Tin tức
01/09 2023

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 28.8 đến 01.9.2023

  • 171
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 28.8 đến 01.9.2023 gồm các tin chính sau:

  1. Kinh tế khó khăn, đầu tư bất động sản sụt giảm trên toàn cầu
  2. Bất động sản giành lại vị trí á quân về thu hút vốn ngoại
  3. Cứ 3 môi giới nhà đất thì có 2 người đã bỏ nghề: Khủng hoảng môi giới làm chậm đà phục hồi của bất động sản
  4. Nhóm doanh nghiệp bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu
  5. Chuyển đổi số trong lĩnh vực môi giới bất động sản: Xóa bỏ định kiến về “cò đất”
  6. VARS: Nếu thị trường tiếp tục khó khăn, 25% doanh nghiệp bất động sản chỉ trụ được đến hết quý này
  7. Ngừng việc 'cấm cho vay' tại Thông tư 06: Doanh nghiệp bất động sản trút được gánh lo
  8. Sớm hình thành sàn giao dịch công nghệ, việc làm, bất động sản để minh bạch thị trường
  9. TP.HCM đẩy mạnh gỡ vướng cho nhà ở xã hội
  10. Hà Nội cập nhật 138 dự án nhà ở trong giai đoạn 2021-2025
  11. TP.HCM dự kiến xây dựng trung tâm thương mại ngầm tại bến Bạch Đằng
  12. Hải Phòng sẽ xây 33.500 căn nhà ở xã hội

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tu-28-8-den-01-9-2023

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

1. Kinh tế khó khăn, đầu tư bất động sản sụt giảm trên toàn cầu

Trong năm 2023, hầu hết các lĩnh vực bất động sản đều ghi nhận sự sụt giảm đầu tư trên toàn cầu từ 40-65% so với cùng kỳ năm trước…

NHU CẦU NHÀ Ở THAY ĐỔI, ĐẦU TƯ GIẢM 65%

Lĩnh vực nhà ở đối mặt với nhiều thách thức khi tỷ lệ đầu tư giảm 65% theo năm, trong đó dòng sản phẩm nhà ở thương mại chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Tại châu Âu, các nhà đầu tư lớn đang tự rao bán tài sản để giảm nợ, trong khi Mỹ vẫn duy trì vị trí thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất.

Chi phí vay để mua nhà tăng cao đã tác động nhiều đến tâm lý người mua, làm ảnh hưởng đến cả nhu cầu và nguồn cung trên thị trường. Tình trạng thiếu nhà ở giá cả phải chăng vẫn là một vấn đề đang đối mặt, do sự đô thị hóa và nhu cầu gia tăng về thuê nhà, đặc biệt là các thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với lượng dân đô thị cao. Mặc dù đối mặt với thách thức, lĩnh vực nhà ở vẫn được xem là kênh trú ẩn đầu tư an toàn, với tiềm năng tăng trưởng khi thị trường được thúc đẩy trở lại.

BÁN LẺ SUY GIẢM ĐẦU TƯ 57%

Lĩnh vực bán lẻ đã trải qua mức suy giảm đầu tư lên đến 57% so với cùng kỳ năm trước do những thay đổi trong hành vi người tiêu dùng và sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy thị trường đang có thích nghi nhanh với bối cảnh và phục hồi. Giá thuê bán lẻ cao cấp tại các vị trí có lưu lượng người qua lại đông đúc với khả năng tương tác mạnh mẽ với người tiêu dùng đã cho thấy sự phục hồi đáng kể, vượt quá cả mức trước đại dịch.

Khả năng thích nghi của phân khúc này được thể hiện thông qua chiến lược kết hợp giữa cửa hàng trực tuyến và cửa hàng vật lý. Bên cạnh đó, sự linh hoạt của các thương hiệu xa xỉ và khả năng phục hồi của nhánh cửa hàng tiện lợi, tập trung vào nhu cầu thiết yếu của cộng đồng là yếu tố thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của thị trường trường.

ĐẦU TƯ KHÁCH SẠN GIẢM 45%

Lĩnh vực khách sạn đã chứng kiến mức suy giảm đầu tư 45% theo năm trên toàn cầu. Một trong những điểm nổi bật là Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành các thị trường quan trọng sau Mỹ. 

Sự phục hồi ngành du lịch, đồng Yen yếu và lãi suất thấp đã thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn của Nhật Bản. Theo báo cáo của Savills, triêng trong quý 2/2023, tổng giá trị giao dịch tài sản khách sạn tại Nhật Bản đạt đến gần 1 tỷ USD. 

GIAO DỊCH VĂN PHÒNG GIẢM 60%

Lĩnh vực văn phòng đã chứng kiến một giai đoạn biến đổi được thúc đẩy bởi các mô hình làm việc kết hợp và sự thay đổi trong mô hình làm việc. Khối lượng giao dịch đã giảm mạnh 60% so với cùng kỳ năm trước.

Các mô hình làm việc kết hợp (hybrid-working) đã thúc đẩy các công ty cân nhắc lại nhu cầu sử dụng không gian văn phòng của họ, ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch. Ngoài ra, sự suy giảm trong lĩnh vực công nghệ trong thời gian đã làm ảnh hưởng đến nguồn cầu văn phòng. 

Tuy nhiên, nhu cầu về các dự án đảm bảo tiêu chuẩn ESG với chứng chỉ xanh đã tạo ra một thị trường phân cấp, trong đó các nhà đầu tư ưa chuộng hơn các tài sản văn phòng đạt tiêu chuẩn bền vững và thân thiện với môi trường.

CÔNG NGHIỆP GIẢM NHIỆT ĐẦU TƯ 43%

Lĩnh vực công nghiệp đã giảm nhiệt với mức suy giảm đầu tư 43% theo năm, trở về mức cuối năm 2017. Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm khi chiếm hơn một nửa tổng số giao dịch trên toàn cầu.

Bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cùng xu hướng near-shoring (sản xuất tại các thị trường gần) và friend-shoring (sản xuất tại các quốc gia bằng hữu) đã thay đổi chiến lược đầu tư vào thị trường này của các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp.

VỐN NGOẠI TÌM CƠ HỘI TẠI VIỆT NAM

Trong bối cảnh này, Việt Nam nổi lên trong bức tranh đầu tư toàn cầu về khả năng phục hồi cũng như sự thay đổi linh hoạt trước các xu hướng phát triển kinh tế.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 7 tháng đầu năm 2023, vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 16,24 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bất động sản thu hút hơn 1,6 tỷ USD, đứng vị trí thứ 2 trong các ngành, lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất. 

Savills Châu Á - Thái Bình Dương cũng ghi nhận có một số giao dịch M&A lớn tại Việt Nam trong quý 2/2023.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Bất động sản giành lại vị trí á quân về thu hút vốn ngoại

Ngành kinh doanh bất động sản đã dành lại ngôi vị á quân về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sau một thời gian nhường vị trí này cho ngành hoạt động tài chính, ngân hàng.

heo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/8/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt hơn 18,1 tỷ USD, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm trước. Bắt đầu từ tháng 4/2023, bất động sản đánh mất vị trí thứ 2 trong trong bảng xếp hạng các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ tháng 7 đến nay, ngành này đã giành lại ngôi vị á quân.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Cứ 3 môi giới nhà đất thì có 2 người đã bỏ nghề: Khủng hoảng môi giới làm chậm đà phục hồi của bất động sản

Đó là nhận định của ông Nguyễn Thọ Tuyển – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản BHS (BHS Group) về thị trường bất động sản hiện nay.

Theo ông Tuyển, mọi người đang nói đến “giải cứu thị trường bất động sản”; “tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư”, hay “sửa đổi các luật để tạo hành lang pháp lý cho ngành bất động sản”,… Đó là những động thái rất tốt.

Bằng chứng là lãi suất đã và đang tiếp tục giảm, một số tỉnh tạo điều kiện hết sức cho doanh nghiệp qua tháo gỡ pháp lý các dự án. Đồng thời, Quốc hội liên tục họp để tiếp tục chốt lại những điều luật cuối cùng của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Một chương mới cho thị trường bất động sản đang dần mở ra. Khó khăn trước mắt vẫn còn nhưng những gì khó khăn nhất đã ở phía sau lưng những người làm bất động sản. Vì vậy, ông Chủ tịch BHS Group thấy rằng, một số chủ đầu tư đã bắt đầu ra hàng, một số thị trường nhen nhóm tín hiệu tốt.

Tuy nhiên, khi nhìn đến nhân tố vô cùng quan trọng của thị trường, ông Tuyển lại thấy một “thảm cảnh”. Cụ thể, các sàn giao dịch và lực lượng môi giới bất động sản là những người lan tỏa thông điệp thị trường rất nhanh. Đồng thời là cầu nối giữa người mua và người bán để thúc đẩy quá trình thanh khoản của bất động sản diễn ra hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thực tế dù nguồn cung và cầu có tốt hơn nhưng “mắt xích” môi giới yếu sẽ làm chậm quá trình phục hồi của thị trường lại rất nhiều.

Về lực lượng môi giới biến mất một cách nhanh chóng. Cách đây hơn 1 năm, chỉ cần một sản phẩm mới ra thị trường đã có tới hàng ngàn môi giới tham gia. Nhưng hiện nay, đến 70% môi giới đã chuyển sang làm công việc khác. 30% còn lại là những người lành nghề, có sẵn tích lũy tiền bạc mới chống chọi được trong thời gian khốc liệt vừa qua.

Theo ông Tuyển, nguyên nhân chủ yếu do thị trường bất động sản mất thanh khoản đột ngột. Các chủ đầu tư bất động sản rơi vào tình cảnh khó khăn, việc thanh toán công nợ cho sàn và môi giới bị chậm. Nhưng làm môi giới bất động sản “ráo mồ hôi là hết tiền”.

Một khoản tiền về sẽ chia ra cho các chi phí quảng cáo, tiếp khách, đi lại,…thậm chí là cả cắt tiền cho khách (cắt máu). Như vậy, khi công nợ về, số tiền còn lại cũng không thể hưởng cả. Nếu tiền không về thì “thảm cảnh” chắc chắn sẽ diễn ra.

Do đó, sàn giao dịch không đủ kinh phí trả lương. Còn môi giới không đủ tiền để tiếp tục duy trì và đầu tư tiếp cho nghề. Một số môi giới bất động sản ở lại với thị trường, thực tế cũng không có nguồn hàng mới đủ uy tín để bán.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Nhóm doanh nghiệp bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu

Tính từ cuối tháng 6 đến nay, có 13 đợt phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản với giá trị phát hành gần 26.000 tỷ đồng.

Thống kê trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ tháng 7 đến nay, có 9 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động trái phiếu thành công.

Trong đó doanh nghiệp phát hành với khối lượng lớn nhất phải kể đến Công ty TNHH Capitaland Tower với 4 lô trái phiếu có tổng giá trị gần 12.240 tỷ đồng. Các trái phiếu này đều có kỳ hạn 60 tháng (đáo hạn vào cùng ngày 25/7/2028) và lãi suất thực tế 1% mỗi năm. Capitaland Tower là đơn vị phát triển dự án The Sun Tower (Landmark 60 Bason) tại khu đất 6.042 m2 thuộc Khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son.

Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Liên Lập (chủ đầu tư của dự án khu nhà ở phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP HCM) vừa thông báo huy động thành công gần 1.500 tỷ đồng trái phiếu (kỳ hạn 5 năm) trong ngày 18/8.

Chủ đầu tư Khu đô thị mới Trung Minh A là Công ty TNHH Khu đô thị mới Trung Minh huy động thành công hai lô trái phiếu với tổng giá trị 600 tỷ đồng trong tháng 7, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 12,5%/năm.

CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) ngày 23/8 công bố hoàn tất phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 24 tháng.

Trong danh sách còn có các doanh nghiệp chưa đại chúng lần đầu phát hành trái phiếu. Đơn cử như Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt cũng vừa công bố hoàn tất phát hành 4.100 tỷ đồng trái phiếu trong ngày 25/8 (đáo hạn vào ngày 25/11/2024).

Cũng trong ngày 25/8, CTCP Phú Thọ Land hoàn tất phát hành 1.900 tỷ đồng trái phiếu. Lãi suất phát hành của lô trái phiếu là 10,5%/năm, kỳ hạn trả lãi là 3 tháng/lần.

Ngày 21/8, Công ty TNHH Đầu tư Nhà ở xã hội Thuận Thành (chủ đầu tư dự án NOXH Thuận Thành tại Bắc Ninh) hoàn tất phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu (đáo hạn vào ngày 21/7/2028).

Ngày 30/6, CTCP Đầu tư Bất động sản TMT phát hành và hoàn tất phát hành lô trái phiếu trị giá 2.015 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 84 tháng, đáo hạn vào ngày 30/6/2030.

Cũng trong ngày 30/6, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Mỹ Khánh cũng vừa mới huy động thành công 2.245 tỷ đồng từ trái phiếu.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực môi giới bất động sản: Xóa bỏ định kiến về “cò đất”

Nhiều chuyên gia nhận định việc áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực môi giới bất động sản là hướng đi phù hợp, nhằm từng bước nâng tầm giá trị, định hướng hoạt động của lực lượng môi giới bất động sản theo hướng chuyên nghiệp hơn, xóa bỏ định kiến về “cò đất”...

 GIÚP TRAO ĐỔI THÔNG TIN MẠCH LẠC

Thực tế trên thế giới, xu hướng này đã có khoảng 50-60 năm, nhưng tại Việt Nam, những năm gần đây mới thực sự đặt ra và được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Chuyển đổi số trong kinh doanh bất động sản là tất yếu xảy ra và phải chuyển đổi sớm. Bởi trong thế giới số, mọi hoạt động cần nhanh, chính xác, công nghệ số ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản nếu triển khai sớm và nhanh chắc chắn đem lại ích cho các chủ thể tham gia, kể cả nhà đầu tư, nhà môi giới cũng như khách hàng.

“Nhà đầu tư qua đó có thể quan tâm đúng mong muốn của khách hàng, nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, ngược lại khách hàng có thể tìm hiểu dễ dàng sản phẩm. Đặc biệt, không giống hoạt động truyền thống làm tiêu tốn thời gian, công sức, kinh phí mà hiệu quả đem lại chưa cao; qua công nghệ số thì việc triển khai dự án, kết nối giữa nhà đầu tư với khách hàng sẽ thuận lợi và khách hàng cũng được lựa chọn giữa nhiều sản phẩm.

PHẢI CÓ NỀN TẢNG KINH DOANH BẰNG CÔNG NGHỆ SỐ

Với chủ trương không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như vai trò của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đối với hội viên, nghề môi giới, thị trường bất động sản Việt Nam, ông Trần Văn Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VARS, cho biết Hội đang tập trung vào 8 mục tiêu trọng tâm, trong đó nhằm hiện thực hóa các mục tiêu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, giải pháp được Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đưa ra là đẩy mạnh số hóa, áp dụng công nghệ mới vào hoạt động của Hội. Đó là lý do sau thời gian dài “thai nghén”, Hội đã cho ra đời VARS CONNECT - hệ sinh thái ứng dụng proptech ALL IN ONE. 

Click để đọc chi tiết về bài viết

2. VARS: Nếu thị trường tiếp tục khó khăn, 25% doanh nghiệp bất động sản chỉ trụ được đến hết quý này

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể tiếp tục xu hướng tăng là minh chứng rõ nhất về việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Đánh giá về thị trường hiện nay, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản còn nhiều hạn chế do các khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu; sức khỏe của các Doanh nghiệp bất động sản đã suy yếu; tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến đùn đẩy, né tránh, giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định của một số cán bộ tại một số địa phương.

Tuy nhiên, rất nhiều địa phương đã có những kết quả hết sức tích cực trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP. HCM, gần 500 dự án đã được chỉ đạo và giải quyết tháo gỡ vướng mắc.

Thị trường đã có những tín hiệu tích cực hơn là nhờ vào sự chung tay của các bộ, ngành và các doanh nghiệp bất động sản. Đặc biệt, nhờ vào công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ thông qua những chính sách then chốt, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của thị trường bất động sản.

Trong đó, Nghị quyết số 33/NQ-CP được xem là “kim chỉ nam”, thể hiện một cách khá rõ ràng quan điểm và quyết tâm khôi phục thị trường bất động sản từ phía Chính phủ, các bộ ngành. Nghị định số 08/NĐ-CP đang cho thấy các kết quả tương đối khả quan. Quyết định số 388/QĐ-TTg vẫn là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản cũng như cơ quan, sở ngành. Nghị định số 10/NĐ-CP được trông chờ sẽ có thêm những quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể để góp phần tạo cú huých lớn cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới.

Từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là vấn đề rất nan giải

Để đảm bảo các cơ chế, chính sách có tính thực tiễn, trong các buổi Hội nghị trực tuyến, các buổi họp cấp cao của Nhà nước đều có sự tham gia, góp mặt của đại diện các doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản. Tuy nhiên, từ cơ chế, chính sách đến hiệu quả thực thi vẫn là một vấn đề rất nan giải.

Đánh giá về mức độ tác động của các cơ chế, chính sách, khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) với hơn 500 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản. Trong đó, có 11% doanh nghiệp phát triển dự án, 60% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và 29% doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, cho thấy:

25% doanh nghiệp chỉ trụ được tới hết quý III

Đánh giá về động thái của chính quyền địa phương trong khâu thực thi các cơ chế, chính sách mới được ban hành, có tới 50% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, cơ quan quản lý tại địa phương đã bắt đầu tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; 14% cho biết các hoạt động này đã mang lại kết quả cụ thể, các dự án căn bản đã xác định được hướng giải quyết. Trong đó, điển hình phải kể đến là các địa phương như TP. HCM, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội,…

Click để đọc chi tiết về bài viết! 

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

1. Ngừng việc 'cấm cho vay' tại Thông tư 06: Doanh nghiệp bất động sản trút được gánh lo

Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo hỏa tốc của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngày 23/8/2023 về việc ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) từ ngày 1/9/2023 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan.

Trước đó, rất nhiều ý kiến từ các doanh nghiệp đã bày tỏ rằng một số quy định cấm cho vay tại Thông tư 06 là chưa hợp lý và chưa thống nhất với luật hiện hành. Bởi vậy, theo Thông tư 10 ngưng hiệu lực thi hành một số quy định trong Thông tư 06 từ ngày 1/9 tới đây thì một số trường hợp không được các ngân hàng cho vay đã được gỡ bỏ.

Bởi vậy, sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ và động thái điều chỉnh nhanh, kịp thời của Ngân hàng Nhà nước được các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng vào sự đồng hành của các cấp ngành trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Việc ngưng thi hành một số nội dung của Thông tư 06 được kỳ vọng sẽ gỡ nút thắt cho thị trường bất động sản.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Sớm hình thành sàn giao dịch công nghệ, việc làm, bất động sản để minh bạch thị trường

Để thị trường bất động sản, việc làm và khoa học công nghệ hoạt động công khai, minh bạch, giảm thiểu rủi ro,… Văn phòng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành có liên quan báo cáo thành lập các sàn giao dịch trước ngày 8/9…

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 354/TB-VPCP ngày 26/8/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc thành lập các sàn giao dịch: việc làm, công nghệ, giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất.

Thông báo nêu rõ, thực tế hiện nay, thị trường bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ đang hình thành và có xu hướng phát triển mạnh mẽ trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Sự hình thành và phát triển của các giao dịch này phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường. Thực tế, chưa có cơ sở pháp lý cụ thể, chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ cho việc ứng dụng, phát triển và quản lý đảm bảo hoạt động hiệu quả, công khai và minh bạch của các giao dịch này.

Do đó, để thị trường bất động sản, quyền sử dụng đất, việc làm và khoa học công nghệ hoạt động công khai, minh bạch, giảm thiểu rủi ro, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí và phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số, cụ thể là đẩy mạnh phát triển và hoạt động hiệu quả hệ thống các sàn giao dịch nói trên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, trong phạm vi, chức năng quản lý của Bộ cần hoàn thiện báo cáo, đánh giá kỹ cơ sở chính trị, pháp lý, thực trạng, kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp ứng dụng, phát triển, quản lý hoạt động giao dịch bất động sản (bao gồm bất động sản là quyền sử dụng đất), việc làm và khoa học công nghệ phù hợp với phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.

Đồng thời, các bộ ngành có liên quan cần đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hình thức phù hợp để làm cơ sở phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động giao dịch bất động sản (bao gồm bất động sản là quyền sử dụng đất), việc làm, khoa học công nghệ phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 8/9/2023.

Click để đọc chi tiết về bài viết

3. TP.HCM đẩy mạnh gỡ vướng cho nhà ở xã hội

UBND TP.HCM vừa có loạt chỉ đạo gỡ vướng cho các dự án nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về loại hình nhà ở này trên địa bàn…

CHUYỂN ĐỘNG CHẬM

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 09 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với diện tích đất 17,5 ha, 517.689 m2 sàn xây dựng, quy mô 6.383 căn hộ. Trong đó, có 05 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020; 04 dự án động thổ, khởi công trong năm 2022.

Cụ thể, các dự án chuyển tiếp gồm: dự án khu dân cư tại xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh) với 1.344 căn hộ. Dự án khu nhà ở tại số 324 Lý Thường Kiệt (quận 10) với 1.254 căn hộ nhà ở xã hội…

Gần nhất là 04 dự án nhà ở xã hội được khởi công trong năm 2022, gồm: dự án nhà ở xã hội tại Khu dân cư Nguyên Sơn (huyện Bình Chánh), quy mô gần 3.700 m2, 242 căn theo chính sách thuê, mua.

CHỈ ĐẠO XỬ LÝ TỪNG DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI

Mới đây nhất, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đã có cuộc họp với Sở Xây dựng về các nội dung liên quan đến công tác đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng chủ trì việc nghiên cứu xử lý, tháo gỡ đối với nhóm dự án nhà ở xã hội đã có pháp lý rõ ràng, đầy đủ để nhà đầu tư sớm triển khai thực hiện.

Đối với nhóm dự án có pháp lý phức tạp, vướng mắc cần nghiên cứu kỹ, tham mưu đề xuất giải pháp xử lý đảm bảo chặt chẽ về trình tự, thủ tục, đúng quy định pháp luật.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV -  TIN TỨC QUY HOẠCH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN CẢ NƯỚC

1. Hà Nội cập nhật 138 dự án nhà ở trong giai đoạn 2021-2025

Trong đó có 8 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, gồm: Nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai; Khu nhà ở xã hội cao tầng tại 393 Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai; Khu nhà ở xã hội cho cán bộ, chiến sĩ Bộ Công an tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh; Dự án khu nhà ở Minh Đức (phần nhà ở xã hội tại ô đất CT) tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh; Khu nhà ở xã hội CT4 Đông Anh, huyện Đông Anh; Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội Đức Thượng tại thôn Phú Đa, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức; Khu nhà ở xã hội kết hợp bãi đỗ xe tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm; Dự án xây dựng nhà ở xã hội tại khu chức năng đô thị Tây Tựu tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm.

Các dự án này ước có tổng mức đầu tư là 8.114 tỷ đồng; cung cấp khoảng 485.120 m2 sàn nhà ở, tương ứng 5.572 căn hộ.

Ngoài ra, thành phố cũng cập nhật 122 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, dự kiến sẽ cung cấp được 25.139.755m2 sàn nhà ở, ứng với 91.322 căn; cập nhật 1 dự án đầu tư xây dựng mới, 7 dự án đang rà soát theo chỉ đạo của Thành ủy.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. TP.HCM dự kiến xây dựng trung tâm thương mại ngầm tại bến Bạch Đằng 

TP.HCM nghiên cứu xây dựng không gian ngầm tại công viên bến Bạch Đằng, đồng thời định hướng, sắp xếp, di dời các bến thủy dọc 2 bên bờ sông Sài Gòn để phù hợp với quy hoạch và chủ trương của thành phố…

Văn phòng Ủy ban nhân dân TP.HCM có văn bản truyền đạt kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Văn Mãi tại cuộc họp về các đề án, phương án chỉnh trang khu vực trung tâm thành phố.

Trong đó, việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 công viên bến Bạch Đằng (Quận 1) và chỉnh trang khu vực bờ sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Ba Son đến đường hầm vượt sông Sài Gòn được đặc biệt quan tâm.

Theo kết luận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM giao Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu thêm ý kiến của Sở Du lịch về phương án xây dựng kè, cách bố trí các bến thủy để đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường, không tích tụ rác.

Đồng thời, Sở Quy hoạch Kiến trúc sẽ làm việc với Ủy ban nhân dân Quận 1 để thống nhất các nội dung liên quan và hướng dẫn đơn vị tư vấn khẩn trương lập đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu công viên bến Bạch Đằng.

Sau khi hoàn tất công tác lập quy hoạch, cần báo cáo thông qua Hội đồng Tư vấn về kiến trúc TP.HCM để góp ý hoàn thiện, trước khi Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định và trình Ủy ban nhân dân TP.HCM xem xét phê duyệt trong tháng 12/2023.

Song song đó, Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng giao các đơn vị nghiên cứu định hướng quy hoạch vị trí, phạm vi, quy mô, chức năng các bến thủy dọc 2 bên bờ sông Sài Gòn (từ cầu Thủ Thiêm 1 đến cột cờ Thủ Ngữ).

Sau khi Ủy ban nhân dân TP.HCM chấp thuận định hướng quy hoạch vị trí các bến thủy dọc 2 bên bờ sông, Sở Giao thông Vận tải sẽ làm việc với các doanh nghiệp và đơn vị liên quan để thỏa thuận việc sắp xếp, di dời các bến thủy phù hợp theo quy hoạch và chủ trương của thành phố, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp. TP.HCM yêu cầu chậm nhất đến năm 2025 phải di dời đến các vị trí mới.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Hải Phòng sẽ xây 33.500 căn nhà ở xã hội

Giai đoạn 2021-2030, TP.Hải Phòng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xây dựng gần 33.500 căn nhà ở xã hội, có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình thu nhập trung bình, thu nhập thấp tại khu vực đô thị; và công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên vẫn đảm bảo chất lượng….

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo thêm các bài viết khác bên cạnh tin tức bất động sản tháng 8 năm 2023 tại Times Pro: 

tin-tuc-bat-dong-san-ve-quy-hoach-thang8.2023

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 8 năm 2023

tin-tuc-bat-dong-san-ve-phap-luat-thang-8.2023

Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 8 năm 2023

tin-tuc-bat-dong-san-ve-nha-o-xa-hoi-thang-8.2023

Tin tức bất động sản về nhà ở xã hội tháng 8 năm 2023

tin-tuc-bat-dong-san-ve-gia-ca-thi-truong-thang-2.2023

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 8 năm 2023 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan