Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 8 năm 2023
- 313
Tin tức bất động sản về quy hoạch 8 năm 2023: Những Triển vọng hứa hẹn trong thị trường địa ốc
Quy hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phát triển của một quốc gia, và thị trường bất động sản không nằm ngoại lệ. Với tầm nhìn xa và mục tiêu phát triển bền vững, quy hoạch 8 năm 2023 đang là chủ đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực này. Đối với những nhà đầu tư và người mua nhà, việc nắm bắt thông tin về tin tức bất động sản về quy hoạch trở thành một yếu tố quan trọng trong quyết định và lựa chọn của họ.
Năm 2023 được kỳ vọng là một năm đầy triển vọng cho thị trường bất động sản, với việc triển khai những kế hoạch quy hoạch mang tính đột phá và những dự án mới được xây dựng. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, nhu cầu về nhà ở, văn phòng và các dịch vụ kinh doanh đang tăng cao, và việc quy hoạch hợp lý và hiệu quả sẽ đóng vai trò then chốt trong việc đáp ứng nhu cầu này.
Theo những thông tin mới nhất, các dự án quy hoạch 7 năm 2023 tập trung vào việc xây dựng và phát triển các khu đô thị mới, cùng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Một số dự án nổi bật bao gồm việc mở rộng mạng lưới giao thông, xây dựng các trung tâm thương mại và dịch vụ, cùng với việc phát triển các khu công nghiệp và khu dân cư cao cấp.
Với sự đầu tư mạnh mẽ và sự hỗ trợ từ chính phủ, dự kiến thị trường bất động sản sẽ tiếp tục trở thành một nguồn lợi nhuận hấp dẫn và an toàn cho nhà đầu tư trong năm 2023. Tuy nhiên, việc theo dõi và nắm bắt thông tin mới nhất về tin tức bất động sản về quy hoạch là điều
Các trung tâm logistics này dự kiến được quy hoạch tại các khu vực cảng hàng hóa, khu công nghiệp.
4 trung tâm logistics này bao gồm:
Trung tâm logistics Long Bình
Trung tâm logistics Cát Lái
Trung tâm logistics Linh Trung
Trung tâm logistics khu công nghệ cao
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Ứng dụng cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 98, TP.HCM sẽ xây dựng hàng loạt đô thị nén TOD quanh các tuyến metro và đường Vành đai 3 TP.HCM…
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đang lấy ý kiến các sở ngành, địa phương cùng các chuyên gia để hoàn chỉnh đề án TOD trình Uỷ ban nhân dân TP.HCM vào cuối năm 2023.
TOD (Transit Oriented Development) là mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. TOD lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán.
Bước thứ hai, xác định phạm vi vùng phụ cận của khu vực nhà ga tuyến đường sắt, metro, nút giao đường Vành đai 3 TP.HCM đồng thời tiến hành rà soát quỹ đất, đồ án quy hoạch cần điều chỉnh cục bộ quy hoạch, đánh giá hiện trạng.
Bước thứ ba, tổ chức điều chỉnh quy hoạch cục bộ, nếu có. Bước thứ tư, đề xuất dự án đầu tư công độc lập thực hiện bồi thường để thu hồi đất, phát triển hạ tầng, đô thị. Bước thứ năm, đề xuất dự án đầu tư công độc lập thực hiện bồi thường để thu hồi đất, phát triển hạ tầng, đô thị.
Các bước còn lại gồm: Thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất chủ trương đầu tư trình Hội đồng nhân dân TP.HCM phê duyệt; Tổ chức triển khai dự án và tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục rà soát và thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản; chỉ đạo các ngân hàng thương mại có giải pháp phù hợp, hiệu quả để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn…
NGHIÊN CỨU ĐẨY NHANH SỰ RA ĐỜI CÁC SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN, ĐẤT ĐAI
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục xem xét chỉ đạo có các giải pháp giảm lãi suất cho vay, tăng hạn mức tín dụng, tiếp tục rà soát việc cho vay tín dụng đối với bất động sản, đẩy mạnh tiến hành khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn nợ,…
Bộ Tài chính thực hiện chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát, với các biện pháp giảm, giãn hoãn thuế, phí, lệ phí…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các giải pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển.
Thủ tướng lưu ý các địa phương, các khu đất đẹp, ở trung tâm, thuận lợi về giao thông, dịch vụ thương mại, văn hóa du lịch cần ưu tiên dành cho sản xuất kinh doanh, từ đó mới tạo công ăn việc làm, thu hút người đến làm, có người đến làm thì mới có người đến ở, có người mua nhà, từ đó mới phát triển được bất động sản, đô thị…
NGHIÊN CỨU SỚM HÌNH THÀNH QUỸ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI, NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN
Bộ Tài chính rà soát, đánh giá kỹ lưỡng và triển khai các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục vụ phát triển thị trường bất động sản; nghiên cứu sớm hình thành Quỹ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
XEM XÉT RẤT CỤ THỂ ĐỂ CHO VAY VỚI CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN ĐANG DỞ DANG, SẮP HOÀN THÀNH
Đối với các doanh nghiệp, cần tiếp tục chủ động rà soát, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, danh mục đầu tư, cơ cấu sản phẩm đầu tư của doanh nghiệp đảm bảo phù hợp với năng lực tài chính, quy mô, khả năng quản trị của doanh nghiệp và phù hợp với nhu cầu thực của xã hội, cơ cấu lại giá, các chương trình khuyến mại, khuyến khích nhà đầu tư, người dân mua nhà, kinh doanh bất động sản.
Rà soát, cơ cấu lại nguồn vốn; cơ cấu lại các sản phẩm, phân khúc sản phẩm, tập trung xử lý nợ xấu, nợ đến hạn để tạo cơ sở, điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán... triển khai thực hiện dự án.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Để thực hiện quy hoạch chung của TP. Hải Phòng đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2050, cần xây dựng và phát triển Hải Phòng theo hướng đô thị tích hợp “3 trong 1”: vừa là thành phố toàn cầu (hoặc thành phố hàng hải toàn cầu), vừa là thành phố thông minh và vừa là thành phố xanh.
Định vị Hải Phòng trong sự phát triển của các đô thị trên thế giới
Đáng chú ý là mặc dù quy mô nền kinh tế tăng gấp 60 lần nhưng dân số Hải Phòng chỉ tăng gần 1,3 lần (từ 1.680.200 người năm 1995 lên 2.072.400 người năm 2022). Đây là điều khá khác biệt và cho thấy rằng, không giống như một số đô thị lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, tăng trưởng của Hải Phòng không phụ thuộc vào tăng dân số cơ học. GRDP bình quân đầu người của Hải Phòng đã tăng từ 470 USD năm 1995 lên 7.300 USD năm 2022, vượt qua mức thu nhập trung bình theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới (4.045).
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông luôn được coi là khâu đi trước, đột phá. Nhiều công trình giao thông có ý nghĩa chiến lược, đã mở ra không gian phát triển mới, kết nối các địa phương trong vùng, khu vực và quốc tế. Một số công trình trọng điểm như: Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nối trực tiếp với Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, đường nối thành phố Hạ Long – cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; nâng cấp, mở rộng quốc lộ 10; đường ven biển nối Hải Phòng, Thái Bình, và hàng chục cây cầu nối trong và ngoài thành phố. Hệ thống đường liên tỉnh, đường đô thị được nâng cấp cải tạo.
Tuy nhiên, TS. Phạm Hữu Thư cho biết thêm bên cạnh những kết quả đạt được, một số tồn tại, hạn chế trong phát triển của Hải Phòng là: Lĩnh vực dịch vụ còn phát triển chưa tương xứng nhất là trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy, đường sắt còn lạc hậu; chưa có hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn. Tốc độ đô thị hóa chưa đạt yêu cầu: Dân số tăng chậm, chưa đạt tỷ lệ 50% dân số đô thị và chưa tạo được sức hấp dẫn thu hút dân cư của một đô thị lớn.
Năng lực cạnh tranh của Hải Phòng tuy đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức khiêm tốn so với các thành phố trên thế giới. Theo xếp hạng nêu trên của UN Habitat và CASS thì Hải Phòng xếp thứ 669 về chỉ số EC (đạt 0.559 điểm) và thứ 693 về chỉ số SC (đạt 0.248 điểm).
Một số giải pháp thực hiện QHC - 2023
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt QHC-2023), trong đó đã đề ra yêu cầu Hải Phòng phát triển theo hướng đô thị hàng hải toàn cầu, trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới.
Đây là những vấn đề mới, có ý nghĩa rất quan trọng trong quy hoạch lần này đồng thời cũng là mục tiêu mà Nghị quyết số 45 về xây dựng và phát triển Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Lộ trình thực hiện sắp xếp
Theo đó, về lộ trình thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, năm 2023, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 và tạo thuận lợi cho việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
Chậm nhất là đến hết năm 2024, các địa phương hoàn thành việc sắp xếp đội ngũ cán bộ
Các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết khó khăn, vướng mắc sau sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 và tiếp tục thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
Trong đó, về tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục các bất cập trong công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, trong đó, về tiếp tục sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết dôi dư tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021:
Chậm nhất là đến hết năm 2024, các địa phương hoàn thành việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết dôi dư tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021; gắn việc sắp xếp với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Phấn đấu đến năm 2024 các ĐVHC đô thị hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 được phân loại, đánh giá
Về rà soát các quy hoạch (bao gồm: quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị và các quy hoạch khác có liên quan) và bố trí nguồn lực, kinh phí đầu tư cho các ĐVHC đô thị hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2019-2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, trong phạm vi, thẩm quyền của mình hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị và các quy hoạch khác có liên quan.
Xử lý trụ sở của các cơ quan, tổ chức ở các ĐVHC đã thực hiện sắp xếp
Về xử lý trụ sở của các cơ quan, tổ chức ở các ĐVHC đã thực hiện sắp xếp mà đến nay vẫn chưa được bố trí sắp xếp, sử dụng hoặc thanh lý:
UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, xử lý trụ sở của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã đã thực hiện sắp xếp mà đến nay vẫn chưa được bố trí sắp xếp, sử dụng hoặc thanh lý để chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng; hoặc tổ chức thanh lý, bán đấu giá tài sản, quyền sử dụng đất tại các trụ sở dôi dư, không sử dụng do sắp xếp các ĐVHC.
Nguồn kinh phí từ việc thanh lý, bán đấu giá tài sản, quyền sử dụng đất tại các trụ sở dôi dư do sắp xếp ĐVHC được bổ sung cho ngân sách địa phương. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Xây dựng, thông qua hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
Nhiệm vụ và giải pháp khác của Kế hoạch là xây dựng và trình hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 (hồ sơ đề án), trong đó, về xây dựng, thông qua hồ sơ đề án, UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và chính quyền địa phương của ĐVHC cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp hoặc có ĐVHC cấp xã thuộc diện phải sắp xếp căn cứ Phương án tổng thể đã được hoàn thiện theo ý kiến bằng văn bản của Bộ Nội vụ để xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã
Click để đọc chi tiết về bài viết!
TP.HCM nghiên cứu xây dựng không gian ngầm tại công viên bến Bạch Đằng, đồng thời định hướng, sắp xếp, di dời các bến thủy dọc 2 bên bờ sông Sài Gòn để phù hợp với quy hoạch và chủ trương của thành phố…
Văn phòng Ủy ban nhân dân TP.HCM có văn bản truyền đạt kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Văn Mãi tại cuộc họp về các đề án, phương án chỉnh trang khu vực trung tâm thành phố.
Trong đó, việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 công viên bến Bạch Đằng (Quận 1) và chỉnh trang khu vực bờ sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Ba Son đến đường hầm vượt sông Sài Gòn được đặc biệt quan tâm.
Theo kết luận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM giao Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu thêm ý kiến của Sở Du lịch về phương án xây dựng kè, cách bố trí các bến thủy để đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường, không tích tụ rác.
Đồng thời, Sở Quy hoạch Kiến trúc sẽ làm việc với Ủy ban nhân dân Quận 1 để thống nhất các nội dung liên quan và hướng dẫn đơn vị tư vấn khẩn trương lập đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu công viên bến Bạch Đằng.
Sau khi hoàn tất công tác lập quy hoạch, cần báo cáo thông qua Hội đồng Tư vấn về kiến trúc TP.HCM để góp ý hoàn thiện, trước khi Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định và trình Ủy ban nhân dân TP.HCM xem xét phê duyệt trong tháng 12/2023.
Song song đó, Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng giao các đơn vị nghiên cứu định hướng quy hoạch vị trí, phạm vi, quy mô, chức năng các bến thủy dọc 2 bên bờ sông Sài Gòn (từ cầu Thủ Thiêm 1 đến cột cờ Thủ Ngữ).
Sau khi Ủy ban nhân dân TP.HCM chấp thuận định hướng quy hoạch vị trí các bến thủy dọc 2 bên bờ sông, Sở Giao thông Vận tải sẽ làm việc với các doanh nghiệp và đơn vị liên quan để thỏa thuận việc sắp xếp, di dời các bến thủy phù hợp theo quy hoạch và chủ trương của thành phố, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp. TP.HCM yêu cầu chậm nhất đến năm 2025 phải di dời đến các vị trí mới.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Trong đó có 8 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, gồm: Nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai; Khu nhà ở xã hội cao tầng tại 393 Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai; Khu nhà ở xã hội cho cán bộ, chiến sĩ Bộ Công an tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh; Dự án khu nhà ở Minh Đức (phần nhà ở xã hội tại ô đất CT) tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh; Khu nhà ở xã hội CT4 Đông Anh, huyện Đông Anh; Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội Đức Thượng tại thôn Phú Đa, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức; Khu nhà ở xã hội kết hợp bãi đỗ xe tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm; Dự án xây dựng nhà ở xã hội tại khu chức năng đô thị Tây Tựu tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm.
Các dự án này ước có tổng mức đầu tư là 8.114 tỷ đồng; cung cấp khoảng 485.120 m2 sàn nhà ở, tương ứng 5.572 căn hộ.
Ngoài ra, thành phố cũng cập nhật 122 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, dự kiến sẽ cung cấp được 25.139.755m2 sàn nhà ở, ứng với 91.322 căn; cập nhật 1 dự án đầu tư xây dựng mới, 7 dự án đang rà soát theo chỉ đạo của Thành ủy.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
HĐND tỉnh Thái Nguyên vừa thông qua nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Thượng Đình, Khu công nghiệp Yên Bình 3, Khu công nghiệp Yên Bình 2, và nhiệm vụ quy hoạch chung Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên đến năm 2045; với tổng diện tích gần 1.900 ha..
Thông tin từ HĐND tỉnh Thái Nguyên cho biết: Khu công nghiệp Thượng Đình, (xã Thượng Đình, huyện Phú Bình) có diện tích quy hoạch dự kiến 130ha; còn Khu công nghiệp Yên Bình 3 (các xã Điềm Thụy, Nga My, huyện Phú Bình) là 300ha; trong khi đó, Khu công nghiệp Yên Bình 2 (phường Hồng Tiến, Đồng Tiến, Tiên Phong của TP. Phổ Yên và các xã Điềm Thụy, Nga My của huyện Phú Bình) có diện tích quy hoạch dự kiến 301ha.
Các khu công nghiệp này đều được định hướng phát triển thành khu công nghiệp đa ngành; theo hướng sinh thái, hiện đại thân thiện với môi trường; ưu tiên thu hút dự án công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Đến ngày 18/8, cơ bản các xã, thị trấn thực hiện xong mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập quận Gia Lâm. Tổng cộng, có 76.449 hộ, 192.574 cử tri tại 166 khu vực của huyện Gia Lâm sẽ được lấy ý kiến về đề án quan trọng này.
Đó là báo cáo UBND huyện Gia Lâm tại Hội nghị giao ban tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình HĐND các cấp về nội dung Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận, tổ chức ngày 21/8.
Theo UBND huyện Gia Lâm, sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo, từ ngày 31/7 đến nay, Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn đã xây dựng, triển khai các hoạt động lấy phiếu xin ý kiến cử tri, tổ chức tuyên truyền về thành lập quận Gia Lâm và phường thuộc quận.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Lưu lượng giao thông trên tuyến trục dọc và trục ngang trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long tăng rất cao, trong khi hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu thông thương hàng hóa. Chính vì vậy mà Chính phủ cùng các địa phương trong vùng đang tập trung đầu tư nhiều dự án cao tốc, các tuyến đường liên vùng nhằm tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Các chuyên gia cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế phía Nam của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, kết nối với khu vực Đông Nam Á và thế giới, tuy nhiên hiện khoảng 70% hàng hóa xuất, nhập khẩu của vùng vẫn phải đi qua cảng biển Tp. Hồ Chí Minh.
Điều bất cập thấy rõ nhất chính là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của vùng vẫn phải vận chuyển chính từ các cảng biển của Tp. Hồ Chí Minh. Và khi hàng hóa của vùng muốn xuất khẩu đi các nước lại tiếp tục phụ thuộc vào cảng biển ở Tp. Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ.
Tăng kết nối
Chính phủ vừa có chủ trương mở rộng tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tiền Giang Trần Văn Dũng cho biết, cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương là nền tảng, bước khởi đầu trong đầu tư đường cao tốc cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do nằm trong khuôn khổ, với nguồn lực giới hạn, hiện mật độ giao thông đang quá tải, tỉnh kiến nghị phối hợp cùng Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Long An nghiên cứu mở rộng đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận.
Theo quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Quyết định 1454/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong thời gian tới, cần tiếp tục tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc, đặc biệt là các trục có nhu cầu vận tải cao như: Trục Tp. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, trục N2 đoạn từ Cao Lãnh về Tp. Hồ Chí Minh tạo kết nối thuận lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ và Tp. Hồ Chí Minh.
Theo đó, giao thông đường bộ kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Tp. Hồ Chí Minh qua 5 trục chính: Tuyến N1 (dài 235 km) chạy dọc biên giới Campuchia từ Đức Huệ (Long An) đến Hà Tiên (Kiên Giang), tuyến N2 (dài 440 km) từ Chơn Thành (Bình Dương) đến Vàm Rầy (Kiên Giang), cao tốc đoạn Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ - Cà Mau, Quốc lộ 1 (dài 334 km) từ Tp. Hồ Chí Minh tới Cà Mau, tuyến duyên hải ven biển phía Đông gồm Quốc lộ 50 và Quốc lộ 60.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo Cổng TTĐT Bộ Xây dựng, vừa qua, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị Thẩm định Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến 2045.
Báo cáo tóm tắt thuyết minh Nhiệm vụ, đại diện đơn vị tư vấn (CTCP Tư vấn xây dựng và quy hoạch Việt Nam) cho biết, đô thị Long Thành nằm ở vị trí giao điểm của hệ thống các đường cao tốc, quốc lộ và đường vành đai 4 (trong tương lai), thuộc vùng phát triển đột phá của tỉnh Đồng Nai, đặc biệt có cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000 ha.
Đô thị Long Thành được quy hoạch với tính chất là đô thị chuyên năng có các khu chức năng hỗn hợp gắn liền với cảng hàng không quốc tế Long Thành; là trung tâm giải trí, logistics và cung cấp dịch vụ của vùng.
Đây còn là đô thị trung tâm có vị trí cửa ngõ cho các hoạt động giao thương quốc tế và vận tải hành khách, hàng hóa. Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Long Thành là 43.062 ha, với 14 đơn vị hành chính, dân số 253.000 người.
Nhiệm vụ yêu cầu trong quá trình lập quy hoạch cần chú trọng phân tích vị trí địa lý, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng dân số, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị Long Thành.
Cùng với đó, đánh giá công tác quản lý, triển khai thực hiện theo các quy hoạch được duyệt; đánh giá hiện trạng đô thị theo các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị; xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với đô thị và từng khu vực chức năng đô thị; đánh giá, dự báo các tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội...
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với quá trình xây dựng các công trình kiến trúc trong khu quy hoạch; đánh giá môi trường chiến lược và định hướng các giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đô thị trong quá trình xây dựng phát triển; phân bổ hệ thống công trình hạ tầng đô thị về các khu vực dự kiến hình thành các khu vực nội thị, ngoại thị phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản nêu trên bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Times Pro:
Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 8 năm 2023
Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 8 năm 2023
Tin tức bất động sản về nhà ở xã hội tháng 8 năm 2023
Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 8 năm 2023
+ Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)
+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!