Tin tức
02/12 2023

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 11 năm 2023

  • 195
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Trải qua một tháng 11 năm 2023, thị trường bất động sản tiếp tục chứng kiến những biến động đáng chú ý trong giá cả. Những tin tức tổng hợp cho tháng này phản ánh sự biến động, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế và tình hình đại dịch vẫn đang ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống.

Giá nhà ở tiếp tục tăng lên, nhưng tốc độ tăng đã có dấu hiệu giảm đi so với các tháng trước. Các chuyên gia bất động sản đánh giá rằng sự chậm lại này có thể là do áp lực từ các biện pháp kiểm soát giá nhà và tăng cường quản lý thị trường của chính phủ. Ngoài ra, nguồn cung cung cấp cũng có tăng lên một chút, đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định giá cả.

Tính đến thời điểm này, các khu vực đô thị lớn vẫn là điểm nóng của thị trường, với giá nhà và căn hộ tăng mạnh. Trái lại, các khu vực nông thôn và ngoại ô có dấu hiệu ổn định hơn, và thậm chí một số nơi có sự giảm giá nhẹ. Điều này có thể là do nhu cầu chuyển đổi từ các khu vực đô thị sang các khu vực ngoại ô để tìm kiếm không gian sống rộng rãi hơn và giá trị tốt hơn.

Trong khi đó, lãi suất vay ngày càng tăng, tạo áp lực cho những người muốn mua nhà. Điều này có thể là một yếu tố đóng góp vào sự chậm lại của thị trường, khiến nhiều người cân nhắc lại kế hoạch đầu tư bất động sản của họ.

Tổng cộng, tháng 11 năm 2023 là một tháng chứng kiến sự đa dạng trong giá cả thị trường bất động sản, với sự ổn định và biến động tại các khu vực khác nhau. Các nhà đầu tư và người mua đang phải đối mặt với một bức tranh phức tạp, đòi hỏi sự thông tin và chiến lược linh hoạt để tận dụng cơ hội trong môi trường hiện nay.

tin-tuc-gia-ca-thi-truong-bat-dong-san-thang-11-nam-2023

Bài tổng hợp tin tức về giá cả thị trường bất động sản tháng 11 có những tin chính sau:

(sử dụng tính năng mục lục bên lề trái màn hình để đọc nhanh tin mà bạn quan tâm)

  1. Loạt yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản 2024
  2. Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể 10 tháng đầu năm
  3. Viện nghiên cứu BĐS Việt Nam: Trong khi nhà đầu tư chứng khoán lỗ thì bất động sản trở thành kênh đầu tư có tỷ suất lợi nhuận ngắn hạn cao nhất trong 2 năm qua
  4. Giá đất cho xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thấp nhất khu vực
  5. Vốn ngoại "rót" tỷ USD vào bất động sản thông qua M&A
  6. Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 10 tháng
  7. Thị trường đất nền đón sóng phục hồi những tháng cuối năm
  8. Ngược dòng thị trường, giá chung cư sẽ tiếp tục đi lên
  9. Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc chưa có hồi kết: Giá nhà giảm tháng thứ tư liên tiếp
  10. Đầu tư từ Trung Quốc gia tăng, bất động sản công nghiệp phía Bắc được “săn tìm”
  11. Tiền mặt 30 “ông lớn” bất động sản giảm mạnh, khả năng trả nợ tiếp tục suy yếu
  12. Trung Quốc gấp rút lên kế hoạch mới để giải cứu những doanh nghiệp bất động sản “nguy kịch” nhất  
  13. 1. Loạt yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản 2024

11.  Diễn biến của thị trường bất động sản đang phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh tế trong nước, tình hình kinh tế thế giới, đầu tư công, các chính sách pháp luật đang sửa đổi,…

Tình hình kinh tế thế giới

Theo giới chuyên gia, diễn biến của thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc lớn vào các nhân tố như tình hình kinh tế trong nước, tình hình kinh tế thế giới, đầu tư công, việc gỡ vướng pháp lý và dòng vốn vào bất động sản.

Diễn biến kinh tế trong nước

Ngoài biến động thế giới, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế còn cho rằng, diễn biến của thị trường bất động sản phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế trong nước. Ông Hiếu phân tích, mục tiêu đạt tăng trưởng GDP của Việt Nam 6-7% là con số đầy thách thức. Đáng chú ý, khi kinh tế khó khăn, tâm lý người dân sẽ không mạnh xuống tiền vào các kênh đầu tư. Theo ông Hiếu, nếu kinh tế khởi sắc, bất động sản có thể đảo chiều dần sang hồi phục từ giữa năm 2023.

Đồng quan điểm đó, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội, cũng cho rằng, kịch bản của thị trường bất động sản phụ thuộc lớn vào bức tranh kinh tế trong nước.

Vị chuyên gia này cũng nhận định, một yếu tố khác liên quan sự hồi phục của thị trường là việc sửa đổi luật, như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản… Nếu việc này được làm quyết liệt và được thông qua như dự kiến cũng như có văn bản hướng dẫn sau đó thì có thể vào thời điểm quý IV/2023, thị trường sẽ có chuyển biến. Tuy nhiên, mới đây, thông tin về việc dừng thông qua sử đổi Luật Đất đai đã chính thức được công bố. Đây có thể là thông tin tác động đến mức độ hồi phục của thị trường bất động sản.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, những chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với thị trường bất động sản thời gian vừa qua đã dần “thẩm thấu" vào thị trường, giúp thị trường bớt ảm đạm, giúp cộng đồng doanh nghiệp không rơi vào tình trạng bất ổn, kịp thời ngăn chặn đà bước qua ngưỡng giới hạn của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các tỉnh hiện nay đang tiếp tục phối hợp tích cực, chủ động với các doanh nghiệp thu hồi các dự án không đủ điều kiện triển khai; tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang vướng mắc tái khởi động. Điều này giúp thị trường dần được tháo gỡ khó khăn.

Đầu tư công

Nhân tố khác ảnh hưởng đến diễn biến của thị trường bất động sản, theo các chuyên gia đó là tốc độ giải ngân đầu tư công.

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, đầu tư công được ví như “tham số” có tác động lớn đến diễn biến bất động sản. Khi đầu tư công được đẩy mạnh, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm được chú trọng triển khai, thị trường bất động sản sẽ hưởng lợi lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư, thanh khoản sản phẩm tốt, giá bất động sản tăng lên. Và ngược lại, khi tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ì ạch, thị trường bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng nhất định.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, nơi nào đầu tư công diễn ra kém, nơi đó thị trường bất động sản phát triển “yếu ớt”. Đặc biệt đối với đầu tư công vào dự án hạ tầng giao thông, yếu tố này sẽ tác động lớn đến thị trường bất động sản.

Theo dữ liệu cung cấp của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 8 tháng đầu năm 2023 đạt 40% kế hoạch năm. Nhiều địa phương, bộ ngành đạt được mức giải ngân cao trên 60%. Đơn vị này cũng nhận định, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt tại các dự án giao thông trọng điểm quốc gia, kéo theo nhu cầu về nhà ở, nghỉ dưỡng. dịch vụ, văn phòng,... làm bệ đỡ kéo theo thị trường ấm lên.

Lãi suất ngân hàng

Theo chuyên gia đến từ Savills, bà Đỗ Thị Thu Hằng nhận định, sự hồi phục của thị trường còn phụ thuộc vào việc tiếp cận và hấp thụ vốn ngân hàng. Bởi lẽ, vốn ngân hàng là yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý, quyết định của người mua.

Vị chuyên gia này cho rằng, đến thời điểm này, lãi suất ngân hàng đã được điều chỉnh về mức hợp lý hơn, tạo điều kiện đối với người mua có nhu cầu được dễ dàng tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên, đối với nhu cầu ở thực, người mua vẫn cần xem xét và đánh giá câu chuyện trả gốc và lãi.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể 10 tháng đầu năm

Số liệu trên được Tổng cục Thống kê cho biết tại Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2023. BĐS là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này.

Trong khi đó, số doanh nghiệp BĐS thành lập mới đạt 3.850, giảm 50,2% so với cùng kỳ.

Về nguồn vốn nước ngoài rót vào thị trường bất động sản Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ngành này đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 2,14 tỷ USD, chiếm hơn 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 44,8% so với cùng kỳ.

Trước đó, trong 9 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào thị trường bất động sản Việt Nam 1,94 tỷ USD.

Nghiên cứu của bộ phận BHS R&D về thực trạng ngành môi giới tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, số lượng sàn giao dịch đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động lên đến gần 50%. Trong số 50% còn lại, có đến 30% là hoạt động cầm chừng do không trả lương cho nhân viên bán hàng hoặc khi bán được hàng mới có lương. Như vậy, chỉ 20% có hoạt động thực tế.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Viện nghiên cứu BĐS Việt Nam: Trong khi nhà đầu tư chứng khoán lỗ thì bất động sản trở thành kênh đầu tư có tỷ suất lợi nhuận ngắn hạn cao nhất trong 2 năm qua 

Dữ liệu mà Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam công bố về lợi suất đầu tư ngắn hạn tại Việt Nam từ 1/1/2022 đến nay, bất động sản tiếp tục là kênh đầu tư mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất với con số 14%/năm.

Báo cáo mới đây của Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam phân tích các kênh đầu tư hấp dẫn để nhà đầu tư có thể lựa chọn trong giai đoạn cuối năm 2023 và bước sang năm 2024.

Đứng sau bất động sản là kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (8,5%)/năm, tiếp đến vàng SSJC (7,36%/năm). Tiền tiết kiệm là kênh đầu tư đứng thứ 4 với lợi suất đầu tư ngắn hạn lên tới 6%/năm. Xếp cuối cùng là cổ phiếu khi tỷ suất lợi nhuận đầu tư ngắn hạn -20,14%.

So sánh hiệu quả đầu tư vào bất động sản so với các kênh đầu tư phổ biến khác như gửi tiết kiệm, chứng khoán, trái phiếu và ngoại tệ, báo cáo của Viện này ghi nhận, mức chiết khấu khá hấp dẫn trong giai đoạn vừa qua của thị trường địa ốc, hiện đã tiệm cận với giá trị thực đã giúp cho bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn.

Tuy nhiên, khuyến nghị đưa ra rằng, việc lựa chọn kênh đầu tư phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro và khả năng tài chính của từng nhà đầu tư. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tại từng thời điểm, các nhà đầu tư cần giữ nguyên tắc phân bổ nguồn vốn của mình vào các kênh khác nhau, không “bỏ trứng vào một giỏ”, để phân tán rủi ro.

“Trong bối cảnh hiện nay, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu…v.v. tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn song với độ rủi ro cao hơn. Về trung và dài hạn, nhà đầu tư nên cân nhắc phân bổ vốn của mình vào những kênh đầu tư theo khẩu vị rủi ro của mình, khả năng tài chính, cũng như kiến thức và kinh nghiệm của mình”, báo cáo nêu rõ.

Báo cáo cũng phân tích rõ ràng về bức trang của thị trường địa ốc. Cụ thể, trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản chững lại do một số khó khăn, vướng mắc mà nổi cộm nhất là vấn đề về pháp lý và khả năng tiếp cận nguồn vốn. Chính phủ, Bộ, ngành đã nỗ lực hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến ngành.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Giá đất cho xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam thấp nhất khu vực

Việt Nam có giá trung bình thấp nhất khu vực với 168 USD/m2 cho các dự án trung tâm dữ liệu…

Cushman & Wakefield vừa công bố thống kê về chi phí phát triển dự án trung tâm dữ liệu năm 2023/2024 (bao gồm giá mua đất, chi phí phá dỡ và giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng) dựa trên 37 thành phố của 14 thị trường trọng điểm tại Châu Á Thái Bình Dương. Theo đó, có 5 thị trường có mức giá đất trung bình cao nhất khu vực.

Bao gồm: Singapore (11.573 USD/m2), Hàn Quốc (9.695 USD/m2), Hồng Kông (3.418 USD/m2), Nhật Bản (3.320 USD/m2) và Trung Quốc Đại Lục (2.966 USD/m2). Sự khan hiếm quỹ đất cùng với nguồn điện sẵn có, kết hợp với lãi suất gia tăng đã góp phần làm tăng giá mua đất tại các thị trường này.

Mức giá đắt đỏ kể trên có thể mang lại những cơ hội đầu tư tốt hơn cho các thị trường tại Đông Nam Á nhờ có giá đất cạnh tranh. Trong đó, Việt Nam có giá trung bình thấp nhất khu vực với 168 USD/m2 cho các dự án trung tâm dữ liệu.

Đối với chi phí xây dựng, giá nguyên liệu thô, chi phí năng lượng và vận chuyển vẫn chưa có dấu hiệu giảm và đang "neo" ở mức cao nhất mọi thời đại, điều này thúc đẩy chi phí xây dựng cao kỷ lục, tính theo USD trên Watt.

Cụ thể, 5 thị trường có giá xây dựng cao nhất khu vực là Nhật Bản (12,73 USD/W), Singapore (12,73 USD/W), Hàn Quốc (12,73 USD/W), Hồng Kông (12,73 USD/W) và Úc (12,73 USD/W), với mức tăng chi phí hàng năm điển hình ở Singapore là 8% và Úc là 3,5%.

Ngược lại, 5 thị trường có giá xây dựng thấp nhất là Philippines (12,73 USD/W), theo sau đó là Đài Loan (12,73 USD/W), Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc Đại Lại lần lượt là 6,70 USD/W, 6,79 USD/W và 6,84 USD/W.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Vốn ngoại "rót" tỷ USD vào bất động sản thông qua M&A

Nhiều đại gia nước ngoài đã "rót" hàng tỷ USD vào các dự án bất động sản tại Việt Nam. Theo các chuyên gia, làn sóng M&A trong lĩnh vực bất động sản có thể sẽ kéo dài đến nửa đầu năm 2024. Một phần do giá đã được điều chỉnh giảm, tiệm cận mức giá phù hợp hơn so với giai đoạn trước…

NHÓM ĐẦU TƯ NGOẠI QUAN TÂM M&A BẤT ĐỘNG SẢN VẪN TĂNG MẠNH

Theo dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), hiện số lượng nhóm đầu tư ngoại quan tâm tìm hiểu M&A dự án bất động sản vẫn tăng mạnh. Nổi bật trong đó là nhóm nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia... Tuy nhiên, hầu hết các thương vụ mới trong quá trình thẩm định, đàm phán.

Nguyên nhân xuất phát từ việc bên mua chiếm ưu thế về dòng tiền nên thường mặc cả, chỉ muốn mua với mức giá thấp, trong khi ở phía bán, doanh nghiệp rất khó chấp nhận bán tài sản với giá rẻ sau khi đã bỏ quá nhiều công sức và chi phí cho việc tạo lập quỹ đất, dự án, thực hiện pháp lý.

VARS cho rằng, vẫn có trường hợp cá biệt, chủ dự án không thể tiếp tục gồng gánh chi phí, đối mặt với nguy cơ “chết chìm trên đống tài sản”, họ phải bán tài sản, bán dự án, bán doanh nghiệp từng phần để tái cấu nợ và bộ máy hoạt động. Theo đó, bối cảnh này là điều kiện lý tưởng để khối ngoại thực hiện M&A dự án dễ hơn và với mức giá “mềm” hơn.

Trong báo cáo đánh giá thị trường M&A mới đây, các chuyên gia của JLL Việt Nam cho biết, trong giai đoạn tăng trưởng (từ năm 2014 đến năm 2018), hầu hết tài sản chất lượng cao nằm trong tay các doanh nghiệp nội nhờ năng lực phát triển đất đai, thực hiện dự án và bán hàng tốt. Nhưng cũng chính điều này cản trở sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào việc phát triển vùng đất mới.

Đại diện JLL cũng nhận định giá giao dịch đã không giảm mạnh như kỳ vọng, bất chấp môi trường lãi suất tăng và khả năng tiếp cận nguồn vốn bị thắt chặt. Trong thập kỷ qua, chi phí mua và nắm giữ tài sản cao đã khiến các chủ đất không có nhiều cơ hội để giảm giá đáng kể. Mặc dù mối quan tâm đầu tư vẫn duy trì nhờ tiềm năng tăng trưởng dài hạn của thị trường, nhưng sự thiếu linh hoạt trong đàm phán giá đã khiến tốc độ giao dịch thị trường chậm lại trong thời gian gần đây.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 10 tháng 

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm nay, cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Bất động sản là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này.

Báo cáo tài chính quý III của nhiều doanh nghiệp bất động sản cho thấy, việc cắt giảm nhân sự tiếp tục được thực hiện “mạnh tay”, qua 9 tháng, hàng trăm nhân viên mất việc. Thậm chí, không ít doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể.

Giảm nhân sự, ngừng hoạt động

CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) cũng mạnh tay cắt giảm quy mô nhân sự. Tính tới ngày 30/9, số lượng nhân viên của DXG là hơn 2.480 người, giảm gần 1.300 nhân sự so với thời điểm đầu năm.

Công ty này đang làm thủ tục giải thể 8 công ty con, gồm: CTCP Đầu tư Bất động sản Miền Đông, CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Đông Nam Bộ, Công ty TNHH Đất Xanh Finance, CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Phước, CTCP Đầu tư Diamond Tower, CTCP Đầu tư Ruby Tower, CTCP Đầu tư Shapphire và CTCP Đầu tư Emerald Tower.

Kết thúc 9 tháng năm, DXG báo lãi sau thuế đạt 149,5 tỷ đồng, giảm 83,8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 129,2 tỷ đồng, giảm 76,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Làn sóng "ra đi" còn tiếp diễn?

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm nay, cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Bất động sản là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này, trong khi đó số doanh nghiệp trong ngành thành lập mới đạt 3.850 đơn vị, giảm 50,2% so với cùng kỳ.

Theo đó, nhiều khó khăn, vướng mắc của thị trường đã từng bước được tháo gỡ, có thêm sự trợ lực từ phía ngân hàng (liên tục hạ lãi suất, cho phép vay đảo nợ, chính sách giãn, hoãn các khoản nợ…). Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các biện pháp hỗ trợ vẫn chưa thực sự đủ lực để kéo thị trường vực dậy. Để thị trường có thể đạt được những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt cần thêm nhiều các giải pháp thật sự cụ thể, chi tiết và mạnh tay hơn nữa từ phía Chính Phủ, các bộ ngành và cả hệ thống ngân hàng.

Đưa ra dự báo về thị trường bất động sản cuối năm nay và nửa đầu năm 2024, TS Nguyễn Văn Đính cho biết, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự “ra đi” của một số doanh nghiệp đã kiệt sức, do phải chống chọi trong suốt thời gian dài vừa qua.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Thị trường đất nền đón sóng phục hồi những tháng cuối năm 

Kinh tế vĩ mô dần ổn định, lãi suất cho vay thấp hơn mức trước dịch Covid-19, các dự án đầu tư công được thúc đẩy triển khai… sẽ là yếu tố thúc đẩy thị trường đất nền "ấm" trở lại những tháng cuối năm.

Tín hiệu tích cực dần xuất hiện

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực từ quý 3-2023. Các chuyên gia cho biết thị trường bất động sản đang có dấu hiệu của hồi phục, niềm tin của nhà đầu tư tăng dần. Tổng lượng giao dịch bất động sản trên thị trường quý 1 đạt gần 3.000 giao dịch, quý 2 đạt gần 4.000 giao dịch và quý 3 đạt khoảng gần 6.000 giao dịch. Con số tăng dần qua mỗi quý cho thấy bức tranh khả quan hơn về sự phục hồi của thị trường.

Ngoài ra, phân khúc đất nền có dấu hiệu vượt đáy ở loại hình đất đấu giá tại khu vực xung quanh Hà Nội. Cụ thể, mức giá quanh 2 – 3 tỷ đồng đạt tỷ lệ hấp thụ 70-80% với giá đấu cao hơn khoảng 5% so với giá khởi điểm, có thể chuyển nhượng ngay kèm chênh lệch 30-50 triệu đồng/nền, xu hướng này được thấy rõ nhất tại các tỉnh thành Bắc Giang và Hưng Yên,…

Thực tế, thông tin ghi nhận từ Tổ công tác Nghiên cứu thị trường thuộc Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết các nhiều nhà đầu tư bắt đầu đi "săn" đất ở những khu vực vùng ven các thành phố lớn. Đây là các địa phương phát triển mạnh về hạ tầng và có tốc độ đô thị hóa cao với mức giá được đánh giá là khá "hời", còn nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai như Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên…

Mặc dù sức cầu chưa thực sự bùng nổ, nhưng việc người mua quay lại với đất nền tỉnh được kỳ vọng sẽ giúp phân khúc này hồi phục sớm hơn dự báo.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Đáng chú ý, Nghị định 35/2023 đã cho phép UBND tỉnh quyết định khu vực được phân lô, bán nền khi phù hợp các quy định pháp luật liên quan mà không phải xin ý kiến của Bộ Xây dựng. Từ đó, một loạt địa phương đã "cởi trói" việc tách thửa đất cho người dân có nhu cầu.

Nhiều kỳ vọng cho thị trường lân cận thành phố Hà Nội trong quý 4

Dự báo thị trường bất động sản thời gian tới, VARS cho rằng tiến trình phục hồi của thị trường chắc chắn sẽ tiếp tục phân hóa theo phân khúc và khu vực bởi khả năng hấp thụ khác nhau, đăc biệt tại các tỉnh thành nắm giữ lợi thế về quỹ đất, quy hoạch, hạ tầng và chính sách đầu tư như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên,…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. Ngược dòng thị trường, giá chung cư sẽ tiếp tục đi lên

Theo Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), căn hộ chung cư từ phân khúc bình dân đến trung, cao cấp sẽ tiếp tục khan hàng dẫn đến giá bán khó giảm, thậm chí sẽ tăng.

 

Theo báo cáo mới nhất của CBRE, trong quý cuối năm thị trường sẽ có khoảng 4.500 căn hộ dự kiến mở bán, như vậy nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội cả năm nay chỉ đạt 11.400 căn. Đây sẽ là năm thứ năm liên tiếp thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận sụt giảm nguồn cung mới và tổng nguồn cung năm nay dự kiến ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua.

Một nghiên cứu khác của Savills chỉ ra con số đáng chú ý, từ năm 2023 đến năm 2025, thành phố sẽ có thêm 157.000 hộ gia đình. Tuy nhiên, nguồn cung tương lai gồm 59.000 căn hộ (các hạng), 9.000 nhà ở thấp tầng và 18.700 căn nhà ở xã hội dự kiến mở bán; do đó còn thiếu hụt 70.300 nhà ở.

Theo Bộ Xây dựng thống kê, với tốc độ tăng dân số và nhu cầu nhà ở hiện tại, mỗi năm, cả nước cần phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị. Song, với tình hình phát triển nguồn cung hiện tại, mỗi năm Việt Nam thiếu hụt khoảng 300.000 đơn vị nhà ở do phát sinh thêm các hộ gia đình thành thị mới, đặc biệt là từ nhu cầu “ra ở riêng” của thế hệ trẻ tách từ các đại gia đình. Sự thiếu hụt nguồn cung đang tiếp tục đẩy giá nhà tăng cao hơn nữa.

Tuy nhiên, sự thiếu hụt này không xảy ra ở tất cả các phân khúc, khu vực mà rơi vào loại hình nhà ở phục vụ nhu cầu thực như chung cư. Như vậy, có thể thấy trong khi nhu cầu mua nhà của người dân ngày càng tăng cao thì nguồn cung lại có xu hướng đi xuống. Điều này có thể khiến giá nhà ở chung cư tiếp tục rơi vào áp lực tăng giá trong thời gian tới.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

9. Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc chưa có hồi kết: Giá nhà giảm tháng thứ tư liên tiếp

Theo một ước tính, Trung Quốc hiện có khoảng 20 triệu căn hộ đã bán trước còn chưa được khởi công hoặc nằm trong dự án bị ngừng trệ...

Giá bán nhà mới ở Trung Quốc giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 10 vừa qua, với hàng chục thành phố chứng kiến giá nhà đi xuống - con số lớn nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch Covid-19 vào năm ngoái.

Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy sự suy yếu trên diện rộng của ngành bất động sản Trung Quốc, trong cuộc khủng hoảng đang tiếp tục kéo lùi sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Phân tích của hãng tin Reuters dựa trên số liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 16/11 cho biết giá nhà mới ở nước này trong tháng 10 giảm 0,3% so với tháng 9, từ mức giảm 0,2% ghi nhận trong tháng 9.

Từng là một đầu tàu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, chiếm 1/4 sản lượng kinh tế của nước này, ngành bất động sản Trung Quốc đã trượt vào khủng hoảng kể từ khi Bắc Kinh siết chặt việc cho vay đối với hoạt động đầu tư và mua bán nhà đất vào năm 2020. Thanh khoản bị siết lại đã đặt ra rủi ro vỡ nợ đối với hàng loạt doanh nghiệp địa ốc Trung Quốc và khiến nhiều dự án rơi vào cảnh đình trệ.

Năm nay, nhằm vực dậy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ bất động sản, bao gồm nới lỏng hạn chế đối với việc mua nhà và giảm lãi suất cho vay, nhưng người mua nhà vẫn giữ quan điểm thận trọng.

“Nguyên nhân quan trọng nhất khiến giá nhà ở Trung Quốc giảm sút là nhu cầu yếu. Và người mua nhà cũng không dám chắc là căn nhà bán trước mà họ mua có được giao đúng thời hạn như hứa hẹn của chủ đầu tư hay không”, nhà phân tích Ma Hong của Zhixin Investment Research Institute nhận định.

Theo ước tính của ngân hàng Nomura, Trung Quốc hiện có khoảng 20 triệu căn hộ đã bán trước còn chưa được khởi công hoặc nằm trong dự án bị ngừng trệ. Con số này lớn gấp 20 lần số căn hộ trong các dự án chưa hoàn thiện của Country Garden - công ty địa ốc khổng lồ mới rơi vào cảnh vỡ nợ - ở thời điểm cuối năm 2022.

Số liệu ảm đạm về thị trường bất động sản Trung Quốc được đưa ra sau những dữ liệu cho thấy sản lượng công nghiệp và doanh thu bán lẻ của Trung Quốc có sự cải thiện vượt kỳ vọng trong tháng 10, nhưng tăng trưởng đầu tư nói chung vẫn yếu ớt, doanh thu và đầu tư bất động sản tiếp tục giảm mạnh.

“Người dân vẫn còn cảm thấy bấp bênh về tăng trưởng thu nhập, trong khi đầu tư tài chính trong nước cũng đang mang lại lợi nhuận thấp. Họ ngại mua những thứ đắt tiền như một ngôi nhà”, ông Ma nói thêm.

Trong số 70 thành phố được khảo sát, có 56 thành phố chứng kiến giá nhà giảm trong tháng trước, con số có giá nhà giảm nhiều nhất kể từ tháng 10/2020 và tăng từ mức 54 thành phố trong tháng 9. Giá nhà tại cả ba thành phố lớn gồm Bắc Kinh, Thẩm Quyến và Quảng Châu đều giảm trong tháng 10 so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm ngoái, giá nhà ở Trung Quốc giảm 0,1%, bằng với mức giảm của tháng 9, tháng 8 và tháng 7.

Đối với nhà đã qua sử dụng, dữ liệu của NBS cho thấy có 67 thành phố chứng kiến giá nhà giảm trong tháng 10 so với tháng trước, từ con số 65 thành phố trong tháng 9.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

10. Đầu tư từ Trung Quốc gia tăng, bất động sản công nghiệp phía Bắc được “săn tìm” 

Gần đây, các khu công nghiệp phía Bắc được các nhà đầu tư Trung Quốc tìm thuê cho hoạt động sản xuất thiết bị điện và năng lượng mặt trời…

Tính đến nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 4.032 dự án, tổng vốn đăng ký trên 26 tỷ USD, đứng thứ 6 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

VỐN ĐẦU TƯ TĂNG 94,9%

Trong vòng 05 năm qua, Trung Quốc luôn là một trong top 5 quốc gia có lượng đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Số liệu từ Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã đầu tư 2,92 tỷ USD vào Việt Nam, và là quốc gia đứng thứ hai sau Singapore (3,98 tỷ USD) về khối lượng đầu tư.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2023, đã có 102 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc chiếm 14,5% tổng lượng vốn đầu tư, tăng 94,9% theo năm.

Về số lượng dự án đăng ký mới, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu với 21,2%. Cùng kỳ, Trung Quốc cũng là quốc gia đứng thứ nhất về vốn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, chiếm 22% tổng số lượng đầu tư sản xuất. Singapore và Hong Kong đứng thứ hai và thứ ba với lần lượt 21% và 17% thị phần.

Về thương mại, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngach xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 138,9 tỷ USD.

Theo Savills Việt Nam, trong những năm gần đây, các công ty năng lượng mặt trời hàng đầu của Trung Quốc đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam, không chỉ nhằm thâm nhập thị trường Đông Nam Á mà còn lấy đó làm bàn đạp để tham gia vào thị trường châu Âu và Mỹ một cách dễ dàng hơn.

DUY TRÌ LỢI THẾ VỊ TRÍ

Nhu cầu ghi nhận từ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử và năng lượng mặt trời là rất lớn. Theo đó, việc tìm kiếm mặt bằng trống và phù hợp là một thách thức với các doanh nghiệp sản xuất.

Trong khi đó, các khu công nghiệp trên toàn Việt Nam có tỷ lệ lấp đầy cao trên 80%, tỷ lệ lấp đầy ở các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 83% và 91% ở các tỉnh trọng điểm phía Nam. Các nhà xưởng và nhà kho xây sẵn cũng ghi nhận tỷ lệ lấp đầy ở mức 83% trên cả nước, ông John Campbell cho biết.

Tận dụng cơ hội này, các tỉnh thành phía Bắc như Nghệ An, Thái Bình hay Phú Thọ cũng đã quy hoạch các khu công nghiệp lớn nhằm thu hút dòng vốn tìm về những khu vực mới nhưng nhiều tiềm năng này. Trong đó, Phú Thọ dự kiến phát triển 7 khu công nghiệp với diện tích 2.256 ha và 28 cụm công nghiệp với 1.470 ha. Các khu, cụm công nghiệp đều được bố trí ở những nơi có giao thông thuận tiện cả về đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, dễ thông thương với Hà Nội, cảng Hải Phòng, các tỉnh tây Bắc và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.

Hiện Phú Thọ có bốn khu công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút 193 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó có 100 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 22.000 tỷ đồng và 93 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký hơn 1,9 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo ông John Campbell, bối cảnh thị trường công nghiệp đang thay đổi với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư hơn. Khi ngành sản xuất và hậu cần phát triển, các sản phẩm ngày càng đa dạng như nhà máy xây sẵn, nhà kho, cơ sở đa tầng, cơ sở kết hợp, tòa nhà được kiểm soát nhiệt độ và xây dựng phù hợp nhu cầu.

Chỉ trong 5 năm, người thuê đất đã có nhiều lựa chọn hơn và không còn bị ràng buộc với thời hạn thuê đất 50 năm như thông lệ. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư, với việc nhiều dự án xây sẵn được tung ra thị trường ở các tỉnh trọng điểm.

Để thu hút các doanh nghiệp tốt nhất, các khu công nghiệp và nhà phát triển bất động sản xây sẵn nên tập trung vào các dịch vụ giá trị gia tăng cao và các ưu đãi ngoài giá thuê. Ví dụ như dịch vụ gia nhập thị trường, hỗ trợ nhân sự và pháp lý, dịch vụ quản lý, sáng kiến bền vững…

“Cùng với đó, Chính phủ cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động của Việt Nam để nâng cao năng suất và hiệu quả. Đồng thời, thời thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng cường chuỗi cung ứng, đơn giản hóa thủ tục đầu tư và sử dụng đất, cũng như áp dụng số hóa đều là những lĩnh vực trọng tâm của ngành công nghiệp Việt Nam”, ông John nhận định.

CBRE dự báo trong hai năm tới, giá thuê đất công nghiệp tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng ở ngưỡng 6-10%/năm tại cả phía Bắc và phía Nam. Nhu cầu khả quan tới từ nhiều nhóm ngành và nhiều quốc tịch thuê giúp thúc đẩy giá thuê tăng trưởng tại nhiều địa phương. Cùng với đó, giá thuê kho xưởng xây sẵn dự báo tăng nhẹ từ 2-4%/năm trong 2 năm tới.

Nhờ vào các lợi thế về nền kinh tế định hướng xuất khẩu với nhiều chính sách hỗ trợ, vị trí địa lý chiến lược cùng với chi phí vận hành ưu đãi…, thị trường Việt Nam được các chuyên gia đánh giá vẫn là điểm đến được cân nhắc lựa chọn đầu tư.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

11. Tiền mặt 30 “ông lớn” bất động sản giảm mạnh, khả năng trả nợ tiếp tục suy yếu 

Khả năng trả nợ sẽ tiếp tục yếu do triển vọng lợi nhuận kém tích cực và nguồn tiền mặt sẽ vẫn ở mức thấp do căng thẳng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh...

TIỀN MẶT GIẢM MẠNH, KHẢ NĂNG TRẢ NỢ YẾU

Nguồn tiền mặt (bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) tính đến tháng 9-2023 khoảng 15.824 tỷ đồng. Số liệu trên được tính toán từ top 30 công ty phát triển bất động sản niêm yết về doanh thu (ngoại trừ Vinhomes). Trong khi thống kê giai đoạn từ 2018-2022, con số này dao động khoảng 18.000 - 22.000 tỷ đồng. Có thể thấy nguồn tiền mặt có xu hướng giảm mạnh kể từ năm 2022, sau đó tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất tính tới tháng 9/2023.

"Chúng tôi cho rằng khả năng trả nợ sẽ tiếp tục yếu do triển vọng lợi nhuận kém tích cực và nguồn tiền mặt sẽ vẫn ở mức thấp do căng thẳng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh", VIS Ratings nhìn nhận. 

Sau khi trải qua sự suy giảm nguồn tiền mặt từ năm 2022, tình trạng thanh khoản của các chủ đầu tư đã cải thiện đôi chút trong Q3/2023 do sự thiếu hụt dòng tiền hoạt động đã được bù đắp bởi sự gia tăng đáng kể trong dòng tiền từ hoạt động đầu tư (CFI) và tài chính (CFF).

CFI tăng lên cho thấy nỗ lực của các chủ đầu tư trong việc cơ cấu lại danh mục dự án bất động sản thông qua M&A hoặc chuyển nhượng cổ phần, điều này tạm thời giúp các công ty khắc phục tình trạng thiếu thanh khoản.

Các ngân hàng tư nhân cũng đang cung cấp vốn để hỗ trợ các chủ đầu tư tái cơ cấu dự án và nợ, dẫn đến tín dụng kinh doanh bất động sản tăng 22% trong 9T2023. Mặt khác, tín dụng tiêu dùng bất động sản vẫn còn yếu.

VIS Rating kỳ vọng việc sửa đổi các bộ luật sắp tới sẽ đẩy nhanh quá trình phê duyệt dự án và cho phép các công ty tiếp cận nguồn vốn mới. Phát hành trái phiếu bất động sản cũng tăng đáng kể 237% yoy trong Q3/2023, từ mức đáy của quý trước đó. 78% lượng trái phiếu này được phát hành bởi VinGroup, Nam Long và Masterise. Các chủ đầu tư này đang triển khai các dự án tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, tiếp tục được hưởng lợi từ nhu cầu người mua nhà lớn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

12. Trung Quốc gấp rút lên kế hoạch mới để giải cứu những doanh nghiệp bất động sản “nguy kịch” nhất 

Đây được xem là một tín hiệu xoay trục của Bắc Kinh, từ chỗ không muốn giúp sang sẵn sàng hỗ trợ những chủ đầu tư địa ốc đang nhích dần tới bờ vực sụp đổ...

Thông tin ngày 23/11 từ Bloomberg cho biết Trung Quốc có thể cho phép ngân hàng thương mại cung cấp các khoản vay ngắn hạn không có đảm bảo cho các doanh nghiệp bất động sản được đưa vào danh sách hỗ trợ. Động thái này sẽ đánh dấu lần đầu tiên Chính phủ Trung Quốc chìa tay ra đối với các doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn nhất trong cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra ở nước này.

Việc cung cấp các khoản vay như vậy là một phần trong một gói gồm các biện pháp mới nhằm vực dậy ngành bất động sản Trung Quốc, qua đó hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nguồn thạo tin tiết lộ rằng các khoản vay hỗ trợ này sẽ được cấp bằng vốn lưu động của ngân hàng thương mại. Không giống như các khoản vay khác mà doanh nghiệp bất động sản được vay - thường đòi hỏi tài sản thế chấp là đất đai hoặc tài sản khác của doanh nghiệp - chương trình cho vay mới sẽ là cho vay không thế chấp và vốn vay phải được sử dụng cho mục đích hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp được vay sẽ giải phóng được vốn phục vụ cho việc trả nợ - theo nguồn tin.

Nguồn tin cũng cho biết giới chức Trung Quốc đang cân nhắc một cơ chế cho phép một ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ một doanh nghiệp bất động sản gặp khó cụ thể. Việc hỗ trợ đó sẽ được ngân hàng này thực hiện bằng cách phối hợp với các chủ nợ khác về kế hoạch cấp vốn cho doanh nghiệp. Thực thi cơ chế như vậy sẽ đòi hỏi nhà chức trách miễn trừ lãnh đạo ngân hàng khỏi trách nhiệm đối với những khoản nợ xấu có thể phát sinh vì mức độ rủi ro là lớn, theo nguồn tin.

Nếu được thông qua, gói hỗ trợ này sẽ là nỗ lực mạnh mẽ nhất của Trung Quốc từ trước đến nay nhằm lấp đầy khoảng trống 446 tỷ USD tiền vốn được cho là cần thiết để bình ổn thị trường bất động sản, hoàn thiện các dự án dang dở với hàng triệu căn hộ đã bán nhưng chưa xây xong. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang đẩy mạnh việc hỗ trợ nền kinh tế nói chung, phát đi những tín hiệu cho thấy tính cấp bách ngày càng lớn của việc không để cho khủng hoảng bất động sản tiếp tục gây trệch hướng tăng trưởng kinh tế và đe doạ ổn định tài chính.

Một chỉ số của Bloomberg đo giá cổ phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc tăng tới 8,2% trong phiên ngày 23/11. Giá trái phiếu USD của một số doanh nghiệp cũng tăng vọt trong tuần này do giới đầu tư đặt cược nhà chức trách sẽ có hành động.

Nguồn tin cho biết nhà chức trách đang hoàn tất danh sách 50 chủ đầu tư bất động sản để hỗ trợ tài chính, trong đó có Country Garden - công ty đã vỡ nợ trái phiếu quốc tế mới đây. Trong một tuyên bố ngày 22/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc kêu gọi các ngân hàng tăng cường cấp vốn cho doanh nghiệp bất động sản để giảm rủi ro xảy ra thêm các vụ vỡ nợ và đảm bảo các dự án được hoàn thiện để bàn giao nhà cho người mua.

Kế hoạch cho vay không cần thế chấp đối với doanh nghiệp bất động sản bằng vốn lưu động của các ngân hàng thương mại có thể giúp giải toả bớt các thách thức về vốn đối với các chủ đầu tư địa ốc trong ngắn hạn, nhưng hiện chưa rõ biện pháp này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng và mức độ sẵn sàng của các chủ đầu tư trong việc trả nợ, nhất là đối với các chủ nợ trái phiếu nước ngoài vốn đang gánh thua lỗ hàng tỷ USD vì trái phiếu bất động sản Trung Quốc.

Ngoài ra, việc cứu doanh nghiệp nghiệp bất động sản cũng làm gia tăng gánh nặng đối với hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Ngành ngân hàng với quy mô 57 nghìn tỷ USD của Trung Quốc vốn đang trầy trật vì tỷ suất lợi nhuận giảm và khối nợ xấu lớn kỷ lục, trong khi Chính phủ nước này liên tục gia tăng sức ép đòi các ngân hàng tham gia vực dậy nền kinh tế và thị trường bất động sản. Biên lãi suất ròng của các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy 1,73% vào cuối tháng 9 vừa qua, thấp hơn so với ngưỡng 1,8% được cho là cần thiết để duy trì mức lợi nhuận vừa phải.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo các bài viết khác liên quan trong tháng 11  năm 2023 của Times Pro

Tin tức bất động sản về giá cả thị trường tháng 11 năm 2023

Tin tức bất động sản về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 11 năm 2023

Tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 11 năm 2023

Tin tức bất động sản về chính sách, pháp luật  tháng 11 năm 2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan