Tin tức
01/09 2023

Tin tức bất động sản về nhà ở xã hội tháng 8 năm 2023

  • 302
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Nhà ở xã hội là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực bất động sản. Bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội sẽ giúp bạn cập nhật được những thông tin mới nhất về các dự án nhà ở xã hội, các chính sách hỗ trợ mua nhà của chính phủ, và các quy định về nhà ở xã hội trong năm 2023.

Từ đó, bạn có thể nắm rõ và hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức khi tham gia vào thị trường nhà ở xã hội, đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác và hiệu quả. Hãy đọc bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI - NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP THÁNG 8 CÓ NHỮNG TIN CHÍNH SAU:

  1. Các tỉnh thành ồ ạt gọi vốn đầu tư nhà ở xã hội
  2. Giảm lãi suất vay với nhà ở xã hội
  3. Savills: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM cao thứ 2 trong khu vực
  4. Giá căn hộ ở Hà Nội đang tăng nhanh hơn mức tăng thu nhập bình quân đầu người
  5. Ngăn chặn trục lợi nhà ở xã hội
  6. Khởi động giám sát về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
  7. Khởi động giám sát về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
  8. Nhà ở xã hội - Điểm sáng của thị trường nhà ở 2023
  9. Nhà thổ cư, chung cư: Mơ về nơi xa lắm
  10. Hải Phòng sẽ xây 33.500 căn nhà ở xã hội

tin-tuc-bat-dong-san-ve-nha-o-xa-hoi-thang-8-nam-2023 

1. Các tỉnh thành ồ ạt gọi vốn đầu tư nhà ở xã hội 

Các địa phương kêu gọi đầu tư hàng nghìn căn hộ nhà ở xã hội đáp ứng cho người có thu nhập thấp ở đô thị và công nhân các khu công nghiệp.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng 6 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 8.000 căn hộ và nhà liền kề cho công nhân.

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ tiêu của tỉnh cần hoàn thành 28.300 căn nhà ở xã hội, trong đó giai đoạn 2022 - 2025 phải hoàn thành 8.800 căn, giai đoạn 2026 - 2030 phải hoàn thành 19.500 căn.

UBND tỉnh Bình Dương muốn xây 170.000 căn nhà xã hội từ nay đến năm 2030. Số căn nhà xã hội này sẽ đáp ứng nhu cầu 680.000 người. Mục tiêu trên cao gần gấp đôi chỉ tiêu 86.900 căn được Chính phủ giao trong đề án 1 triệu căn nhà xã hội. Bình Dương sẽ dành quỹ đất 612 ha để triển khai, diện tích sàn xây dựng ước đạt hơn 10 triệu m2. Tổng vốn đầu tư gần 93.000 tỷ đồng.

Riêng giai đoạn 2021-2025, tỉnh dự kiến dành khoảng 158 ha diện tích đất đầu tư để hoàn thành hơn 42.000 căn, đáp ứng cho khoảng 163.000 người. Tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng.

UBND TP Đà Nẵng đang triển khai 6 dự án với 3.814 căn và đang lập thủ tục đầu tư để kêu gọi đầu 4 dự án có quy mô 3.451 căn. Ngoài ra, thành phố còn giới thiệu để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai 1 dự án thiết chế công đoàn và nhà ở công nhân với quy mô 460 căn.

UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, qua rà soát đã lựa chọn 82 dự án, vị trí quỹ đất để thực hiện thu hút đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong số đó, thành phố Sông Công có số dự án nhà ở xã hội nhiều nhất với 35 dự án. Tiếp đến là thành phố Phổ Yên với 26 dự án, thành phố Thái Nguyên 18 dự án. Huyện Phú Bình có 4 dự án gồm: Khu nhà ở xã hội số 1 Hương Sơn, Khu nhà ở xã hội số 1 Tân Hòa, Khu nhà ở xã hội xã Điềm Thụy và Dự án nhà ở xã hội thuộc Khu tái định cư và nhà ở công nhân Khu công nghiệp Điềm Thụy (phần diện tích 180ha).

Riêng tại Hà Nội, hiện đã có hơn 4.000 căn hộ nhà ở xã hội được đưa ra thị trường và khoảng 40 dự án đang triển khai. Để đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội, ông Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội kiến nghị, riêng nhà ở xã hội phải có quy định, quy trình riêng, rút gọn các trình tự về lựa chọn chủ đầu tư, đặc biệt là lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu. Lý do là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, cần phải linh hoạt thiết lập quy trình ngắn gọn. Hiện, quy trình đấu thầu vẫn còn tốn nhiều thời gian.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Giảm lãi suất vay với nhà ở xã hội

 

Tới đầu tháng 8/2023, có khoảng 108 dự án nhà ở xã hội (NOXH) đã được cấp phép, đang triển khai đầu tư xây dựng. Tổng hợp của các địa phương gửi về Bộ Xây dựng đã có 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố danh mục 24 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, với tổng vốn đầu tư là 31.673 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 12.442 tỷ đồng.

Riêng trong 7 tháng đầu năm 2023, số lượng NOXH, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã được khởi công là 10 dự án với tổng số căn hộ vào khoảng 19.853 căn; trong đó, NOXH có 7 dự án, quy mô 8.815 căn; nhà ở cho công nhân 3 dự án, quy mô 11.038 căn.

Tới nay, Bộ Xây dựng đã 3 lần công bố danh mục các dự án đủ điều kiện được vay trên cổng thông tin điện tử của bộ và gửi Ngân hàng Nhà nước với số lượng 24 dự án NOXH, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ đủ điều kiện, với quy mô 20.188 căn hộ. Tổng mức đầu tư đối với 24 dự án trên vào khoảng 19.014 tỷ đồng và nhu cầu vay vốn theo đề xuất của các địa phương khoảng 7.516 tỷ đồng.

Khảo sát của Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA)cho thấy, chủ đầu tư và người có nhu cầu mua NOXH phải vay với lãi suất cao: với chủ đầu tư là 8,7%/năm và người mua là 8,2%/năm. Điều đó khiến chủ đầu tư và người mua gặp khó khăn trong việc chuẩn bị nguồn tiền. Vì vậy, VNREA kiến nghị chủ đầu tư NOXH được vay với lãi suất mức dưới mức 6%/năm và người mua nhà dưới 4,5%/năm.

Bên cạnh đó, VNREA đề xuất cần có cơ chế ưu đãi mạnh, hấp dẫn chủ đầu tư, như các chính sách về quỹ đất, lựa chọn nhà đầu tư, giao đất… Về quy trình đầu tư phải có tính đặc thù, rút ngắn thời gian giải quyết từ 24 - 36 tháng xuống 12 tháng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Savills: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM cao thứ 2 trong khu vực

Việc sở hữu một ngôi nhà là mong muốn chính đáng của người dân ở mỗi quốc gia và được các Chính phủ chú trọng đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết bài toán nhà ở. Ở các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM, khả năng chi trả cho nhà ở, dù là thuê hay mua, là một thách thức lớn đòi hòi sự can thiệp của Chính phủ ở nhiều khía cạnh.

Khả năng sở hữu nhà tại TP.HCM và Hà Nội

Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam, hiện ở mức 28%, vẽ nên một bức tranh sống động về sự dịch chuyển đang diễn ra tại các thành phố lớn và những tỉnh thành lân cận. Sự chuyển đổi này thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là ở các thành phố như TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Tuy nhiên, sự gia tăng nhu cầu này thường xung đột với thực tế về khả năng chi trả, tạo ra một bức tranh nhà ở phức tạp.

Nhà ở giá phải chăng (affordable housing) được định nghĩa là dòng sản phẩm bất động sản nhà ở có giá cả vừa phải, đủ để người dân chi trả bằng thu nhập và năng lực tài chính của họ. Trong bối cảnh thị trường hiện này, các sản phẩm nhà ở vừa túi tiền trên thị trường có thể kể đến là căn hộ hạng C, đất nền bình dân hay thậm chí là nhà ở công nhân gần các khu công nghiệp.

Báo cáo thị trường của Savills Việt Nam trong những năm gần đây nguồn cung giá cả phải chăng tiếp tục khan hiếm, mặc dù sức hấp dẫn và sức hút mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm 2023, căn hộ hạng C chiếm 62% thị phần tiêu thụ tại TP.HCM với 42% nguồn cung. Dự kiến trong nửa cuối năm, lượng căn hộ hạng C mới cung cấp cho thị trường TP.HCM là khoảng 3.295 căn, tương đương 39% tổng nguồn cung.

Theo báo cáo Chỉ số về Khả năng Chi trả Nhà ở tại Châu Á Thái Bình Dương 2023 của ULI, TP.HCM và Hà Nội là 2 thành phố có giá nhà ở mức độ trung bình trong khu vực nhưng lại chênh lệch khá lớn so với thu nhập của người dân.

Cụ thể, TP.HCM, trung tâm kinh tế của Việt Nam, nổi bật với giá nhà trung bình là 296.000 USD (hơn 7 tỷ VNĐ) với thu nhập trung bình của một hộ gia đình ở mức 9.120 USD/năm. Theo tính toán của ULI, chỉ số chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM đang ở mức 32.5, cao thứ 2 trong khu vực chỉ   sau Thâm Quyến (35.0), thậm chí cao hơn Bắc Kinh (29.3), Thượng Hải (24.1) và Hong Kong (26.5).

Trong khi đó, chỉ số này ở Hà Nội là 18.3 với mức thu nhập trung bình năm của hộ gia đình là 9.967 USD, cao hơn Seoul (17.3), Tokyo (16.1), nhà ở thương mại Singapore (13.7)

Ở thị trường nhà ở cho thuê, giá thuê trung bình hàng tháng trên mỗi căn hộ tại TP.HCM là 592 USD, tương đương khoảng hơn 14 triệu đồng. Đây là thị trường chủ yếu phù hợp với nhóm lao động trẻ có thu nhập cao hoặc nhóm người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia Savills, giá thuê nhà chỉ được xem ở mức phải chăng khi chi phí dành cho nhà ở chiếm khoảng 30% tổng thu nhập hàng tháng của mỗi người.

Trong khi lợi nhuận cho thuê đối với các sản phẩm nhà ở giá rẻ như nhà ở công nhân tương đối thấp thì nhu cầu và công suất sử dụng lại cao.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Giá căn hộ ở Hà Nội đang tăng nhanh hơn mức tăng thu nhập bình quân đầu người 

TP.Hà Nội đang phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 150 triệu/người/năm, xét tương quan so năm 2019, mức tăng trưởng trung bình thu nhập ước khoảng 6%/năm. Trong khi đó, mức tăng trưởng giá căn hộ từ năm 2019 đến nửa đầu năm 2023 là 13%/năm…

GIÁ ĐANG CAO NHƯNG VẪN TIẾP TỤC TĂNG

 Theo đó, giá căn hộ chung cư Hà Nội mặc dù đang neo cao nhưng qua khảo sát thì quý 2 giá vẫn tiếp tục tăng so quý trước. Mức giá tăng cao nhất thuộc về những dự án ở quận Tây Hồ và khu vực xung quanh, số lượng dự án chung cư mới mở bán khu vực này rất hiếm và đều ở mức 80 triệu đến 100 triệu đồng/m2. Các dự án căn hộ trên đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Huyên, Võ Chí Công, Lạc Long Quân… cũng tăng mạnh so giá gốc và tăng từ 1% đến 3% so quý trước.

Lý giải về nguyên nhân của hiện trạng trên, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận tư vấn và nghiên cứu, Savills Hà Nội, cho rằng do giá đất cùng chi phí xây dựng tăng cao. Mặt khác, việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cùng hạ tầng tiện ích xung quanh, dự án nội khu tất yếu dẫn đến giá thị trường sơ cấp, hay giá của dự án mới tung ra luôn cao hơn so với mặt bằng chung thị trường căn hộ để bán.

Nguồn cầu nhà ở dài hạn vẫn duy trì mức cao do tỷ lệ di cư thuần dương, tăng trưởng dân số và tỷ lệ đô thị hóa cao. Thêm vào đó, dự báo từ năm 2023 đến năm 2025, Hà Nội sẽ có thêm 157.000 hộ gia đình. Thế nhưng nguồn cung tương lai chỉ bao gồm 59.000 căn hộ các hạng, 9.000 nhà ở thấp tầng, 18.700 nhà ở xã hội dự kiến mở bán. Do đó sự thiếu hụt nguồn cung rơi vào tầm 70.300 căn nhà ở.

ƯỚC MƠ CÓ NHÀ NGÀY MỘT XA

Theo đánh giá của Savills, thực tế, sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội vẫn ở mức thấp hơn so mức tăng trưởng giá căn hộ. Đây là ví dụ cho thấy việc sở hữu nhà của người dân sẽ lâu hơn khi khoảng cách này còn được nới rộng. Nếu hai con số không tịnh tiến lại gần nhau, khả năng sở hữu nhà ở của người dân nói chung, những người đang sống ở Hà Nội và người dân ngoại tỉnh muốn có nhà Hà Nội để làm việc, hay cho con cái chắc chắn khó khăn hơn. Chưa kể các dòng sản phẩm nhà ở thấp tầng, khi giá ở mức cao, người mua càng phải cân nhắc mức độ hợp lý cũng như xem xét mức độ phù hợp với giá trị thực của sản phẩm. Từ đây dẫn đến quá trình ra quyết định của người mua sẽ chậm hơn, lâu hơn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Ngăn chặn trục lợi nhà ở xã hội 

Phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp là chính sách nhân văn, song chính sách này đang bị trục lợi khi xuất hiện hiện tượng người giàu tranh suất mua, hiện tượng mua nhà qua cò mồi dẫn tới chênh lệch giá lớn.

Người giàu cũng tranh suất nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội (NOXH) NHS Trung Văn (Hà Nội) là một trong những dự án thu hút quan tâm của người mua nhà bởi đây là dự án hiếm hoi được bung ra trong bối cảnh nguồn cung bất động sản thấp. Hồi tháng 5, hàng nghìn người đã phải xếp hàng từ sáng sớm để nộp hồ sơ mong có được suất mua. Sau sự kiện bốc thăm, chủ đầu tư đã gửi danh sách 149 người bốc trúng suất mua tới Sở Xây dựng Hà Nội. Từ đó, cơ quan chức năng phát hiện có 7 trường hợp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở tại các vị trí khác, hoặc nhà đất vượt quá 10m2/người, nhưng vẫn tham gia bốc thăm. Thậm chí, có trường hợp đã có sổ đỏ 300m2 đất. Điều này làm mất cơ hội bốc thăm trúng suất mua nhà của những người có nhu cầu thực.

Việc người giàu, đi ô tô mua NOXH thực ra đã được phát hiện từ trước đây, khi các dự án NOXH Đặng Xá - Gia Lâm mở bán. Một số địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk... cũng có những hiện tượng trung gian, cò mồi lợi dụng sự khan hiếm NOXH, rao mua bán nhằm trục lợi.

Tiêu chí mua nhà ở xã hội chưa rõ ràng

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chỉ quy định các điều kiện để được mua, thuê mua NOXH và nới rộng điều kiện cho đối tượng được thuê NOXH để khuyến khích dịch chuyển lực lượng lao động và thu hút nhân tài… Nên mở rộng hơn, linh hoạt theo từng địa phương các đối tượng được mua NOXH. Khắc phục tình trạng trục lợi chính sách, và cần chính sách phù hợp, công khai, minh bạch.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Khởi động giám sát về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Hiện nay thị trường bất động sản đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, mà yêu cầu cơ bản, xuyên suốt đó chính là việc hoàn thiện cơ chế pháp lý đồng bộ và thực thi minh bạch thông tin thị trường…

Ngày 8/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" chủ trì Phiên họp thứ nhất của Đoàn giám sát.

Thảo luận tại Phiên họp, các ý kiến thành viên Đoàn Giám sát cơ bản tán thành Dự thảo Kế hoạch chi tiết, Đề cương của Đoàn giám sát. Đồng thời, thống nhất một số vấn đề liên quan đến phân công trách nhiệm các thành viên Đoàn giám sát và việc tổ chức thực hiện các hoạt động của Đoàn.

Bên cạnh đó, thành viên Đoàn Giám sát cũng đóng góp nhiều ý kiến cụ thể liên quan đến: phương pháp giám sát; thời gian triển khai các hoạt động cụ thể trong quá trình  giám sát; lựa chọn địa phương giám sát thực tế;…

Theo đó, Đoàn Giám sát do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Đoàn; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm Phó Trưởng Đoàn Thường trực. Các Phó Trưởng Đoàn gồm: Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.

Đoàn Giám sát nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan, trung thực các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Về nội dung, Đoàn giám sát việc tập trung giám sát vào việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Trong đó, tập trung vào một số nội dung như: Làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản; tình hình xử lý các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế xuất phát từ thể chế, quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…;

Chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; việc thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội ; loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội; quản lý, vận hành nhà ở xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Khởi động giám sát về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Hiện nay thị trường bất động sản đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, mà yêu cầu cơ bản, xuyên suốt đó chính là việc hoàn thiện cơ chế pháp lý đồng bộ và thực thi minh bạch thông tin thị trường…

Ngày 8/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" chủ trì Phiên họp thứ nhất của Đoàn giám sát.

Thảo luận tại Phiên họp, các ý kiến thành viên Đoàn Giám sát cơ bản tán thành Dự thảo Kế hoạch chi tiết, Đề cương của Đoàn giám sát. Đồng thời, thống nhất một số vấn đề liên quan đến phân công trách nhiệm các thành viên Đoàn giám sát và việc tổ chức thực hiện các hoạt động của Đoàn.

Bên cạnh đó, thành viên Đoàn Giám sát cũng đóng góp nhiều ý kiến cụ thể liên quan đến: phương pháp giám sát; thời gian triển khai các hoạt động cụ thể trong quá trình  giám sát; lựa chọn địa phương giám sát thực tế;…

Theo đó, Đoàn Giám sát do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Đoàn; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm Phó Trưởng Đoàn Thường trực. Các Phó Trưởng Đoàn gồm: Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.

Đoàn Giám sát nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan, trung thực các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Về nội dung, Đoàn giám sát việc tập trung giám sát vào việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Trong đó, tập trung vào một số nội dung như: Làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản; tình hình xử lý các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế xuất phát từ thể chế, quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…;

Chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; việc thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội ; loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội; quản lý, vận hành nhà ở xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. Nhà ở xã hội - Điểm sáng của thị trường nhà ở 2023

Các địa phương đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội

Từ đầu tháng 4 năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Theo đánh giá từ các chuyên gia, đây là lần đầu tiên Chính phủ đưa ra một chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân bài bản, với mục tiêu rõ ràng và giải quyết hàng loạt nút thắt lâu nay.

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các địa phương phải xác định rõ diện tích đất dành cho phát triển nhà ở xã hội; coi phát triển nhà ở xã hội là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương. Sau gần 4 tháng đề án được đưa ra, một số địa phương đã có kết quả bước đầu, với số lượng dự án tăng thêm, giúp người thu nhập thấp có thể "an cư lạc nghiệp".

Gỡ khó cho nhà ở xã hội

Ngoài các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1,5 - 2% lãi suất cho vay trung và dài hạn trên thị trường, để cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Bộ Xây dựng cho biết đã có 23 dự án nhà ở xã hội có nhu cầu vay vốn. Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, một số dự án đang được rục rịch giải ngân.

Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp" được Thủ tướng Chính phê duyệt, với các giải pháp cụ thể cho các địa phương, các ngân hàng đang giúp cơ hội tiếp cận nhà giá hợp lý của người dân tăng lên, đặc biệt là khi gần 300 dự án được triển khai trong thời gian tới. Nhiều chuyên gia nhận định sức nóng của nhà ở xã hội cũng sẽ lan tỏa tới các phân khúc bất động sản khác, giúp thị trường hồi phục trở lại.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

9. Nhà thổ cư, chung cư: Mơ về nơi xa lắm

Giá nhà thổ cư và chung cư ở Hà Nội vẫn neo cao, thậm chí còn tăng khiến nhiều người dân Thủ đô không thể thực hiện giấc mơ an cư khi thu nhập nhiều năm qua không đuổi kịp đà tăng của giá nhà.

Kênh Batdongsan ước tính thu nhập bình quân của người lao động Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng. Trong khi đó, giá rao bán nhà riêng trên trang này trung bình là 6,3 tỷ đồng một căn, chung cư là 3,1 tỷ đồng. Như vậy, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà, người mua phải “cày cuốc” 169 năm để sở hữu một căn nhà mặt phố và 23 năm để mua được một căn hộ chung cư.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

10. Hải Phòng sẽ xây 33.500 căn nhà ở xã hội

Giai đoạn 2021-2030, TP.Hải Phòng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xây dựng gần 33.500 căn nhà ở xã hội, có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình thu nhập trung bình, thu nhập thấp tại khu vực đô thị; và công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên vẫn đảm bảo chất lượng….

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản nêu trên bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Times Pro: 

tin-tuc-bat-dong-san-ve-quy-hoach-thang8.2023

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 8 năm 2023

tin-tuc-bat-dong-san-ve-phap-luat-thang-8.2023

Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 8 năm 2023

tin-tuc-bat-dong-san-ve-nha-o-xa-hoi-thang-8.2023

Tin tức bất động sản về nhà ở xã hội tháng 8 năm 2023

tin-tuc-bat-dong-san-ve-gia-ca-thi-truong-thang-2.2023

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 8 năm 2023 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan