Tin tức
20/12 2022

Tiềm năng phát triển của Quảng Ninh 

  • 690
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mỏ than khổng lồ,… tỉnh Quảng Ninh đang dần phát triển trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước. Hãy cùng tìm hiểu các tiềm năng phát triển của Quảng Ninh qua bài viết dưới đây.

tong-quan-ve-tinh-quang-ninh
Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh

1. Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, có vị trí ở địa đầu Đông Bắc, lãnh thổ tỉnh trải dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ nước ta.

Tỉnh Quảng Ninh có các vị trí tiếp giáp như sau:

  • Phía Bắc giáp với Khu tự trị dân tộc thiểu số Choang Quảng Tây, Trung Quốc
  • Phía Đông và Nam giáp với Vịnh Bắc Bộ
  • Phía Tây Nam giáp với tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng
  • Phía Tây Bắc giáp với hai tỉnh là tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.

Tỉnh Quảng Ninh cách thủ đô Hà Nội chỉ 125 km về phía Đông, từ đó tạo tiền đề thuận lợi cho để tỉnh phát triển.

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất của Việt Nam có tới 4 thành phố trực thuộc, bao gồm TP Hạ Long, TP Móng Cái, TP Uông Bí, TP Cẩm Phả và 02 thị xã là Quảng Yên và Đông Triều; có 03/28 Khu Kinh tế cửa khẩu là Móng Cái, Hoành Mô và Bắc Phong Sinh.

Đặc biệt, Quảng Ninh cũng là tỉnh duy nhất cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc.

Địa hình của tỉnh Quảng Ninh có thể chia thành 3 vùng: Vùng núi với hơn 80% là đồi núi, Vùng trung du và đồng bằng ven biển, Vùng biển và hải đảo. Trong đó, Vùng biển và hải đảo là khu vực địa hình độc đáo nhất, sở hữu tới hơn 2000 hòn đảo, núi đá vôi nổi trên mặt biển, chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779).

Quảng Ninh hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên, là tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội mang tính đặc trưng của Việt Nam như: rừng – tài nguyên – biển – du lịch – biên giới, thương mại…

Tỉnh duy nhất có 04 thành phố trực thuộc tỉnh (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả) và 02 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều); có 03/28 Khu Kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) và là 01/03 tỉnh đang được Quốc hội xem xét thông qua Luật đặc khu (trong đó có Đặc khu Vân Đồn).

2. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch; đây cũng là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc. Quảng Ninh sở hữu hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử được xếp hạng; hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên như rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ… 

Tuy nhiên, đắt giá nhất của tỉnh Quảng Ninh phải kể đến Vịnh Hạ Long – một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới, hai lần được UNESCO công nhận là “Di sản thiên nhiên thế giới”. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long cũng là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, góp phần vang danh cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam ra quốc tế.

tiem-nang-du-lich-quang-ninh
Tiềm năng du lịch tỉnh Quảng Ninh

Bên cạnh Vịnh Hà Long, tỉnh cũng có nhiều cảnh quan đẹp, thu hút khách du lịch từ thập phương như vịnh Bái Tử Long; bãi biển Trà Cổ, Tô Cô; đảo Tuần Châu… tạo tiền để để phát triển các loại hình du lịch trên đất liền và trên biển đảo.

Tỉnh cũng những di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó nổi bất nhất là các di tích của Quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng… giúp thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.

Ngoài ra, với tài nguyên biển phong phú, du khách đến du lịch tại tỉnh Quảng Ninh sẽ có cơ hội thưởng thức các loại hải sản giá trị như hải sâm, bào ngư, cua, sò… tươi ngon và hấp dẫn.

Có thể nói, với những lợi thế về địa hình, cảnh quan cùng tài nguyên thiên nhiên đa dạng, trù phú, tỉnh Quảng Ninh đã ghi dấu ấn lên bản đồ du lịch thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài.

3. Tiềm năng phát triển kinh tế biển

Bên cạnh tiềm năng phát triển du lịch, tỉnh Quảng Ninh cũng sở hữu nhiều  thế mạnh, có tiềm năng phát triển kinh tế biển.

Với hơn 250 km bờ biển trải dài, trên 1.000 km2 diện tích hải đảo, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản tạo ra sản lượng cao, ổn định bởi phần lớn các bãi cá chính đều nằm gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác.

Đặc biệt, ven biển tỉnh Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió, là lợi thế đặc biệt để xây dựng, phát triển các hệ thống cảng, bến như: Cái Lân, Cửa Ông, Vạn Gia, Mũi Chùa, khu bến Yên Hưng…, có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn. Nhờ đó mà giúp tỉnh nhiều tiềm năng khai thác, thuận lợi cho thúc đẩy phát triển ngành vận tải đường biển giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

4. Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai thác

Tỉnh Quảng Ninh sở hữu tài nguyên khoáng sản dồi dào và phong phú, là trung tâm lớn nhất Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, cơ khí, xi măng, vật liệu xây dựng

Tỉnh nổi tiếng với trữ lượng than đá khổng lồ, chiếm khoảng 95% so với tổng trữ lượng cả nước, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

tiem-nang-khoang-san-tinh-quang-ninh
Quảng Ninh có nhiều tiềm năng ngành khai thác khoáng sản

Mỗi năm, tỉnh Quảng Ninh khai thác được khoảng 30-40 triệu tấn than đá, tạo ra nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, từ đó đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh.

Công nghiệp khai thác than đá phát triển ở Quảng Ninh

Ngoài than đá, Quảng Ninh cũng có các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… với trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh như Hoành Bồ, Cẩm Phả, Hải Hà, Bình Liêu, thành phố Móng Cái.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng có các mỏ nước khoáng, thậm chí có nhiều điểm nước khoáng uống được như ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu).

Với nguồn tài nguyên, khoáng sản dồi dào, phong phú, tỉnh Quảng Ninh đang ngày càng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, góp phần phát triển ngành công nghiệp khai thác ngày một lớn mạnh.

Có thể thấy, tiềm năng phát triển của Quảng Ninh hiện nay là vô hạn. Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cả con người, dân cư, Quảng Ninh đang trên đà phát triển cả về du lịch, kinh tế biển và ngành khai thác, từ đó từng bước đưa nơi đây trở thành trung tâm kinh tế mạnh của cả nước trong tương lai.

5, Tiềm năng từ vị trí và giao thông thuận lợi

Quảng Ninh có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế năng động khi có đường biên giới dài với thị trường tiêu thụ đông dân bậc nhất thế giới là Trung Quốc (03 cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc). Từ đó Quảng Ninh có 02 lợi thế do vị trí thuận lợi trên gồm:

  • Với lợi thế này Quảng Ninh dễ dàng trở thành điểm logistic không thể thiếu cho các khu vực sản công nghiệp xuất lớn của cả nước như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên,…
  • Dễ dàng đón nhận số lượng lớn người du lịch đến từ quốc gia tỷ dân.

Quảng Ninh có tất cả hệ thống giao thông phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Với hệ thống giao thông phát triển. 

Đường bộ  

Quảng Ninh có 07 quốc lộ trên đại bàn tỉnh tổng chiều dài là 558km, tỉnh lộ là 16 tuyến với chiều dài là 409 km. Cao tốc gồm 02 tuyến chiều dài là 80 km ngoài ra tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng cái đang được xây dựng và dự kiến đưa vào khai thác trong 1 -2 năm nữa. 

Hệ thống đường cao tốc xuyên tỉnh đã được đưa vào khai thác từ năm 2018 giúp kinh tế của tỉnh vươn lên phát triển mạnh mẽ. Như vậy đường cao tốc tại Quảng Ninh rất phát triển với cao tốc trực tiếp từ Hà Nội đi xuyên tỉnh đến Móng cái và tuyến này được nối đến Vân Đồn, giúp thời gian từ thủ đô đến cửa khẩu chỉ mất khoảng 5 tiếng đồng hồ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hai nước và đón lượng lớn du khách từ Trung Quốc sang Việt nam.

quang-ninh-co-he-thong-giao-thong-phat-trien
Quảng Ninh có hệ thống giao thông phát triển

Đường hàng không

Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn hay Sân bay Quốc tế Vân Đồn, là một sân bay kết hợp dân dụng – quân sự nằm trên địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Sân bay này còn có chức năng là sân bay dự bị mới cho Nội Bài. Sân bay cách thành phố Hạ Long khoảng 60 km và cách thành phố Cẩm Phả gần 20 km, chủ yếu phục vụ cho Đặc khu Vân Đồn và Hạ Long với công suất lên đến 10 triệu hành khách/năm khi hoàn tất các giai đoạn (gồm 3 giai đoạn).

Đường thủy

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 213 cảng, bến gồm: 59 cảng và 103 bến thủy nội địa. Trong đó cảng hàng hóa chiếm 174; cảng bến khách chiếm 39. Cụ thể: 12 cảng biển, 59 cảng thủy nội địa, 103 bến thủy nội địa, 4 Cảng hành khách thủy nội địa, 35 bến khách thủy nội địa.

Đường sắt 

Tỉnh có một tuyến đường sắt cấp quốc gia đi qua dài 64,08 km kết nối từ ga Kép (Bắc Giang) đến Đông Triều, Uông Bí và Hạ Long. Tuy nhiên tuyến đường sát này có tốc độ lưu hành là 54km/h nên đường bộ vẫn đảm nhận nhiệm vụ vận tải chính yếu. 

Xem thêm các bài viết khác của Times Pro!
Bản tin bất động sản Times Pro!

360 độ các tỉnh, thành phố!

Pháp luật về bất động sản!

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan