Tin tức
17/03 2023

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 13.03 - 18.03.2023

  • 252
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 13.03 đến 18.03.2023 gồm các tin chính sau:

  1. Những cơ hội của thị trường bất động sản trong năm 2023
  2. Các can thiệp vào thị trường bất động sản cần tính toán cẩn thận để tránh đổ vỡ hàng loạt
  3. Làn sóng cắt lỗ bất động sản tăng mạnh ở nhiều phân khúc
  4. 'BĐS có vẻ đang quay trở lại chu kỳ đóng băng và sẽ kéo dài hết năm 2024'
  5. Chung cư có niên hạn sẽ kéo giảm giá nhà?
  6. Sau liên tiếp chính sách gỡ khó, giảm lãi suất tiếp tục là liều "dopping" thúc thị trường bất động sản tăng tốc
  7. Chính phủ ban hành Nghị quyết 33 gỡ khó cho thị trường bất động sản, có nhiều giải pháp về tín dụng
  8. Chính phủ đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn
  9. Đẩy nhanh tiến độ và chất lượng các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
  10. Giải quyết chỗ ở cho người lao động, TP.HCM sẽ xây 93.000 căn nhà ở xã hội

tin-tuc-bat-dong-san-tong-hop-times-pro

(Sử dụng chức năng mục lục ở góc trên bên trái màn hình để có trải nghiệm đọc tốt hơn)

I,TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG TUẦN QUA

1. Những cơ hội của thị trường bất động sản trong năm 2023

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đứng trước hai cơ hội lớn trong năm 2023, đến từ việc khung pháp lý tiếp tục được hoàn thiện, và nhiều dự án cơ sở hạ tầng tiếp tục triển khai…

Theo chuyên gia về đô thị đánh giá, việc xây dựng, phát triển các tuyến đường có ý nghĩa quan trọng bởi “Cầu và đường mở đến đâu, giá bất động sản sẽ tăng đến đấy”. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có đường giao thông xem như một bước đệm, tạo động lực thúc đẩy cho tiện ích khác phát triển. Qua đó, góp phần làm thay đổi diện mạo của khu vực, đồng thời thu hút thêm nguồn vốn đầu tư dự án từ doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo sức bật cho thị trường bất động sản địa phương.

Tin-tuc-bat-dong-san-timespro-co-hoi-bds-2023
Tin tức bất động sản về cơ hội đầu tư 2023

Ngoài ra, dự kiến năm 2023, ba bộ luật liên quan đến thị trường bất động sản được sửa đổi, bao gồm: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sẽ tháo gỡ một số vướng mắc về pháp lý cho thị trường hiện nay, cũng như bổ sung hành lang pháp lý cho các loại hình bất động sản mới như: officetel, condotel, biệt thự biển…

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

2. Các can thiệp vào thị trường bất động sản cần tính toán cẩn thận để tránh đổ vỡ hàng loạt

Việc áp dụng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá là đúng đắn. Nhưng nếu tiếp tục kéo dài, không có sự chọn lọc, kinh tế sẽ lao dốc. Đặc biệt những gì từ thị trường bất động sản Trung Quốc cho thấy, các can thiệp vào thị trường cần tính toán thận trọng để tránh gây đổ vỡ hàng loạt… 

SAU KHI "3 LẰN RANH ĐỎ" BAN HÀNH, DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN BẮT ĐẦU VỠ NỢ

tháng 8/2020, Trung Quốc áp đặt hướng dẫn "3 lằn ranh đỏ" đối với các nhà phát triển bất động sản. Các nhà phát triển bất động sản phải gửi báo cáo chi tiết về tình hình tài chính đến cơ quan quản lý như Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, Ngân hàng trung ương Trung Quốc, Bộ Nhà ở và phát triển đô thị - nông thôn, Cơ quan Quản lý xây dựng nhà nước. 

"3 lằn ranh đỏ" mà chính quyền Trung Quốc vạch ra là: nợ vay/vốn chủ sở hữu của công ty (ngưỡng giới hạn 100%); Tiền/nợ vay ngắn hạn (ngưỡng giới hạn 1); Nợ phải trả/tổng tài sản (ngưỡng giới hạn 70%). 

Tuy nhiên, sau khi “3 lằn ranh đỏ” được ban hành, doanh nghiệp bắt đầu mất thanh khoản và vỡ nợ. Cuộc khủng hoảng bùng phát từ đầu tháng 9/2021 khi Evergrande vỡ nợ, và rắc rối tiếp tục xảy ra trước các khó khăn liên tiếp ập đến, khi khoản nợ đến thời kỳ đáo hạn và trả lãi, hoạt động bất động sản đi xuống giữa bối cảnh chung của dịch bệnh Covid-19. Giá nhà giảm trong nhiều tháng, chi phí tăng lên với những hãng địa ốc gây ra làn sóng vỡ nợ kỷ lục. 

nguy-co-do-vo-hang-loat-3-lan-ranh
Ảnh minh họa

NẾU TIẾP TỤC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CẦN CÓ CHỌN LỌC

Hiện nay, tổng dư nợ tín dụng bất động sản của Việt Nam chưa cao như Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam khá tương đồng doanh nghiệp Trung Quốc (nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu 0,6 - 0,7 lần). Cả hai thị trường đều có chung hiện tượng đầu cơ, thổi giá lên rất cao. Mặt khác dự án cao cấp chiếm tỷ trọng lớn, có xu hướng tăng cao, trong khi dự án giá phù hợp chiếm tỷ lệ thấp, gần như không xuất hiện tại khu vực trung tâm thành phố lớn. 

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

3. Làn sóng cắt lỗ bất động sản tăng mạnh ở nhiều phân khúc

trong 2 tháng đầu năm, sức cầu chung của thị trường bất động sản giảm đáng kể khi chỉ bằng 2% so với cùng kỳ và tương đương 5% so với những tháng cuối năm ngoái. Lượng tin rao, tìm kiếm cũng giảm mạnh hơn 50% so với cùng kỳ và giảm khoảng 30% so với tháng 12/2022.

Theo nhận định của chuyên gia R&D DKRA, xu hướng giảm thanh khoản chưa có dấu hiệu dừng lại, trạng thái ngủ đông lan trên diện rộng khi nguồn vốn bất động sản chưa được khơi thông và pháp lý chưa được tháo gỡ.

“Thị trường sơ cấp chưa ghi nhận dấu hiệu giảm giá, trong khi đó đối với thị trường thứ cấp làn sóng cắt lỗ diễn ra trên diện rộng. Lạm phát và lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả của khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính. Một số khách hàng chịu áp lực lớn về lãi vay đã chấp nhận giảm một phần lợi nhuận, bán lỗ với mức giá thấp hơn kỳ vọng để thu hồi vốn”, chuyên gia DKRA nhận định.

lan-song-cat-lo-bds-tang-manh
Tin tức bất động sản về làn sóng cắt lỗ 2023

Theo quan sát của giới phân tích, làn sóng cắt lỗ bất động sản đang lan rộng trên thị trường thứ cấp và rất có thể làn sóng này sẽ tiếp tục gia tăng khi khách hàng không thể gồng thêm gánh nặng lãi vay.

Theo chuyên gia DKRA, nguyên nhân lớn nhất của làn sóng cắt lỗ, giảm giá này là do khách hàng gặp nhiều khó khăn về gánh nặng lãi suất, dự án ngừng triển khai do vướng pháp lý kèm theo thanh khoản thị trường không mấy khả quan.

Phân khúc căn hộ tại thị trường Bình Dương cũng ghi nhận mức giảm khá cao 10-13% so với cùng kỳ năm ngoái. Phân khúc nhà phố, biệt thự tại Đà Nẵng và vùng phụ cận cũng ghi nhận mức giảm 3-5% so với cùng kỳ.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết

4. 'BĐS có vẻ đang quay trở lại chu kỳ đóng băng và sẽ kéo dài hết năm 2024'

VNDirect dự báo nếu đúng theo chu kỳ, thời kỳ đóng băng của bất động sản có vẻ đang quay trở lại và có khả năng sẽ kéo dài đến hết năm 2024. Với giả định thể chế tốt hơn và Luật Đất đai sửa đổi được thông qua trong năm nay, thị trường sẽ phục hồi trong khoảng năm 2025 - 2026.

Theo nghiên cứu chu kỳ bất động sản Việt Nam của VNDirect, trong vòng 28 năm qua (từ năm 1994 - 2022), cứ 7-8 năm lại diễn ra tình trạng đóng băng thị trường. Nếu đúng theo chu kỳ như vậy thì thời kỳ đóng băng của bất động sản có vẻ đang quay trở lại và có khả năng sẽ kéo dài đến hết năm 2024.

chu-ky-bat-dong-san-dong-bang
Thị trường nhà đất có nguy cơ suy thoái

Sau giai đoạn trên, giá sản phẩm đầu cơ như đất nền, bất động sản cao cấp giảm mạnh 20 - 30%. Nguồn cung dần trở lại trạng thái cân bằng khi phân khúc bình dân chiếm 50%.

Nhìn lại giai đoạn khủng hoảng 2011 - 2013, Giám đốc khối phân tích VNDirect dự báo tới đây, phân khúc bình dân, nhà ở xã hội sẽ phục hồi trước tiên. Ngoài ra, các công ty bất động sản có mức độ chấp nhận rủi ro thấp, tỷ lệ đòn bẩy thấp sẽ chống chịu tốt hơn trước những biến động của thị trường.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

5.Chung cư có niên hạn sẽ kéo giảm giá nhà?

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư nhằm cải tạo dễ dàng hơn các chung cư cũ, chung cư hết giá trị sử dụng. Đồng thời, quy định này khi được thông qua sẽ góp phần làm giảm giá nhà chung cư.

chung-cu-co-thoi-han-giam-gia-nha
Tin tức bất động sản về việc chung cư có thời hạn được cập nhập

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Về việc đảm bảo quyền lợi đối với những người dân đã mua và sở hữu nhà chung cư lâu dài, ông Đính cho rằng, khi quy định này được thông qua, những chung cư người dân đã mua trước đây thì vẫn được giữ nguyên. Đến khi tuổi thọ của chung cư không còn nữa thì áp dụng Luật mới và phải tìm nơi ở mới để người ta được mua. Như vậy, chủ sở hữu sẽ chuyển đổi từ nơi ở cũ sang nơi ở mới theo luật mới, khi đó, chính sách mới của mình cần có hỗ trợ cho đối tượng cũ vì họ mua nhà chung cư với giá sở hữu lâu dài.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

6. Sau liên tiếp chính sách gỡ khó, giảm lãi suất tiếp tục là liều "dopping" thúc thị trường bất động sản tăng tốc

Bên cạnh việc gỡ khó về pháp lý cho các dự án, "cứu" thị trường trái phiếu, việc giảm lãi suất cho vay được cho là rất cần thiết để thị trường bất động sản phục hồi và sớm tăng trở lại từ quý 2.

Có thể thấy, hàng loạt nút thắt về vốn, pháp lý của bất động sản đang dần được tháo gỡ nhằm "phá băng" sức ì của thị trường. Bắt đầu tư Nghị định 08 cho phép kéo dài thời hạn của trái phiếu thêm tối đa 2 năm rồi đến Nghị quyết số 33 về giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, nay việc có thêm dòng tiền từ giảm lãi suất ngân hàng tạo những kỳ vọng mới cho thị trường bất động sẽ sớm ấm lên và có thể bùng nổ ngay trong năm 2023.

Đề xuất thêm về những chính sách tiếp tục hỗ trợ cho thị trường sắp tới, VNDirect cho rằng : "Nghị định 08 và Nghị quyết 33 có thể giúp xoa dịu áp lực thanh khoản trong ngắn hạn, Quyết định 313 và 314 của NHNN thúc đẩy thêm sự hỗ trợ, khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản trong 3-6 tháng tới. Tuy nhiên, bất động sản vẫn cần thêm những giải pháp mạnh mẽ gỡ khó về pháp lý, đặc biệt đảm bảo ưu tiên những dự án đang xây dựng dở dang để có thể bàn giao kịp thời đến khách hàng".

VNDirect cũng cho rằng Luật Đất đai sửa đổi nếu được ban hành và có hiệu lực kịp thời như kế hoạch vào nửa cuối 2024 sẽ là bước ngoặt lớn cho ngành bất động sản, khi tháo gỡ được các nút thắt pháp lý trong việc phê duyệt dự án nhà ở mới, từ đó giúp nguồn cung nhà ở dần phục hồi từ 2024-2025.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1. Chính phủ ban hành Nghị quyết 33 gỡ khó cho thị trường bất động sản, có nhiều giải pháp về tín dụng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững...

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỀ XÂY DỰNG, KINH DOANH NHÀ Ở VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế. Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, bất động sản đảm bảo đồng bộ, khả thi.

THÁO GỠ NGAY VƯỚNG MẮC ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI

Thứ hai, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Nghị quyết nêu rõ, trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) để tháo gỡ tổng thể, đồng bộ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong phát triển nhà ở nói chung, phát triển nhà ở xã hội nói riêng, Chính phủ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể nhằm tạo động lực phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.

nghi-quyet-33-chinh-phu
Ảnh minh họa

YÊU CẦU TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP, NGƯỜI MUA NHÀ, NHÀ ĐẦU TƯ TIẾP CẬN TÍN DỤNG

Thứ ba, về nguồn vốn tín dụng, tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

THÚC ĐẨY VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN QUA KÊNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Thứ tư, về nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ yêu cầu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu) của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

2. Chính phủ đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn

Trong bản thảo vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đánh giá cần quy định thời hạn sử dụng, sở hữu nhà chung cư.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Khác với các phiên bản dự thảo trước đây, Bộ Xây dựng nêu nhiều phương án, tại dự thảo luật này, Chính phủ đưa ra một phương án duy nhất: sở hữu nhà chung cư cần có thời hạn.

Theo dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế do cơ quan có thẩm quyền thẩm định, ra kết luận. Chủ sở hữu sẽ phải chấm dứt quyền sở hữu khi nhà chung cư thuộc diện bị phá dỡ. Họ được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất có nhà chung cư, nhưng phải nộp kinh phí xây dựng khu mới.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

3. Đẩy nhanh tiến độ và chất lượng các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Hiện vẫn còn nhiều quy hoạch chưa hoàn thành, vì vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ.…

TẬP TRUNG TRIỂN KHAI VIỆC LẬP CÁC QUY HOẠCH

Theo đó, thực hiện Luật Quy hoạch, Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26/8/2022 của Chính phủ, về thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội, các Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tập trung chỉ đạo triển khai lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

KHẨN TRƯƠNG HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO

Để đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đảm bảo tiến độ, chất lượng quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quan tâm, chỉ đạo khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể là hoàn thiện văn bản hướng dẫn pháp luật về quy hoạch, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành, hoặc trình sửa đổi, bổ sung, ban hành các nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về công tác quy hoạch, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 108/NQ-CP; Rà soát, thu hồi hoặc bãi bỏ các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác quy hoạch có nội dung trái với quy định của Luật Quy hoạch theo nhiệm vụ được phân công tại Nghị quyết số 108/NQ-CP.

Mặt khác, về tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, đối với 8 quy hoạch cấp quốc gia, 1 quy hoạch vùng đã được cấp có thẩm quyền quyết định, hoặc phê duyệt, đề nghị khẩn trương rà soát, chỉnh lý hồ sơ, đảm bảo thống nhất với quyết định được phê duyệt để cập nhật vào Hệ thống.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

Giải quyết chỗ ở cho người lao động, TP.HCM sẽ xây 93.000 căn nhà ở xã hội

Đến năm 2030, TP.HCM dự kiến phát triển khoảng 6,58 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 93.000 căn nhà…

MỚI CHỈ ĐÁP ỨNG 5% NHU CẦU NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua chỉ đáp ứng nhu cầu cho chưa đến 5% người lao động. Đây là thực trạng thành phố đang khắc phục trong thời gian tới.

Về công trình xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, hiện chỉ có 16 công trình, đáp ứng khoảng 15% lượng người có nhu cầu. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những bất cập trong thực tế đối với việc đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân tại các KCX, KCN hiện hữu như: Không còn quỹ đất chưa khai thác, sử dụng để điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành đất đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, các công trình phục vụ tiện ích người lao động khác ngay trong ranh KCX, KCN. Việc điều chỉnh quy hoạch đối với các dự án nhà lưu trú cho công nhân, công trình phục vụ tiện ích người lao động còn mất rất nhiều thời gian, công sức của Nhà đầu tư do quy trình thủ tục phức tạp.

tin-tuc-bat-dong-san-noxh-hcm
Ảnh minh họa

Một số giải pháp hỗ trợ công nhân lao động sở hữu nhà ở trong điều kiện hiện nay tại TP.HCM, đó là xây dựng và định hướng chiến lược phát triển nhà ở dài hạn, huy động được nguồn vốn lớn và xây dựng quỹ đất đáp ứng cho các dự án phát triển nhà ở xã hội giá rẻ.

CẦN TẠO QUỸ ĐẤT

Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ phát triển 2,5 triệu m2 sàn (khoảng 35.000 căn nhà). Trong đó, nhà cho thuê phấn đấu đạt khoảng 500.000 m2 sàn (7.000 căn); nhà ở lưu trú công nhân là 220.000 m2 sàn (4.500 căn).

Giai đoạn 2026-2030, phát triển khoảng 4,08 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (58.000 căn). Trong đó, nhà ở cho thuê phấn đấu đạt khoảng 816.000 m2 sàn (11.600 căn); nhà ở lưu trú công là trên 480.000 m2 sản (8.000 căn).

Về nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, theo nghị quyết của HĐND TP.HCM, ngân sách thành phố sẽ giải ngân 12.410 tỷ đồng (chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn), được chia làm 2 giai đoạn, khoảng 3.770 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025 và khoảng 8.640 tỷ đồng giai đoạn 2026-2030. Mục tiêu nhằm đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, cho thuê mua, bao gồm cả nhà ở xã hội cho công nhân.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan