Tin tức
24/02 2023

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 20.02 - 25.02.2023

  • 175
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 20.02 đến 25.02.2023 gồm các tin chính sau:

(Sử dụng chức năng mục lục ở góc trên bên trái màn hình để có trải nghiệm đọc tốt hơn)

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-thang-02
Bản tin bất động sản Times Pro
  1. Những công ty BĐS lãi khủng năm 2022
  2. Năm 2023, nhà ở xã hội sẽ ‘lên ngôi’
  3. Những phát ngôn ấn tượng tại cuộc họp "nóng" về bất động sản
  4. Sẽ xây dựng các chỉ tiêu an toàn tài chính, ngăn doanh nghiệp địa ốc ôm "núi" nợ để phát triển dự án
  5. Sẽ có hai gói tín dụng lớn cho nhà ở xã hội, người thu nhập thấp?
  6. 750 dự án ở Hà Nội vào diện rà soát, 116 dự án tại TP HCM cần gỡ vướng
  7. Thanh tra phát hiện vi phạm hàng vạn tỷ đồng và hàng ngàn ha đất
  8. Xem xét giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn
  9. Sắp ban hành nghị quyết gỡ khó cho BĐS

I, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG TUẦN QUA

Những công ty BĐS lãi khủng năm 2022

Trong 13 doanh nghiệp BĐS báo lãi trên nghìn tỷ trong năm 2022, có 6 doanh nghiệp khu công nghiệp và 7 doanh nghiệp địa ốc, trong đó Sài Gòn VRG và IDICO trở lại đường đua lãi lớn.

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-doanh-nghiep-doanh-thu-nghin-ty
Những doanh nghiệp có doanh thu nghìn tỷ của ngành BĐS

Thống kê sơ bộ các doanh nghiệp bất động sản đại chúng đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 cho thấy, có 13 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2022 trên nghìn tỷ đồng, trong đó 7/13 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng, 5/13 doanh nghiệp có doanh thu thuần và lãi sau thuế đi lùi so với cùng kỳ.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

II, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG TUẦN QUA

Năm 2023, nhà ở xã hội sẽ ‘lên ngôi’

Các chuyên gia đều cho rằng, thị trường bất động sản TP. HCM năm qua lệch pha cung cầu khá nghiêm trọng, gần như toàn bộ các dự án đều chuyển sang phân khúc giá cao hơn. Cụ thể: năm 2019, có khoảng 30% nguồn cung thuộc phân khúc cao cấp - hạng sang, đến năm 2022, con số này là 75%. Trong khi các dự án trung cấp, bình dân ngày càng “vắng bóng” trên thị trường.

Theo Sở Xây dựng TP. HCM, so với năm 2021, phân khúc căn hộ cao cấp (giá trên 40 triệu đồng/m2) trong năm 2022 có giảm từ 10.245 xuống còn 9.510 căn nhưng xét về tỉ lệ chung trong tổng thể nhà ở, tỉ lệ này vẫn cao (năm 2021 gần 74%, năm 2022 là 78,3%). Trong khi đó, phân khúc căn hộ trung cấp (giá 20-40 triệu đồng/m2) giảm gần 27% so với năm ngoái (từ hơn 3.600 căn xuống còn 2.637 căn). Riêng căn hộ bình dân (giá dưới 20 triệu đồng/m2), xem như “biến mất” trong năm 2022.

Tạo lực đẩy dòng sản phẩm NƠXH

Theo các chuyên gia, nhà ở vừa túi tiền, NƠXH sẽ được phát triển để khắc phục tình trạng lệch pha cung cầu, mất cân đối cơ cấu sản phẩm nhà ở như hiện nay.

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-nha-o-xa-hoi-len-ngoi
NOXH đang được người dân cũng như CĐT rất quan tâm

 Bộ Xây dựng có kế hoạch đề xuất các giải pháp, tiến hành cụ thể hóa mục tiêu thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và tập trung phát triển NƠXH, nhà ở công nhân. Ví dụ như: đối với dự án NƠXH sẽ được giao đất không thu tiền sử dụng đất, chủ đầu tư dự án NƠXH có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; giá bán NƠXH đủ chi phí bảo trì nhà ở, các chi phi để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở…

Mặt khác, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, đã đề xuất dành gói tín dụng 110.000 tỉ đồng cho NƠXH và được Ngân hàng Nhà nước ủng hộ. Lãi suất cho vay gói này dự kiến sẽ thấp hơn bình quân thị trường từ 1,5-2%.

Nhà ở vừa túi tiền, NƠXH luôn được đa số người dân quan tâm trong suốt thời gian qua. Bởi vậy, sau những tín hiệu tích cực từ Chính phủ, từ năm 2023 trở đi sẽ được xem là cơ hội để phân khúc này chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường bất động sản.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

III, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1. Những phát ngôn ấn tượng tại cuộc họp "nóng" về bất động sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

- Đối với thị trường bất động sản, chúng ta phải tìm điểm cân bằng giữa cung và cầu, phải chăng điểm cân bằng này thể hiện qua giá cả, cần phân tích xem liệu giá cả bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa, có tình trạng lệch pha về cung cầu nhà đất không?

- Để phát triển bất động sản bền vững, các địa phương và các doanh nghiệp trước hết phải tạo công ăn việc làm. Những vùng đất, vị trí đẹp, có lợi thế phải ưu tiên dành cho sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân, có công ăn việc làm thì mới có người đến làm, có người đến làm thì mới có người đến ở, có người đến ở thì mới có người mua nhà, có người mua nhà thì mới phát triển được bất động sản, khu đô thị

- Tuân thủ quy luật thị trường, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Trong đó, điểm cân bằng, dung hòa của cung cầu thể hiện ở giá cả bất động sản, giá cả phải là động lực để thúc đẩy sự phát triển, chứ không phải triệt tiêu sự phát triển.

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-phat-bieu-an-tuong
Phát biểu ấn tượng của thủ tưởng Phạm Minh Chính

- Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ, không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung.

- Nhấn mạnh tinh thần của hội nghị là tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, không ai giải cứu cho ai.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng 

- Để phát triển thị trường BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững thì cần phải hướng tới phục vụ đa số người dân, đặc biệt là người có nhu cầu thực về nhà ở, hạn chế tình trạng đầu cơ, thổi giá, trục lợi.

Phó Chủ tịch TPHCM Bùi Xuân Cường: Chúng tôi sẽ điều chỉnh để giải quyết sự lệch pha cung cầu, hiện đang có xu hướng lệch về phân khúc trung cấp.

Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vinhomes: Khả năng đáp ứng của doanh nghiệp có hạn. Nếu khó khăn tiếp tục kéo dài mà không có những giải pháp kịp thời thì nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ phải đóng cửa, phá sản, nguồn cung trên thị trường đã thiếu lại còn thiếu hơn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA)

- Nhiều công trình dừng triển khai xây dựng, các nhà thầu không có dự án, không có việc làm, công nhân mất việc, nhiều doanh nghiệp giảm 30-50%  lực lượng lao động, lực lượng môi giới giảm đến 70%.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực

- Thị trường bất động sản hiện nay có hiện tượng "bất thường", bởi kinh tế vĩ mô rất tốt nhưng thị trường BĐS lại gần như "đóng băng" và rõ ràng là có điểm nghẽn cần tháo gỡ.

- Nhà nước không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu mà chúng ta dùng cơ chế, chính sách và vốn đối ứng, nhất là vốn mồi (chủ yếu đối với nhà ở xã hội).

TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân

- Có ngân hàng còn lo hơn cả doanh nghiệp bất động sản vì tiền vốn ngân hàng cho vay đang nằm ở các dự án bất động sản chưa hoàn thành sản phẩm để bán.

- Nếu được tháo gỡ các nút thắt để tái lập nguồn cung thì thanh khoản của thị trường sẽ hồi phục trở lại. Như vậy, các nguồn lực bỏ ra để giải quyết các nút thắt của bất động sản sẽ nhanh chóng được hoàn trả.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia: Đất đai là tài nguyên quý hiếm, nhà ở là nhu cầu thiết yếu, chúng ta cần xây dựng chính sách bất động sản trên nền tảng này. Không thể để các nhà đầu cơ mua gom bất động sản, mua gom tài nguyên để tích trữ, biến đó thành lợi nhuận khổng lồ trong tương lai, trong khi nhu cầu của người dân không được đáp ứng.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

 2. Sẽ xây dựng các chỉ tiêu an toàn tài chính, ngăn doanh nghiệp địa ốc ôm "núi" nợ để phát triển dự án

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiến nghị 6 nhóm giải pháp để hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển an toàn, bền vững. Trong đó, trọng tâm là khơi thông nguồn vốn trung và dài hạn từ thị trường trái phiếu. Cùng với đó, phối hợp xây dựng các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính trong lĩnh vực này...

ĐỂ DOANH NGHIỆP, NHÀ ĐẦU TƯ AN TÂM THAM GIA THỊ TRƯỜNG VỐN

Thứ nhất, đối với việc ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và các bộ, ngành liên quan thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định mỗi trường đầu tư, đảm bảo sự nhất quán, ổn định chính sách để nhà đầu tư yên tâm tham gia hoạt động, đầu tư trên thị trường.

Thứ hai, về hoàn thiện khung pháp lý và thể chế, Bộ Tài chính sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện chính sách theo hướng tăng cường quản lý giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nâng cao chất lượng hàng hóa, cải thiện chất lượng của các tổ chức cung cấp dịch vụ.

Thứ ba, rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư dài hạn (quỹ đầu tư) để tạo cầu đầu tư bền vững cho thị trường.

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-ban-hanh-chi-tieu-tai-chinh
Bộ trưởng Hồ Đức Phơc phát biểu

Thứ tư, Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi, yêu cầu các doanh nghiệp phải bố trí mọi nguồn lực để thanh toán gốc và lãi trái phiếu đến hạn theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. 

Thứ năm, đối với hoạt động kiểm tra, giám sát, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm tại các doanh nghiệp phát hành, các công ty cung cấp dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng phát hành của doanh nghiệp phát hành, chất lượng cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, củng cố niềm tin nhà đầu tư.

NGUỒN LỰC HẠN CHẾ NHƯNG NHIỀU DOANH NGHIỆP "ÔM ĐỒM" NHIỀU DỰ ÁN

Thứ sáu được Tư lệnh ngành tài chính nêu rõ đó là, bên cạnh các giải pháp để ổn định và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cần tiếp tục triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách để củng cố vững chắc nền tảng vĩ mô ổn định, hỗ trợ thị trường nói chung bao gồm cả thị trường bất động sản.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

3. Sẽ có hai gói tín dụng lớn cho nhà ở xã hội, người thu nhập thấp?

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đã được NHNN cùng với 4 “ông lớn” (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) thống nhất triển khai trong thời gian tới. Còn gói 110.000 tỷ đồng do Bộ Xây dựng đề xuất còn phải chờ phê duyệt.

NHNN đã họp với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank). Các ngân hàng này cũng thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-hai-goi-tin-dung-cho-bat-dong-san

Thống đốc cho biết, NHNN sẽ giao đơn vị theo dõi, tổ chức, triển khai chương trình này. "Chúng tôi sẽ thông báo cho các ngân hàng khác nếu các ngân hàng khác tham gia thì gói này có thể sẽ được nhiều hơn. Trong quá trình triển khai, nếu các ngân hàng tham gia mà bị thiếu hụt về thanh khoản thì NHNN sẵn sàng tái cấp vốn cho để triển khai tiếp”, bà Nguyễn Thị Hồng nói.

Để có vốn phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội tới năm 2030, Chính phủ sẽ đề xuất Quốc hội dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho ngân hàng thương mại theo hình thức tái cấp vốn. Chủ đầu tư được vay ưu đãi 50% của gói và số còn lại là người mua nhà vay. 

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

4.750 dự án ở Hà Nội vào diện rà soát, 116 dự án tại TP HCM cần gỡ vướng

Những con số trên được lãnh đạo UBND TP Hà Nội và TP HCM nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bất động sản diễn ra mới đây.

năm 2023, TP Hà Nội quyết tâm phải rà soát, đánh giá 750 dự án để thu hồi. Chúng tôi dự kiến là sẽ phải dừng 4 dự án và thu hồi trên 2.600 ha và chấm dứt hoạt động đối với khoảng 60 dự án chưa xác định đất

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-go-vuong-vuong-mac
Nhiều dự án của hai thành phố lớn nhất cả nước cần gỡ vướng và thanh tra

Còn tại TP HCM Thời gian tới, lãnh đạo TP HCM cho biết sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư NOXH, nhà lưu trú cho công nhân cũng như cải tạo chung cư cũ. Trong đó, TP sẽ tập trung vào 18 dự án nhà ở xã hội và 16 dự án cải tạo chung cư. TP HCM đang nỗ lực hoàn tất điều chỉnh quy hoạch, dự kiến trình Chính phủ trong tháng 9, bên cạnh tăng cường phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật. Đối với các nhóm dự án chậm tiến độ, TP sẽ có các chuyên đề và cũng đã lập tổ công tác để tháo gỡ. Ông cho biết đến nay có khoảng 116 dự án gặp vướng mắc, trong đó ưu tiên xử lý dứt điểm cho 38 dự án.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

5.Thanh tra phát hiện vi phạm hàng vạn tỷ đồng và hàng ngàn ha đất

Theo Báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV do Thanh tra Chính phủ vừa công bố, trong năm 2022, toàn ngành đã triển khai 8.514 cuộc thanh tra hành chính và 222.629 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện vi phạm về kinh tế 85.998 tỷ đồng, 8.777 ha đất...

Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi 26.654 tỷ đồng, và 574 ha đất, xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 59.344 tỷ đồng, 8.203 ha đất; ban hành 145.558 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 5.641 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 3.530 tập thể và 8.619 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra, xem xét, xử lý 451 vụ, 295 đối tượng.

Trong đó, với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 1.228 cuộc thanh tra, kiết thúc và ban hành kết luận 1000 cuộc. Qua thanh tra 2.748 đơn vị, đã phát hiện vi phạm với số tiền 377 tỷ đồng, 3ha đất; kiến nghị thu hồi 180 tỷ đồng, 3ha đất; kiến nghị xử lý khác 197 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 673 tổ chức, 1.338 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 8 vụ, 10 đối tượng. Các địa phương phát hiện nhiều đơn vị có vi phạm là Nghệ An, Hà Nội, Lai Châu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Hải Phòng, Quảng Nam, Hải Dương, Phú Yên…

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-thanh-tra-phat-hien-sai-pham

Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 1.141 cuộc thanh tra. Qua thanh tra 1.887 đơn vị, phát hiện vi phạm với số tiền trên 581 tỷ đồng, 5.487ha đất; kiến nghị thu hồi 100 tỷ đồng, 569ha đất; kiến nghị xử lý khác 482 tỷ đồng, 4.918ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 888 tổ chức, 1.137 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 44 vụ, 78 đối tượng. Các địa phương có nhiều đơn vị vi phạm gồm TP.HCM, Bến Tre, Lai Châu, Bắc Ninh, Quảng Nam, hưng Yên, hà TĨnh…

Trong lĩnh vực tài chính ngân sách, Thanh tra đã tiến hành 3.440 cuộc thanh tra, kết thúc và ban hành kết luận 2.850 cuộc. Qua thanh tra 6.631 đơn vị, phát hiện vi phạm với số tiền trên 1.520 tỷ đồng, 19,6 hécta đất; kiến nghị thu hồi 552 tỷ đồng; kiến nghị xử lý khác 969 tỷ đồng và 16,9 hécta đất; kiến nghị xử lý hành chính 1.520 tổ chức, 3.817 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 60 vụ 100 đối tượng. Các địa phương phát hiện nhiều đơn vị vi phạm là Thanh Hóa, Khánh Hòa, Kiên Giang, Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

6. Xem xét giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn

Dự thảo nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản có đề cập đến việc giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp khó khăn (doanh nghiệp, dự án bất động sản phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng,...).

Bên cạnh đó, dự thảo nêu rõ, NHNN chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương, các tổ chức tín dụng cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại với giá phù hợp, khả thi của thị trường và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro

Với Bộ Tài chính, Chính phủ giao rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong đó có nhóm doanh nghiệp bất động sản, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2022 và năm 2023.

Trường hợp có khó khăn, doanh nghiệp bất động sản đàm phán với nhà đầu tư để xem xét có các biện pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tế, theo tinh thần "lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ" và theo đúng quy định pháp luật; nghiên cứu phương thức doanh nghiệp bất động sản đàm phán, hoán đổi nợ trái phiếu bằng tài sản, bất động sản,...

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

7.Sắp ban hành nghị quyết gỡ khó cho BĐS

Chuyên gia kỳ vọng nghị quyết sẽ đưa ra những đề xuất cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, bởi xử lý được các vấn đề của thị trường này sẽ hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-ban-hanh-nghi-quyet

Tại hội nghị trực tuyến về gỡ khó cho bất động sản sáng 17/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết  sau hội nghị này, Chính phủ dự kiến sẽ ban hành nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững để tổ chức thực hiện hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc hài hoà lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!

Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro

Biểu mẫu Tài liệu – Times Pro

Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan