ của đề xuất trên xuất phát từ việc lãi suất của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hiện tại chưa thực sự ưu đãi.

Cụ thể, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng lấy nguồn từ các ngân hàng thương mại, đang triển khai cho vay chủ đầu tư nhà ở xã hội và người dân. Gói này lãi suất ưu đãi khoảng 7,7%/năm (với người mua, thuê mua nhà) và 8,2%/năm với chủ đầu tư nhà ở xã hội.

Do đó, để đạt mục tiêu xây tối thiểu 1 triệu căn nhà xã hội giai đoạn 2021-2030, HoREA đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính để xây dựng gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng.

Trong thực tế, gói 110.000 tỷ này từng được Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ, Quốc hội hồi tháng 2. Trong đó, lãi suất vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8-5% một năm áp dụng cho năm 2023 và thời hạn vay tối đa 25 năm (tương tự gói 30.000 tỷ trước đây).

Đồng thời, gói này sẽ dành khoảng 50% cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay ưu đãi; còn lại là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Ý tưởng ban đầu là, gói này sẽ lấy từ nguồn tái cấp vốn, cấp cho các ngân hàng thương mại cho vay nhưng sau đó, Bộ Xây dựng cho biết thôi không đề xuất phương án này.

Liên quan đến các chính sách hỗ trợ tín dụng cho người mua cũng như chủ đầu tư nhà ở xã hội, theo HoREA, hiện vẫn còn tồn tại hàng loạt vướng mắc khiến chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua, thuê mua nhà ở xã hội trong nhiều năm qua, chưa được hưởng các chính sách vay ưu đãi theo chủ trương phát triển nhà ở xã hội vốn áp dụng từ năm 2015.

Với khách hàng cá nhân là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, HoREA cho biết hầu hết phải vay thương mại với lãi suất khoảng 9-10% một năm.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

19. Thủ tướng chỉ đạo NHNN xử lý nghiêm những ngân hàng cố tình “gây khó” doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà vay vốn 

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện 1177 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo đó, thời gian qua tuy thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản đã được cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng; tăng trưởng tín dụng thấp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tiếp tục khó khăn, nợ xấu có xu hướng gia tăng.

Để tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong cuối năm 2023 và năm 2024.

Theo dõi sát, đánh giá chính xác khả năng, phương án thanh toán của doanh nghiệp phát hành, nhất là các doanh nghiệp còn khó khăn và có thể có rủi ro về khả năng trả nợ để chủ động có biện pháp, giải pháp phù hợp theo thẩm quyền nhằm ổn định thị trường.

Yêu cầu doanh nghiệp ưu tiên nguồn lực thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, các chủ thể liên quan và an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Có các giải pháp thiết thực, hiệu quả để củng cố, tăng cường và khôi phục niềm tin nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển an toàn, minh bạch, lành mạnh, bền vững.

Khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Đánh giá rõ sự cần thiết, đề xuất cụ thể phương án, cơ chế, chính sách phù hợp, kịp thời theo quy định của pháp luật theo đúng chỉ đạo, báo cáo kịp thời Thủ tướng Chính phủ, không để chậm trễ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo các bài viết khác liên quan trong tháng 11  năm 2023 của Times Pro

Tin tức bất động sản về giá cả thị trường tháng 11 năm 2023

Tin tức bất động sản về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 11 năm 2023

Tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 11 năm 2023

Tin tức bất động sản về chính sách, pháp luật  tháng 11 năm 2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022