Tin tức
11/03 2023

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 06.03 - 11.03.2023

  • 206
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 06.03 đến 11.03.2023 gồm các tin chính sau:

  1. Du lịch quốc tế phục hồi là động lực thúc đẩy thị trường khách sạn khởi sắc
  2. Nỗ lực phục hồi thị trường bất động sản
  3. Đề xuất xây dựng Luật thuế bất động sản
  4. Chủ tịch Quốc hội: 'Vi phạm xác định giá đất làm thất thoát ngân sách, mất cán bộ'
  5. Phát triển nhà ở xã hội để giảm lệch pha cung-cầu
  6. Cần có cơ chế kiểm soát hiệu quả và thống nhất về giá đất
  7. Cần có chính sách để xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp
  8. Triển khai gần 1.400 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành đất đai trên toàn quốc
  9. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai (sửa đổi) cần tạo ra bảng giá đất sát nhất với giá trị thị trường
  10. Hà Nội hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ Đề án đưa huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào cuối năm 2023
  11. Hàng loạt địa phương công bố kế hoạch phát triển nhà ở xã hội
Tin-tuc-bat-dong-san-timespro-tuan-2-thang-3
Tin tức bất động sản HOT trong tuần

(Sử dụng chức năng mục lục ở góc trên bên trái màn hình để có trải nghiệm đọc tốt hơn)

I,TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG TUẦN QUA

1. Du lịch quốc tế phục hồi là động lực thúc đẩy thị trường khách sạn khởi sắc

Theo các chuyên gia, việc phục hồi du lịch, nhất là mảng du lịch quốc tế được kỳ vọng là động lực thúc đẩy thị trường khách sạn khởi sắc…

LƯỢT KHÁCH QUỐC TẾ TĂNG

Các chuyên gia nhận định, sự nhộn nhịp của du lịch sẽ giúp ngành khách sạn tăng trưởng tốt trong năm 2023. Bên cạnh lực đẩy từ đà tăng của du lịch, sự bứt tốc ở ngành khách sạn còn đến từ một lực đẩy khác, đó là nhu cầu lớn từ lượng khách công vụ, hay nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2023, thị trường Việt Nam đã dần trở nên ổn định hơn sau đại dịch, bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế và thu hút nhiều hoạt động đầu tư, trong đó có FDI. Nhà đầu tư nước ngoài đã hướng tới việc lưu trú tại những thành phố lớn như Hà Nội rồi di chuyển dần đến khu vực lân cận là Bắc Ninh, Hải Phòng… 

Tin-tuc-bat-dong-san-du-lich-khoi-sac
Du lịch khởi sắc giúp BĐS du lịch tăng nhiệt

Cùng với sự hồi phục đó, theo ghi nhận của Savills, quý 4/2022, các khách sạn tại Hà Nội từ 3 sao trở lên đã có sự cải thiện rõ rệt về công suất. Cụ thể giai đoạn này, công suất thuê khách sạn đạt 49%, tăng 7 điểm % theo quý, 22 điểm % theo năm. Riêng phân khúc khách sạn 5 sao, công suất đạt đến 60%. Giá phòng cũng đạt trung bình 2,5 triệu đồng, tăng 15% theo quý, 41% theo năm. Xét trên cả năm 2022, công suất thuê tăng 16 điểm % lên 39%, và giá phòng trung bình đạt 2,2 triệu đồng, tăng 23% so với năm trước đó.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Nỗ lực phục hồi thị trường bất động sản

Mặc dù thị trường bất động sản vẫn chưa thực sự khởi sắc, nhưng các chuyên gia đánh giá thời gian qua đã có nhiều tín hiệu tích cực đối với thị trường. Đó là sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ cùng các bộ, ban ngành và địa phương…

Ngay từ giữa tháng 2/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước.

Trong khi ấy, ở cụ thể các địa phương như Hà Nội và TP.HCM, những vướng mắc của hai thị trường bất động sản lớn nhất cả nước cũng từng bước được tìm hướng giải quyết.

no-luc-phuc-hoi-thi-truong-bds-times-pro

Với những động thái trên, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho rằng, thị trường bất động sản ngay trong quý 1/2023 cũng đang có dấu hiệu tích cực, khi triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ, bằng những văn bản quy định pháp luật. Nhiều doanh nghiệp đã đảm bảo thực trạng “sức khỏe” thông qua việc cơ cấu, căn chỉnh và triển khai dự án nhằm chuyển giao nhanh chóng và hấp thụ dễ hơn. Sang quý 2/2023, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung sửa đổi, xử lý vấn đề vướng mắc về thủ tục đầu tư, với dự án nhóm nhà ở gồm: dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, cải tạo nhà chung cư cũ.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1. Đề xuất xây dựng Luật thuế bất động sản

Nếu được thông qua vào năm 2025, Luật thuế bất động sản dự kiến sẽ có các mức thuế khác nhau đối với nhà ở, đất ở và chung cư. Đối với đất chưa đưa vào sử dụng hoặc chậm đưa vào sử dụng theo đúng quy định dự kiến sẽ bị áp dụng mức thuế suất cao.

Bộ Tư pháp đang hoàn thiện dự thảo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh năm 2023 của Chính phủ.

Theo đó, một trong những nội dung đáng chú ý là xây dựng Luật thuế bất động sản chung, thay thế cho Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 

Ảnh minh họa

Luật thuế bất động sản là dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn (đối tượng điều chỉnh là đất, nhà và công trình xây dựng nên có phạm vi và tác động đến toàn thể người dân và doanh nghiệp trên cả nước),...; khi ban hành sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp).

Về mốc thời gian, Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ có thể trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2024 và dự kiến thông qua tại kỳ họp tháng 5/2025.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Chủ tịch Quốc hội: 'Vi phạm xác định giá đất làm thất thoát ngân sách, mất cán bộ'

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các vấn đề về tài chính đất đai và giá đất là nội dung rất quan trọng và cũng rất khó của dự thảo Luật Đất đai. Thời gian qua, có nhiều vi phạm pháp luật trong xác định giá đất làm thất thoát ngân sách, mất cán bộ.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là vấn đề lớn cả về lý luận và thực tiễn. Đất đai là tài sản đặc biệt, có giá trị và ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống xã hội. Đây cũng là một trong những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao và nghiêm trọng nhất.

Hiện có khoảng 70% khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài. Do vậy, khi thiết kế các quy định của Luật Đất đai phải bảo đảm nguyên tắc phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát khoa học, hiệu quả giữa các cơ quan chủ thể có trách nhiệm trong quản lý nhà nước.

chu-tich-quoc-hoi-noi-ve-bat-dong-sanNhóm vấn đề thứ hai là thể chế hóa đầy đủ, khoa học, khả thi các quy định của số 18-NQ/TW liên quan tới các vấn đề về tài chính đất đai và giá đất. Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là nội dung rất quan trọng và cũng rất khó của dự thảo Luật Đất đai. Thời gian qua có nhiều vi phạm pháp luật trong xác định giá đất làm thất thoát ngân sách, mất cán bộ.

Nhóm vấn đề thứ ba là về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các nhà khoa học, diễn giả, đại biểu thảo luận làm rõ hơn tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai với Luật Quy hoạch; làm rõ hơn về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về tính chất, vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh…

Nhóm vấn đề thứ tư là về các quy hoạch về thu hồi đất, nhất là các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Phát triển nhà ở xã hội để giảm lệch pha cung-cầu

Phát triển nhà ở xã hội là mũi tên trúng nhiều đích, bởi nó vừa đáp ứng mục tiêu chiến lược của quốc gia giúp người dân có cơ hội cải thiện nhà ở, nhất là những người nghèo, người thu nhập thấp, lại vừa giúp thị trường bất động sản từng bước khắc phục được lệch pha cung-cầu…

CÓ THỂ GÂY KHỦNG HOẢNG TRẦM TRỌNG HƠN

Thực tế, tình trạng nguồn cung nghiêng về phân khúc nhà ở trung và cao cấp, cầu nghiêng về bất động sản “bình dân” kéo dài, đã dẫn tới hiện tượng thị trường lệch pha cung-cầu. Nếu sự lệch pha này tiếp tục có thể gây ra những cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn nữa. Vì vậy, một trong các định hướng quan trọng giải quyết vấn đề trên là: Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” giúp tăng nguồn cung phù hợp.

lech-pha-cung-cau
Phát triển nhà ở xã hội để giảm lệch pha cung cầu

THÍ ĐIỂM HÀNG LOẠT CHÍNH SÁCH MỚI

Với những khó khăn liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, mới đây, Chính phủ cho biết đã trình Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết thí điểm một số chính sách như: lựa chọn chủ đầu tư thông qua đấu thầu, hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nếu có quyền sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngoài ra chính quyền địa phương, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cũng được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại khu công nghiệp.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Cần có cơ chế kiểm soát hiệu quả và thống nhất về giá đất

Các địa phương đề xuất, kiến nghị cần làm rõ hơn khái niệm về các trường hợp Nhà nước được thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; đồng thời cần hướng dẫn rất cụ thể về xác định giá đất…

Một số ý kiến cho rằng để đảm bảo thống nhất đất đai thuộc sở hữu toàn dân và đồng nhất trong công tác giải phóng mặt bằng, đề nghị sửa Luật theo hướng thu hẹp các trường hợp nhận chuyển nhượng (thỏa thuận) để chuyển mục đích sử dụng đất, tăng các trường hợp thu hồi đất.

Cơ-che-kiem-soat-gia-dat-times-pro
Phó thủ tướng phát biểu tại hội nghị

Trường hợp dự án thỏa thuận thì cần bổ sung quy định, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cao hơn tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Khi dự án nhận chuyển nhượng được 75% diện tích, số diện tích còn lại người sử dụng đất không đồng ý chuyển nhượng thì được phép cưỡng chế như trường hợp Nhà nước thu hồi đất.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Cần có chính sách để xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu cho rằng chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp cần đảm bảo hộ gia đình làm công chức có thể trả tiền nhà, đồng thời có thể trang trải cuộc sống.

Cần xác định rõ về công tác quản lý nhà nước, công tác kiểm tra về đất đai; bổ sung công tác thanh tra đất đai; tăng cường các giải pháp mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở dành cho công nhân lao động; nhà ở xã hội, nhà ở lưu trú cho công nhân và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ người lao động như khu vui chơi, giải trí, nhà giữ trẻ...

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Triển khai gần 1.400 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành đất đai trên toàn quốc

Trong 3 năm qua, đã có 1.383 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành về đất đai đối với hơn 3.500 tổ chức, cá nhân được ngành tài nguyên và môi trường triển khai trên cả nước. Qua đó phát hiện, xử lý nhiều sai phạm, trong đó các vi phạm chủ yếu tập trung vào vấn đề sử dụng đất không đúng mục đích; không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện chậm, lấn chiếm đất đai…

XỬ PHẠT VI PHẠM 2.606 TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Trong giai đoạn này, toàn ngành đã tổ chức tiếp 10.582 lượt công dân, tiếp nhận và xử lý được 42.782 lượt đơn, tham mưu giải quyết được hơn 80% số vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền.

Năm 2022, ngành đã tổ chức tiếp 4.097 lượt với 4.625 công dân; trong đó có 43 lượt đoàn đông người với 271 người (tăng 1.447 lượt, tăng 1.523 người và tăng 9 lượt đoàn đông người so với năm 2021). Nội dung tiếp chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai với 3.842 lượt (chiếm 94%).

Cụ thể, trong năm 2022, ngành tài nguyên môi trường đã triển khai 1.974 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 5.275 tổ chức, cá nhân; trong đó có 51 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và 1.923 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Qua thanh tra đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 962 tổ chức, cá nhân với số tiền hơn 134,7 tỷ đồng; kiến nghị truy thu nộp ngân sách nhà nước hơn 18,8 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 374 ha đất...

 37% SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THANH TRA CÓ HÀNH VI VI PHẠM

Trong năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung thanh tra một số dự án có giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; một số dự án có chuyển đổi mục đích đất trồng lúa và đất rừng phòng hộ; Kiểm tra đối với các dự án không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, việc quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường.

thanh-tra-bat-dong-san

Cùng với đó sẽ kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030; Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật Đất đai 2013 trong công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở địa phương…

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường trên cơ sở yêu cầu của công tác quản lý nhà nước cũng như thông tin phản ánh của cơ quan truyền thông, của người dân cũng như của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai (sửa đổi) cần tạo ra bảng giá đất sát nhất với giá trị thị trường

Phát biểu chỉ đạo liên quan đến việc góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần tập trung đóng góp ý kiến nhằm tạo ra bảng giá đất sát nhất với giá trị thị trường.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) các chuyên gia, doanh nghiệp cần trả lời thật tốt các câu hỏi: Làm thế nào để giá đất sát giá thị trường; làm sao để chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế vẫn đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước - người dân - doanh nghiệp; làm sao để tạo ra môi trường đất đai minh bạch, công bằng; làm sao để quy hoạch có thể điều hoà được giá trị gia tăng địa tô;…

Bài toán định giá đất phù hợp

Đề cập vấn đề mấu chốt của tài chính đất đai là phương pháp định giá đất, Phó Thủ tướng cho rằng nếu không có phương pháp định giá chính xác thì sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ. Lần sửa đổi này, theo Phó Thủ tướng sẽ đưa ra phương pháp định giá đất hoàn toàn dựa trên tính toán thống kê, dù không kỳ vọng sẽ sát giá thị trường mà bảng giá đất sẽ gần nhất với giá thị trường, nếu thị trường có biến động thì sẽ cập nhật.

Đồng thời, về vấn đề kinh tế đất đai, theo Phó Thủ tướng, cần tập trung vào phương pháp tính toán, định giá bởi nếu định giá đất đai không chính xác sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp do nguyên nhân chủ quan, duy ý chí.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV,TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ VIỆC QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

1. Hà Nội hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ Đề án đưa huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào cuối năm 2023

Hà Nội dự kiến hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ đề án đưa huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào cuối năm 2023, còn huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì vào năm 2025.

Ngày 3/3, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh ban hành kế hoạch số 68 triển khai đề án đầu tư, xây dựng năm huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận.

ha-noi-chuan-bi-cho-mot-so-huyen-len-quan-times-pro
Một số huyện Hà Nội chuẩn bị hồ sơ để lên quận

Theo đó, lộ trình tháng 7/2023, UBND sẽ trình HĐND thành phố thông qua chủ trương đưa hai huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận, sau đó trình Chính phủ và Thường vụ Quốc hội vào quý 4/2023.

Đối với ba huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, việc trình hồ sơ lên HĐND thành phố được thực hiện trong quý III/2024 và báo cáo Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2025.

click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Hàng loạt địa phương công bố kế hoạch phát triển nhà ở xã hội

Hàng loạt địa phương đã công bố kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn, qua đó giúp thị trường phát triển cân đối, đồng thời hỗ trợ được các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở, nhằm bảo đảm an sinh xã hội...

Cụ thể, UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1186/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở TP.Hà Nội, giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở thuộc phân khúc nhà ở xã hội.

 Ngoài ra còn các tỉnh thành khác cũng công bố kế hoạch phát triển NOXH như: Bắc Giang,TP.Đà Nẵng, Quảng Bình,  Bình Dương,...

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan