Tin tức
01/09 2023

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 8 năm 2023

  • 282
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Bài viết này sẽ cập nhật cho bạn những thông tin mới nhất về giá cả thị trường bất động sản. Với sự thay đổi liên tục của thị trường bất động sản, việc theo dõi giá cả là điều vô cùng cần thiết để có thể đưa ra quyết định mua bán và đầu tư chính xác.

Thông qua bài viết này, bạn sẽ được cung cấp các thông tin về giá cả thị trường bất động sản trong từng khu vực, từng loại hình bất động sản và từng thời điểm cụ thể. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ đưa ra những dự báo về xu hướng giá cả trong tương lai, giúp bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.

Ngoài ra, thông tin về giá cả thị trường bất động sản cũng là một trong những thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trên internet, do đó bài viết này sẽ giúp bạn có thể tìm kiếm và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Với những thông tin cập nhật và chi tiết về giá cả thị trường bất động sản được cung cấp trong bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có thể đưa ra quyết định đúng đắn và thành công trong việc đầu tư và mua bán bất động sản.

Bài tổng hợp tin tức về giá cả thị trường bất động sản tháng 8 có những tin chính sau:

  1. Thị trường bất động sản đi xuống, nợ xấu ngân hàng tăng cao
  2. Lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể vẫn tiếp tục tăng
  3. Cứ 3 môi giới nhà đất thì có 2 người đã bỏ nghề: Khủng hoảng môi giới làm chậm đà phục hồi của bất động sản
  4. VARS: Nếu thị trường tiếp tục khó khăn, 25% doanh nghiệp bất động sản chỉ trụ được đến hết quý này
  5. Từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là vấn đề rất nan giải
  6. Cập nhật KQKD nhóm bất động sản: Lợi nhuận “ông lớn” Vinhomes, Novaland, Đất Xanh… lộ diện, xuất hiện những diễn biến trái chiều
  7. Bất động sản giành lại vị trí á quân về thu hút vốn ngoại
  8. Kinh tế khó khăn, đầu tư bất động sản sụt giảm trên toàn cầu
  9. Tín dụng bất động sản tăng chậm, nợ xấu đang phình to
  10. Những điều cần biết về khủng hoảng bất động sản Trung Quốc

tin-tuc-tong-hop-gia-ca-thi-truong-bat-dong-san-thang-8-nam-2023

1. Thị trường bất động sản đi xuống, nợ xấu ngân hàng tăng cao

Thị trường bất động sản “tắc” thanh khoản, việc thanh lý, phát mãi tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu của các ngân hàng dự báo sẽ áp lực hơn.

Lĩnh vực bất động sản chiếm đến 21% tín dụng hệ thống ngân hàng vào cuối 2022. Do đó, khó khăn của thị trường bất động sản được cho là một thách thức không nhỏ cho triển vọng của ngành ngân hàng trong năm 2023.

Theo quan sát, thời gian gần đây nhiều ngân hàng lớn đang tăng tốc rao bán các tài sản thế chấp, trong đó có bất động sản để thu hồi nợ.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Agribank) vừa thông báo rao bán các khoản nợ của 7 doanh nghiệp với tổng dư nợ gần 500 tỷ đồng, được thế chấp bằng các lô đất thuộc dự án Khu du lịch Thiên Bảo Phú Quốc và Khu du lịch phức hợp Hoàng Hải (Phú Quốc).

Siêu dự án này được Tập đoàn Tân Hoàng Minh chính thức khởi công hồi cuối năm 2021 với quy mô 34 ha, bao gồm hệ thống khách sạn 5 sao, 129 shophouse, 76 biệt thự và 15 tòa căn hộ khách sạn condotel (7.000 - 8.000 căn),... Tổng vốn đầu tư dự án hơn 24.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD).

Agribank cũng vừa rao bán khoản nợ có giá khởi điểm hơn 1.100 tỷ đồng của CTCP Khách sạn Bến Du Thuyền (Marina Hotel).

Tài sản đảm bảo của khoản nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có diện tích 3.860 m2 thuộc Khu B của Dự án Trung tâm Bến Du Thuyền Hoàng Gia (Swisstouches La Luna Resort) tại Khu đô thị Vĩnh Hòa, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Ngân hàng VietinBank mới đây cũng thông báo rao bán Khu A của Dự án Trung tâm Bến Du Thuyền Hoàng Gia diện tích gần 6.000 m2 để thu hồi khoản nợ 540 tỷ đồng của Marina Hotel.

Cách đây không lâu, nhà băng này đã thông báo rao bán 396 quyền sử dụng đất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, TP Hội An (Quảng Nam), Khánh Hòa, Bình Thuận, TP Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu,… Trong đó gồm nhiều bất động sản là biệt thự, khách sạn 3-5 sao, nhà hàng và khu du lịch sinh thái.

Chỉ tính riêng địa bàn tỉnh Quảng Nam, ngân hàng này rao bán hơn 30 tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và biệt thự, nhà hàng, homestay, khách sạn 3-4 sao trị giá từ vài chục tỷ đến vài trăm tỷ đồng.

Ngân hàng Vietcombank cũng vừa rao bán 30 quyền sử dụng đất liền kề với nhau với tổng diện tích là 2,14 ha (trong đó có 300 m2 đất ở; 21.105 m2 đất trồng cây lâu năm) tại Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Giá khởi điểm cho các bất động sản này là 30 tỷ đồng.

Trước đó, ngân hàng này thông báo tiếp tục phát mại một bất động sản là Khu resort Mỹ Khê có tổng diện tích rộng gần 3.700 m2 tại xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi với giá khởi điểm gần 40 tỷ đồng,…

Trao đổi với người viết, Chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển nhận định, khi thị trường bất động sản đi xuống, nợ xấu ngân hàng có tăng là điều hiển nhiên và thực tế đã xảy ra. Quan sát “cục máu đông” nợ xấu năm 2011 – 2012 khiến nhiều ngân hàng lao đao cũng bắt nguồn từ việc thị trường bất động sản đổ vỡ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc cho phép các doanh nghiệp gia hạn trả nợ trá phiếu và giãn, hoãn nợ cũng là một chính sách nhằm hạn chế nợ xấu tăng cao.

“Nợ xấu ngân hàng tăng so với thời điểm cuối năm 2022 là điều dễ hiểu. Khi đến hạn trả nợ mà các chủ đầu tư bất động sản và người vay mua bất động sản không trả được nợ do bán không được dẫn đến quá kỳ hạn, nợ xấu mới từ từ tăng”, chuyên gia nói.

Vị này nói thêm, vào giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008, tại Mỹ, có những bất động sản ở bang California giảm từ 1 triệu USD xuống còn vài trăm nghìn USD là bình thường. Việc xử lý nợ ở Mỹ rất nhanh, đến hạn không trở được nợ họ sẽ phát mãi tài sản. Họ sẽ đấu giá công khai, nếu người mua không mua thì họ sẽ giảm tiếp đến khi nào có người mua thì thôi. Kéo theo đó giá bất động sản giảm.

Còn tại Việt Nam, theo chuyên gia, thủ tục phát mãi dài hơn, phải mất đâu đó khoảng gần 1 năm. Trong khi phát mãi lần một không được thì phải có lần 2, 3, 4,… Điều này khiến cho các ngân hàng xử lý nợ khó hơn ở Mỹ và do đó, giá bất động sản sẽ khó bị “down” mạnh như nước họ. Nhưng dù là như vậy thì ngân hàng cũng phải giảm giá bất động sản để xử lý nợ, nếu không nợ xấu sẽ tăng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể vẫn tiếp tục tăng

So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp bất động sản đã giải thể tăng khoảng 30,4%, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực này giảm khoảng 61,4%...

BA NHÓM KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC MÀ CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT

Đánh giá về những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản, Bộ Xây dựng phân làm ba nhóm chính.

Nhóm một là nhóm khó khăn, vướng mắc về pháp lý. "Hiện nay, nhiều dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc về pháp lý dự án, cụ thể như việc thực hiện quy định về phương pháp định giá đất còn nhiều vướng mắc; quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên (các quy hoạch cấp trên trước đó không còn phù hợp đang phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định); về điều chỉnh chủ trương đầu tư; về thẩm quyền chuyển nhượng dự án;...", Bộ Xây dựng thông tin. 

Nhóm hai là nhóm khó khăn, vướng mắc về tổ chức thực hiện. "Cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ, gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho dự án bất động sản trong công tác giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thỏa thuận thu hồi đất, áp giá bồi hoàn với người dân; công tác xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, giao nền tái định cư (sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến định giá đất chưa kịp thời); một số nhà đầu tư chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thực hiện các hồ sơ, thủ tục của dự án; …", báo cáo của Bộ Xây dựng nêu rõ.

Nhóm ba là nhóm khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn. Với thực trạng này, Bộ Xây dựng nhận định: "Hiện nay, doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng, hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án, phải giãn tiến độ, dừng triển khai. Theo đó, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Đặc biệt là trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023 rất lớn, nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu...

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Cứ 3 môi giới nhà đất thì có 2 người đã bỏ nghề: Khủng hoảng môi giới làm chậm đà phục hồi của bất động sản

Đó là nhận định của ông Nguyễn Thọ Tuyển – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản BHS (BHS Group) về thị trường bất động sản hiện nay.

Theo ông Tuyển, mọi người đang nói đến “giải cứu thị trường bất động sản”; “tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư”, hay “sửa đổi các luật để tạo hành lang pháp lý cho ngành bất động sản”,… Đó là những động thái rất tốt.

Bằng chứng là lãi suất đã và đang tiếp tục giảm, một số tỉnh tạo điều kiện hết sức cho doanh nghiệp qua tháo gỡ pháp lý các dự án. Đồng thời, Quốc hội liên tục họp để tiếp tục chốt lại những điều luật cuối cùng của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Một chương mới cho thị trường bất động sản đang dần mở ra. Khó khăn trước mắt vẫn còn nhưng những gì khó khăn nhất đã ở phía sau lưng những người làm bất động sản. Vì vậy, ông Chủ tịch BHS Group thấy rằng, một số chủ đầu tư đã bắt đầu ra hàng, một số thị trường nhen nhóm tín hiệu tốt.

Tuy nhiên, khi nhìn đến nhân tố vô cùng quan trọng của thị trường, ông Tuyển lại thấy một “thảm cảnh”. Cụ thể, các sàn giao dịch và lực lượng môi giới bất động sản là những người lan tỏa thông điệp thị trường rất nhanh. Đồng thời là cầu nối giữa người mua và người bán để thúc đẩy quá trình thanh khoản của bất động sản diễn ra hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thực tế dù nguồn cung và cầu có tốt hơn nhưng “mắt xích” môi giới yếu sẽ làm chậm quá trình phục hồi của thị trường lại rất nhiều.

Về lực lượng môi giới biến mất một cách nhanh chóng. Cách đây hơn 1 năm, chỉ cần một sản phẩm mới ra thị trường đã có tới hàng ngàn môi giới tham gia. Nhưng hiện nay, đến 70% môi giới đã chuyển sang làm công việc khác. 30% còn lại là những người lành nghề, có sẵn tích lũy tiền bạc mới chống chọi được trong thời gian khốc liệt vừa qua.

Theo ông Tuyển, nguyên nhân chủ yếu do thị trường bất động sản mất thanh khoản đột ngột. Các chủ đầu tư bất động sản rơi vào tình cảnh khó khăn, việc thanh toán công nợ cho sàn và môi giới bị chậm. Nhưng làm môi giới bất động sản “ráo mồ hôi là hết tiền”.

Một khoản tiền về sẽ chia ra cho các chi phí quảng cáo, tiếp khách, đi lại,…thậm chí là cả cắt tiền cho khách (cắt máu). Như vậy, khi công nợ về, số tiền còn lại cũng không thể hưởng cả. Nếu tiền không về thì “thảm cảnh” chắc chắn sẽ diễn ra.

Do đó, sàn giao dịch không đủ kinh phí trả lương. Còn môi giới không đủ tiền để tiếp tục duy trì và đầu tư tiếp cho nghề. Một số môi giới bất động sản ở lại với thị trường, thực tế cũng không có nguồn hàng mới đủ uy tín để bán.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. VARS: Nếu thị trường tiếp tục khó khăn, 25% doanh nghiệp bất động sản chỉ trụ được đến hết quý này

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể tiếp tục xu hướng tăng là minh chứng rõ nhất về việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Đánh giá về thị trường hiện nay, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản còn nhiều hạn chế do các khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu; sức khỏe của các Doanh nghiệp bất động sản đã suy yếu; tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến đùn đẩy, né tránh, giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định của một số cán bộ tại một số địa phương.

Tuy nhiên, rất nhiều địa phương đã có những kết quả hết sức tích cực trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP. HCM, gần 500 dự án đã được chỉ đạo và giải quyết tháo gỡ vướng mắc.

Thị trường đã có những tín hiệu tích cực hơn là nhờ vào sự chung tay của các bộ, ngành và các doanh nghiệp bất động sản. Đặc biệt, nhờ vào công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ thông qua những chính sách then chốt, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của thị trường bất động sản.

Trong đó, Nghị quyết số 33/NQ-CP được xem là “kim chỉ nam”, thể hiện một cách khá rõ ràng quan điểm và quyết tâm khôi phục thị trường bất động sản từ phía Chính phủ, các bộ ngành. Nghị định số 08/NĐ-CP đang cho thấy các kết quả tương đối khả quan. Quyết định số 388/QĐ-TTg vẫn là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản cũng như cơ quan, sở ngành. Nghị định số 10/NĐ-CP được trông chờ sẽ có thêm những quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể để góp phần tạo cú huých lớn cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới.

Từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là vấn đề rất nan giải

Để đảm bảo các cơ chế, chính sách có tính thực tiễn, trong các buổi Hội nghị trực tuyến, các buổi họp cấp cao của Nhà nước đều có sự tham gia, góp mặt của đại diện các doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản. Tuy nhiên, từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là một vấn đề rất nan giải.

Đánh giá về mức độ tác động của các cơ chế, chính sách, khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) với hơn 500 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản. Trong đó, có 11% doanh nghiệp phát triển dự án, 60% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và 29% doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, cho thấy:

25% doanh nghiệp chỉ trụ được tới hết quý III

Đánh giá về động thái của chính quyền địa phương trong khâu thực thi các cơ chế, chính sách mới được ban hành, có tới 50% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, cơ quan quản lý tại địa phương đã bắt đầu tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; 14% cho biết các hoạt động này đã mang lại kết quả cụ thể, các dự án căn bản đã xác định được hướng giải quyết. Trong đó, điển hình phải kể đến là các địa phương như TP. HCM, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội,…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Cập nhật KQKD nhóm bất động sản: Lợi nhuận “ông lớn” Vinhomes, Novaland, Đất Xanh… lộ diện, xuất hiện những diễn biến trái chiều

Vinhomes (VHM) ghi nhận doanh thu thuần 32.833 tỷ đồng, tăng 7,3 lần so với cùng kỳ. LNST 9.714 tỷ đồng, tăng gần 13 lần so với cùng kỳ. Tổng doanh thu thuần 6 tháng của Vinhomes đạt 62.100 tỷ đồng, tăng 364% so với cùng kỳ năm 2022 .

Một công ty khác “họ” nhà Vin - Vincom Retail (VRE) cũng báo doanh thu thuần hợp nhất quý 2 đạt 2.173 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Vincom Retail ghi nhận 1.001 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng hơn 29% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng 2023 , doanh thu thuần đạt 4.116 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.025 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 28% và 76% so với cùng kỳ.

Một doanh nghiệp khác cũng báo lãi trong quý 2 là Nam Long (NLG) đạt 231 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Doanh thu thuần là hơn 953 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ.  Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 1.118 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. LNST 248 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.

Đất Xanh Group (DXG) ghi nhận doanh thu thuần quý 2 giảm 54% đạt 714 tỷ đồng, LNST giảm 40% đạt 157 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Đất Xanh ghi nhận doanh thu thuần và LNST là 1.092 tỷ đồng và 40 tỷ đồng, lần lượt giảm 67% và 94% so với cùng kỳ.

An Gia (AGG) ghi nhận doanh thu thuần quý 2 đạt 1.676 tỷ đồng, giảm 38,1% so với cùng kỳ. AGG báo LNST quý 2 là 133 tỷ đồng, giảm 22%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, An Gia ghi nhận doanh thu đạt 1.866 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận 81 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.

Khang Điền báo LNST 257 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, LNST đạt 458 tỷ đồng, giảm 27%.

DIC Group (DIG) ghi nhận doanh thu thuần quý 2 đạt 162 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái. LNST quý 2 của doanh nghiệp bất động sản này chỉ đạt 9 tỷ đồng, giảm đến 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, DIC Corp ghi nhận doanh thu thuần đạt 575 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 81 tỷ đồng, lần lượt giảm 47% và 43% so với nửa đầu năm ngoái.

Cen Land (CRE) ghi nhận doanh thu thuần 401 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. CRE lãi sau thuế 9,6 tỷ đồng, giảm 88,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, CenLand ghi nhận 454 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 82% so với cùng kỳ. LNST chỉ ghi nhận 761 triệu đồng.

Khải Hoàn Land (KHG) báo lãi sau thuế giảm 49% so với cùng kỳ, đạt 45 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2023, LNST đạt 102 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ.

Danh Khôi (NRC) báo lỗ 4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 38 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, Danh Khôi lỗ 21 tỷ đồng, còn cùng kỳ lãi 51 tỷ đồng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Bất động sản giành lại vị trí á quân về thu hút vốn ngoại

Ngành kinh doanh bất động sản đã dành lại ngôi vị á quân về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sau một thời gian nhường vị trí này cho ngành hoạt động tài chính, ngân hàng.

heo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/8/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt hơn 18,1 tỷ USD, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm trước. Bắt đầu từ tháng 4/2023, bất động sản đánh mất vị trí thứ 2 trong trong bảng xếp hạng các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ tháng 7 đến nay, ngành này đã giành lại ngôi vị á quân.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Kinh tế khó khăn, đầu tư bất động sản sụt giảm trên toàn cầu

Lĩnh vực khách sạn đã chứng kiến mức suy giảm đầu tư 45% theo năm trên toàn cầu. Một trong những điểm nổi bật là Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành các thị trường quan trọng sau Mỹ. 

Sự phục hồi ngành du lịch, đồng Yen yếu và lãi suất thấp đã thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn của Nhật Bản. Theo báo cáo của Savills, triêng trong quý 2/2023, tổng giá trị giao dịch tài sản khách sạn tại Nhật Bản đạt đến gần 1 tỷ USD. 

GIAO DỊCH VĂN PHÒNG GIẢM 60%

Lĩnh vực văn phòng đã chứng kiến một giai đoạn biến đổi được thúc đẩy bởi các mô hình làm việc kết hợp và sự thay đổi trong mô hình làm việc. Khối lượng giao dịch đã giảm mạnh 60% so với cùng kỳ năm trước.

Các mô hình làm việc kết hợp (hybrid-working) đã thúc đẩy các công ty cân nhắc lại nhu cầu sử dụng không gian văn phòng của họ, ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch. Ngoài ra, sự suy giảm trong lĩnh vực công nghệ trong thời gian đã làm ảnh hưởng đến nguồn cầu văn phòng. 

Tuy nhiên, nhu cầu về các dự án đảm bảo tiêu chuẩn ESG với chứng chỉ xanh đã tạo ra một thị trường phân cấp, trong đó các nhà đầu tư ưa chuộng hơn các tài sản văn phòng Kinh tế khó khăn, đầu tư bất động sản sụt giảm trên toàn cầu

Trong năm 2023, hầu hết các lĩnh vực bất động sản đều ghi nhận sự sụt giảm đầu tư trên toàn cầu từ 40-65% so với cùng kỳ năm trước…

NHU CẦU NHÀ Ở THAY ĐỔI, ĐẦU TƯ GIẢM 65%

Lĩnh vực nhà ở đối mặt với nhiều thách thức khi tỷ lệ đầu tư giảm 65% theo năm, trong đó dòng sản phẩm nhà ở thương mại chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Tại châu Âu, các nhà đầu tư lớn đang tự rao bán tài sản để giảm nợ, trong khi Mỹ vẫn duy trì vị trí thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất.

Chi phí vay để mua nhà tăng cao đã tác động nhiều đến tâm lý người mua, làm ảnh hưởng đến cả nhu cầu và nguồn cung trên thị trường. Tình trạng thiếu nhà ở giá cả phải chăng vẫn là một vấn đề đang đối mặt, do sự đô thị hóa và nhu cầu gia tăng về thuê nhà, đặc biệt là các thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với lượng dân đô thị cao. Mặc dù đối mặt với thách thức, lĩnh vực nhà ở vẫn được xem là kênh trú ẩn đầu tư an toàn, với tiềm năng tăng trưởng khi thị trường được thúc đẩy trở lại.

BÁN LẺ SUY GIẢM ĐẦU TƯ 57%

Lĩnh vực bán lẻ đã trải qua mức suy giảm đầu tư lên đến 57% so với cùng kỳ năm trước do những thay đổi trong hành vi người tiêu dùng và sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy thị trường đang có thích nghi nhanh với bối cảnh và phục hồi. Giá thuê bán lẻ cao cấp tại các vị trí có lưu lượng người qua lại đông đúc với khả năng tương tác mạnh mẽ với người tiêu dùng đã cho thấy sự phục hồi đáng kể, vượt quá cả mức trước đại dịch.

Khả năng thích nghi của phân khúc này được thể hiện thông qua chiến lược kết hợp giữa cửa hàng trực tuyến và cửa hàng vật lý. Bên cạnh đó, sự linh hoạt của các thương hiệu xa xỉ và khả năng phục hồi của nhánh cửa hàng tiện lợi, tập trung vào nhu cầu thiết yếu của cộng đồng là yếu tố thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của thị trường trường.

ĐẦU TƯ KHÁCH SẠN GIẢM 45%

 đạt tiêu chuẩn bền vững và thân thiện với môi trường.

CÔNG NGHIỆP GIẢM NHIỆT ĐẦU TƯ 43%

Lĩnh vực công nghiệp đã giảm nhiệt với mức suy giảm đầu tư 43% theo năm, trở về mức cuối năm 2017. Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm khi chiếm hơn một nửa tổng số giao dịch trên toàn cầu.

Bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cùng xu hướng near-shoring (sản xuất tại các thị trường gần) và friend-shoring (sản xuất tại các quốc gia bằng hữu) đã thay đổi chiến lược đầu tư vào thị trường này của các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp.

VỐN NGOẠI TÌM CƠ HỘI TẠI VIỆT NAM

Trong bối cảnh này, Việt Nam nổi lên trong bức tranh đầu tư toàn cầu về khả năng phục hồi cũng như sự thay đổi linh hoạt trước các xu hướng phát triển kinh tế.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 7 tháng đầu năm 2023, vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 16,24 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bất động sản thu hút hơn 1,6 tỷ USD, đứng vị trí thứ 2 trong các ngành, lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất. 

Savills Châu Á - Thái Bình Dương cũng ghi nhận có một số giao dịch M&A lớn tại Việt Nam trong quý 2/2023.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Tín dụng bất động sản tăng chậm, nợ xấu đang phình to

Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản tại thời điểm tháng 6/2023 là 2,47%, đang có chiều hướng gia tăng (tháng 6/2022 là 1,53%).

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Trong đó, dư nợ tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng 17,41%, vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%). Ngược lại, tín dụng tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản giảm 1,12%.

Đây cũng là năm đầu tiên dư nợ tín dụng tiêu dùng bất động sản có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Nhìn lại thời điểm cuối năm 2022, tín dụng lĩnh vực này tăng 31,01%.

Như vậy, nếu so với con số hơn 803.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022 thì các chủ đầu tư địa ốc đã vay thêm hơn 140.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.

Phía NHNN cho biết, số liệu trên phản ánh nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua bất động sản với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm. Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng, các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu về mua nhà ở chưa phải là nhu cầu được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại; cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư 6 thừa sản phẩm, phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân; các dự án bất động sản gặp khó khăn về mặt pháp lý nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng dẫn tới khó tiếp cận nguồn vốn.

Bên cạnh đó, NHNN cho rằng cũng cần lưu ý về tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cuối năm trước (tháng 6/2022 là 1,53%, tháng 6/2023 là 2,47%).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. Những điều cần biết về khủng hoảng bất động sản Trung Quốc

ĐIỀU GÌ ĐANG XẢY RA VỚI NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN VÀ NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC?

Trong suốt nhiều thập kỷ, ngành bất động sản với tốc độ tăng trưởng như vũ bão đã giữ vai trò đầu tàu của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Không chỉ tạo công ăn việc làm, bất động sản còn là nơi cất giữ và tăng trưởng tài sản của tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Chính quyền các địa phương Trung Quốc cũng có mức độ phụ thuộc lớn vào thu ngân sách từ cấp quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, dân số Trung Quốc hiện nay không còn tăng trưởng mạnh như trước đây, và đại dịch Covid-19 là một cú sốc đối với người tiêu dùng nước này. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc đã siết chặt kiểm soát đối với những hoạt động có mức độ rủi ro cao trong ngành bất động sản, đặc biệt là việc các công ty phát triển địa ốc vay nợ tràn lan để đầu tư. Sự kết hợp của tất cả những yếu tố này đặt các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc vào tình thế đối mặt với khối nợ chồng chất bên cạnh nguồn cung nhà lớn hơn nhu cầu mua.

Giá nhà ở Trung Quốc vì thế đã sụt giảm, kéo theo là giá trị tài sản của các hộ gia đình và niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Cuộc khủng hoảng này xảy ra đúng vào lúc Bắc Kinh cố gắng dịch chuyển nền kinh tế theo hướng giảm bớt phụ thuộc vào các dự án đầu tư của nhà nước và hoạt động xuất khẩu sang dựa nhiều hơn vào tiêu dùng.

KHỦNG HOẢNG BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG QUỐC NGHIÊM TRỌNG TỚI MỨC NÀO?

Theo một ước tính của công ty nghiên cứu kinh tế Gavekal Research, số nợ chưa trả được của các công ty phát triển bất động sản Trung Quốc hiện là 390 tỷ USD - một mối đe doạ lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Gần đây, giới chuyên gia kinh tế đã đồng loạt cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, trong đó có nhiều vị cho rằng nền kinh tế này sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 5% mà Chính phủ đề ra.

Cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đều lao dốc trong những tháng gần đây. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong quý 2 năm nay giảm hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của Trung Quốc giảm lần đầu tiên sau 2 năm - một dấu hiệu rõ ràng cho thấy người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Chỉ số Hang Seng Index của thị trường chứng khoán Hồng Kông, nơi có nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đại lục niêm yết cổ phiếu, tuần trước đã rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market), giảm hơn 20% so với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 1.

CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC ĐANG LÀM GÌ ĐỂ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG BẤT ĐỘNG SẢN?

Bắc Kinh bắt đầu siết chặt kiểm soát đối với hoạt động vay nợ của doanh nghiệp bất động sản vào năm 2020, nhằm buộc các công ty phải trả bớt nợ cũ trước khi vay thêm nợ mới. Quy định mới này dẫn tới rắc rối ở những công ty địa ốc nợ đầm đìa như Evergrande hay Country Garden. Hơn 50 doanh nghiệp bất động sản ở Trung Quốc đã trễ hạn thanh toán nợ trong 3 năm qua, trong đó có nhiều công ty vỡ nợ - theo dữ liệu từ Standard & Poor’s.

Gần đây, Chính phủ Trung Quốc công bố một số chương trình nhằm thúc đẩy chi tiêu và đầu tư, nhưng chi tiết không rõ ràng và quy mô không lớn. Đầu tuần này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm - loại lãi suất áp dụng cho phần lớn các khoản vay của doanh nghiệp, nhưng giữ nguyên lãi suất cơ bản kỳ hạn 5 năm - loại lãi suất áp dụng cho các khoản vay thế chấp nhà. Trước đó, giới chuyên gia kinh tế kỳ vọng Bắc Kinh có những biện pháp quyết liệt hơn, nên các biện pháp mà Bắc Kinh công bố tính đến thời điểm này đã khiến họ thất vọng.

KHỦNG HOẢNG BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG QUỐC ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU?

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đóng góp hơn 40% tổng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, so với 22% của Mỹ và 9% của khu vực Eurozone - theo công ty nghiên cứu BCA Research.

Việc người tiêu dùng Trung Quốc thắt chặt hầu bao ảnh hưởng bất lợi đến kết quả kinh doanh của các công ty nước ngoài hoạt động tại thị trường Trung Quốc, từ các công ty công nghệ của Mỹ cho tới các hãng đồ hiệu châu Âu. Nền kinh tế Trung Quốc suy yếu cũng đồng nghĩa nhu cầu giảm đối với nhiều hàng hoá, từ dầu thô, khoáng sản cho tới vật liệu xây dựng. Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, nhập khẩu hàng tỷ USD hàng nông sản và máy móc của Mỹ mỗi năm.

Dù vậy, đến thời điểm này, giới đầu tư toàn cầu chưa có nhiều phản ứng với bức tranh ảm đạm của kinh tế Trung Quốc. Chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã có 3 tuần giảm liên tiếp nhưng vẫn tăng từ đầu năm đến nay, với trụ cột là xu hướng tăng của các cổ phiếu công nghệ. vốn hoá lớn. Các nhà đầu tư ở Mỹ và châu Âu hiện tại quan tâm nhiều hơn tới việc ngân hàng trung ương của họ sẽ có động thái lãi suất tiếp theo như thế nào, thay vì cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

 

Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản nêu trên bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Times Pro: 

tin-tuc-bat-dong-san-ve-quy-hoach-thang8.2023

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 8 năm 2023

tin-tuc-bat-dong-san-ve-phap-luat-thang-8.2023

Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 8 năm 2023

tin-tuc-bat-dong-san-ve-nha-o-xa-hoi-thang-8.2023

Tin tức bất động sản về nhà ở xã hội tháng 8 năm 2023

tin-tuc-bat-dong-san-ve-gia-ca-thi-truong-thang-2.2023

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 8 năm 2023 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan