Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 13.02 - 18.02.2023
- 325
Hiện nay, khi nhu cầu nhà ở ghi nhận ở mức cao, thì thị trường căn hộ tại Hà Nội lại đối mặt cùng thách thức, làm sao có thể đáp ứng được nguồn cầu với những sản phẩm phù hợp, đặc biệt là căn hộ vừa túi tiền bởi để kiếm được rất khó…
Savill Việt Nam thông tin, quý 4/2022, căn hộ có nguồn cung mới thấp nhất trong 8 năm vừa qua, bao gồm 12.637 căn. Trong đó, căn hộ hạng B chiếm 83%, tiếp sau là căn hộ hạng A 9%, và căn hộ hạng C chỉ ghi nhận một phần nhỏ. Theo đơn vị này, tổng nguồn cung sơ cấp quý 4/2022 khoảng 20.333 căn hộ, giảm 3% theo quý, 6% theo năm. Thị trường không có thêm dự án mới, toàn bộ nguồn cung mới đến từ giai đoạn tiếp của 6 dự án hiện tại. Số lượng giao dịch đạt 2.890, giảm 20% theo quý, 30% theo năm.
Cũng đưa ý kiến, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay đã yêu cầu các địa phương, bao gồm cả Hà Nội khẩn trương rà soát lập danh mục dự án nhà ở, bất động sản trên địa bàn; đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng chưa triển khai, hoặc chậm triển khai. Trên cơ sở đó, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường; đẩy nhanh, cải cách thủ tục hành chính, tránh đùn đẩy trách nhiệm, trậm trễ trong giải quyết thủ tục triển khai dự án bất động sản trên địa bàn.
Đặc biệt tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Các doanh nghiệp địa ốc được cho là sẽ phải thực hiện tái cấu trúc toàn diện bao gồm, tái cấu trúc nợ vay, tái cấu trúc danh mục đầu tư và phải giảm giá sản phẩm, chính yếu sẽ là chờ đợi tháo gỡ nút thắt pháp lý, nhất là thông qua Nghị định 65 sửa đổi.
Triển vọng trong dài hạn tích cực khi nhu cầu nhà ở thực vẫn cao và nguồn cung dần được “cởi trói” nhờ tiến độ hoàn thiện pháp lý được đẩy mạnh, thị trường hướng đến sự minh bạch, lành mạnh, tăng tính bền vững thông qua Nghị định 65 sửa đổi, Luật đất đai sửa đổi và Quyết định số 1435 của Thủ tướng; hạ tầng kết nối được phát triển đồng bộ sẽ dần kéo nhu cầu thực sang các khu vực ngoại thành, giảm tải áp lực cho các thành phố lớn nơi quỹ đất còn lại rất hạn chế.
Một dấu hiệu tích cực khác là việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư hạ tầng trong năm 2023. Điều này cũng được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản hồi phục nhanh hơn và cung – cầu dần được cân bằng.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Hà Nội nằm trong số 10 thủ đô của các nước trên thế giới có giá nhà vượt xa nhất so với thu nhập bình quân của người dân, theo một nghiên cứu mới đây vừa được công bố.
Một nghiên cứu về thị trường bất động sản của NetCredit - nền tảng thuộc Enova International (công ty công nghệ có giá trị vốn hóa hơn 1,5 tỷ USD tại Mỹ) - cho biết Hà Nội thuộc nhóm các thủ đô khó mua nhà nhất trên thế giới. Tổ chức này phân tích dựa trên hơn 800.000 tin đăng bán nhà tại 73 thành phố là thủ đô của các nước trên thế giới trong một năm từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022, đối chiếu với các báo cáo về thị trường nh đất tại từng quốc gia.
Theo kết quả nghiên cứu, mức giá bình quân của một căn nhà tại Hà Nội được rao bán trong khoảng thời gian trên là 251.000 USD (5,9 tỷ đồng). Còn mức giá nhà bình quân theo m2 tại Hà Nội là 4.100 USD/m2 (97 triệu đồng/m2). Khảo sát này thu thập dữ liệu của cả loại hình nhà ở riêng lẻ và căn hộ.
Sau đó, dựa trên mức thu nhập bình quân mỗi tháng do Numbeo cung cấp, NetCredit ước tính giá một căn nhà tại Hà Nội tương đương 45 năm thu nhập bình quân của người lao động. Con số trên đưa Hà Nội vào nhóm các thành phố thủ đô có giá nhà vượt xa khả năng chi trả của người dân nhất trên thế giới
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ cho rằng, những biến động bất động sản từ năm 2022 đến nay rơi vào tình trạng tê liệt có phần nguyên nhân quản lý yếu kém của cơ quan nhà nước. Nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản sốt giá và nửa cuối năm rơi vào mất thanh khoản, nợ xấu nhiều.
“Điều đó chứng tỏ quản lý thị trường của ta bất cập, không đủ giải pháp để quản lý. Đây là câu hỏi lớn đặt ra cho khu vực nhà nước, đặc biệt là dự báo về thị trường không dự báo được, chỉ số thị trường không có”.
Nêu quan điểm cứu vãn tình hình thị trường bất động sản hiện nay: Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho gia hạn nợ và vay vốn là gia hạn. Tuy nhiên, tiềm năng của các ngân hàng thương mại có làm được hay không cũng phải xem xét ông Võ nói.
“Không thể đưa ngân sách ra giải cứu thị trường vào lúc này; cũng không nên đổ hết trách nhiệm lên vai NHNN, vì họ phải đảm bảo an toàn hệ thống tránh nợ xấu gia tăng”, ông Võ nói.
Kêu nhà nước giải cứu nhưng giá không giảm
Đề cập tới thị trường hiện nay, một chuyên gia trong giới động sản chia sẻ, hiện, các doanh nghiệp bất động sản lớn giữ giá không giảm mặc dù vẫn kêu nhà nước vào giải cứu.
Vốn hiện nay khó không nằm ở ngân hàng mà nằm ở trái phiếu, mà trái phiếu hiện không có giải pháp. “Tôi đánh giá hiện nay không có giải pháp cứu chữa trong việc phát hành trái phiếu bất động sản”, vị này cho hay.
Cùng đó, vị chuyên gia cũng cho rằng thị trường bất động sản hiện nay quan trọng vượt qua khúc mắc về pháp luật.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đề xuất nghiên cứu cách làm sáng tạo của TP HCM để hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi cho người mua căn nhà đầu tiên.
Theo đó, trong 17 năm qua, Quỹ Phát triển nhà ở TP HCM (HOF) đã hỗ trợ cho khoảng 5.500 cán bộ, công chức, viên chức nhà, cán bộ lực lượng vũ trang, cán bộ công đoàn chưa có nhà ở, mua căn nhà đầu tiên được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở.
Được biết, những năm đầu thực hiện, khoản vay hỗ trợ chỉ có 400 triệu đồng, sau đó được điều chỉnh tăng lên qua các năm.
Gần đây nhất, theo Văn bản 667 năm 2021 của HOF thì khoản vay là 900 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị căn hộ với lãi suất vay ưu đãi 4,7%/năm trong 20 năm.
Cách làm trên không quy định mức giá mua căn nhà được hỗ trợ vốn và lãi suất ưu đãi, nên có thể bao gồm cả trường hợp mua nhà có giá trị cao.
Theo HoREA, chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho người mua căn nhà đầu tiên là chính sách đã được nhiều nước áp dụng, nhưng chưa được quy định trong Luật Nhà ở nước ta. Do đó, Hiệp hội đề xuất xem xét bổ sung vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định chính sách hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi trong 10 - 20 năm cho người mua căn nhà đầu tiên là căn hộ có mức giá không quá 2 tỷ đồng/căn.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Trước thềm hội nghị với Thủ tướng, Bộ Xây dựng đề xuất dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 10% nhu cầu vốn của giai đoạn 2022 - 2030) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.
Từ năm 2012, ngành ngân hàng đã triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội gói 30.000 tỷ đồng. Gói này kết thúc vào năm 2016.
Năm 2021, Bộ Xây dựng cũng từng có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư về việc đề xuất gói tín dụng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023.
Theo đó, Bộ đề xuất Chính phủ chấp thuận gói tín dụng 65.000 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023.
Cụ thể, gói tín dụng 65.000 tỷ đồng bao gồm 15.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 và 50.000 tỷ đồng theo hình thức Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho vay ưu đãi.
Trong đó, gói tín dụng 15.000 tỷ đồng gồm cấp vốn 14.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho các đối tượng khách hàng cá nhân theo quy định của Luật Nhà ở vay để mua, thuê mua hoặc xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở theo quy định.
Đồng thời, cấp bù lãi suất 1.000 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay theo quy định.
Còn gói tín dụng 50.000 tỷ đồng theo hình thức ngân hàng nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại sẽ để cho các đối tượng sau được vay ưu đãi như công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được vay ưu đãi từ Chương trình để mua, thuê mua nhà ở xã hội; Chủ đầu tư dự án nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê; Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng theo quy định của Luật nhà ở.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Các chuyên gia cho rằng, thuế vừa là công cụ hữu hiệu để xử lý vấn nạn trốn thuế trong chuyển nhượng bất động sản, đầu cơ lướt sóng, thổi giá dẫn đến hoang hóa đất đai; vừa tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách. Tuy nhiên, công cụ thuế không phải “cây đũa thần” và chưa thể áp dụng ngay...
TRĂM CÁI KHÓ TRỐN THUẾ ĐÃ CÓ "CÒ ĐẤT"
Thực tế, việc khai man giá chuyển nhượng thấp hơn 5 lần giá thị trường không hiếm gặp, thậm chí trong năm 2022, Bộ Tài chính thống kê nhiều hồ sơ điều chỉnh giá kê khai chuyển nhượng gấp đến 20 hay 40 lần giá ban đầu. Vấn nạn kê khai “hai giá” do người nộp thuế khai thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế diễn ra từ lâu.
Gợi mở cách thức xử lý dứt điểm những vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng thứ nhất, giá tính thuế chuyển nhượng bất động sản cần phải nghiên cứu sửa đổi, kéo sát giá kê khai với giá thực tế, tránh tình trạng làm hai hợp đồng khi chuyển nhượng để giảm nghĩa vụ, thậm chí trốn thuế.
Thứ hai, hối thúc triển khai ngay thuế tài sản lũy tiến, bỏ hoang. Đây được coi là một trong những “liều thuốc” trị vấn nạn đầu cơ đất đai đang diễn ra phổ biến.
việc đánh thuế sẽ mang lại hai lợi ích như sau:
một là, giúp hạn chế đầu cơ bỏ hoang nhà, đất trong dự án bất động sản, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Hai là, khoản thuế này sẽ giúp thành phố có thêm nguồn thu ngân sách để tái đầu tư phát triển.
CÁNH CỬA MỞ RA TỪ NGHỊ QUYẾT 18
Theo tính toán, thuế thu sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036%/GDP, thấp hơn hàng trăm lần so với các quốc gia phát triển và mới chỉ điều tiết đối với đất.
Một điểm đáng chú ý tại Nghị quyết 18 là yêu cầu bỏ khung giá đất và có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Cùng với đó là việc nghiên cứu mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.
Đồng thời, có chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình người có công với cách mạng…
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Theo một số chuyên gia, việc bắt buộc tất cả giao dịch bất động sản đều phải thông qua sàn, trừ trường hợp chuyển nhượng cho người có quan hệ huyết thống, sẽ giúp hạn chế tình trạng kê khai không trung thực về gía trị chuyển nhượng bất động sản.
Quy định "tổ chức, cá nhân khi bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản phải thông qua sàn giao dịch" từng được nêu tại Luật Kinh doanh bất động sản 2006. Sau đó, yêu cầu này được bỏ khi sửa đổi luật năm 2014 nhằm nới lỏng cho thị trường bất động sản.
"Khi nhiều loại giao dịch được bỏ qua yêu cầu lên sàn thì giải quyết đúng được một vấn đề là tạo thông thoáng cho thị trường, còn hệ luỵ lớn quá", Thời gian qua, bong bóng bất động sản rất lớn. Các vụ án bất động sản cũng làm xáo trộn trật tự tố tụng, như vụ án địa ốc Alibaba.
Chuyên gia dẫn chứng cơ quan thuế đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm minh bạch hoá thị trường, chống thất thu thuế. Ví dụ sẽ chặn lại với các giao dịch mua 10 tỷ nhưng chỉ khai giá trị một tỷ để nộp thuế thấp. Tuy nhiên, tình trạng "khai khống" trong giao dịch bất động sản (mua bán, chuyển nhượng, cho thuê...) vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. Hệ quả là giao dịch bất động sản thường thông qua môi giới nên mua bán mất kiểm soát, dẫn tới phân lô bán nền, mua đi bán lại.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Trong nhiều vụ án, chỉ khi người nhận chuyển nhượng nhà đất đến Văn phòng đăng ký đất đai thì mới “tả hỏa” biết sổ đỏ bị làm giả tinh vi...
“CẮM” SỔ ĐỎ GIẢ ĐỂ VAY TIỀN
Theo bản án sơ thẩm, diện tích 253,9m2 ở cụm 1, xã Thọ An, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội mang tên ông Nguyễn Văn Mười – bố đẻ Văn Anh. Do có nhu cầu vay vốn để kinh doanh, cuối năm 2019, Văn Anh đã nhờ người làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất từ ông Mười sang Văn Anh và chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở nhưng bất thành, nên đã sử dụng thủ đoạn làm giả sổ đỏ để vay số tiền là 500 triệu đồng.
CHUYỂN NHƯỢNG CĂN HỘ “VỊT TRỜI” ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TIỀN
Trong vụ án khác, TAND TP Hà Nội đã xử phạt Phạm Thị Thanh An (SN 1996, ngụ Thanh Xuân) mức án 10 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Bị hại là bà Nguyễn Thị Mai H. (SN 1966).
Theo hồ sơ, khoảng đầu tháng 11/2020, An thuê một căn hộ chung cư ở phố Nguyễn Huy Tưởng để ở. Do cần tiền chi tiêu cá nhân, An nói dối mình đã mua căn hộ trên và đang cần tiền trả ngân hàng để lấy sổ hồng. Đồng thời, An thuê người làm giả sổ hồng căn hộ đang thuê để “cầm cố”, lừa vay tiền của bà H. Tổng số tiền mà An đã lừa bà H lên tới 700 triệu đồng.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Quảng Ninh sẽ phát triển sân bay quốc tế Vân Đồn thành một trung tâm logsitics của cả nước, hướng tới là điểm trung chuyển cho khu vực; Xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn trở thành trung tâm công nghiệp giải trí có casino; Quy hoạch mới 8 khu công nghiệp và 16 sân golf…
Đến năm 2025, Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính với 13 đô thị; đến 2030, có 12 đơn vị hành chính với 13 đô thị và trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 07 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên.
Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch tỉnh Quảng Ninh bao gồm toàn bộ tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên trên đất liền 6.206,9 km2 và phần diện tích biển có ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm một khoảng cách 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố, với 13 đơn vị hành chính.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!
Bản tin bất động sản Times Pro – Times Pro
Tiềm năng phát triển bất động sản các tỉnh/TP trong cả nước!
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!